Content uploaded by Chi Linh Nguyen
Author content
All content in this area was uploaded by Chi Linh Nguyen on Mar 29, 2022
Content may be subject to copyright.
TRƯỜNG HỌC XANH
Số 45 - tháng 3 | 2022
BẢY CÁCH KẾT NỐI TRẺ
NHỎ VỚI THIÊN NHIÊN
TRƯỜNG HỌC VÌ HÀNH TINH:TRƯỜNG HỌC VÌ HÀNH TINH:
KIẾN TẠO MỘT THẾ GIỚI XANHKIẾN TẠO MỘT THẾ GIỚI XANH
GIÁO DỤC VỀ BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU TẠI NHÀ
TRONG THỜI KỲ COVID
LỊCH SỬ TIẾP CẬN
GIÁO DỤC DỰA TRÊN
TỰ NHIÊN
Số 45: Trường học xanh
Dạy thế nào
KHUẤY ĐỘNG SỰ YÊU THÍCH MÔN SINH HỌC
THÔNG QUA HỌC VỀ BẢO TỒN THIÊN NHIÊN .....06
Minh Trang dịch
SỰ HỖ TRỢ TỪ THIÊN NHIÊN ĐẾN VIỆC HỌC TẬP
CỦA TRẺ ..................................................................09
LISA dịch
BẢY CÁCH KẾT NỐI TRẺ NHỎ TUỔI VỚI THIÊN
NHIÊN .......................................................................13
Ngô Thị Thanh Tùng dịch
GIÁO DỤC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI NHÀ TRONG
THỜI KỲ COVID .......................................................15
Phương Thục dịch
2Nội san Dạy học | Day-hoc.org Số 45 - 2022
Cải tổ giáo dục
TRƯỜNG HỌC VÌ HÀNH TINH: KIẾN TẠO MỘT THẾ
GIỚI XANH ................................................................18
Hồng Vân dịch
LỊCH SỬ TIẾP CẬN GIÁO DỤC DỰA TRÊN TỰ
NHIÊN .......................................................................23
LISA dịch
Góc nhìn
SỨC MẠNH CHỮA LÀNH CỦA THIÊN NHIÊN ........ 29
Phương Thục tổng hợp
3
Nội san Dạy học | Day-hoc.orgSố 45 - 2022
Thể lệ gửi bài:
Quý thầy cô, anh chị có nội dung liên quan tới Dạy và
Học muốn chia sẻ tới cộng đồng, xin vui lòng gửi về Ban
Biên tập Lộn xộn qua email bientap@day-hoc.org
Cuối bài viết, tác giả xin vui lòng giới thiệu vài nét về bản
thân: Họ tên, nơi công tác, địa chỉ liên lạc, số điện thoại,
các chủ đề nghiên cứu yêu thích…
Do thời gian và nhân sự có hạn, Ban Biên tập xin phép
chỉ liên hệ với các bài viết được chọn đăng.
Tinh thần 4.0
Ban Biên tập và quý thầy cô, anh chị gửi bài cộng tác
đều chia sẻ tinh thần 4.0, tức là:
- 0 lương
- 0 văn phòng
- 0 chuyên môn cao
- 0 giới hạn không gian - thời gian
Địa chỉ gửi bài:
Bientap@day-hoc.org
Chia sẻ:
Quý thầy cô, anh chị cảm thấy nội dung Dạy và Học có
ích, xin vui lòng chia sẻ tới bất kỳ những ai quan tâm,
kèm theo trích dẫn nguyên vẹn và đầy đủ về nguồn gốc
bài viết.
Mọi người nói về Dạy & Học
“Dạy&Học giống như một nguồn dinh dưỡng
quý báu cho những ai quan tâm tới giáo dục,
bất kể trong bối cảnh gia đình, nhà trường,
hay xã hội.”
- Th.S Ngô Huy Tâm
4Nội san Dạy học | Day-hoc.org Số 45 - 2022
Lời tựa
Quý độc giả thân mến,
Một trong những tiếc nuối và tổn hại lớn nhất mà Covid-19 gây ra đó là khiến thời gian tiếp xúc với
thiên nhiên của con người bị hạn chế. Tuy vậy, đại dịch này cũng đang giúp các đối thoại về môi
trường trở nên quan trọng hơn bao giờ hết với không chỉ những người lãnh đạo và nhà làm chính
sách. Cùng chung mối quan tâm này, Dạy&Học số 45 với tựa đề “Trường học xanh” xin gửi tới quý
độc giả những bài viết giúp nuôi dưỡng lòng yêu thiên nhiên ở thế hệ sẽ là những người bảo vệ
trái đất tương lai, trong bối cảnh đại dịch đang gây ra nhiều thách thức hơn cả đối với việc giáo dục
môi trường.
Trước hết, bài viết “Sự hỗ trợ từ thiên nhiên đến việc học tập của trẻ” nhắc nhở chúng ta một
lần nữa tầm quan trọng của thiên nhiên đối với sự phát triển năng lực của trẻ. Hiểu được vai trò thiết
yếu ấy của các không gian xanh, các bài viết bao gồm “Bảy cách kết nối trẻ nhỏ với thiên nhiên”,
“Khuấy động sự yêu thích môn Sinh học thông qua học về bảo tồn thiên nhiên” và “Giáo
dục về biến đổi khí hậu tại nhà trong thời kỳ Covid” cung cấp vô vàn cách thức để xây dựng sự
quan tâm của học sinh với thiên nhiên và môi trường. Không những vậy, các bài viết trên đều bao
gồm những gợi ý để đưa học sinh tới gần thiên nhiên hơn trong bối cảnh hạn chế đi lại do đại dịch.
Tiếp đó, “Trường học vi hành tinh: Kiến tạo một thế giới xanh” là một bàn luận chung về tình
trạng giáo dục môi trường hiện tại, thúc giục nhà trường và giáo viên coi việc dạy về bảo vệ môi
trường như một nội dung quan trọng thay vì chỉ là một kiến thức ngoại khóa. Và để tạo ra tác động
ở mức lớn hơn, Dạy&Học số này giới thiệu tới quý vị “Lịch sử tiếp cận Giáo dục dựa trên tự
nhiên”, một trường phái giáo dục tập trung hoàn toàn vào mối quan hệ giữa con người - thiên
nhiên. Cuối cùng, “Sức mạnh chữa lành của thiên nhiên” khép lại số 45 khi một lần nữa khẳng
định sự thiết yếu của kết nối thiên nhiên với con người, thông qua phân tích một số lý thuyết nền
tảng giải thích về điều đó.
Xin chúc Quý vị có những khoảng thời gian thú vị.
Trân trọng,
Ban Biên tập Lộn Xộn
5
Nội san Dạy học | Day-hoc.orgSố 45 - 2022
Robin Dawson1
Minh Trang dịch
Học tập dựa trên thiên nhiên tạo cảm hứng để học
sinh trở thành nhà khoa học công dân, “chạm”
đúng sự hứng thú của các em với việc bảo tồn, từ
đó nuôi dưỡng các sự hiểu sâu kiến thức.
Một năm trước, Covid-19 xuất hiện và đảo lộn
cả thế giới. Trường học đã ngay lập tức tìm cách
thích nghi. Rất nhiều giáo viên, trong đó có tôi,
buộc phải chuyển đổi phương thức giảng dạy
truyền thống sang một phương thức khác hoàn
toàn mới và ít quen thuộc hơn. Tuy có đôi chút
khó khăn nhưng trong khoảng thời gian này, tôi
đã khám phá và sử dụng thành thạo được rất
nhiều tài nguyên mới phục vụ việc học của học
sinh. Zooniverse là một ví dụ. Nó cho phép học
sinh trung học của tôi kết nối với các dự án bảo
tồn thực tế trên thế giới.
1 Nguồn: https://www.edutopia.org/article/spark-
ing-interest-biology-focusing-conservation
Giới thiệu khái niệm khoa học công dân thông
qua bẫy máy ảnh
Bẫy máy ảnh (camera trap) hay máy ảnh trò
chơi là loại máy ảnh hoạt động nhờ các chuyển
động, thường được dùng trong môi trường hoang
dã để thu thập thông tin về số lượng, sức khỏe,
môi trường và các nhu cầu khác của muôn loài.
Zooniverse mở ra “sân chơi” cho tất cả các
nghiên cứu do con người tạo ra. Tại đây, không
kể độ tuổi, ai cũng có thể trở thành nhà nghiên
cứu bằng cách tham gia vào nhiều dự án bẫy máy
ảnh khác nhau.
Khi học sinh của tôi làm việc với hệ thống dữ liệu
trong các bẫy camera, chúng trở thành những
nhà khoa học công dân. Khoa học công dân, đôi
khi được biết đến như khoa học cộng đồng, tận
dụng nỗ lực cộng đồng để thu thập dữ liệu về
nhiều chủ đề và loài động vật. Ngoài thu thập dữ
liệu cho các dự án khoa học, khoa học công dân
còn huy động và khuyến khích các thành viên
trong cộng đồng tiếp tục nỗ lực nghiên cứu và
bảo tồn.
6Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 45 - 2022
KHUẤY ĐỘNG SỰ YÊU THÍCH MÔN SINH HỌC THÔNG QUA HỌC
VỀ BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
Tập trung vào các bài học khuyến khích thái độ
yêu thương và bảo vệ môi trường
Học sinh tham gia vào các sự dự án khoa học
công dân thường có niềm đam mê với đa dạng
sinh học của cộng đồng mình, đồng thời, cũng
dần nuôi dưỡng và phát triển thái độ tôn trọng và
bảo vệ môi trường. Theo nhà sinh vật học động
vật hoang dã Stephanie Schuttler, những tiếp
xúc và trải nghiệm với khoa học hoặc thiên nhiên
ngay từ nhỏ tạo ảnh hưởng lâu dài đến học sinh
và cách chúng nhìn thế giới tự nhiên xung quanh.
Khi học sinh tham gia vào bài giảng về khoa học
công dân của tôi, chúng tích cực, hào hứng hơn
hẳn, quan trọng hơn cả là giờ chúng cảm nhận
được mục đích thực tế của việc học.
Các bài học về bảo tồn tôi soạn tập trung vào
Snapshot Ruaha - một dự án tôi tìm thấy trên
Zooniverse. Snapshot Ruaha được khởi xướng
bởi Ruaha Carnivore Project (RCP) ở Tanzania
với mục tiêu chính là giảm thiểu tác động của
con người tới động vật hoang dã trong rừng quốc
gia Ruaha. Với số lượng cá thể đang suy giảm
của nhiều loại dưới tác động của con người, dữ
liệu thu thập được thông qua các bẫy máy ảnh
đặt trong rừng là vô cùng quan trọng để theo dõi
đường di chuyển của các loài động vật ăn thịt lớn.
Máy ảnh ghi lại được hàng triệu hình ảnh - khối
lượng quá lớn so với khả năng xử lý của đội RCP
- do vậy, RCP quyết định nhờ tới sự giúp đỡ của
các nhà khoa học công dân để thu thập và xử lý
dữ liệu từ các bẫy máy ảnh của họ. Dữ liệu sau
khi xử lý sẽ được gửi lại cho đội RCP để họ tạo ra
các bản đồ trực quan rồi phát chúng cho người
dân sinh sống tại khu vực này.
Đặt câu hỏi để xây dựng kiến thức nền tảng
Trước khi giải thích dữ liệu bẫy ảnh, học sinh của
tôi trước đó đã hoàn thành một bài học tập trung
vào cuộc xung đột giữa con người với động vật
hoang dã cụ thể hiện đang xảy ra ở Vườn quốc
gia Ruaha. Để xây dựng kiến thức nền tảng, tôi đã
cho học sinh của mình đọc qua trang web RCP và
trả lời các câu hỏi do giáo viên tạo tập trung vào
các vấn đề mà động vật ăn thịt đang gây ra cho
người dân địa phương, những nỗ lực trước đây để
giải quyết vấn đề này và tại sao dữ liệu bẫy ảnh
lại quan trọng đến vậy trong tình huống này.
Các học sinh của tôi cũng trả lời những câu hỏi
chuyên sâu hơn về kiến thức, chẳng hạn như,
“Một khi bạn đã thu thập dữ liệu từ bẫy ảnh, bạn
sẽ sử dụng thông tin này như thế nào để giáo
dục dân làng địa phương?” và “Một số giải pháp
khả thi để cải thiện hoặc giải quyết cuộc xung đột
giữa con người với động vật hoang dã này là gì?
Thảo luận về tất cả các hàm ý của giải pháp của
bạn. ”
Các câu trả lời cho những câu hỏi này đều rất kỹ
lưỡng, điều đó cho tôi thấy rằng học sinh đã thực
sự dành thời gian để suy nghĩ về câu trả lời của
họ. Thông tin cơ bản và câu hỏi rất quan trọng
trong việc xây dựng kiến thức nền tảng mà học
sinh cần để hiểu tại sao dân số ngày càng tăng
đã gây ra xung đột, chẳng hạn như xung đột được
thấy ở Vườn quốc gia Ruaha, và rằng rất nhiều
vấn đề môi trường không chỉ có một dễ dàng giải
pháp duy nhất.
Các tác vụ đơn giản tạo ra nhiều tương tác
Mùa xuân năm ngoái, tất cả 51 học sinh lớp sinh
học của tôi đã tham gia hoạt động khoa học công
dân này. Mỗi học sinh quan sát và xác định ít nhất
20 bức ảnh khác nhau từ trang web của Dự án
Snapshot Ruaha. Khi họ xem qua các bức ảnh,
chúng phải quyết định xem có một loài động vật
nào hiện diện hay không và sau đó xác định loài
bằng cách sử dụng công cụ phân loại từ trang
web. Sau đó, chúng chụp ảnh màn hình các bức
ảnh của mình và dán chúng vào một tài liệu
Google.
Sau khi chúng nộp lại bài tập được giao, tôi trình
chiếu ngắn gọn một số hình ảnh mà học sinh của
tôi đã xác định được và chia sẻ nó với cả lớp. Các
7
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 45 - 2022
học sinh thích nhìn thấy những con vật mà chúng
và các bạn cùng lớp đã xác định được. Tổng cộng,
các học sinh đã xem xét và xác định tới hơn 1.020
bức ảnh từ bẫy ảnh. Sự đa dạng của các loài động
vật được tìm thấy trong bài học đã dẫn đến một
cuộc thảo luận lớn về sự đa dạng của các loài
động vật hoang dã trong Vườn quốc gia Ruaha.
Môi trường học tập trực tuyến khiến học sinh
có xu hướng im lặng hoặc không phản ứng. Vậy
nhưng với hoạt động này, các học sinh của tôi
lại hào hứng khoe và bàn luận về những con vật
chúng tìm thấy được. Nhiều học sinh đã kiểm
tra nhiều hơn mức được yêu cầu là 20 bức ảnh
vì chúng rất thích thú với việc xem các bức ảnh
đó. Một số thậm chí còn rủ cả gia đình tham gia
và tiếp tục tìm kiếm động vật rất lâu sau khi giờ
học kết thúc. Trong khi dự án bẫy ảnh Snapshot
Ruaha đã đi đến kết thúc, một số dự án khác vẫn
đang được tiến hành trên Zooniverse, chẳng hạn
như di cư động vật, đánh giá cây cầu xanh và mối
quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi.
Việc đi học đã trở nên “không bình thường” trong
2 năm vừa rồi. Nhưng với tôi, việc học từ xa và
trực tuyến vẫn có thể hấp dẫn và giàu thông tin
khi nỗ lực thiết kế những bài học về bảo tồn trong
thế giới thực, khuyến khích học sinh trở thành
những nhà khoa học công dân.
8Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 45 - 2022
SỰ HỖ TRỢ TỪ THIÊN NHIÊN
ĐẾN VIỆC HỌC TẬP CỦA TRẺ
9
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 45 - 2022
MING KUO1 | LISA dịch
Theo một số cách đáng kinh ngạc, thiên nhiên có
thể giúp trẻ học tập tốt hơn
Vài năm trước, Richard Louv đã đưa ra một ví dụ
trong cuốn sách của mình tên Last Child in the
Woods (Tạm dịch: Đứa trẻ cuối cùng trong rừng
cây) về việc những đứa trẻ dành quá ít thời gian
trong tự nhiên đến mức mắc chứng “Rối loạn
thiếu hụt thiên nhiên2”. Những hậu quả có thể
xảy ra là vô cùng nặng nề: căng thẳng và lo lắng
gia tăng, tỷ lệ béo phì và ADHD cũng leo thang,...
Nhiều bậc cha mẹ có lẽ đã nhận ra việc vui chơi
ngoài thiên nhiên là rất tốt cho sức khỏe của con
cái họ. Nhưng đồng thời họ cũng nhận thấy rằng
họ phải đánh đổi thời gian đọc sách và học tập
của đứa trẻ để có thời gian cùng con hòa mình
vào thiên nhiên. Và với họ, ít thời gian học tập hơn
có nghĩa là ít thành công hơn về mặt học thuật.
Điều đó có đúng không?
KHÔNG. Điều này hoàn toàn sai. Điều ngược lại
lại có thể đúng. Khi nghiên cứu lĩnh vực này, kể
cả tôi cũng đã phát hiện ra rằng, thiên nhiên
không chỉ tốt cho sức khỏe của trẻ em; nó còn
cải thiện khả năng học hỏi của những đứa trẻ.
Ngay cả những “liều nhỏ nhất” của tự nhiên cũng
có thể mang lại những lợi ích sâu sắc.
Bằng chứng cho điều này đến từ hàng trăm
nghiên cứu khác nhau, bao gồm cả những
nghiên cứu thực nghiệm. Trong một nghiên cứu,
học sinh lớp 5 đi học thường xuyên tại một vùng
đầm lầy cỏ. Ở đó, khoa học, toán học và viết được
dạy theo cách tích hợp và mang tính trải nghiệm
khi học sinh tham gia nghiên cứu thực tế. Khi so
sánh với các bạn học khác ở trường bình thường,
những học sinh này có kỹ năng đọc và viết mạnh
hơn đáng kể (so sánh thông qua các bài kiểm tra
tiêu chuẩn) và các em cảm thấy hào hứng đến
1 https://greatergood.berkeley.edu/article/item/six_
ways_nature_helps_children_learn
2 Nature Decit disorder
trường hơn vì có những trải nghiệm đó. Học sinh
tại trường học ngoài trời trước đây có tỷ lệ đi học
thấp, bây giờ thì tỷ lệ đó lại cao hơn so với các
trường khác.
Các nghiên cứu khác cũng lặp lại những phát
hiện này. Một nghiên cứu cho thấy rằng học sinh
tại các trường có nhiều cây che phủ hơn thì có
kết quả học tập tốt hơn - đặc biệt là khi các em
đến từ các gia đình có vị thế kinh tế - xã hội thấp
hơn. Một nghiên cứu khác thì so sánh các học
sinh được phân công ngẫu nhiên để tham gia vào
các bài học khoa học trong lớp học hoặc trong
vườn trường. Kết quả là những học sinh học ở
ngoài trời cho kết quả khả quan hơn nhiều, và
càng dành nhiều thời gian trong vườn thì lợi ích
mang lại càng lớn.
Không gian xanh và thiên nhiên giúp trẻ học tập
như thế nào? Hiển nhiên là thiên nhiên cải thiện
sức khỏe tâm lý và thẻ chất của trẻ, và từ đó, nó
có thể tác động đến việc học. Nhưng nó dường
như cũng ảnh hưởng đến cách mà những đứa trẻ
tham gia và gắn bó với lớp học, mức độ tập trung
và hòa hợp của các em với giáo viên cũng như với
bạn bè đồng trang lứa.
Thiên nhiên phục hồi sự tập trung của trẻ
Sự tập trung rõ ràng là quan trọng đối với việc
học, nhưng nhiều trẻ em gặp khó khăn trong
việc tập trung ở lớp học, cho dù điều đó là do bị
phân tâm, tinh thần mệt mỏi hay do mắc chứng
ADHD3. May mắn thay, dành thời gian trong thiên
nhiên - nói chuyện, đi dạo trong công viên, hay
thậm chí là ngắm cảnh qua cửa sổ - sẽ giúp khôi
phục sự tập trung của trẻ, cho phép các em chú ý
và thực hiện tốt hơn trong các bài kiểm tra nhận
thức.
Thiên nhiên giúp trẻ bớt căng thẳng hơn
Cũng giống như người lớn, trẻ em sẽ bớt căng
thẳng hơn khi có những khoảng không gian xanh
3 ADHD: Rối loạn tăng động giảm chú ý
10 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 45 - 2022
để thỉnh thoảng tới chữa lành giúp các em kiên
cường hơn trước những căng thẳng. Các nghiên
cứu đã phát hiện ra rằng, tổ chức lớp học ngoài
trời một ngày một tuần có thể cải thiện đáng kể
quy trình giải phóng cortisol của học sinh, giúp
các em bớt căng thẳng và thích nghi tốt hơn với
sự căng thẳng so với học sinh được chỉ học trong
nhà. Ngoài ra, trong một nghiên cứu trên trẻ em
ở nông thôn, những đứa trẻ được bao bọc bởi
thiên nhiên có khả năng phục hồi tốt hơn sau các
sự kiện căng thẳng trong cuộc sống.
Thiên nhiên giúp trẻ phát triển tính tự giác
Nhiều trẻ em - đặc biệt là trẻ mắc chứng ADHD
- gặp khó khăn với việc kiểm soát sự xung động,
dẫn đến cản trở việc học ở trường. Các đồng
nghiệp và tôi nhận thấy rằng, không gian xanh
gần nhà trẻ giúp chúng tự giác hơn và tập trung
tốt hơn, đặc biệt là đối với các bé gái. Ngoài ra,
cha mẹ của những đứa trẻ mắc ADHD báo cáo
rằng khi con họ tham gia các hoạt động ngoài
trời thay vì các hoạt động trong nhà, các triệu
chứng ADHD có dấu hiệu suy giảm. Vì kỷ luật
bản thân và kiểm soát xung động gắn liền với sự
thành công trong học tập, có lẽ sẽ không có gì
ngạc nhiên khi thiên nhiên có thể giúp trẻ nâng
cao hiệu quả học tập.
Những hoạt động ngoài trời gây hứng thú và
khiến học sinh gắn kết hơn và hứng thú hơn
Trẻ em dường như thích các lớp học ngoài trời.
Thật không may, nhiều giáo viên ngại đưa trẻ
ra ngoài học dp lo lắng rằng sau này chúng bị
quen với điều đó” và ít tham gia vào các bài học
tiếp theo mà được tổ chức trong lớp. May thay,
nghiên cứu dường như cho thấy rằng, trẻ em
tham gia vào lớp học nhiều hơn, không chỉ các
lớp học ngoài trời mà còn các lớp học trong nhà
nữa. Ngay cả khi các em phải học những môn
không liên quan đến tự nhiên, điều này cũng sẽ
không thay đổi.
Hoạt động ngoài trời giúp tăng cường thể chất
Thể chất là vô cùng quan trọng với trẻ em, tuy
vậy khi nhắc đến nó, ít ai nghĩ tới vai trò của
nó đối với học tập. Cụ thể, các bài tập thể dục
rèn luyện tim mạch dường như giúp hỗ trợ quá
trình xử lý nhận thức và những đứa trẻ có thể
chất tốt hơn sẽ học tập tốt hơn. Mặc dù chúng ta
không rõ cách mà thiên nhiên ảnh hưởng đến thể
chất, nhưng có một thực tế là trẻ em dành càng
nhiều thời gian trong thiên nhiên thì sức khỏe
tim mạch của chúng càng tốt. Được tiếp cận với
thiên nhiên có thể khuyến khích trẻ hoạt động
nhiều hơn và giúp chúng giữ được vóc dáng khỏe
mạnh lâu hơn khi lớn lên.
Môi trường tự nhiên có thể thúc đẩy sự kết nối
xã hội và tính sáng tạo
Môi trường xã hội và vật chất nơi trẻ học tập có
thể tạo ra sự khác biệt trong thành công mà các
em gặt hái được. Để trẻ em dành thời gian trong
môi trường có các yếu tố tự nhiên hoặc cho các
em trải nghiệm một kiến trúc mang tính tự nhiên
có thể tạo ra được môi trường học tập yên bình
hơn, an toàn hơn về mặt xã hội và vui vẻ hơn. Và
hoạt động ngoài trời cũng có thể tăng cường các
mối quan hệ đồng trang lứa cũng như mối quan
hệ học sinh giáo viên cần thiết cho quá trình học
tập, ngay cả đối với những học sinh cảm thấy bản
thân bị gạt ra khỏi lề xã hội.
Một số người cho rằng thiên nhiên cung cấp
một tấm thảm ghép hình phong phú gồm “các
bộ phận rời rạc” như cành cây, đá, bùn; khuyến
khích các em hoạt động, khám phá, sáng tạo và
giải quyết các vấn đề. Thật vậy, các quan sát của
giáo viên và hiệu trưởng cho thấy rằng, trò chơi
của trẻ em đã trở nên sáng tạo hơn, có nhiều
hoạt động thể chất và xã hội hơn khi có “các bộ
phận rời rạc” đó.
Rõ ràng rằng chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa
để đưa nguồn tài nguyên quan trọng này vào
trường học. Các kiến trúc sư và nhà quy hoạch
11
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 45 - 2022
thành phố nên giữ cây xanh và những khu vực
xanh trong và gần sân trường. Giáo viên và hiệu
trưởng nên kết hợp các bài học ngoài trời và coi
giờ giải lao không phải như một phần thưởng cho
việc đã học hành tốt, mà như một cách để học
sinh làm mới tâm trí cho bài học tiếp theo.
Bằng cách đó, chúng ta không chỉ đem lại lợi ích
cho sức khỏe tâm lý cho con em chúng ta - mặc
dù kể cả xét riêng lợi ích đó thì cũng đã quá đủ -
chúng ta còn có thể giúp các em học tập tốt hơn
ở trường. Và vì mối quan hệ với thiên nhiên tạo ra
sự quan tâm nhiều hơn đến mảng xanh của Trái
Đất, chúng ta cũng có thể truyền cảm hứng cho
thế hệ mà sẽ làm chủ thế giới tự nhiên tương lai.
Con người tiến hóa để lớn lên và phát triển trong
môi trường tự nhiên, và nghiên cứu đã chỉ ra cái
giá phải đánh đổi cho tuổi thơ bị giữ trong bốn
bức tường. Đã đến lúc chúng ta chữa chứng “rối
loạn thiếu hụt thiên nhiên” ở trẻ thông qua việc
đề cao hơn tầm quan trọng của những “khoảng
thời gian xanh”, không còn chỉ coi chúng như
một khoảng thời gian ngoại khóa.
12 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 45 - 2022
Lesley Chapman1
Ngô Thị Thanh Tùng dịch
Trẻ nhỏ được hưởng lợi từ việc tiếp xúc thường
xuyên với thiên nhiên theo nhiều cách khác nhau,
bao gồm cả việc cải thiện sức khỏe thể chất và
tâm lý. Những trẻ dành nhiều thời gian hơn ngoài
thiên nhiên có tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn, trầm
cảm và các bệnh khác thấp hơn. Các nghiên
cứu đã chỉ ra rằng không gian xanh xung quanh
trường học là một yếu tố dự đoán có ý nghĩa tới
nhiều loại thành tích học tập của học sinh toàn
trường, bao gồm cả điểm số và tỷ lệ tốt nghiệp.
Với những lợi ích này, các nhà giáo dục có lý do
chính đáng để mang thiên nhiên vào lớp học. Đối
với nhiều người, việc dành nhiều thời gian hơn
cho thiên nhiên trong một ngày học đã kín lịch
có thể là một thách thức. Nhưng việc mang thiên
nhiên đến với trẻ em không cần phải tốn nhiều
1 Nguồn: https://www.edutopia.org/arti-
cle/7-ways-connect-young-students-nature
thời gian hay khó khăn về mặt hậu cần. Dưới đây
là bảy chiến lược dễ dàng để kết nối lớp học của
bạn với thiên nhiên.
7 mẹo để kết hợp hoạt động ngoài trời vào các
hoạt động trong ngày của bạn
1. Kết hợp thiên nhiên vào các quy trình trong
lớp học: Bạn có thể đảm bảo rằng học sinh của
mình được tiếp cận với thiên nhiên bằng cách
kết hợp thiên nhiên vào các thói quen hàng ngày
trong lớp học. Hãy thử kéo dài quá trình chuyển
từ giờ học này sang giờ học khác để có thêm một
chút thời gian ngoài trời nếu bạn làm việc trong
môi trường mà trẻ em cần ra ngoài trời để chuyển
sang không gian khác. Trong quãng chuyển đổi
đó, bạn có thể khuyến khích học sinh chú ý quan
sát và ngửi mùi xung quanh khi chúng đi bộ hoặc
thậm chí để chúng thực hành di chuyển như các
loài động vật khác nhau.
BẢY CÁCH KẾT NỐI TRẺ NHỎ TUỔI BẢY CÁCH KẾT NỐI TRẺ NHỎ TUỔI
VỚI THIÊN NHIÊNVỚI THIÊN NHIÊN
13
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 45 - 2022
2. Ăn nhẹ hoặc nghỉ trưa bên ngoài: Đây là điều
bạn có thể làm bất cứ khi nào thời tiết cho phép.
Để chuẩn bị, bạn có thể dạy các kỹ năng cần thiết
lúc còn ở trong lớp, chẳng hạn như ngồi trên tấm
thảm vuông hoặc chiếu đệm và tập kiểm soát
các giấy gói hoặc rác có thể bị thổi bay trong môi
trường có gió.
3. Đem thiên nhiên vào không gian lớp học: Thay
vì đưa học sinh của bạn đến với thiên nhiên, hãy
mang một chút của thiên nhiên đến với trẻ. Bạn
có thể trang trí lớp học của mình bằng những
hình ảnh thiên nhiên, đồ nội thất tự nhiên và có
màu đất. Hãy cân nhắc trưng bày những bức ảnh
chụp trẻ em khám phá thiên nhiên như một lời
nhắc nhở cho học sinh của bạn về mối liên hệ
của chúng với thế giới tự nhiên.
4. Sử dụng vật liệu từ tự nhiên: Vật liệu tự nhiên
có thể mang đến những trải nghiệm giác quan
thú vị trong nhiều phần khác nhau của lớp học.
Chẳng hạn, hãy thử kết hợp cành cây, lát gỗ hoặc
đá nhỏ vào bài học về hình khối. Ngay cả khi
bạn đã có kế hoạch hoàn thiện cho chương trình
giảng dạy toán, vẫn có nhiều cơ hội để thay thế
các tác phẩm chế tác bằng nhựa bằng các tác
phẩm tự nhiên. Bạn có thể sử dụng hạt quả lớn
thay vì hạt nhựa. Thay vì thu thập các khối Unix,
bạn có thể cho học sinh thu thập các quả sồi.
Sử dụng vật liệu tự nhiên cho các dự án nghệ
thuật hoặc dự án xây dựng để khuyến khích trẻ
em phân biệt các bề mặt, hình dạng và màu sắc
đa dạng có trong tự nhiên.
5. Cân nhắc mang con vật vào trong lớp học:
Mặc dù mang một hoặc nhiều con vật vào lớp học
là một cam kết quan trọng đối với cả bạn và lớp
học của bạn, nhưng những con vật có thể tạo ra
sự kết nối độc đáo giữa học sinh và thiên nhiên.
Cuốn sách Kết nối Động vật và Trẻ em trong Thời
thơ ấu của Patty Born Selly cung cấp một khuôn
khổ tuyệt vời cho việc đưa động vật vào lớp học.
Nếu một con vật sống là không phù hợp, hãy cân
nhắc tới một con vật cưng cho lớp học ảo. Nhiều
vườn thú và thủy cung có buổi phát trực tiếp về
một số cư dân yêu quý của họ, chẳng hạn như
chương trình về rái cá biển của Thủy cung Vịnh
Monterey.
6. Mang thế giới hoang dã đến gần lớp học: Bạn
có thể khuyến khích động vật hoang dã đến thăm
lớp học của bạn một cách an toàn. Máy cho chim
ăn đặt bên ngoài cửa sổ của bạn có thể thu hút
vài chú chim ghé thăm, và một vài cặp ống nhòm
cùng một người hướng dẫn có thể tạo ra sự lôi
cuốn nhẹ nhàng cho việc ngắm chim. Nếu bạn
có dụng cụ cho chim ăn, chỉ cần nhớ làm sạch
nó thường xuyên. Các hình ảnh từ “Nest Cam” về
của các loài chim địa phương cũng có thể cung
cấp một kết nối tuyệt vời với các loài động vật
hoang dã trong khu vực nếu máy cho chim ăn
không phải là một lựa chọn.
7. Trồng cây: Mang một số loại cây vào lớp học,
ngay cả khi bạn không có tài trồng cây thì vẫn
có thể biến đổi hoàn toàn bầu không khí. Các
nghiên cứu cho thấy việc nhìn không gian xanh
giúp giảm căng thẳng, cải thiện sự chú ý và thậm
chí cải thiện thành tích của học sinh trong các
bài kiểm tra chuẩn hóa.
Từ những loại cây trồng ít tốn công chăm sóc đến
trái cây và rau ăn được, cây cối có thể giúp trẻ kết
nối sâu sắc hơn với thế giới tự nhiên xung quanh.
Loại cây thích hợp với việc thụ phấn được trồng
trong hộp để bên cửa sổ hoặc chậu cây ngoài trời
có thể thu hút ong và bướm. Hãy nghiên cứu một
chút về các loại cây bạn chọn để đảm bảo rằng
chúng không độc hại. Một số cây có độc hoặc
có thể gây kích ứng da nếu học sinh chạm vào
chúng.
Kết nối với thiên nhiên có thể có tác động sâu sắc
đến hạnh phúc và học tập của tất cả học sinh,
đặc biệt là những học sinh đang gặp khó khăn về
cảm xúc, học tập hoặc hành vi. Có nhiều cách để
những thầy cô đang giảng dạy trong các lớp học
truyền thống có thể kết hợp một số lợi ích của
giáo dục dựa vào thiên nhiên vào việc giảng dạy
của mình chỉ với một vài thay đổi đơn giản.
14 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 45 - 2022
GIÁO DỤC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI
NHÀ TRONG THỜI KỲ COVID
15
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 45 - 2022
Jo Adetunji1
Phương Thục dịch
Các trường học trên khắp thế giới đã phải đóng
cửa một thời gian dài do đại dịch COVID-19, vì vậy
nhiều gia đình đã lao vào việc dạy học tại nhà.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều vật lộn tìm cách dạy
con cái các môn học như toán học và ngữ văn
trong khi dạo qua các môn bắt buộc khác. Tất cả
đều diễn ra trong không gian chật chội của sự
cách ly cá nhân.
Biến đổi khí hậu là một chủ đề liên ngành mà cả
lứa tuổi học sinh và người lớn vẫn biết đó là một
vấn đề toàn cầu. Và khi chúng ta đối phó với cuộc
khủng hoảng hiện tại - cũng đang có những tác
động riêng đối với môi trường - thì cũng là thời
điểm để nghĩ về cách tránh cuộc khủng hoảng
tiếp theo, thậm chí có thể còn lớn hơn.
Mặc dù vậy, theo một cuộc khảo sát gần đây, 75%
giáo viên không cảm thấy họ được đào tạo đầy
đủ để giáo dục học sinh về biến đổi khí hậu, vì
vậy các bậc cha mẹ dạy con tại nhà có lẽ cũng ít
người có hiểu biết sâu về vấn đề này. Nhưng lĩnh
vực giáo dục về biến đổi khí hậu mới đây đưa ra
một số bài học cốt lõi về cách giảng giải vấn đề
này cho người học ở mọi lứa tuổi.
1. Trò chuyện về nó
Theo nhà khoa học khí hậu Katharine Hayhoe,
điều quan trọng nhất bạn có thể làm để chống lại
biến đổi khí hậu là nói về nó. Khi nhận thức của
cộng đồng về biến đổi khí hậu ngày càng tăng,
nhiều trẻ em sẽ tiếp nhận một số thông tin từ tin
tức và các lớp học. Vì vậy, Một khởi đầu tốt nhất
cho việc này là lắng nghe những gì chúng đã biết,
suy nghĩ, những câu hỏi và mối quan tâm của
chúng. Bạn không cần phải là một chuyên gia
để nói về vấn đề này hay học hỏi cùng con bạn.
Nhưng nếu chúng ta cứ tiếp tục lảng tránh nói
1 Nguồn: https://theconversation.com/homeschool-
ing-during-coronavirus-ve-ways-to-teach-children-about-
climate-change-131411
về vấn đề này và giữ cảm nhận nhất định về nó,
thì các thông tin sai lệch sẽ lan truyền cùng với
sự bén rễ của những lo âu mơ hồ về môi trường
trong mỗi người.
2. Sử dụng tài liệu phù hợp với lứa tuổi
Trở lại năm 1996, nhà giáo dục môi trường David
Sobel đã đặt ra thuật ngữ Ecophobia để mô tả nỗi
sợ hãi và bất lực của trẻ nhỏ khi phải đối mặt với
những vấn đề môi trường xa vời, trừu tượng như
sự tàn phá rừng nhiệt đới Amazon. Khi dạy về
biến đổi khí hậu, đừng làm con bạn sợ hãi hoặc
chia sẻ thông tin có thể khiến chúng choáng
ngợp. Ví dụ: một bộ phim tài liệu trình bày rõ
ràng sức tàn phá của biến đổi khí hậu về lũ lụt và
cháy rừng có lẽ không phải là điều tốt để chia sẻ
với một học sinh tiểu học.
Hiện nay, đã có rất nhiều các nguồn tài nguyên
giáo dục tuyệt vời được thiết kế để phù hợp với
quá trình phát triển của trẻ thơ và chương trình
giảng dạy chính thức cho người học ở các độ tuổi
khác nhau. Giống như bất kỳ thông tin trên mạng
nào, hãy luôn đảm bảo rằng bạn đang sử dụng
các nguồn đáng tin cậy, chẳng hạn như các cơ
quan chính phủ, các tổ chức học thuật và các tổ
chức giáo dục đáng tin cậy. Chúng ta đều không
muốn vô tình lan truyền các thông tin sai lệch.
3. Tập trung vào hy vọng (và nó khác với lạc
quan)
Nhà nghiên cứu Thụy Điển Maria Ojala đã tiến
hành một nghiên cứu về vai trò của hy vọng trong
giáo dục về biến đổi khí hậu. Các bậc cha mẹ
đương nhiên muốn đảm bảo rằng con cái của họ
luôn hy vọng về tương lai, ngay cả khi phải đối
mặt với các mối đe dọa nghiêm trọng như biến
đổi khí hậu hoặc đại dịch toàn cầu.
Nhưng Ojala đã lưu ý về sự khác biệt quan trọng
giữa sự lạc quan - một sự chắc chắn thụ động
rằng mọi thứ sẽ ổn - với sự hy vọng mang tính xây
dựng - rằng tất cả chúng ta cùng nhau cố gắng
16 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 45 - 2022
để hình thành một tương lai tốt đẹp hơn. Niềm
hy vọng mang tính xây dựng giống như thư ngỏ
giúp người học hình dung lại tương lai và vươn
lên trước thách thức của thời đại.
Một góc nhìn qua thấu kính với niềm hy vọng
mang tính xây dựng cho phép chúng ta vượt ra
ngoài khoa học khí hậu và tham gia vào việc giảm
thiểu - những hành động mà chúng ta có thể thực
hiện riêng lẻ và hoặc theo tập thể để giảm nhiệt
độ toàn cầu - và thích ứng - kiến tạo các cộng
đồng và xã hội linh hoạt hơn khi đối mặt với một
thế giới đang thay đổi.
4. Giáo dục khí hậu tốt là giáo dục tốt
Một nghiên cứu hệ thống gần đây cho thấy rằng
giáo dục về biến đổi khí hậu có hiệu quả nhất khi
nó tập trung vào thông tin có ý nghĩa và liên quan
đến cá nhân và sử dụng các phương pháp giảng
dạy tích cực và hấp dẫn. Nói cách khác, giáo dục
về biến đổi khí hậu hoạt động khi nó sử dụng các
chiến lược giáo dục tốt,điều này cũng đúng với
bất kể với môn học nào.
Nghiên cứu này cũng xác định một số bài tập cụ
thể cho giáo dục khí hậu: tham gia vào các cuộc
thảo luận có chủ ý, tương tác với các nhà khoa
học, tìm hiểu các quan niệm sai lầm và thực hiện
các dự án cộng đồng. Vì vậy, khi học ở nhà, bạn
có thể nghe podcast của các nhà khoa học, xóa
bỏ những nhầm tưởng về khí hậu và bắt đầu với
một “dự án” trong nhà hoặc vườn của bạn.
5. Nhìn ra bên ngoài
Một trong những điều thiết yếu mà bố mẹ có
thể nghĩ đến là đi ra ngoài cùng con cái - miễn
là chỉ dẫn COVID-19 hiện tại ở khu vực của bạn
cho phép. Khám phá bất kỳ khu vực thiên nhiên
nào bạn có thể tiếp cận, ngay cả khi đó là trong
khu vườn của bạn và thậm chí bạn bị buộc phải
ở trong nhà, hãy quan sát các dấu hiệu của mùa
xuân và lắng nghe tiếng chim hót bên ngoài cửa
sổ của bạn.
Các nhà sinh thái học lo ngại rằng sự “thiếu hụt
của kinh nghiệm” của một thế hệ trẻ ít được tiếp
xúc trực tiếp với thiên nhiên sẽ chỉ làm trầm
trọng thêm cuộc khủng hoảng kép là biến đổi khí
hậu và mất đa dạng sinh học. Thuốc giải độc cho
chứng lo âu sinh thái là dành thời gian ở trong tự
nhiên, một trải nghiệm mang lại những lợi ích
bất ngờ cho sức khỏe tâm thần đối của trẻ em và
thanh thiếu niên.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cha mẹ đóng một
vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ em ứng phó
với biến đổi khí hậu và chuyển từ nạn nhân sang
tác nhân thay đổi. Nếu bạn đang dạy con tại nhà
trong thời kỳ covid này, bạn có thể sẽ tất bật cả
ngày dài. Nhưng hãy giữ thái độ tích cực khi tìm
hiểu và tương tác với chủ đề biến đổi khí hậu, đặc
biệt là nhìn nhận nó qua lăng kính của hy vọng
mang tính xây dựng. Đây là một cách để bạn dạy
về khoa học, địa lý và nhiều môn học khác cho
thế hệ tương lai, đồng thời định hình một thế giới
công bằng, bền vững hơn sau COVID-19.
17
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 45 - 2022
Meagan Gillmore1
Hồng Vân dịch
Thật không dễ dàng gì cho các nhà giáo khi học
sinh xuống đường biểu tình để hối thúc các chính
quyền hành động vì biến đổi khí hậu. Còn tùy vào
chính sách của từng trường, đôi khi thầy cô giáo
gặp khó khăn vì không biết phải phản ứng ra sao.
Ủng hộ học sinh trong việc trau dồi nhận thức xã
hội là tốt, tuy nhiên liệu có đúng đắn không khi
cổ vũ các em cúp học? Một số công đoàn giáo
viên đã công khai ủng hộ những cuộc biểu tình;
hội đồng một số trường cũng trịnh trọng tuyên
bố tình trạng khẩn cấp của khí hậu. Một số khác
thì có vẻ còn trì trệ trong tham gia hành động.
Phong trào biểu tình có thể đã khiến một số
người ngoài nhìn vào và bị sốc, tuy nhiên nhiều
người trong ngành giáo dục môi trường2 đã nói
1 Nguồn: https://teachmag.com/archives/11517
2 Giáo dục môi trường: những nỗ lực có tổ chức để
dạy cách môi trường tự nhiên hoạt động, và đặc biệt, cách
con người có thể quản lý hành vi và hệ sinh thái để sống bền
rằng mầm mống của phong trào đã được gieo
rắc từ nhiều thập kỷ trước—và giờ đã đến lúc thu
hoạch.
Cô Hilary Inwood, trưởng nhóm giáo dục môi
trường và bền vững ở Viện Nghiên cứu Giáo
dục Ontario (OISE) thuộc Đại học Toronto chia
sẻ rằng “Nhiều người trong chúng tôi cảm thấy
rằng đang sắp tới lúc bùng phát. Chúng tôi đã
làm việc trong ngành này được rất lâu rồi và cảm
thấy rằng rất khó để lôi kéo được sự chú ý đến
tầm quan trọng của giáo dục môi trường. Những
cuộc biểu tình chống biến đổi khí hậu thật tuyệt
vời vì nó thể hiện rằng thế hệ trẻ đang đứng lên
và nói: ‘Đây là những gì chúng tôi cần. Chúng tôi
cần thực hiện việc này ở mọi cấp học. Chúng tôi
cần thực hiện việc này ở toàn xã hội.’ Và tôi cảm
thấy là dường như chúng ta đang lắng nghe các
em ấy.”
Cô Inwood đang hỗ trợ vận hành một chương
trình nơi các giáo viên và giáo viên dự bị ở Hội
vững.
TRƯỜNG HỌC
VÌ HÀNH TINH:
KIẾN TẠO MỘT
THẾ GIỚI XANH
18 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 45 - 2022
đồng Giáo dục Toronto (TDSB) tụ họp lại và cùng
nhau nâng cao năng lực chuyên môn về giáo dục
môi trường. Viện Nghiên cứu Giáo dục Ontario
và Hội đồng Giáo dục Toronto đã là đối tác trong
hơn một thập kỷ.
Cô Inwood chứng kiến nhiều giáo viên tương lai
rất mong muốn được giảng dạy về giáo dục môi
trường để qua đó truyền tải đến các em học sinh
tương lai của họ những kỹ năng như giao tiếp,
hợp tác, và tư duy phản biện. Những vấn đề này,
thật ra, không xa lạ với họ; nhiều người đã tham
gia những chương trình giáo dục môi trường khi
họ còn ở trường tiểu học và trung học.
“Chúng tôi đã có một vài thế hệ gieo mầm cho
nền giáo dục mới, và tôi cảm thấy như thể những
hạt giống ấy đã bắt đầu lớn hẳn và bắt rễ,” cô
Inwood nói.
Điều đang xảy ra trên đường phố lúc này thể hiện
nhận thức ngày càng rõ ràng của lớp trẻ về những
vấn đề về môi trường mà toàn bộ hành tinh, bầu
khí quyển, các đại dương, mọi giống loài đang
tồn tại—bao gồm cả các em. Chính sách hành
chính sẽ quyết định việc các giáo viên phải hành
động ra sao trước những cuộc biểu tình. Nhưng
giúp các giáo viên hiểu nên đáp ứng thế nào với
nhu cầu của những em học sinh đang ngày càng
có nhận thức cao hơn về môi trường sẽ là câu
chuyện phức tạp hơn.
“Hầu hết các em học sinh đều rất hiểu biết về
những vấn đề đó,” cô Marie Tremblay, cố vấn giáo
dục cấp cao cho Hội đồng Giáo dục Môi trường
Alberta và cũng là một cựu giáo viên chia sẻ. “Bởi
vì chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên số,
các em học sinh cơ bản dành nhiều thời gian nhìn
vào những màn hình kỹ thuật số hơn là dành thời
gian bên ngoài. Vậy nên có một sự thiếu kết nối ở
đây: thật ra không nhiều các em học sinh có trải
nghiệm thực tế với thiên nhiên và môi trường.”
Các em học sinh được chứng kiến những thay
đổi đột ngột, vô cùng khắc nghiệt của nhiệt độ
môi trường, và đồng thời là những cuộc đối thoại
chính trị vô cùng căng thẳng. Nếu thầy cô giáo
muốn giúp các em tìm được lối ra qua những
phát biểu liên quan đến biến đổi khí hậu, họ cần
phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng.
Nhìn nhận đúng cách những vấn đề từ bên trong
Những giáo viên dạy xã hội học ở các trường
trung học phổ thông biết là họ phải thảo luận
những chủ đề khó nói, gây tranh cãi với học sinh
của họ. Dù vậy, cô Cathryn van Kessel, người đã
dành gần cả một thập kỷ dạy học sinh cấp ba,
đã không thể giúp các em tiếp cận toàn bộ đến
căn nguyên vì sao một số chủ đề khiến các em
trở nên khó chịu hay tức giận—trong khi cô cũng
là một huấn luyện viên tranh biện. Khả năng có
thể thảo luận đúng đắn những chủ đề khó là rất
quan trọng khi giúp đỡ các em học sinh đối mặt
với biến đổi khí hậu.
“Tôi cảm thấy biến đổi khí hậu đang trở thành
một vấn đề gây tranh cãi ngang ngửa với những
vấn đề mà từ lâu đã được coi là cực kỳ nhạy cảm
như phá thai, tử hình, an tử,” cô van Kessel - hiện
đang là giảng viên của khoa Giáo dục của trường
Đại học Alberta ở Edmonton - nhận định. iBiến
đổi khí hậu đang trên đà bắt kịp (với những vấn
đề gây tranh cãi khác).”
Một vài năm trước khi cô van Kessel nghỉ việc dạy
học vào năm 2015, cô được tiếp cận với lý thuyết
quản trị sang chấn3. Lý thuyết này tập trung vào
lo âu của con người về cái chết, và việc họ tin
rằng sau khi chết họ sẽ gặp phải những chuyện
gì. Những niềm tin này được cấu thành bởi thế
giới quan của mỗi người. Khi thế giới quan của họ
bị đe dọa, họ trở nên cố chấp.
Thiên tai nhắc con người nhớ về tính hữu hạn của
cuộc đời và cái chết, và điều đó khiến con người
3 Lý thuyết quản trị sang chấn: trauma management
theory (TMT)
19
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 45 - 2022
cảm thấy bị đe dọa, cô van Kessel nói. Những
cảm xúc đó trở nên căng thẳng hơn khi họ tiếp
xúc với những người có giá trị quan khác biệt
mạnh mẽ với giá trị quan của bản thân họ.
“Khủng hoảng khí hậu dẫn đến hai điềm xấu
cùng lúc: nó trực tiếp gợi nhớ đến cái chết, và
đặt chúng ta vào khủng hoảng thế giới quan,
thứ mà đồng thời cũng gợi nhớ trực tiếp đến cái
chết. Điều này có nghĩa là nhắc đến khủng hoảng
khí hậu có thể còn nhạy cảm hơn một số vấn đề
khác,” cô van Kessel nói.
Các em học sinh cần học cách phản ứng đúng
cách với những quan điểm trái ngược với mình
nếu các em muốn thành công. Cô van Kessel gợi
ý rằng các thầy cô giáo cần làm mẫu rõ ràng điều
này để làm gương cho các em. Nếu một thầy cô
giáo cảm thấy bị đe dọa bởi một lời nhận xét của
một em học sinh, thầy cô cần cho em học sinh đó
biết rằng thầy cô cảm thấy không thoải mái. Tiếp
đó, thầy cô phải cho các em thấy được mình giải
quyết cảm giác không thoải mái như thế nào—
ví dụ, bằng cách hít một hơi thật sâu—và rằng
mình sẽ tiếp tục một cuộc đối thoại trong sự bình
tĩnh ra sao. Sử dụng khiếu hài hước một cách
phù hợp để làm không khí căng thẳng dịu xuống
cũng là một cách có ích, cũng như là thảo luận về
sức khỏe tinh thần lành mạnh và các chiến thuật
chăm sóc bản thân.
Gắn niềm vui với biến đổi khí hậu
Với các em học sinh ở trường Trung học công
Earnscliffe ở Brampton, Ontario, các em trau dồi
về biến đổi khí hậu cùng lúc với việc học lập trình.
Các em học sinh lập trình bảng vi xử lý để tưới
tiêu cho vườn đứng các em trồng bằng những cái
lọ thiếc tái chế. “Phương pháp này rất tuyệt vời.”
Giáo viên kiêm thủ thư Lisa Kao nhận định.
Thư viện là một nơi tuyệt vời để dạy học sinh về
biến đổi khí hậu, “Thư viện có ảnh hưởng đến tất
cả mọi lớp học và các em học sinh. Tôi có khả
năng ảnh hưởng đến từng em học sinh,” cô nói.
“Tôi có nhiều thời gian để thử nghiệm phương
pháp dạy của mình hơn các thầy cô khác vì tôi
không bị bó buộc về thời gian.”
Điều này rất quan trọng vì sử dụng công nghệ
để dạy cho các em về biến đổi khí hậu thường đi
kèm với rủi ro sai sót. Ý tưởng bảng vi xử lý mất
ba lần mới thành công, cô giải thích.
Cô Kao sử dụng những nguyên vật liệu được phát
triển bởi công ty InkSmith, một công ty sản xuất
công nghệ giáo dục tiên tiến. Công ty này đã hợp
tác với Kids Code Jeunesse, một tổ chức phi lợi
nhuận ở Canada dạy các em học sinh lập trình và
trí tuệ nhân tạo, để sản xuất các gói với những
hoạt động được thiết kế để dạy các em học sinh
về cách thực hiện các Mục tiêu phát triển bền
vững của Liên Hợp Quốc. Các em được học về
biến đổi khí hậu, trong khi cũng được học về cách
đưa ra giải pháp đối với một số vấn đề.
“Rất nhiều các em học sinh có nhận thức về
những vấn đề (biến đổi khí hậu) và chuyện gì đang
xảy ra, nhưng còn thiếu hiểu biết về những điều
các em có thể làm để giải quyết những chuyện
đó,” anh Michael Leonard, chủ nhiệm phương
pháp giáo dục thử nghiệm và tiên tiến ở Hội đồng
trường Công giáo Waterloo ở Ontario nhận xét.
Những bài học này cũng giúp các em tập trung
chú ý vào những giải pháp của các vấn đề, giúp
hạn chế sự lo âu hiện nay.
“Rất nhiều các em học sinh có nhận thức về những
vấn đề (biến đổi khí hậu) và chuyện gì đang xảy
ra, nhưng còn thiếu hiểu biết về những điều các
em có thể làm để giải quyết những chuyện đó,”
anh Michael Leonard, chủ nhiệm phương pháp
giáo dục thử nghiệm và tiên tiến ở Hội đồng Học
khu Công giáo Waterloo ở Ontario, đã nhận xét.
Những bài học này cũng giúp các em tập trung
chú ý vào những giải pháp của các vấn đề, giúp
hạn chế sự lo âu hiện nay.
20 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 45 - 2022
“Các em học sinh cực kỳ thích trong những hoạt
động sử dụng công nghệ. Các em ấy biết rằng
công nghệ có thể được sử dụng như một biện
pháp tích cực để giải quyết các vấn đề, và chúng
ta đang cho các em ấy thấy được là trên thực tế
nó có hiệu quả,” anh nói.
Tạo ra sự kết nối
Những nhà giáo muốn tiếp cận vấn đề biến đổi
khí hậu “cần phải sẵn sàng tiếp cận những mảng
vấn đề có thể họ chưa từng khám phá,” ông
Jonathan Dyck, chủ tịch Tổ chức Chuyên gia Giáo
dục Môi trường theo Vùng ở tỉnh Columbia thuộc
Anh khẳng định. Điều này có thể bao gồm cả việc
lắng nghe giọng nói của nhóm người mà ý kiến
của họ trong những cuộc đối thoại về biến đổi khí
hậu thường bị ngó lơ.
Ông Michael Ross, một nhà giáo của trường
Trung học Công giáo Okanagan tại Kelowna, tỉnh
Columbia thuộc Anh, nhìn nhận biến đổi khí hậu
như một mối lo ngại về công lý xã hội4. Biến đổi
khí hậu cho thấy—và nhấn mạnh—những sự bất
bình đẳng còn tồn tại trong xã hội. “Rất nhiều
người không gây ra biến đổi khí hậu — ở quy mô
địa lý lẫn thế hệ – lại là những người đang phải
gánh chịu hậu quả,” ông nói. Các cộng đồng bản
địa đang phải gánh phần nhiều hơn hậu quả của
khai thác tài nguyên thiên nhiên; thế hệ trẻ đang
phải chịu đựng hậu quả từ hành động làm hại môi
trường của những thế hệ đi trước. Nếu các thầy
cô giáo muốn truyền tải thông điệp hiệu quả, họ
cần lắng nghe những cộng đồng này.
Ông Dyck nói rằng những quy tắc của cộng đồng
người Anh-điêng đã giúp ông kết hợp các cuộc
đối thoại về biến đổi khí hậu vào trong những bài
giảng của mình. Ông học từ những bô lão Anh-
điêng, và cũng sử dụng các tập tục Anh-điêng
trong lớp học của mình. Những buổi trao đổi ngồi
4 Công lý xã hội: Khái niệm về mối quan hệ công
bằng và chính đáng giữa cá nhân và xã hội.
theo vòng tròn tạo cơ hội cho các em học sinh
được lên tiếng và học hỏi từ người khác. “(Vòng
tròn) khiến cho các cuộc trao đổi mang tính dân
chủ hơn và tránh được việc chỉ có một đến hai em
làm chủ cuộc trò chuyện,” ông nói. Việc này dạy
các em học sinh phân biệt giữa sự thật và quan
điểm, đồng thời đảm bảo việc các em được tiếp
xúc với những cách nhìn nhận khác biệt với tư
duy cá nhân của các em. “Bạn vẫn có khả năng
giữ vững quan điểm ban đầu,” ông nói, “nhưng
bạn sẽ hiểu thêm về vấn đề.”
Ông Ross nói mục tiêu của ông trong nghề giáo
là có thể “kiến tạo một cộng đồng xung quanh
đống lửa trại.” Điều này xảy ra đúng nghĩa trong
những chuyến đi thực tế ngoài trời. Trong lớp học
của ông, ông cho các em học sinh tham gia ngồi
bàn luận theo vòng tròn mỗi ngày, khi đó các em
được học về những thành công và những vấn đề
tồn đọng của các bạn khác. “Khi bạn nghĩ là bạn
thuộc về một cộng đồng, bạn sẽ thấy mạnh mẽ
hơn,” ông nói. “Khi bạn mạnh mẽ hơn, bạn tạo
dựng được lòng tin của mình. Khi bạn có được
lòng tin, bạn có thể đi xa hơn và đi nhanh hơn.”
Điều này đặc biệt đúng với các em học sinh mà
thường bị cô lập khỏi cộng đồng. Khi lớp cô Lillie
Craw tại trường công giáo dục thay thế Fir Ridge
ở Học khu David Douglas ở Portland, Oregon,
theo dõi trực tuyến các cuộc biểu tình vì khí hậu
ở địa phương, các em học sinh nhanh chóng phát
hiện ra các em không thấy có điểm chung gì với
những học sinh đó: không có em học sinh khuyết
tật nào tham gia. Điều này thật sự gây “sốc” với
các em, cô nói.
Các em học sinh trong lớp giáo dục đặc biệt được
học về biến đổi khí hậu ít thường xuyên hơn,
cô Craw khẳng định. Ở một thành phố nơi mà
lối sống chay là rất phổ biến, học sinh của cô
thường liên tưởng biến đổi khí hậu đến vứt rác,
chứ không thường nghĩ ngay đến khí nhà kính
hay phát thải các bon. Các em cũng đã học về
21
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 45 - 2022
cộng đồng người khuyết thật và yếu thế khi đối
mặt với thiên tai.
Cô Craw đã sử dụng truyện tranh như một phương
pháp giảng dạy trong suốt nhiều năm. Cô và lớp
học của cô đã sáng tác một cuốn truyện tranh
để giải thích biến đổi khí hậu cho các em học
sinh nhỏ hơn, những em cũng thuộc cộng đồng
khuyết tật. Những cuốn truyện này giới thiệu đến
các em về ảnh hưởng nguy hại của mực nước
biển dâng đến các loài vật. Lớp học của cô Craw
sẽ đến giao lưu với các em học sinh nhỏ tuổi và
đọc cho các em nghe những cuốn truyện tranh
đó.
“Các em nhìn nhận bản thân không chỉ là những
người ủng hộ chống biến đổi khí hậu, các em còn
coi mình là những người đại diện cho các học
sinh khuyết tật khác” cô nói.
Giáo dục biến đổi khí hậu đang được phổ biến
khắp nơi với những chủ đề và các cuộc thảo luận
có khả năng kích động sự lo âu. Nhưng đây cũng
là cơ hội để các em học sinh có thể hành động,
phát triển khả năng thấu cảm và lãnh đạo.
“Như thể là chúng ta ở đó để giúp các em, là
nguồn lực của các em,” ông Dyck khẳng định.
“Một trong những việc chúng ta phải làm là mở
đường và thúc các em tự đấu tranh vì những đổi
thay các em cần có.”
22 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 45 - 2022
Larry Prochner1
LISA dịch
Giáo dục trẻ em trong tự nhiên là một phần thiết
yếu của việc học tập tích cực, gắn bó và toàn diện.
Mặc dù đây không phải là một khái niệm hay
cách tiếp cận mới, những những tương tác trực
tiếp và bền vững với thiên nhiên có thể sẽ ngày
càng quan trọng hơn đối với sự phát triển của trẻ
em thời đại này. Đại dịch COVID-19 đã buộc các
chương trình giáo dục và gia đình phải học cách
thích nghi với thế giới “học từ xa”, không chỉ hạn
chế quyền tiếp cận của trẻ với các bạn cùng lớp
và thầy cô mà còn hạn chế cả cơ hội học hỏi về
thiên nhiên và thời gian vui chơi ngoài trời. Sự
thay đổi bất ngờ này dẫn đến hậu quả là sự xa
rời mục đích ban đầu của việc giáo dục trực tiếp,
1 https://www.naeyc.org/resources/pubs/yc/
fall2021/take-it-outside
khiến báo chí và công chúng chú ý đến “giáo dục
dựa trên tự nhiên” trong một thời gian dài, cùng
với sự thừa nhận về những đại dịch trước đó,
khi mà việc giảng dạy bắt buộc phải chuyển ra
ngoài trời. Một ví dụ điển hình là bài báo trên tờ
New York Times, “Schools beat Earlier Plagues
with Outdoor Classes. We should, too” (Tạm
dịch: Trường học đã từng đánh bại dịch hạch nhờ
các lớp học ngoài trời. Chúng ta cũng nên như vậy)
(Bellafante 2020).
Trong bài viết này, tôi đặt mối quan tâm mới này
vào bối cảnh hiện nay bằng cách xem xét các ý
tưởng và việc thực hiện chúng trong vòng 200
năm qua trong việc giáo dục dựa vào thiên nhiên
cho trẻ nhỏ. Trong đó, tôi sẽ giải thích các khái
niệm giúp chúng ta hiểu các phương pháp tiếp
cận của các chương trình học dựa trên tự nhiên
đã có từ trước, cũng như cách chúng ta có thể
LỊCH SỬ TIẾP CẬN GIÁO DỤC DỰA LỊCH SỬ TIẾP CẬN GIÁO DỤC DỰA
TRÊN TỰ NHIÊNTRÊN TỰ NHIÊN
23
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 45 - 2022
điều chỉnh các phương pháp này để triển khai
được trong tương lai.
Định nghĩa giáo dục dựa trên tự nhiên
Giáo dục dựa trên tự nhiên (Nature-based
education) được định nghĩa là sự học tập tích cực
của trẻ em trong thế giới tự nhiên (Meier & Sisk-
Hilton 2013), trong đó, trẻ em thường xuyên có
cơ hội được tương tác với thiên nhiên. Như nhà
giáo Melissa Fine (2018) đã mô tả: nơi tốt nhất để
học về thiên nhiên là ở trong thiên nhiên, có thể
là công viên ngay trong khu phố hoặc đơn giản
chỉ là một cái cây trước cổng trường. Trong các
chương trình giáo dục dựa vào tự nhiên (đặc biệt
là ở các trường mẫu giáo đặt trong rừng), hầu hết
việc học diễn ra ở ngoài trời. Các nghiên cứu cho
thấy rằng hình thức giáo dục này mang lại lợi ích
cho sự phát triển của trẻ em và môi trường, được
thể hiện trong sự phát triển xã hội, hoạt động thể
chất và phát triển ngôn ngữ cùng sự tôn trọng
lớn hơn đối với thiên nhiên (Kuo & Jordan 2019).
Các chương trình giáo dục dựa trên tự nhiên cổ
đã tồn tại ở nhiều quốc gia, bắt nguồn từ nhiều
ảnh hưởng văn hóa và hệ thống tín ngưỡng, và
các cách tiếp cận của họ phản ánh một cách sâu
sắc hơn cách nghĩ trong quá khứ và hiện tại về
tuổi thơ, thiên nhiên và giáo dục.
Giáo dục dựa trên tự nhiên là một nỗ lực cải cách
trong thế kỷ 21 nhằm mục đích cải thiện kết
quả học tập và tránh xa các phương pháp truyền
thống chỉ dựa vào rất ít hoặc không dựa vào thế
giới tự nhiên. Tuy nhiên, như đã đề cập trước đó,
ý tưởng này không hoàn toàn mới. Các lý thuyết
và phương pháp học dựa trên tự nhiên đã được đề
xuất và thử nghiệm trong hơn 2 thế kỷ, và thường
là liên quan đến việc học của trẻ nhỏ. Một cái
nhìn thoáng qua về lịch sử của phương pháp này
sẽ giúp ta hiểu hơn về khái niệm và phạm vi rộng
lớn của nó.
Hai sáng kiến về giáo dục dựa trên thiên nhiên
nổi bật nhất trong lịch sử được khởi xướng bởi
các chính sách cải cách giáo dục và y tế cách
nhau gần một thế kỷ bao gồm:
- Nghiên cứu thiên nhiên, một sáng kiến được
phát triển mở rộng bởi Hoa Kỳ từ những năm
1890 đến những năm 1920.
- Các ngôi trường trong rừng: bắt đầu từ đầu thế
kỷ 20 ở Đức với mục tiêu ban đầu là cải thiện sức
khỏe của xã hội, nhưng sau này được giới thiệu
lại và hiện đại hóa vào giữa thế kỷ 20 (ở Đan Mạch
và Đức) và những năm 1990 (ở Anh và Hoa Kỳ).
Hai sáng kiến này dựa trên các hệ tư tưởng và
lý thuyết tương tự nhau, được thể hiện bởi một
nhóm nhỏ các khái niệm mang tính khoa học và
huyền bí (ở đây được hiểu theo nghĩa thực tại tâm
linh trong tự nhiên). Tuy nhiên, mối liên hệ giữa
hai sáng kiến này vẫn chưa được hiểu rõ. Các tài
liệu về lịch sử nghiên cứu thiên nhiên ngày càng
phát triển (Armitage 2009; Kohlstedt 2010; Kass
2017). Mặc khác, lịch sử của “trường học trong
rừng” đã dần đi vào quên lãng và chỉ còn tồn tại
trong các câu chuyện xưa mà thôi (Shields 2010).
Hơn nữa, phương pháp trường học trong rừng
thiếu nền tảng lý thuyết vững chắc (Leather 2016;
Sharma-Brymer và đồng nghiệp 2018). Các tài
liệu nghiên cứu liên quan thường “bỏ qua việc
nhìn sâu vào những mô tả các thực hành và kết
quả dựa trên cơ sở triết học và sư phạm cơ bản
để thực hiện chúng” (Waite, Bølling & Bentsen
2016, 869). Tuy nhiên, ngày càng có thêm những
nghiên cứu về trường học trong rừng đi sâu hơn
về mặt lý thuyết và có một số lượng lớn các diễn
đàn, hội nghị và mạng lưới dành cho giáo viên và
nhà nghiên cứu đã xuất hiện, tạo ra sự kỳ vọng
lớn về tiềm năng giáo dục dựa trên thiên nhiên
ngày nay.
Thiên nhiên và giáo dục trong phạm vi sự phát
triển của trẻ
Theo thời gian, quan điểm và niềm tin về tuổi thơ
đã thay đổi. Ý tưởng về “đứa trẻ” và điều “tốt nhất”
trong việc giáo dục một đứa trẻ đều bắt nguồn từ
văn hóa và lịch sử. Chúng được định nghĩa theo
24 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 45 - 2022
giới tính, tầng lớp và chủng tộc và thường phản
ánh những ưu tiên của người lớn. Đổi lại, các diễn
ngôn và triết học lại diễn giải thời thơ ấu theo
những cách khác nhau, dẫn đến những những
quan điểm khác nhau về vai trò của thiên nhiên
và giáo dục trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Một
quan điểm nổi bật liên quan đến giáo dục dựa
trên tự nhiên và tuổi thơ là “chủ nghĩa tự nhiên”,
tin rằng sự phát triển của con người “là phù hợp
với các quy luật tự nhiên mà chúng ta chưa thể
nắm bắt được tầm ảnh hưởng của nó” (Selleck
1968, 180). “Chủ nghĩa tự nhiên”, hay quan điểm
theo chủ nghĩa tự nhiên, được củng cố bởi hai lý
thuyết liên quan đến sự phát triển của trẻ là lý
thuyết mở rộng và lý thuyết tiến hóa.
Lý thuyết mở rộng
Lý thuyết mở rộng (unfoldment theory) chính là
nền tảng lý thuyết cho hệ thống giáo dục cho trẻ
nhỏ được thành lập vào năm 1983 tại Đức của
Friedrich Froebel. Froebel tin rằng trẻ em là
những cá thể hoàn chỉnh ngay từ khi sinh ra, có
khả năng tư duy ở cấp cao khi được hướng dẫn.
Điều này có nghĩa là sự phát triển của trẻ em
diễn ra một cách tự nhiên và sự phát triển đó đã
được định trước, là mệnh lệnh của “Chúa”. Ông
từng viết: “Mỗi thế hệ về sau và mỗi cá nhân sau
này đều sẽ phải trải qua toàn bộ quá trình phát
triển và bồi dưỡng đã có từ trước của loài người”
(1885, 11). Ngày nay, lý thuyết mở rộng có thể
được nhìn thấy trong lý thuyết đằng sau sự hỗ trợ
của giáo viên với trẻ nhỏ trong việc hướng dẫn
các em tự tìm thấy bản thân và các hoạt động
khác theo sở thích.
Lý thuyết tiến hóa và lý thuyết thời đại văn hóa
Theo lý thuyết tiến hóa (recapitulation theory)
đang dần mất đi uy tín thì sự phát triển của mỗi
đứa trẻ là sự lặp lại của toàn bộ quá trình của
loài người từ cái mà người ta gọi là “thời man rợ”
đến “văn mình” và nó dựa trên những ý tưởng
vô căn cứ về thứ bậc chủng tốc. Những người
theo nhà giáo dục người Đức Johann Friedrich
Herbart (rất nổi tiếng vào đầu những năm 1800)
đã áp dụng lý thuyết này vào bối cảnh giáo dục
và gọi nó là lý thuyết thời đại văn hóa (Culture-
epoch theory). Lý thuyết này được các nhà giáo
dục sử dụng để xâu chuỗi chương trình giảng dạy
nhằm phản ánh rộng rãi các giai đoạn trong lịch
sử loài người. Chẳng hạn như nghiên cứu những
ngôi nhà di động của các dân tộc du mục trước
các ngôi nhà thuộc địa, hoặc giới thiệu truyện
ngụ ngôn và truyện dân gian trước khi dạy đến
các kiến thức “khoa học” hơn.
Đối với Froebel, người chịu ảnh hưởng của
Herbart, lý thuyết thời đại văn hóa có ý nghĩa như
một chu kỳ phát triển văn hóa và tinh thần: Trẻ em
tiến bộ từ “thời sơ khai” đến khi đạt được những
khả năng cao hơn theo thời gian. Như Bloch đã
mô tả, thậm chí “vui chơi cũng được coi là một
giai đoạn của quá trình “phát triển sơ khai” mà
trong đó, trẻ nhỏ, các loài động vật và con người
nguyên thủy trên khắp thế giới đều trải qua.” Do
đó, lý thuyết riêng của Froebel cũng được thiết
lập dựa trên khái niệm về sự phát triển của trẻ
trên hệ thống phân cấp chủng tộc (Fallace 2015).
Những tàn tích của lý thuyết thời đại văn hóa -
mặc dù đã mất đi uy tín - hiện nay vẫn có thể
nhìn thấy được trong các hoạt động phổ biến tại
trường mầm non như hoạt động kết dây chuyền
và dệt vải. Lee-Hammond và Colliver (2017) cho
rằng, hoạt động này mang lại một lợi ích tiềm
tàng thông qua việc mang lại “cho các nhà giáo
dục vào thời điểm đó một khung lý thuyết, từ đó
coi trọng hơn giá trị giáo dục mà các thực hành ở
bản địa mang lại cho con trẻ, (và) mở ra một con
đường mang tính tôn trọng hơn với sự giao thoa
các nền văn hóa khác nhau nhằm chống lại sự bá
quyền của Châu Âu” (498).
Lý thuyết văn hóa tiếp tục tồn tại sang thế kỷ 20,
thời điểm mà nó được phản ánh trong ý tưởng
của nhà tâm lý học người mỹ G.Stanley Hall và
nhà tâm lý học người Nga Alexander Luria, đồng
nghiệp của Lev Vygotsky (Scribner 1985; Kozulin
25
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 45 - 2022
1990; Fallace 2015). Lý thuyết văn hóa được sử
dụng trong giáo dục để giải thích lý do cho việc
dạy theo nội dung cụ thể phù hợp với từng lứa
tuổi của trẻ. Những người ủng hộ lý thuyết này
cũng đề xuất những tài liệu (như các mẫu vật từ
thiên nhiên) là cần thiết cho việc giảng dạy và
học tập. Ví dụ, các bài học về sự khởi đầu của
thời kỳ nông nghiệp của lịch sử loài người là bao
gồm việc ươm mầm, gieo hạt và chăm sóc cây
cối đang phát triển.
Khái niệm hóa Tự nhiên và Giáo dục cùng với
nhau
Dù là trong quá khứ hay hiện tại, thì hai thành
phần quan trọng của giáo dục dựa trên tự nhiên
vẫn là môi trường và các mối quan hệ. Về cả hai
khía cạnh, giáo dục dựa trên tự nhiên đều quan
tâm đến tự nhiên và lấy con người làm trung
tâm: Một mặt, nó nhấn mạnh môi trường thiên
nhiên và môi trường lấy trung tâm là con người
(là những môi trường được tạo ra để đáp ứng
nhu cầu của con người, chẳng hạn như các thành
phố). Mặt khác, nó lại liên quan đến thế giới tự
nhiên và các mối quan hệ giữa người với người
(là những mối quan hệ được định hình bởi những
ý tưởng tâm linh, đạo đức hoặc sinh học khác
nhau). Xa hơn nữa, mối quan hệ giữa con người
và tự nhiên được định hình bởi chủ nghĩa duy lý
khoa học của tư duy thời kỳ Khai sáng2 (thông qua
đo lường, phân nhóm và phân loại tự nhiên) và
chủ nghĩa duy tâm của Đức. Chủ nghĩa duy tâm
của Đức cho rằng, bản chất chỉ có thể được lĩnh
hội bằng cách liên kết quan sát với trải nghiệm
của bản thân thông qua sự sáng tạo và cảm xúc.
Điều này bao gồm cả việc kết nối với thiên nhiên
(tức là sống trong tự nhiên, tìm cách hiểu những
gì đã diễn ra trong tự nhiên và tôn trọng các hình
hài và quá trình sống tồn tại trong tự nhiên) (Wulf
2015; Beiser 2017).
2 Phong trào Khai sáng, cũng gọi bằng Phong trào
Duy lý, là phong trào tri thức triết học chi phối tư tưởng châu
Âu vào thế kỷ 17 và 18, lấy lý trí, sự theo đuổi hạnh phúc, và sự
nhận biết của giác quan làm nền móng, chủ trương tự do, tiến
bộ loài người, khoan dung, bác ái, chính phủ lập hiến, phân
lập nhà nước với tôn giáo...
Nền giáo dục dựa trên tự nhiên ngày nay được
xây dựng dựa trên các quan niệm về sự phát
triển của trẻ em và các quan điểm về môi trường
cũng như các mối quan hệ. Thật vậy, một số
người đề xuất các lập luận hoặc giá trị nhân văn
tập trung vào việc phát triển kiến thức của trẻ về
các vấn đề bền vững và trách nhiệm của chúng
với môi trường tự nhiên, đồng thời khuyến khích
chúng tự do tham gia vào trò chơi thiên nhiên
“mạo hiểm” không có cấu trúc (Finch 2016). Họ
tin rằng con người có mối quan hệ bền chặt với
thiên nhiên từ khi sinh ra và đó là điều không cần
phải dạy. Họ cũng lo ngại về tác động của “tình
trạng thiếu hụt thiên nhiên” đối với hạnh phúc
của trẻ và Trái Đất (Louv 2010). Dòng suy nghĩ
này đưa chúng ta trở lại với các lý thuyết tự nhiên
học về sự phát triển của trẻ và ý tưởng về sự hợp
nhất con người với thiên nhiên.
Một nhóm người khác cũng ủng hộ phương pháp
giảng dạy dựa trên tự nhiên nhưng lại đưa ra
những lập luận và giá trị theo chủ nghĩa hậu nhân
văn, đồng ý rằng con người có mối liên hệ với tự
nhiên ngay từ khi sinh ra, nhưng họ lại tập trung
vào địa vị và vị trí tâm điểm của con người trong
tự nhiên. Họ cho rằng “trẻ em là bản chất của
tự nhiên” (Cutter-Mackenzie-Knowles, Malone,
& Barratt Hacking 2020a, xiv). Chính vì điều này
mà họ muốn xác định lại tuổi thơ và chuyển đổi
ngành giáo dục. Từ quan điểm “thời thơ ấu”,
điều quan trọng là chú trọng vào chất lượng chứ
không phải số lượng các cuộc tiếp xúc giữa trẻ
em và tự nhiên ở những nơi mà “trẻ em và thiên
nhiên được hòa quyện vào nhau như bản chất
vốn có của chúng” (Cutter-Mackenzie-Knowles,
Malone, & Baratt Hacking 2020b, xv).
Sự phát triển của giáo dục dựa trên tự nhiên
Mặc dù một số người đã xem xét sự phát triển tự
nhiên của trẻ từ lập trường các học thuyết hoặc
triết học, ý tưởng và giá trị của họ vẫn được lựa
chọn để đưa vào thực tiễn. Như đã đề cập trước
26 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 45 - 2022
đó, hai phương pháp giáo dục dựa trên tự nhiên
nổi bật được đề cập tới là nghiên cứu thiên nhiên
và các ngôi trường trong rừng.
Vào cuối thế kỷ 19, tại Hoa Kỳ, nhiều nhà tâm lý
học, sinh học và các giáo dục đã nêu lên các lo
lắng về việc sự phát triển của trẻ em đang bị tổn
hại bởi một xã hội công nghiệp với chương trình
giảng dạy “dựa trên sách vở” và phương pháp lấy
giáo viên làm trung tâm. Điều này dẫn đến phong
trào nghiên cứu thiên nhiên (1890 - 1920), nhằm
tìm cách khắc phục tác hại này bằng cách kết
nối việc học của trẻ với những điều hàng ngày
trong môi trường của các em thông qua quan sát
và trải nghiệm. Các nghiên cứu này có mục đích
khám phá một thực tại tâm linh hoàn toàn mới,
cũng như cố gắng cải thiện khả năng tinh thần và
đạo đức của trẻ.
Vật liệu cho nghiên cứu tự nhiên được phân ra
thành vật liệu “phi sự sống” - như đá, khoáng
chất và các loại vật thể tự nhiên khác - và vật liệu
“sống”, ngoại trừ con người. Phong trào nghiên
cứu này được xây dựng dựa trên lý thuyết của
học thuyết tiến hóa. Thay vì chỉ công nhận những
triết lý tốt đẹp của những người đi trước, các nhà
dẫn đầu phong trào cải cách ở thời kỳ này lại vẫn
giữ nguyên và phát triển các yếu tố không chính
xác và có hại của lý thuyết về hệ thống phân cấp
chủng tộc. Họ miêu tả các cá nhân và cộng đồng
bản địa là đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển
tâm lý và xã hội học. Mặc dù các lý thuyết chủng
tộc trong lịch sử không được khoa học hiện đại
ủng hộ, nhưng chúng vẫn tồn tại như một phần
của hệ tư tưởng phân biệt chủng tộc trong thời kỳ
hiện tại (Sussman 2014).
Khi phong trào nghiên cứu thiên nhiên lụi tàn
vào những năm 1910 và 1920, các trường học
trong rừng nổi lên ở Vương quốc Anh và Bắc mỹ
như một phần của phong trào đến từ Đức vào
đầu thế kỷ 20. Ban đầu, những trường học này
được thành lập làm nơi cho trẻ em mắc bệnh có
nơi để phục hồi, đặc biệt là trẻ mắc bệnh lao.
Chúng được xây dựng dựa trên nền tảng y tế,
kết hợp các mục tiêu sức khỏe cộng đồng và các
mục tiêu giáo dục với một cơ sở khoa học được
cho là dựa trên lý thuyết chủng tộc và thuyết ưu
sinh3. Các lớp học được tổ chức bên ngoài để các
em có thể tiếp xúc với không khí trong lành và
ánh sáng mặt trời. Trong các trường học trong
rừng được định hướng về mặt y tế (còn được gọi
là “trường học ngoài trời”), nghiên cứu về thiên
nhiên được coi như một môn học ở trường. Số
lượng các trường học này giảm nhiều sau năm
1945 cùng với sự phát triển của thuốc kháng sinh
điều trị bệnh lao (Châtelet 2008).
Các trường học trong rừng hiện đại được thành
lập vào cuối thế kỷ 20 đã “khai hoang và tái tạo”
lại ý tưởng tiền thân của nó để biến mối quan hệ
thiên nhiên-trẻ em trở thành trọng tâm (Op de
Beeck 2018, 74). Trong thế kỷ hiện nay, “trường
học trong rừng” là tên gọi cho cả một mô hình
giáo dục và triết lý. Các trường học trong rừng
ngày nay đề cao các nguyên tắc được phát triển
bởi các tổ chức vận động cho lý thuyết này như
Naturschule Deutschland e.V. ở Đức, Hiệp hội
Trường học Rừng ở Vương quốc Anh, và Hiệp hội
Trường Mẫu giáo Rừng Hoa Kỳ ở Hoa Kỳ. Chúng
lấy người học làm trung tâm, giáo dục dựa trên
trò chơi, thường nằm trong một khu vực có nhiều
cây cối và có thể cung cấp lớp học trong một thời
gian dài, thường là quanh năm (McCree & Cree
2017).
Vay mượn các phương pháp từ các trường học
dựa vào tự nhiên ở Đức và Scandinavia, các
chương trình ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ tuân
theo một hoặc nhiều mô hình sau:
- Trường học trong môi trường đô thị cần cung
3 Thuyết ưu sinh là phong trào sinh học-xã hội ủng
hộ việc sử dụng các phương thức nhằm cải thiện cấu tạo gen
của dân số”, thường là dân số loài người. Thực chất của học
thuyết này là triệt sản ép buộc nhằm loại bỏ các cá thể khuyết
tật như người bị tâm thần, người mù, người điếc, phụ nữ có
quan hệ tình dục bừa bãi, người đồng tính hoặc các bộ tộc bị
xếp vào giống người “thoái hóa” hoặc “không đủ tiêu chuẩn”
để tồn tại.
27
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 45 - 2022
cấp cơ hội thường xuyên cho học sinh đến thăm
các khu vực ngoài trời.
- Các chương trình giáo dục đầu đời lấy thiên
nhiên làm thành phần chính trong khu vực vui
chơi ngoài trời của học sinh.
- Mô hình Waldkindergärten (Trường mẫu giáo
trong rừng của Đức) nằm trong môi trường tự
nhiên không có tòa nhà cố định
Nhìn chung, mô hình giáo dục dựa trên tự nhiên
ưu tiên những trải nghiệm về thiên nhiên của trẻ.
Những kinh nghiệm như vậy đã được phân thành
3 nhóm riêng biệt (Kellert 2002):
1. Trải nghiệm trực tiếp trong môi trường tự
nhiên (chơi trong rừng)
2. Trải nghiệm gián tiếp trong bối cảnh có cấu
trúc (chuyến thăm vườn tược)
3. Trải nghiệm mang tính biểu tượng với các đại
diện của thiên nhiên (đọc sách dành cho trẻ về
cây cối)
Cách những trải nghiệm này được thực hiện
khác nhau theo thời gian. Ví dụ: trong nghiên
cứu của Froebel, trẻ em đi bộ theo hướng dẫn
của người lớn trong rừng (trực tiếp), chăm sóc
vườn để quan sát và tương tác với thiên nhiên
(gián tiếp) và sử dụng các khối đồ chơi được thiết
kế đặc biệt mang ý nghĩa tâm linh (tượng trưng).
Trong một nghiên cứu khoa học về tự nhiên vào
cuối thế kỷ 19, trẻ em học được từ các vật chất
thu thập được trong các chuyến đi thực tế thiên
nhiên (trực tiếp), từ việc nghiên cứu các bộ sưu
tập mẫu vật (gián tiếp) và từ việc xem xét các bức
tranh của các đối tượng (tượng trưng). Vì việc
đưa trẻ đi thăm các địa điểm thiên nhiên thường
bị cho là không thực tế, nhiều trải nghiệm trước
đây chỉ là gián tiếp hoặc mang tính biểu tượng
thông qua các vật dụng mang tính giáo dục có
sẵn trong lớp học cùng với những bộ sưu tập mẫu
vật. Điều này trái ngược với phương pháp học tập
tích cực và gắn kết được ủng hộ trong cách tiếp
cận “trường học trong rừng” ở thời kỳ hiện đại.
Trong các trường học ở trong rừng hiện nay,
trọng tâm chính là sự tham gia trực tiếp và liên
tục của trẻ vào môi trường tự nhiên. Ví dụ, trường
học trong rừng Cedarsong trên đảo Vachon ở
bang Washington, mở cửa vào năm 2008, được
coi là ngôi trường đầu tiên thuộc loại hình này
ở Hoa Kỳ (The Cadarsong Way 2021). Dựa trên
các lập luận của chủ nghĩa nhân văn, người sáng
lập Erin Kenny đã được truyền cảm hứng để xây
dựng trường học này sau khi đọc cuốn sách của
Richard Louv - Last child in the woods (Valdes
2010). Những đứa trẻ mẫu giáo tại Cedarsong đã
được tham gia vào những trải nghiệm trực tiếp
với thiên nhiên, dành cả ngày ngoài trời bất kể
thời tiết nắng mưa. Các em nghiên cứu, khám
phá và quan sát bất cứ thứ gì kích thích và duy
trì sự quan tâm của các em: suối, bùn, cây cối,
chim chóc, côn trùng,... Trường học đóng cửa
vào năm 2019, nhưng Cedarsong vẫn tham gia
vào lĩnh vực sư phạm hòa mình với thiên nhiên
và cung cấp dịch vụ đào tạo cũng như kiểm định
chương trình.
Mặc dù các trường học trong rừng gần đây đã
được đưa vào Hoa Kỳ, nhưng đến năm 2017 đã
có đến khoảng 250 ngôi trường mầm non thiên
nhiên và trường mẫu giáo trong rừng trên cả
nước (NAAEE 2017). Trên hết, nhiều chương
trình khác đang cung cấp chương trình giáo dục
dựa trên thiên nhiên như một phần của chương
trình giảng dạy.
28 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 45 - 2022
Phương Thục tổng hợp
Môi trường tự nhiên gồm cây cối, các thảm
thực vật, không khí trong lành,... thường được
cho là cung cấp sự phục hồi giúp chúng ta thư
giãn, giảm stress, cung cấp những nguồn cảm
hứng, nâng cao sự thẩm mỹ, sáng tạo,... Các nhà
khoa học đã tiến hành các nghiên cứu về cách
thức con người tương tác môi trường tự nhiên,
những trải nghiệm tự nhiên sẽ ảnh hưởng như
thế nào đến sức khoẻ tâm lý, mức độ hạnh phúc
của chúng ta. Bratman Gregory và các cộng sự
(2012) trong nghiên cứu về những tác động của
các trải nghiệm về tự nhiên đến sức khỏe tinh
thần đã chỉ ra 3 lý thuyết giải thích về mối quan
hệ giữa môi trường tự nhiên và sức khỏe tinh
thần của chúng ta.
Lý thuyết thứ nhất là lý thuyết giảm stress (SRT
- stress reduction theory) của Roger Ulrich cho
rằng thiên nhiên có một sức mạnh chữa lành đến
từ chính những phản ứng vô thức, tự động với
các yếu tố tự nhiên của con người,và có thể nhận
thấy rõ nhất ở những cá nhân đang stress trước
khi có trải nghiệm về thiên nhiên. Năm 1981,
Ulrich đã tiến hành một vài thực nghiệm trên
các khách thể đang stress và chứng minh rằng
những người được xem các tranh ảnh về cảnh
đẹp thiên nhiên sinh động đã tăng các cảm giác
tích cực như phấn khởi và các cảm xúc tiêu cực
SỨC MẠNH CHỮA LÀNH
CỦA THIÊN NHIÊN
29
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 45 - 2022
cũng giảm bớt. Trong khi những người được xem
cảnh đô thị mà không có chút thảm thực vật nào
báo cáo chỉ số căng thẳng và cảm xúc buồn bã
tăng lên. Một nghiên cứu khác của Tsunetsugu và
các cộng sự vào năm 2009 cũng chứng minh sức
mạnh chữa lành của thiên nhiên. Trong nghiên
cứu, các khách thể được di chuyển từ các vùng
đô thị vào một khu rừng sinh thái, sau đó việc đo
nồng độ cortisol nước bọt, huyết áp tâm trương
và nhịp tim cho thấy sự căng thẳng giảm đáng
kể ở những người tham gia sau khi ở trong rừng
trong 15 phút (dẫn theo Bratman & cs, 2012)
Lý thuyết thứ 2 là lý thuyết phục hồi chú ý (ART-
attention restoration theory) do Kaplan xây dựng.
Theo lý thuyết này, thiên nhiên cung cấp quá trình
phục hồi thông qua một quá trình nhận thức là
sự chú ý không chủ tâm (involuntary attention).
Kaplan lập luận rằng sự chú ý không chủ tâm
của các cá nhân được bộc lộ khi họ đáp ứng
những kích thích rất hấp dẫn như là cảnh quan
thiên nhiên. Loại chú ý này có thể diễn ra trong
một khoảng thời gian dài mà không khiến cho cá
nhân mệt mỏi hay khó chịu như là loại chú ý có
chủ đích (sự chú ý yêu cầu các cá nhân phải kiềm
chế, ngăn chặn sự xao nhãng để có thể tập trung
chú ý, ví dụ: chú ý để học tập). Do đó, chú ý không
chủ đích đến các cảnh quan thiên nhiên cho phép
các cơ chế thần kinh một cơ hội để nghỉ ngơi, bổ
sung và phục hồi, điều này có thể mang lại lợi
ích cho các công việc khác của cá nhân, giảm
trầm cảm và stress. Kaplan cũng giải thích rằng
môi trường tự nhiên có thể cung cấp loại chú ý
không chủ đích này bởi vì nó bao gồm 4 yếu tố: (1)
Khoảng rộng (cơ hội trải nghiệm, cảm giác được
đắm mình vào đó,...); (2) Cảm giác rời xa (thoát
khỏi những quan tâm về đời sống, những căng
thẳng, đơn giản như việc tạm dừng công việc và
nhìn ra cửa sổ cho đến những chuyến du lịch xa
nhà,...); (3) sự đam mê (chúng ta luôn dễ dàng
bị thu hút bởi môi trường một cách bẩm sinh);
và cuối cùng là sự tương hợp giữa cá nhân và
môi trường. Một nghiên cứu thú vị được Berman
và cộng sự tiến hành đã chứng minh lý thuyết
này. Họ cho các khách thể làm một bài kiểm tra
trí nhớ trong 35 phút để làm tăng mức độ mệt
mỏi và stress của họ. Sau đó các khách thể được
chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm sẽ đi bộ qua một
con đường đô thị hoặc một khu vườn ươm độ dài
như nhau. Sau khi trở về lại tiếp tục tham gia
một bài kiểm tra trí nhớ khác. Và quả thật trí nhớ
của những người đi qua khu vườn ươm được cải
thiện đáng kể so với nhóm đi qua đường đô thị,
các cảm xúc tiêu cực cũng được báo cáo giảm
đáng kể sau khi đi qua khu vườn ươm (dẫn theo
Bratman & cs, 2012)
Cuối cùng lý thuyết về sở thích đối với thiên nhiên
do chính Bratman và cộng sự (2012) phát triển
dựa trên 2 lý thuyết trên cho rằng sự đánh giá
của một cá nhân về thiên nhiên có thể ảnh
hưởng đến cách thức mà môi trường tự nhiên
ảnh hưởng đến tâm trạng và chức năng nhận
thức của người đó. Hai nhà nghiên cứu Mayer và
Frantz đã phát triển thang Sự liên hệ với thiên
nhiên (connectedness to nature scale – CNS) đo
lường mức độ cá nhân nhận diện mình với thế
giới tự nhiên, cảm giác thuộc về và là một phần
của tự nhiên. Mayers và Frantz chứng minh rằng
điểm số CNS có tương quan thuận với mức độ
hài lòng về cuộc sống, hạnh phúc tổng thể và khả
năng nhận thức. Về mặt cảm xúc, nhận thức rằng
mình là một phần của tự nhiên làm tăng các cảm
xúc tiêu cực vì nó làm giảm các cảm xúc tích cực.
Cảm xúc tiêu cực giảm đi bởi cảm giác cá nhân
thuộc về một cộng đồng, một nhóm hay thuộc về
cái gì đó to lớn hơn bản thân mình. Ngoài ra, một
nghiên cứu của Barton và Pretty (2010) trên 1252
khách thể đã chứng minh rằng việc hoạt động
thể chất trong môi trường thiên nhiên là một
liều thuốc hiệu quả cả đối với các bệnh nhân tâm
thần, stress và đối với những bệnh nhân không
thể hoạt động thì việc ở gần các không gian xanh
như khung cảnh tự nhiên ngoài cửa sổ cũng tác
30 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 45 - 2022
động lớn đến họ. Nó giúp làm tăng mức độ tự trọng và gia tăng cảm xúc tích cực ở các khách thể.
Theo đó, môi trường có những tác động đến sức khoẻ tâm lý của chúng ta, tuy nhiên những tác động
một phần là do chính chúng ta nhận thức và những cách ứng phó của chúng ta.
Tài liệu tham khảo
Barton, J., & Pretty, J. (2010). What is the best dose of nature and green exercise for improving
mental health? A multi-study analysis. Environmental science & technology, 44(10), 3947-3955.
Bratman, G. N., Hamilton, J. P., & Daily, G. C. (2012). The impacts of nature experience on human
cognitive function and mental health. Annals of the New York Academy of Sciences, 1249(1), 118-136.
31
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 45 - 2022
Ban Biên tập Lộn xộn
Hoàng Anh Đức
Nguyễn Linh Chi
Ngô Thị Thanh Tùng | VNIES
LISA | Cùng học
Nguyễn Minh Trang | EdLab Asia
Đoàn Thị Phương Thục | EdLab Asia
Nguyễn Hồng Vân | Học viện Ngoại giao
Logo | Hà Dũng Hiệp
Chế bản | Quách Anh
Liên hệ: bientap@day-hoc.org
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Ban Biên tập Lộn xộn
“Học để Dạy,
và Dạy để Học”