Danh Tuyên Lê’s scientific contributions

What is this page?


This page lists works of an author who doesn't have a ResearchGate profile or hasn't added the works to their profile yet. It is automatically generated from public (personal) data to further our legitimate goal of comprehensive and accurate scientific recordkeeping. If you are this author and want this page removed, please let us know.

Publications (18)


CẬP NHẬT VỀ CAN THIỆP SYNBIOTICS TRONG CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE Ở TRẺ EM
  • Article

November 2024

·

9 Reads

Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm

Quốc Anh Phan

·

Thị Đức Ngàn Hoàng

·

Quốc Hùng Lâm

·

[...]

·

Thị Thảo Nghiên Hoàng

Synbiotics có nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe của con người. Nghiên cứu này nhằm tổng hợp, phân tích các cập nhật về bổ sung synbiotics, tác dụng của synbiotics đối với sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, từ đó khuyến nghị các hướng phát triển tiếp theo của synbiotics trong cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ em tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu tại các cơ sở dữ liệu, thư viện điện tử y học uy tín PubMed/MEDLINE, Scopus, EMBASE, ISI Web of Science và Cochrane Library và công cụ tìm kiếm Google và Google Scholar. Kết quả:18 nghiên cứu từ 2016 đến 2024 được đưa vào nghiên cứu. Kết quả cho thấy bổ sung synbiotics có thể có tác dụng hỗ trợ kiểm soát cân nặng ở trẻ em thừa cân béo phì, hỗ trợ tích cực điều trị táo bón cơ năng và tiêu chảy ở trẻ em. Synbiotics cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch và hỗ trợ điều trị các bệnh lý dị ứng, miễn dịch và có tác động đáng chú ý trên người bệnh mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu với mẫu lớn, thời gian can thiệp đủ lâu để có thể đưa ra các khuyến cáo đầy đủ bằng chứng hơn.


TÁC DỤNG CỦA CHẤT BÉO TRUNG TÍNH CHUỖI TRUNG BÌNH ĐỐI VỚI CHỈ SỐ NHÂN TRẮC Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH BỊ THỪA CÂN BÉO PHÌ

November 2024

·

11 Reads

Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm

Chất béo trung tính chuỗi trung bình (medium chain triglyceride - MCT) có tác động lên sức khoẻ người bị thừa cân béo phì (TCBP). Nghiên cứu tổng quan này nhằm tổng hợp, phân tích các nghiên cứu lâm sàng về MCT tác dụng lên chỉ số nhân trắc ở người trưởng thành bị TCBP, từ đó đưa ra hướng dẫn sử dụng hợp lý MCT trong việc quản lý TCBP ở cộng đồng tại Việt Nam. Phương pháp tổng quan hệ thống sử dụng nguồn dữ liệu tại các cơ sở dữ liệu, thư viện điện tử y học uy tín PubMed/MEDLINE, ISI Web of Science và Cochrane Library và công cụ tìm kiếm Google và Google Scholar. Kết quả: 9 nghiên cứu từ 2001 đến 2023 được đưa vào tổng quan. Kết quả cho thấy sử dụng MCT có thể có tác dụng hỗ trợ kiểm soát cân nặng, chỉ số khối cơ thể và thành phần mỡ, nhất là khối mỡ tạng ở người TCBP. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, thời gian dài và được thiết kế can thiệp kiểm soát chặt chẽ hơn, để có thể đưa ra hướng dẫn sử dụng hợp lý MCT trong việc quản lý người trưởng thành bị TCBP tại Việt Nam.


KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG HỆ THỐNG TƯ VẤN DINH DƯỠNG THÔNG MINH TRÊN LÂM SÀNG TẠI VIỆN DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG
  • Article
  • Full-text available

November 2024

·

17 Reads

Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm thử nghiệm hệ thống tư vấn dinh dưỡng trên lâm sàng trong khuôn khổ đề tài cấp nhà nước KC 4.0-13/19-25 “Nghiên cứu xây dựng hệ thống theo dõi giám sát, tư vấn thông minh về dinh dưỡng cho người Việt Nam và một số nhóm người bệnh”. Phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đánh giá trước sau tại Viện Dinh dưỡng, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Nhi đồng 1-TP Hồ Chí Minh và Bệnh viện Trung ương Huế. Cán bộ y tế tiến hành nhập thông tin người bệnh đến khám, các kết quả sau đó được tổng hợp và hiệu quả của hệ thống phần mềm được đánh giá thông qua phỏng vấn cán bộ y tế tham gia thử nghiệm. Kết quả: Hệ thống phần mềm tư vấn dinh dưỡng đảm bảo tính đầy đủ từ 96,7% tới 100%, tính chính xác là 86,7% tới 100% và từ 83,3% đến 96,7% về tính phù hợp với từng vị trí chức năng trong quy trình khám, tư vấn. Hệ thống tư vấn dinh dưỡng thông minh cho phép tương tác người dùng thông qua giao diện đồ họa trên nền tảng web. Các thao tác đơn giản, dễ sử dụng, tuy nhiên phần xây dựng thực đơn cho người bệnh nên bổ sung thêm cơ sở dữ liệu về các món ăn. Kết luận: Hoạt động chung của hệ thống còn có một số lỗi nhỏ về thao tác, khả năng đáp ứng ở mức độ chấp nhận được. So với trước khi áp dụng thì hệ thống tư vấn dinh dưỡng thông minh đã hỗ trợ giảm thời gian thực hiện công tác khám, tư vấn và báo cáo.

Download

CÁC QUY ĐỊNH GHI NHÃN DINH DƯỠNG CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

November 2024

·

4 Reads

Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm

Mục tiêu: Bài thông tin này tổng quan về các chính sách ghi nhãn dinh dưỡng đã được triển khai trên thế giới, đồng thời phân tích tác động của chính sách này đối với hành vi tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng. Bài báo cũng đề xuất các hướng đi và giải pháp cho Việt Nam trong việc triển khai hiệu quả chính sách ghi nhãn dinh dưỡng. Phương pháp: Tổng quan tài liệu hệ thống. Các nguồn dữ liệu được thu thập từ PubMed, Google Scholar, Web of Science, và các tài liệu quốc tế về chính sách ghi nhãn dinh dưỡng. Quá trình đánh giá và trích xuất dữ liệu có tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ. Kết quả: Có nhiều loại nhãn thực phẩm đang được áp dụng trên thế giới. Các nghiên cứu cho thấy ghi nhãn dinh dưỡng giúp thay đổi hành vi tiêu dùng, mua thực phẩm tốt hơn cho sức khoẻ. Ngoài ra, chính sách ghi nhãn cũng khuyến khích các nhà sản xuất cải thiện thành phần sản phẩm, nhất là giảm hàm lượng natri và chất béo chuyển hóa. Những nước áp dụng chính sách ghi nhãn đã có sự cải thiện trong việc kiểm soát các bệnh không lây nhiễm. Nhãn dinh dưỡng cần phải có tính trực quan, dễ hiểu, dễ nắm bắt với đa số người dân. Kết luận: Chính sách ghi nhãn dinh dưỡng đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện sức khỏe cộng đồng và thay đổi hành vi tiêu dùng tại các quốc gia phát triển. Việt Nam có thể học hỏi từ những mô hình này, đồng thời cần triển khai đồng bộ các biện pháp giáo dục dinh dưỡng và giám sát để tối ưu hóa hiệu quả của chính sách ghi nhãn dinh dưỡng.


MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỰC PHẨM VÀ BỮA ĂN LÀNH MẠNH

October 2024

·

12 Reads

Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm

Ngày nay, vai trò của chế độ ăn uống hợp lý đối với dự phòng và điều trị bệnh đã được công nhận rộng rãi. Việc phân loại thực phẩm là “lành mạnh”, “tốt cho sức khỏe” hay “không tốt cho sức khỏe” đều được dựa vào bản chất của thực phẩm, thành phần dinh dưỡng của thực phẩm, tần suất tiêu thụ, cách tiêu thụ món ăn, thực phẩm đó. Vì thế, món ăn có tốt hay không tốt, thực phẩm có lành mạnh hay không, không chỉ phụ thuộc vào loại thực phẩm chúng ta chọn mà còn phụ thuộc vào cách chúng ta chế biến, cách chúng ta ăn và tần suất chúng ta tiêu thụ các loại thực phẩm này hàng ngày. Định nghĩa và phân loại một chế độ ăn uống là lành mạnh hay ít lành mạnh hơn còn có nhiều quan điểm khác nhau. Phân loại chế độ ăn dựa vào thực phẩm vẫn được sử dụng phổ biến hơn cả. Có một số cách phân loại có tính đến yếu tố địa phương, vùng miền, khả năng chi trả và tác động của tâm lý với việc tiêu thụ thực phẩm, nhưng tác động của từng yếu tố này hoặc tổng hòa các yếu tố này vẫn khác biệt ở các vùng dân cư khác nhau. Điều này là thách thức đối với các nhà khoa học trong việc phân định thực phẩm lành mạnh hay không lành mạnh và các nghiên cứu tiếp theo là cần thiết để cung cấp thêm bằng chứng cho các khuyến nghị trong tương lai.


NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM TƯ VẤN DINH DƯỠNG CÁ THỂ HÓA TẠI VIỆT NAM

August 2024

·

10 Reads

Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm

Trước xu thế số hóa, công nghệ trí tuệ nhân tạo của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Viện Dinh dưỡng đã được Bộ Khoa học và Công nghệ đầu tư triển khai đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát, tư vấn thông minh về dinh dưỡng cho người Việt Nam và một số nhóm người bệnh” mã số KC4.0-13/19-25 nhằm xây dựng hệ thống tư vấn dinh dưỡng thông minh cá thể cho người dân Việt Nam. Đây là lần đầu tiên các cơ sở dữ liệu (CSDL), cơ sở tri thức về dinh dưỡng được số hóa ở mức quốc gia tại Việt Nam. Quá trình xây dựng hệ thống tư vấn này gặp phải một số thách thức chính về xây dựng CSDL. Yêu cầu của hệ thống tư vấn cá thể hóa là CSDL phải đủ lớn, đủ “sâu” để đáp ứng với sự đa dạng của các dân tộc người Việt Nam, vùng miền, thói quen ăn uống, lối sống, khả năng chi trả của người dân, cũng như các lĩnh vực khác nhau của ngành dinh dưỡng. An toàn thông tin cũng là một nội dung quan trọng cần ưu tiên giải quyết trong quá trình phát triển hệ thống tư vấn dinh dưỡng cá thể. Tuy vậy, với sự cải thiện về hiểu biết, gia tăng nhu cầu tư vấn dinh dưỡng nâng cao sức khỏe của người dân, sự sẵn có của hạ tầng internet và các thiết bị cầm tay thông minh, với hành lang pháp lý và chính sách đầy đủ, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, thì việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển các ứng dụng tư vấn dinh dưỡng thông minh cá thể hóa còn nhiều tiềm năng và hứa hẹn mang lại tác dụng rõ rệt trong dự phòng bệnh, quản lý và theo dõi sức khỏe cho người dân Việt Nam.


ỨNG DỤNG mHEALTH TRONG THEO DÕI, QUẢN LÝ DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE: GIẢI PHÁP VÀ THÁCH THỨC

August 2024

·

18 Reads

Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm

Trong thời đại công nghệ số, việc sử dụng phần mềm và các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trên các thiết bị di động - mHealth, đã trở nên ngày càng phổ biến và đa dạng. Bài tổng quan này được tiến hành để phân tích lợi ích và hạn chế của các ứng dụng mHealth, đồng thời đề xuất các phương pháp cải tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng. Phương pháp tổng quan hệ thống được áp dụng, với dữ liệu thu thập từ các cơ sở dữ liệu khoa học uy tín thông qua các cơ sở dữ liệu như PubMed, ScienceDirect, Web of Science, và Google Scholar. Các nghiên cứu liên quan trực tiếp đến ứng dụng mHealth trong can thiệp dinh dưỡng, được công bố trong vòng 10 năm trở lại đây, thực hiện trên phụ nữ có thai, trẻ em và cán bộ y tế được đưa vào tổng quan. Kết quả cho thấy, các ứng dụng mHealth có tiềm năng trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe, không chỉ giúp nâng cao kiến thức mà còn thúc đẩy thay đổi hành vi và cải thiện chất lượng dịch vụ y tế. Tuy nhiên, việc triển khai và áp dụng các ứng dụng mHealth còn gặp một số thách thức như các vấn đề về bảo mật, hạ tầng kỹ thuật, và khác biệt văn hóa xã hội. Nếu các vấn đề này không được lưu ý trong quá trình thiết kế các ứng dụng mHealth sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả và tính bền vững của các can thiệp.


BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG TƯ VẤN DINH DƯỠNG THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM

August 2024

·

9 Reads

Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm

Trước thực trạng về các vấn đề dinh dưỡng trong cộng đồng tại Việt Nam hiện nay, Viện Dinh dưỡng đã được Bộ Khoa học và Công nghệ đầu tư để nghiên cứu phát triển một hệ thống tư vấn dinh dưỡng thông minh ứng dụng cho cộng đồng và các nhóm người bệnh (VNSNutrition). Đề tài được thực hiện từ 9/2020 đến 9/2024. Quá trình xây dựng và vận hành hệ thống cho thấy tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ chuyên môn, chất lượng của cơ sở dữ liệu và cơ sở tri thức cung cấp cho hệ thống. Sự phối hợp giữa đội ngũ cán bộ chuyên môn và cán bộ IT là một yếu tố quan trọng khác quyết định sự thành công và vận hành hiệu quả hệ thống. Cơ sở hạ tầng về internet, thiết bị người dùng, cơ chế chung của đơn vị ứng dụng phần mềm, hiểu biết và kỹ năng IT của người dùng cuối là những thách thức cần xem xét khắc phục một cách nghiêm túc trong quá trình xây dựng và vận hành các phần mềm tư vấn dinh dưỡng thông minh cá thể hóa. Khi các khó khăn được khắc phục và các điểm mạnh được nghiên cứu phát huy thì việc ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin trong phòng bệnh và theo dõi, quản lý sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của người dân sẽ phát huy được tối đa hiệu quả.



THỰC TRẠNG HUYẾT ÁP VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC, CẤU TRÚC CƠ THỂ Ở PHỤ NỮ THỪA CÂN BÉO PHÌ 20-45 TUỔI TẠI BẮC GIANG 2019

December 2023

·

2 Reads

Tạp chí Y học Việt Nam

Nghiên cứu cắt ngang tại Bắc Giang trên 279 phụ nữ 20-45 tuổi, có chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index -BMI) ≥23 kg/m2 nhằm xác định thực trạng huyết áp, đặc điểm nhân trắc, cấu trúc cơ thể. Đối tượng được cân, đo chiều cao, cấu trúc cơ thể, huyết áp và phỏng vấn bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Kết quả cho thấy đối tượng có trung bình cân nặng là 64,0±8,3 kg, chiều cao 153,5±5,1 cm, BMI 27,2±2,8 kg/m2. Huyết áp tâm thu (HATT) trung bình là 113,8±14,6 mmHg và huyết áp tâm trương (HATTr) là 74,4±10,3 mmg; HATT cao hơn ở nhóm tuổi ≥40 tuổi và học vấn dưới cấp 3 (p<0,05). Tỷ lệ tiền tăng huyết áp (THA) và THA của đối tượng lần lượt là 48,8% và 7,2% và cao hơn có ý nghĩa thống kê (YNTK) trong nhóm BMI ≥30 kg/m2 so với nhóm có BMI <30 kg/m2 (p<0,05). Đặc điểm nhân trắc, cấu trúc cơ thể không có sự khác biệt có YNTK theo nhóm tuổi, ngành nghề và học vấn; có liên quan tuyến tính giữa chỉ số BMI với chỉ số khối mỡ, khối lượng cơ ước tính (p<0,001). Sự thay đổi BMI trên đối tượng thừa cân béo phì (TCBP) có thể làm thay đổi nguy cơ mắc tiền THA và ảnh hưởng lên cấu trúc cơ thể.