PreprintPDF Available

Kỹ năng - Dạy và Học số 44

Authors:
  • Viet Nam National Institute for Education Sciences
Preprints and early-stage research may not have been peer reviewed yet.

Abstract

Trong một thế giới đang vận hành ở một tốc độ chóng mặt tới mức các nghề nghiệp liên tục được tạo ra cũng như bị lãng quên, đã có nhiều ý kiến cho rằng chúng ta nên thay đổi các chương trình học từ tiếp cận dựa trên môn học sang dựa trên kỹ năng. Ý tưởng này có phần còn xa vời, song, việc dạy các kỹ năng học tập cấp cao và các kỹ năng tự quản lý cho học sinh trong trường học chắn chắn cần được chú trọng hơn. Trên tinh thần này, BBT Lộn Xộn xin gửi tới quý độc giả Dạy&Học số 44 với tựa đề “Kỹ năng”, với lời nhắn rằng hãy dạy cho lũ trẻ cách để đối mặt với một tương lai sẽ hoàn toàn khác với những gì ta kỳ vọng. “Dạy kỹ năng quản lý thời gian trong bối cảnh đại dịch” đưa ra các chiến lược rõ ràng để giáo viên có thể tích hợp kỹ năng này trong các bài học, thay vì chỉ mặc nhiên coi kỹ năng này là thứ học sinh cần tự trang bị. “Cải thiện chức năng điều hành thông qua đặt câu hỏi” sử dụng phương pháp giảng dạy cơ bản nhất để nâng cao nhóm các kỹ năng như kế hoạch, tổ chức, quản lý bản thân, học tập và ghi nhớ. “Đại dịch đã phá vỡ của một nguyên tắc cơ bản trong dạy học”, khiến cho sự khác biệt về kiến thức thu nhận được ở mỗi học sinh ngày càng lớn. Lúc này, “Các chiến lược dạy học theo nhóm hiệu quả (Phần 1)” - bài viết mở đầu chuỗi bài viết về phương pháp chia nhóm nhỏ - chắc chắn sẽ vô cùng hữu ích. Cùng với đó, “Cải thiện việc giảng dạy: Tám bài học từ việc học từ xa và kết hợp” cung cấp các lưu ý nhỏ có thể khiến cho quãng thời gian này bớt mệt mỏi hơn. Để có thể dần hiện thực hóa việc dạy học chú trọng hơn vào kỹ năng cũng như các tiếp cận dạy học mới đang được chú ý hơn sau đại dịch, chúng ta cần bàn luận tới cả việc thay đổi cơ sở vật chất trường học. “Khám phá không gian trường học” là những lời khuyên hữu ích từ một nhà giáo dục kiêm kiến trúc sư để từng bước tổ chức lại khuôn viên trường học. Cuối cùng, mục Góc nhìn mang tới hai bài viết: “Tại sao bố mẹ lại khó khăn trong việc lên tiếng về các vấn đề tâm lý của trẻ?” vừa là những chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, vừa là tiếng nói yêu cầu cộng đồng thay đổi cách nhìn nhận về rối loạn tâm lý; và “Hãy tò mò để thêm hạnh phúc” là lời nhắn dành cho “người học” ở mọi độ tuổi. Xin chúc Quý vị có những khoảng thời gian thú vị. Trân trọng, Ban Biên tập Lộn Xộn
KỸ NĂNG
Số 44 - tháng 2 | 2022
ĐẠI DỊCH ĐÃ PHÁ VỠ CỦA MỘT ĐẠI DỊCH ĐÃ PHÁ VỠ CỦA MỘT
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG
DẠY HỌCDẠY HỌC
DẠY KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN DẠY KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN
TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCHTRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH KHÁM PHÁ KHÔNG GIAN KHÁM PHÁ KHÔNG GIAN
TRƯỜNG HỌCTRƯỜNG HỌC
TẠI SAO BỐ MẸ LẠI KHÓ KHĂN TẠI SAO BỐ MẸ LẠI KHÓ KHĂN
TRONG VIỆC LÊN TIẾNG VỀ CÁC TRONG VIỆC LÊN TIẾNG VỀ CÁC
VẤN ĐỀ TÂM LÝ CỦA TRẺ?VẤN ĐỀ TÂM LÝ CỦA TRẺ?
Số 44: Kỹ Năng
Dạy thế nào
DẠY KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN TRONG BỐI
CẢNH ĐẠI DỊCH ........................................................06
Ngô Thị Thanh Tùng dịch
CẢI THIỆN CHỨC NĂNG ĐIỀU HÀNH THÔNG QUA
ĐẶT CÂU HỎI ..........................................................09
Minh Trang dịch
CÁC CHIẾN LƯỢC DẠY HỌC THEO NHÓM HIỆU
QUẢ (PHẦN 1) ..........................................................12
Việt Anh lược dịch
CHIẾN LƯỢC GIẢNG DẠY GIÚP ĐỀ CAO TÍNH
RIÊNG BIỆT CỦA HỌC SINH ...................................18
Minh Trang dịch
CẢI THIỆN VIỆC GIẢNG DẠY: TÁM BÀI HỌC TỪ
VIỆC HỌC TỪ XA VÀ KẾT HỢP ...............................21
Duy Vũ dịch
2Nội san Dạy học | Day-hoc.org Số 44 - 2022
Quản lí giáo dục
ĐẠI DỊCH ĐÃ PHÁ VỠ MỘT NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
TRONG DẠY HỌC ....................................................26
LISA dịch
KHÁM PHÁ KHÔNG GIAN TRƯỜNG HỌC .............29
Như Vũ dịch
Góc nhìn
TẠI SAO BỐ MẸ LẠI KHÓ KHĂN TRONG VIỆC LÊN
TIẾNG VỀ CÁC VẤN ĐỀ TÂM LÝ CỦA TRẺ? ..........32
LISA dịch
HÃY TÒ MÒ ĐỂ THÊM HẠNH PHÚC ......................35
Duy Vũ dịch
3
Nội san Dạy học | Day-hoc.orgSố 44 - 2022
Thể lệ gửi bài:
Quý thầy cô, anh chị có nội dung liên quan tới Dạy
Học muốn chia sẻ tới cộng đồng, xin vui lòng gửi về Ban
Biên tập Lộn xộn qua email bientap@day-hoc.org
Cuối bài viết, tác giả xin vui lòng giới thiệu vài nét về bản
thân: Họ tên, nơi công tác, địa chỉ liên lạc, số điện thoại,
các chủ đề nghiên cứu yêu thích…
Do thời gian và nhân sự có hạn, Ban Biên tập xin phép
chỉ liên hệ với các bài viết được chọn đăng.
Tinh thần 4.0
Ban Biên tập quý thầy cô, anh chị gửi bài cộng tác
đều chia sẻ tinh thần 4.0, tức là:
- 0 lương
- 0 văn phòng
- 0 chuyên môn cao
- 0 giới hạn không gian - thời gian
Địa chỉ gửi bài:
Bientap@day-hoc.org
Chia sẻ:
Quý thầy cô, anh chị cảm thấy nội dung Dạy và Học
ích, xin vui lòng chia sẻ tới bất kỳ những ai quan tâm,
kèm theo trích dẫn nguyên vẹn và đầy đủ về nguồn gốc
bài viết.
Mọi người nói về Dạy & Học
“Dạy&Học giống như một nguồn dinh dưỡng
quý báu cho những ai quan tâm tới giáo dục,
bất kể trong bối cảnh gia đình, nhà trường,
hay xã hội.”
- Th.S Ngô Huy Tâm
4Nội san Dạy học | Day-hoc.org Số 44 - 2022
Lời tựa
Quý độc giả thân mến,
Trong một thế giới đang vận hành ở một tốc độ chóng mặt tới mức các nghề nghiệp liên tục được
tạo ra cũng như bị lãng quên, đã có nhiều ý kiến cho rằng chúng ta nên thay đổi các chương trình
học từ tiếp cận dựa trên môn học sang dựa trên kỹ năng. Ý tưởng này có phần còn xa vời, song,
việc dạy các kỹ năng học tập cấp cao và các kỹ năng tự quản cho học sinh trong trường học chắn
chắn cần được chú trọng hơn.
Trên tinh thần này, BBT Lộn Xộn xin gửi tới quý độc giả Dạy&Học số 44 với tựa đề “Kỹ năng”, với
lời nhắn rằng hãy dạy cho lũ trẻ cách để đối mặt với một tương lai sẽ hoàn toàn khác với những gì
ta kỳ vọng.
“Dạy kỹ năng quản lý thời gian trong bối cảnh đại dịch” đưa ra các chiến lược rõ ràng để giáo
viên có thể tích hợp kỹ năng này trong các bài học, thay vì chỉ mặc nhiên coi kỹ năng này là thứ học
sinh cần tự trang bị. “Cải thiện chức năng điều hành thông qua đặt câu hỏi” sử dụng phương
pháp giảng dạy cơ bản nhất để nâng cao nhóm các kỹ năng như kế hoạch, tổ chức, quản bản
thân, học tập và ghi nhớ.
“Đại dịch đã phá vỡ của một nguyên tắc cơ bản trong dạy học”, khiến cho sự khác biệt về kiến
thức thu nhận được ở mỗi học sinh ngày càng lớn. Lúc này, “Các chiến lược dạy học theo nhóm
hiệu quả (Phần 1)” - bài viết mở đầu chuỗi bài viết về phương pháp chia nhóm nhỏ - chắc chắn sẽ
vô cùng hữu ích. Cùng với đó, “Cải thiện việc giảng dạy: Tám bài học từ việc học từ xa và kết
hợp” cung cấp các lưu ý nhỏ có thể khiến cho quãng thời gian này bớt mệt mỏi hơn.
Để có thể dần hiện thực hóa việc dạy học chú trọng hơn vào kỹ năng cũng như các tiếp cận dạy
học mới đang được chú ý hơn sau đại dịch, chúng ta cần bàn luận tới cả việc thay đổi cơ sở vật
chất trường học. “Khám phá không gian trường học” là những lời khuyên hữu ích từ một nhà
giáo dục kiêm kiến trúc sư để từng bước tổ chức lại khuôn viên trường học.
Cuối cùng, mục Góc nhìn mang tới hai bài viết: “Tại sao bố mẹ lại khó khăn trong việc lên tiếng
về các vấn đề tâm lý của trẻ?” vừa là những chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, vừa là tiếng nói yêu
cầu cộng đồng thay đổi cách nhìn nhận về rối loạn tâm lý; và “Hãy tò mò để thêm hạnh phúc”
lời nhắn dành cho “người học” ở mọi độ tuổi.
Xin chúc Quý vị có những khoảng thời gian thú vị.
Trân trọng,
Ban Biên tập Lộn Xộn
5
Nội san Dạy học | Day-hoc.orgSố 44 - 2022
Emily Rinkema & Stan Williams1
Ngô Thị Thanh Tùng dịch
Đổ lỗi cho học sinh sử dụng thời gian không hiệu
quả cũng giống như đổ lỗi cho các em đọc kém.
Quản lý thời gian là kỹ năng quan trọng hầu
hết giáo viên thường cho rằng một trong các
chìa khóa để học tập tốt trên lớp. Vậy nhưng
chúng ta thường mặc nhiên cho rằng đây là
một kỹ năng học sinh đã có sẵn, hoặc nếu chưa,
chúng cần có khả năng tự trang bị cho mình. Giả
định này là nguyên nhân dẫn đến sự thất vọng
hiểu lầm, tệ nhất là khiến cho việc chấm điểm
báo cáo trở nên thiếu chính xác.
1 Nguồn:https://www.edweek.org/teaching-learn-
ing/opinion-remote-learning-makes-time-management-
even-harder/2021/02
EmilyRinkemavàStanWilliamslàtácgiảcủaLớphọcdựa
trêntiêuchuẩn(TheStandards-BasedClassroom):Làmcho
việchọctrởthànhmụctiêu(Corwin2018).Họđãtừnggiảng
dạyhơn25nămvàlàmviệcvớicácgiáoviêntrongquậncủa
họởVermontcũngnhưtrênkhắpđấtnướcvàthếgiớiđểcải
thiệnhệthốngvàthựchànhhọctậpdựatrêntiêuchuẩn.
Không còn nghi ngờ gì về ảnh hưởng của kỹ năng
quản thời gian đến việc học. Các học sinh
kỹ năng quản lý thời gian tốt đều hiểu mối quan
hệ giữa kỹ năng này việc năng suất học tập.
Chúng biết cách lập kế hoạch trước và giám sát
tiến trình; phân nhỏ các nhiệm vụ, sắp xếp chúng
theo thứ tự ưu đánh giá lại việc sử dụng thời
gian khi có công việc khác mới nảy sinh. Những
em quản lý thời gian hiệu quả thường có kết quả
học tập tốt trên trường.
Đại dịch đã bộc lộ những thách thức đáng kể mà
những học sinh đã trang bị được cho bản thân kỹ
năng quản thời gian phải đối mặt. Nhiều học
sinh thàn công xây dựng ứng dụng kỹ năng
này nhờ có sự hỗ trợ của các giáo viên và trường
học. Khi những hỗ trợ đó - bao gồm chuông báo
hiệu, các bạn học làm mẫu, lời nhắc của giáo
viên, những quy trình bắt buộc như điểm danh
và những thứ tương tự - bị loại bỏ, kết hợp cùng
những phức tạp về thể chất cảm xúc trong thời
6Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 44 - 2022
DẠY K NĂNG QUẢN LÝ THỜI
GIAN TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH
kỳ đại dịch như bệnh tật, đau buồn, sợ hãi, đói,
lo lắng, cô đơn, trầm cảm, thời gian biểu và “ưu
điểm” quản lý thời gian của các em bắt đầu lệch
khỏi quỹ đạo. Và với những học sinh trước đây đã
gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian thì bây
giờ khó khăn ngày càng chồng chất hơn.
Quản lý thời gian cần được nhìn nhận dạy như
một kỹ năng học thuật
Thật dễ dàng khi đổ lỗi cho học sinh. Chúng ta
hẳn đã ít nhất 1 lần nghe được nhiều lời đánh giá
mang thái độ trách móc như vậy. “Trong thế giới
thực, chúng sẽ bị sa thải nếu không hoàn thành
công việc đúng hạn,” “Chúng phải chịu trách
nhiệm!” Hoặc, khi nói về bài tập về nhà, một giáo
viên đã nói: “Có sẵn hết ở đây rồi! Chúng chỉ cần
đọc mỗi hướng dẫn thôi! Giờ tôi cần phải chỉ cho
từng bước một nữa hả?”
Việc dạy học trong bối cảnh đại dịch đã làm nổi
bật một điều chúng ta đã biết từ lâu: Mong
đợi học sinh quản lý thời gian tốt sẽ chẳng giúp
ích gì trong việc cải thiện cách chúng quản lý
thời gian. Khen thưởng và trừng phạt học sinh vì
thể hiện hoặc không thể hiện những kỹ năng này
không thể cải thiện được kỹ năng nếu ngay từ
đầu chúng đã không có kỹ năng đó.
Cho học sinh học trực tiếp hay từ xa, trách
nhiệm của chúng ta dạy kỹ năng quản lý thời
gian giống như chúng ta dạy một kỹ năng học
thuật. Với cách điều phối viên của chương
trình học tập dựa trên trình độ trong khu vực,
trong suốt một thập kỷ qua, chúng tôi đã hỗ trợ
giáo viên thiết kế bài giảng, bài tập các phương
thức đánh giá cho các mục tiêu học tập dựa trên
kỹ năng học tập. Hơn bao giờ hết, chúng tôi tin
rằng chúng ta cần có cách tiếp cận tương tự đối
với các kỹ năng kiểm soát bản thân, kỹ năng
duy mà chúng ta sử dụng hàng ngày để quản
cuộc sống. Mặc dù có một số khác biệt đáng kể
về cách chúng tôi có thể đánh giá và báo cáo về
những kỹ năng này một cách công bằng, nhưng
việc dạy các kỹ năng này cũng tương tự như đối
với các kỹ năng học thuật.
Thứ nhất, cũng giống như các mục tiêu học tập,
các mục tiêu đầu ra cần được trình bày rõ ràng.
Chuyên gia đánh giá Rick Stiggins nói rằng người
học có thể “đạt được bất kỳ mục tiêu nào họ
thể thấy rõ và thực tế với bản thân và cuộc sống
của họ”. Với tư cách là những người đề xướng và
thực hành phương pháp học tập dựa trên tiêu
chuẩn, chúng tôi khuyên bạn nên phát triển các
mục tiêu thang đo học tập thể hiện rõ chúng
ta định nói gì khi đề cập đến “quản lý thời gian”.
Điều này có thể cần đến việc chia nhỏ kỹ năng lớn
hơn thành các kỹ năng riêng biệt nhỏ hơn. Ví dụ:
phát triển mục tiêu học tập cho quản nhiệm
vụ, một kỹ năng con của quản lý thời gian, sẽ đòi
hỏi chúng ta xác định chính xác kỹ năng đó như
thế nào ở nhiều cấp độ khác nhau. Đây bản
dự thảo về thang đo tiềm năng, với mục tiêu học
tập nằm ô được vàng. Lưu ý, mức độ phức
tạp của kỹ năng tăng từ trái sang phải, chuyển từ
lên kế hoạch cho nhiệm vụ cơ bản sang kỹ năng
quản lý phức tạp hơn:
7
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 44 - 2022
Quản lý công việc: Làm cách nào để quản lý công việc theo cách giúp tôi đạt được mục tiêu?
Tôi thể chia một
nhiệm vụ thành
nhiều phần.
Tôi thể chia
nhiệm vụ thành các
phần riêng biệt
lập kế hoạch hoàn
thành từng phần để
kịp thời hạn.
Tôi thể chia các
nhiệm vụ thành các
phần riêng biệt ước
tính thời gian thực hiện
cho mỗi phần, cho
phép tôi ưu tiên hoàn
thành các phần để kịp
thời hạn.
Tôi thể quản nhiều
nhiệm vụ bằng cách chia
nhỏ từng nhiệm vụ theo
cách cho phép tôi ước tính
thời gian ưu tiên hoàn
thành để đáp ứng nhiều thời
hạn.
Thứ hai, chúng ta cần xây dựng các chiến lược và trao cho học sinh cơ hội thực hành,sau đó, dành
thời gian để để các em thực hành các chiến lược dưới sự quan sát và hướng dẫn của chúng ta. Điều
này có thể có nghĩa là giao cho học sinh các nhiệm vụ giả định và yêu cầu chúng chia các nhiệm vụ
thành nhiều phần; cũng có thể có nghĩa là cho học sinh thực hành ước lượng thời gian trong giờ học
nhằm xem đánh giá khả năng ước lượng của chúng so với thực tế chính xác ở mức độ nào; cũng
thể có nghĩa là yêu cầu học sinh thử thực hành việc sắp xếp thứ tự ưu tiên các tác vụ bằng cách giáo
cho chúng việc quản lý giáo án.
Thứ ba, chúng ta cần thiết kế các bài đánh giá quá trình mà có thể thu thập các thông tin chính xác
và hợp về kỹ năng. Việc cung cấp thang đo hoặc phiếu tự đánh giá chỉ có tác dụng cho học sinh
biết chúng ta muốn gì; đó không phải là dạy kỹ năng cho lũ trẻ. Và nếu như giáo viên không biết mỗi
học sinh của chúng ta đang ở đâu so với mục tiêu đặt ra, họ sẽ không thể thiết kế bài giảng hiệu quả.
Đánh giá việc quản lý nhiệm vụ của học sinh chỉ dựa trên kết quả của bài tập trên lớp chưa đủ;
chúng ta sẽ cần phát triển các bài đánh giá đo lường cụ thể kỹ năng này một cách riêng biệt với các
kỹ năng khác mà chúng ta đang dạy.
Cuối cùng, nếu chúng ta thực sự muốn đảm bảo việc học thực sự diễn ra, chúng ta cần thiết kế bài
giảng dựa trên kết quả đánh giá. Điều này có nghĩa là đưa ra các phản hồi, giảng dạy phân biệt cùng
sự giúp đỡ từ từ nhưng có chủ đích cho học sinh đều nhằm phát triển các kỹ năng và thói quen giúp
các em quản lý thời gian hiệu quả hơn.
Đổ lỗi cho học sinh của chúng ta vì đã vật lộn với các kỹ năng điều hành cũng giống như đổ lỗi cho
chúng vì đã cố gắng đọc. Là những nhà giáo dục, chúng ta cần phải nhận thức được vấn đề sâu xa
hơn thế.
Trong một thế giới mà luôn có khả năng sẽ phải học tập hoặc làm việc từ xa ở một mức độ nào đó,
điều quan trọng hơn bao giờ hết là chúng ta hiểu và chấp nhận rằng vai trò của chúng ta với tư cách
là nhà giáo dục là dạy quản thời gian và các kỹ năng điều hành khác, chứ không chỉ mong đợi rằng
học sinh của chúng ta có các kỹ năng này và cảm thấy thất vọng khi chúng không làm được như mong
muốn. Chúng ta là những người chịu trách nhiệm với mọi phản ứng ta đưa ra đối với thói quen của
học sinh, vì vậy, chúng ta hãy đáp lại bằng lòng nhân ái và tính chuyên nghiệp và làm những gì chúng
ta đã cam kết, dù có đại dịch hay không đó là: dạy học.
8Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 44 - 2022
Sarah Kesty1
Minh Trang dịch
Giáoviêncóthểnângcaokỹnăngquảnlýbảnthân
chohọcsinhcấptrunghọccơsởbằngcáchhỏicác
câuhỏikíchthíchhoạtđộngnãobộ.
Một người lớn lần đầu nhảy trên chiếc bạt nhún
sau khi đã lâu không sử dụng kể từ khi còn nhỏ
sẽ gặp nhiều khó khăn và thấy hơi kỳ cục. Các
nhảy bạt nhún của bạn cần vài “chập khởi động”
trước khi sẵn sàng được sử dụng liên tục. Học
sinh của chúng ta cũng có trải nghiệm y hệt vậy.
Sau cả một năm rời xa trường học, nhiều em
lẽ cần được hỗ trợ phát triển các chức năng điều
hành (executive function) cùng các kỹ năng làm-
1 Nguồn:HowtoSupportMiddleSchoolStudents’
ExecutiveFunctionSkillsbyAskingQuestions|Edutopia
học-sinh khác để thực sự hoà nhập lại với nhịp
sống trường học. Chức năng điều hành khả
năng quản lý não bộ bao gồm vô vàn các kỹ năng
cần thiết cho tương lai như lên kế hoạch, tổ chức,
quản lý bản thân (quản lý lực chú ý và cảm xúc),
học tập và ghi nhớ.
Những kỹ năng trên cũng được trau dồi khi trẻ
làm nhiều việc khác như việc nhà. Nâng cao
chức năng điều hành tại trường cũng giúp não
bộ của các em hiểu hơn về hệ thống tín hiệu
chức năng kích thích việc sử dụng một số kỹ
năng nhất định. Ví dụ, một học sinh cần hiểu tín
hiệu từ môi trường, từ đó, kích hoạt các công cụ
quản bản thân. các môi trường khác nhau,
tín hiệu cũng thay đổi, tín hiệu tại nhà chắc chắn
sẽ khác ở trường.
CẢI THIỆN CHỨC NĂNG ĐIỀU HÀNH
THÔNG QUA ĐẶT CÂU HỎI
9
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 44 - 2022
Chức năng điều hành giúp cải thiện kết quả học
tập
Kỹ năng quản lý bản thân thường được coi là
mật đằng sau thành công của các học sinh
kết quả học tập tốt. Thông thường, những học
sinh thành tích nổi bật những em đã rèn
luyện được cho mình một bộ kỹ năng điều hành
vô cùng sắc bén. Chỉ có khả năng viết tốt thôi là
chưa đủ. Điều quan trọng các em phải cả
các kỹ năng quản thời gian, chia bài tập viết
thành các phần, quản lý lực chú trải rộng khắp
toàn bài, ghi nhớ các chiến lược soát, sửa, và còn
nhiều kỹ năng khác. Giúp học sinh nâng cao các
kỹ năng trên sẽ cải thiện đáng kể kết quả học tập
của chúng, bởi điểm số và đánh giá phụ thuộc
phần lớn vào khả năng điều hành - kỹ năng thể
hiện rõ nhất học lực của từng cá nhân.
Trường học trực tuyến “ép” học sinh phải làm
quen với các chiến lược tự quản lý bản thân, như
vào lớp mà không cần tiếng chuông báo hiệu hay
giảm các yếu tố gây xao nhãng để toàn tâm toàn
ý tập trung vào bài học. Giờ đây, các em có lẽ cần
thêm thời gian để xây dựng bộ kỹ năng làm-học-
sinh cần thiết trong bối cảnh các trường học đã
mở cửa đón học sinh trở lại trường. Biết cách xác
định và khuyến khích việc xây dựng các kỹ năng
dành cho học sinh yếu tố then chốt đưa giáo
dục trở lại với nhịp vận hành cũ trước dịch bệnh.
Thay vì “tận tay chỉ việc”, hãy đặt những câu hỏi
gợi mở
Nếu đã từng cơ hội nghe học sinh giảng bài cho
nhau, có lẽ bạn sẽ nhận ra rằng chúng đang bắt
chước bạn. Dưới cương vị một giáo viên, chúng
ta đưa cho các em vô vàn chỉ dẫn. Thay vì đưa ra
các chỉ dẫn, hỏi học sinh các câu hỏi gợi ý ở tầm
thấp hoặc trung, truyền lại nhiệm vụ khám phá
bài học cho các em, từ đó, giúp chúng xây dựng
chức năng điều hành cần thiết cho tương lai.
Ví dụ, một câu chỉ đạo “Chúng ta lấy sách ra
nhé!” thể được thay bằng một câu hỏi mở
tầm trung như “Chúng ta cần gì để học đọc nhỉ?”
hoặc “Hãy hình dung bàn học các em sẽ trông
như thế nào trong tiết học này”. Một câu hỏi
trình độ thấp hơn có thể dùng trong trường hợp
này “Các em cần 45 hay 65 giây để sẵn sàng
bước vào tiết học nào?”. Bạn thậm chí có thể
vào mặt bàn, ra hiệu với học sinh rằng chúng
đang cần lấy ra một thứ đó.
Không có cách thức cố định cho việc đặt câu hỏi.
Điều quan trọng là bạn cần lên kế hoạch và điều
chỉnh mọi thứ phù hợp với mức độ trợ giúp bạn
muốn dành cho học sinh để các em từ từ nhận
ra trách nhiệm của mình (tương tự với các chiến
lược xây dựng phát triển kỹ năng học làm
bài).
Dạy và hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi
Bất cứ khi nào thiết kế bài giảng, tâm trí tôi lại
tua đi tua lại câu nói của người hướng dẫn: “Bạn
muốn học sinh nhớ điều sau mỗi tiết học?”
Cũng giống như những người hướng dẫn và đào
tạo giảng viên, giáo viên thể hướng dẫn học
sinh tự đặt câu hỏi hoặc nhắc lại nhiệm vụ của
mình.
Chẳng hạn, trong quá trình thực hiện một dự án
hoặc viết một bài luận dài, giáo viên có thể hướng
dẫn học sinh cách làm các công việc sau:
- Đặt câu hỏi về các công việc cần làm hoặc
minh hoạ hay ghi chú lại từng công đoạn
thực hiện một
- Tự cân nhắc các tài liệu cần thiết
- Xác định thời gian hoàn thành từng công
đoạn
- Đề xuất một số mẹo ghi nhớ công việc cần
làm
Những học sinh cần giáo viên hướng dẫn nhiều
và sâu hơn có thể nhận được một danh sách các
câu hỏi sẵn có để kịp thời tham gia vào quá trình
xây dựng dự án. Mục tiêu của ý tưởng này là tạo
một không gian mà ở đó điều quan trọng hơn sự
hiện diện của các em là khả năng suy nghĩ
10 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 44 - 2022
kiến giải vấn đề. Bằng cách này, giáo viên có thể
nâng cao chức năng điều hành của học sinh.
Sử dụng 6 câu hỏi “toàn năng” giải quyết vấn đề
Dưới đây là 6 câu hỏi “toàn năng” giúp giáo viên
trong việc cải thiện kỹ năng học tập của học sinh.
Tuy nhiên, xin hãy nhớ rằng, chúng không phải
“thuốc thần” tức khắc cải thiện kỹ năng đặt câu
hỏi của các em.
1. Bạn để ý thấy điều gì?
2. Bạn hiểu những phần nào?
3. Bạn nghĩ rằng bản thân mình đang cần
những gì?
4. Tại sao bạn biết rằng bản thân đang cần
những điều đó?
5. Bạn sẽ tìm những thông tin đó ở đâu?
6. Làm cách nào để bạn nhớ sử dụng phương
pháp đó và áp dụng chúng trong thực tế?
Việc thường xuyên hỏi những câu hỏi trên của
giáo viên giúp học sinh dần quen, sau đó dần dần
trở nên tự nhiên trong việc áp dụng chúng trong
giải quyết vấn đề hằng ngày. Giáo viên cũng
thể đáp lại các câu hỏi của học sinh như “Bài tập
đó đâu vậy ạ?” hay “Em cần phải làm ạ?”
bằng 6 câu hỏi trên. Thử nghĩ xem những thắc
mắc của học sinh về quy trình thực hiện có nhiều
hơn những thắc mắc về nội dung hay công việc
chính chúng phải thực hiện hay không. Đó hẳn là
một món quà cho lũ trẻ khi chúng có thể tự giải
quyết những vướng mắc của chính mình.
Tin tốt dành cho giáo viên
Các phương pháp kể trên không phải là cách
thức duy nhất giúp bạn. Những kỹ năng trên của
học sinh thể được cải thiện mở rộng qua
các thay đổi nhỏ trong các hướng dẫn của bạn
dành cho các em. Thay tận tay chỉ việc, hãy
đặt những câu hỏi tăng nhận thức của học sinh
về các cách thức và thói quen, từ đó, cho chúng
thấy trách nhiệm của mình trong việc tự quản
bản thân. Bên cạnh đó, hướng dẫn các em chú ý
và nhận biết các yêu cầu về chức năng điều hành
trong các bài tập được giao có thể cải thiện khả
năng tìm kiếm chiến lược làm bài một cách độc
lập.
Khi tất cả các phương thức trên đều không phát
huy được hiệu quả, hãy sử dụng đến bộ câu hỏi
“toàn năng” kia để đảm bảo rằng “cơ” não của
học sinh dịp vận động thể hiện khả năng
của mình. Sử dụng đa dạng các công cụ nhằm
nâng cao năng lực của học sinh sẽ giảm bớt các
rào cản trong quá trình phát triển của chúng,
đồng thời, làm dịu đi những khó khăn khi quay
trở lại trường học cho không chỉ giáo viên giáo
viên mà cả của học trò.
11
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 44 - 2022
Larry Ferlazzo1
Việt Anh lượcdịch
Câuhỏiđượcđặtrachochuỗibàinàylà:
“Làm thế nào đ dạy học theo nhóm hiệu quả?”
Nếutổchứctốt hình thứcdạyhọcnày,việchọccủa
họcsinhsẽ đượchỗtrợrấtnhiềuvàviệcquảnlýlớp
họccủagiáoviêncũngtrở nên d dàng hơn. Tuy
nhiên, triểnkhainómộtcáchthànhcônglạikhông
phảichuyệnđơngiản.Làmộtphầncủachuỗicác
bàisắptới,bàiviếtnàysẽcungcấpcácchiếnlược
đãđượcthửnghiệmvàthànhcông,giúpbạntốiđa
hóahiệuquảcủahìnhthứcgiảngdạynày.
“Dạy học sinh các thủ tục của lớp học”
- Valentina Gonzalez2 -
1 Nguồn:WhatAretheBestStrategiesforSmall-
GroupInstruction?(Opinion)(edweek.org)
2 ValentinaGonzalezlàmộtcựugiáoviênvớihơn20
Chẳng phải một sớm một chiều tôi có thể
áp dụng hình thức dạy học theo nhóm nhỏ một
cách hiệu quả. Trước đây, ở trường tôi, các giáo
viên trong tổ thường cùng nhau xây dựng kế
hoạch dạy học. Chúng tôi hầu như dạy cùng một
bài theo cùng một cách. Tuy nhiên, càng ngày
tôi càng nhận thấy hình thức dạy chung cả lớp
không đáp ứng được nhu cầu của từng nhân
học sinh. Một số em hiểu rõ những tôi đã dạy
bởi các em đã biết những điều này từ trước
rồi. Các em còn lại thì không biết chuyện gì đang
diễn ra trên lớp. Tôi cảm thấy dường như chúng
tôi đều chỉ đang làm cho có lệ mà thôi.
nămkinhnghiệmtronglĩnhvựcgiáodục,đồngthờilàmột
nhàcốvấn,ngườiđiềuphốitạihọckhu,chuyêngiatrong
lĩnhvựcpháttriểnchuyênmôn,đặcbiệtđốivớiviệcgiảng
dạyhọcsinhhọchọcAnhngữ(English-Learners-ELs).Bà
làđồngtácgiảcủacuốnsách“Read&WritingwithEnglish
Learners”vàlàngườiđồnghànhcùngcácgiáoviêncóhọc
sinhELsnhằmhỗtrợviệcgiảngdạyngônngữ.
CÁC CHIẾN LƯỢC DẠY HỌC THEO CÁC CHIẾN LƯỢC DẠY HỌC THEO
NHÓM HIỆU QUẢ (PHẦN 1)NHÓM HIỆU QUẢ (PHẦN 1)
12 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 44 - 2022
Vì vậy, mà việc dạy học theo nhóm sớm được
hình thành trong lớp của tôi một cách tự nhiên.
Sau một giờ học được tổ chức theo hình thức dạy
chung cả lớp, tôi đã tìm cách thu thập thông tin
qua đánh giá tức thời để chia lớp ra thành các
nhóm. Chẳng hạn, vào cuối giờ học, tôi yêu cầu
học sinh viết vào “Vé-ra-chơi” [ticket out], hay
trả lời một số câu hỏi vào một mẩu giấy nhỏ. Dựa
vào đó, tôi nhanh chóng chuẩn bị cho tiết tiếp
theo bằng cách chia lớp thành ba nhóm các
mức độ: ThànhThạo, CầnHướngDẫn CầnHọc
Lại.
Trong các ngày sau đó, trong hoạt động tự đọc,
tôi gộp các em thành những nhóm như đã chia
để tiến hành một bài học mini liên quan tới chủ
đề của giờ học. Tuy giờ học của tôi chưa thực sự
hoàn hảo, nhưng tôi có thể nói rằng các em học
sinh của tôi đã bắt đầu phát triển mà không còn
lúng túng hay cảm thấy buồn chán.
Dưới đây là những kinh nghiệm tôi đúc rút từ quá
trình này:
1. Dạy các thủ tục của lớp học
Các thủ tục của giờ học yếu tố then chốt để
quản lớp học, bởi học sinh sẽ làm việc tốt
hơn khi các em hình dung được mọi thứ nên diễn
ra thế nào. Đầu tiên, bạn hãy dành ra một tiết để
giải thích cho học sinh “học theo nhóm” là gì và
tại sao chúng ta nên học như vậy. Hãy làm mẫu
cho học sinh thấy một nhóm sẽ hoạt động thế
nào, khi đó các HS còn lại trong lớp sẽ làm
việc như thế nào. Bằng cách này, bạn đã làm
kỳ vọng của mình với học sinh giúp các em biết
cách đạt được kỳ vọng đó. Một vài điều cần lưu
ý là: Thống nhất khung thời gian cần bỏ ra cho
việc học theo nhóm nhỏ; Thiết lập kỳ vọng; Mức
độ tiếng ồn cho phép; Cách học sinh di chuyển
trong lớp; Khi nào thì được phép làm gián đoạn
một nhóm học tập;..
2. Dạy học sinh cách làm việc độc lập
Nếu bạn đặt ra mục tiêu, kỳ vọng cụ thể về kết
quả học tập hướng dẫn học sinh thật chi tiết
trước khi giao cho các em bất kỳ nhiệm vụ nào,
bạn sẽ không rơi vào tình huống mất khả năng
kiểm soát lớp. Dưới đây một vài mẹo để dạy
học sinh cách làm việc độc lập:
Viết mục tiêu ra một tấm giấy khổ lớn hay
một tờ giấy nhỏ rồi đặt nó dưới camera
của máy chiếu vật thể. Đảm bảo rằng mục
tiêu này được hiển thị xuyên suốt giờ học.
Đưa ra các dụ và phản dụ cho sản
phẩm cuối cùng (nếu có)
Cung cấp cho học sinh các lựa chọn
Khi bạn làm việc với một nhóm, các học sinh còn
lại trong lớp thể thực hiện các nhiệm vụ học
tập khác nhau. khối tiểu học, học sinh thể
làm các hoạt động đơn giản, thú vị, mang tính
trải nghiệm, gắn với các kỹ năng đã học trước đó.
Với học sinh lớn hơn, các em có thể tự viết hoặc
đọc, nghiên cứu hay giải quyết các vấn đề, làm
thí nghiệm/thử nghiệm, hoặc hơn thế nữa!
3. Duy trì sự linh hoạt
Chúng ta không nên quá cứng nhắc mà hãy duy
trì sự linh hoạt. Hôm nay, bạn “Jasmin” có thể ở
trong nhóm ThànhThạo, nhưng thể tuần sau
bạn ấy sẽ trong nhóm CầnHọcLại. Các nhóm
nhỏ giống như những dòng nước chảy. Dòng
nước chuyển động và biến đổi theo thời gian,
theo các chủ đề và nhu cầu của người học.
Nhóm nhỏ thường được bắt gặp trong giờ tập
đọc, nhưng thật ra nó phù hợp đối với nhiều môn
học khác. Có rất nhiều lý do để bạn dạy học theo
nhóm như: Các bài học cách học đọc/viết/toán
học, Chia sẻ bài đọc/bài viết, Ôn luyện về ngữ
âm, Đọc theo hướng dẫn, Thảo luận đọc hiểu/
viết/toán học, Phát triển từ vựng,..
13
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 44 - 2022
“Luyện tập, luyện tập và luyện tập.”
-OliviaMonteroPetraglia3-
Các nghiên cứu đã chỉ ra tác động tích cực của
hình thức giảng dạy theo nhóm, nhưng việc thiết
lập hay quản thể một thử thách.
đòi hỏi cả một quá trình dài, cần được đầu tư về
thời gian và cần nỗ lực hợp tác của cả lớp. Nếu
làm tốt, không chỉ một điều kiện tưởng
cho dạy học phân hóa mà còn là cách thức tuyệt
vời để xây dựng cộng đồng học tập, giúp học sinh
phát triển các kỹ năng như: tự quản, quản lý thời
gian hay làm việc độc lập. Việc dành ra hai hoặc
ba tuần đầu tiên của năm học để tìm hiểu về học
sinh của bạn, đồng thời luyện tập các thủ tục
lớp học sẽ đem lại nhiều lợi ích cho suốt chặng
đường còn lại của năm học.
1. Chia nhóm như thế nào?
Đầu năm học, tôi thường lên kế hoạch cho các
nhóm hỗn hợp tham gia các hoạt động đơn giản,
vui và ngắn (khoảng 8-12 phút). Sau một thời
gian, thông tin có được từ mỗi ngày như vậy cho
phép tôi thiết lập các nhóm học sinh và xác định
được mục tiêu học tập khác nhau, kết nối chúng
với chương trình học; ngoài ra, nó còn cung cấp
cơ hội để thiết lập mối quan hệ với học sinh, xây
dựng tinh thần của lớp học, đây là nền tảng bền
vững cho các nhóm học tập.
2. Mời gọi học sinh tham gia
Hãy làm thật rõ lý do “tại sao” phải làm việc
nhóm. Bạn thể mời học sinh lại ngồi quanh
bạn, và cùng các em thảo luận về việc học theo
nhóm. Khi học sinh chia sẻ ý kiến của mình, hãy
ghi lại các câu trả lời để trong năm học, ai cũng
có thể nhìn lại nếu cần.
Học theo nhóm nhỏ có thể đem lại lợi ích
gì cho chúng ta?
3 OliviaMonteroPetraglialàmộtnhàgiáovớihơn23
nămkinhnghiệm.Côtừngđảmnhiệmvaitròlãnhđạo,huấn
luyệnviêngiảngdạy,nhàchuyênmônvềsựtiếpthungôn
ngữ,nhàtưvấnvàgiáoviêngiảngdạyởcáctrườngquốctế
tạiColombia,TháiLan,IndonesiavàLào.
Điều thể gây hại đến công việc của
nhóm?
Điều giúp chúng ta được những
hội học tập tốt nhất khi làm việc nhóm?
3. Trực quan hóa hướng dẫn
Tạo ra các bảng neo [anchor chart] hoặc những
trang trình chiếu để hiển thị các bước làm việc
cho từng hoạt động. Dần dần, học sinh sẽ có thói
quen nhìn vào bảng neo thay hỏi lại bạn khi
không nhớ rõ. Với những học sinh nhỏ tuổi hơn,
bạn có thể sử dụng các hình ảnh gắn với số thứ
tự. Việc làm đơn giản này thể một yếu tố
lớn mang lại những thay đổi tích cực không ngờ
trong giờ học.
4. Lập danh sách việc cần làm
Tạo ra một danh sách hàng tuần hoặc hàng
ngày về những điều bạn cần làm, hoặc cần chú
tâm đến để giúp cho việc ghi chép nhanh được
dễ dàng hơn hay giúp bạn tập trung vào những
thông tin quan trọng. Cách làm này cũng giúp
bạn theo dõi được tần suất bạn tương tác với học
sinh
5. Luyện tập, luyện tập và luyện tập
Hãy giới thiệu với học sinh từng bước các vấn đề
khác nhau của việc học theo nhóm như lý thuyết
“i + 1” của Vygotsky4. Chẳng hạn, ban đầu, bạn
giao cho cả lớp một nhiệm vụ đơn giản, trong khi
bạn đang hỗ trợ một hoặc hai nhóm nhỏ. Cho tới
khi học sinh hiểu rõ các kỳ vọng các thủ tục
của lớp học, bạn có thể tăng thêm mức độ phức
tạp và mức độ sôi nổi cho các hoạt động nhóm.
Thảo luận trước và đưa ra danh sách
“Những việc cần làm khi em hoàn thành
4 ThựcraởđâycôMonteroPetragliamuốnnói đến
thuyếtThụđắcngônngữ(haycòngọilàTheInputHypothesis)
củaStephenKrashen. Theođó, năng lựcngôn ngữthứhai
củangườihọcluônpháttriểntheomộttiếntrìnhtựnhiêncó
trậttự.Vídụ:Mộtngườiđangcónănglựcngônngữthứhai
ởgiaiđoạn“i”đượctiếpnhậnthêmmộtlượngđầuvàongôn
ngữthứhaiởmức “cóthểtiếpthuđược” [Comprehensible
Input],thìngườiđósẽtiếnbộlênmộtmứcđộmớilà“i+1”.
VìcósựtươngđồnggiữathuyếtnàycủaKrashenvớilýthuyết
VùngPhátTriểnTiệmCậncủaVygotskynênđôikhingườita
thườngchorằnghailýthuyếtnàygiốngnhau.-Ngườidịch
14 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 44 - 2022
công việc” như: tự đọc, viết nhật , hoặc
luyện tập một số kỹ năng đã học trước đó.
Học sinh không cần phải chờ đợi sau khi
các em đã hoàn thành xong một nhiệm vụ.
Phỏng vấn nhanh cuối mỗi phiên làm việc
nhóm. Mời học sinh đưa ra các phản hồi
để cải thiện các buổi học tiếp theo. Khen
ngợi những tiến bộ gọi tên những việc
làm mà học sinh đang làm tốt, và như vậy,
bạn sẽ được thấy những điều đó tái diễn.
Sử dụng âm nhạc như một tín hiệu chuyển
tiếp. Bật một bài hát, một bản nhạc ngắn
để nhắc học sinh thay đổi vị trí, chuẩn bị
đồ dùng, ghép nhóm sẵn sàng khi bài
hát vừa kết thúc. Bạn không cần đưa ra lời
nhắc nhở, hãy để âm nhạc làm thay bạn.
Hãy luyện tập cho đến khi các em biết
mình cần làm gì. Trẻ em thích âm nhạc và
những bản nhạc được tuyển chọn cũng có
thể giúp chúng ta có cảm xúc tích cực.
Tôi đã từng nghĩ rằng tôi sẽ chẳng thể nào bắt
đầu dạy học theo nhóm cho tới khi tôi đã hiểu
học sinh của mình. Nhưng thật ra, cách nhanh
nhất để hiểu học sinh tham gia cùng các em.
Những tương tác trong nhóm học tập giúp tôi có
thể ghi chép cẩn thận các hành vi học tập, những
thế mạnh hay những điều học sinh của tôi
còn đang thiếu hụt.
“Học tập phân hóa và linh hoạt”
-JennyVo5-
1. Dạy học theo nhóm nhỏ là gì?
Dạy học theo nhóm nhỏ là khi bạn dạy học sinh
theo các nhóm khoảng 2-6 em. Hình thức giảng
dạy này tập trung vào nhu cầu của từng học sinh,
nhằm phát triển kỹ năng học tập của các em.
Ngoài ra, còn tạo điều kiện cho việc học tập
5 JennyVolàCửnhânAnhngữtrườngRiceUniversity,
ThạcsĩGiáodụcngànhLãnhđạoGiáodụctừtrườngLamar
University.Côcóhơn26nămkinhnghiệmlàmviệctronglĩnh
vựcgiáodụcvớihọcsinhhọcAnhngữ.Hiệnnaycôđanglà
điềuphốiviênkhuvựcHoustontạiBanLãnhđạoQuốctếcủa
Texas.
được linh hoạt và phân hóa. Khi số lượng học
sinh nhỏ hơn, mỗi em nhiều hội để tham
gia hơn. Giáo viên thể giám sát học sinh tốt
hơn, do đó cung cấp các phản hồi hỗ trợ tốt
hơn, cá nhân hóa hơn. Hình thức dạy học này
thể được sử dụng trong mọi bối cảnh lớp học
có lợi cho học sinh ở mọi trình độ.
2. Làm cách nào để thiết lập và tổ chức các
nhóm học tập?
Có nhiều cách khác nhau để thiết lập và tổ chức
các nhóm học tập. Điều này phụ thuộc vào mục
tiêu và mục đích của bài học hay hoạt động học.
Một vài cách để bạn nhóm học sinh thể là:
theo năng lực, theo kỹ năng, theo sở thích, các
nhiệm vụ có tính hợp tác, hay dựa trên lựa chọn
của học sinh. Ba cách tổ chức mà tôi thường sử
dụng nhiều nhất là: dựa theo năng lực, theo kỹ
năng và theo sở thích.
3. Chia nhóm theo năng lực của học sinh
Bạn thể phân nhóm học sinh của mình theo
năng lực, chẳng hạn như: khả năng đọc hiểu,
mức độ thành thạo ngoại ngữ. Việc có một nhóm
học sinh cùng mức độ năng lực sẽ cho phép
giáo viên cung cấp các bài giảng, hoạt động học
tập trung hơn hướng nhiều đến nhu cầu của
học sinh thuộc mức độ đó hơn. Học sinh chịu ít
áp lực hơn khi biết rằng các em đang ở cùng một
sân chơi với các thành viên khác trong nhóm. Đối
với những học sinh học Anh ngữ ở cùng trình độ,
các em sẽ thoải mái hơn khi có cơ hội được nói.
4. Chia nhóm theo kỹ năng/cách làm việc của
học sinh
Nhóm chia theo cách làm việc của học sinh sẽ
rất tuyệt khi bạn muốn dạy học sinh về một một
chiến lược học tập hay một kỹ năng cụ thể. Sau
một bài đánh giá, bạn xác định ra các nhóm học
sinh cần được trau dồi các kỹ năng khác nhau.
Bạn có thể thành lập các nhóm học tập đọc
làm các dạng bài như: tìm ý chính, tóm tắt câu
chuyện, rút ra bài học. Hay các nhóm học toán
15
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 44 - 2022
luyện tập các dạng bài khác nhau: giải toán
nhiều bước, vẽ đồ thị hay phân tích số liệu… Các
nhóm kiểu này được hình thành phần nhiều dựa
trên dữ liệu đánh giá. Tuy nhiên, cần phải linh
hoạt và chỉ duy trì nhóm trong thời gian ngắn.
5. Chia nhóm theo sở trường hoặc sở thích của
học sinh
Chia nhóm theo sở trường hoặc theo sở thích
của học sinh rất phù hợp với hình thức học tập
qua dự án, đặc biệt ở môn khoa học (cả Khoa học
tự nhiên và Khoa học xã hội). Nó cho phép chúng
ta tập hợp một nhóm học sinh với mức độ năng
lực khác nhau. Khi chúng ta phân công vai trò
cụ thể, trách nhiệm của mỗi cá nhân được phân
chia công bằng. Theo đó, sẽ không có trường hợp
một vài học sinh làm hết công việc hay ngăn cản
thành viên khác tham gia. Với những học sinh
học Anh ngữ, các em có thể hưởng lợi trong loại
hình nhóm này bởi vì các em có thể chia sẻ hiểu
biết của mình khi các em có nhiều hiểu biết hơn
các em khác về lĩnh vực này. Ngoài ra, việc lắng
nghe ý kiến từ những bạn có năng lực ngôn ngữ
cao hơn cũng sẽ giúp học sinh cải thiện ngôn ngữ
của mình.
6. Những học sinh khác sẽ làm gì khi bạn đang
làm việc với một nhóm nhỏ?
Những học sinh khác cần thực hiện các nhiệm vụ
mà bạn đã lên kế hoạch từ trước, có thể làm việc
độc lập hoặc với bạn cùng bàn, hay với nhóm. Với
khối ngữ văn, học sinh thể đọc trả lời câu
hỏi đọc hiểu. Với môn toán, các môn khoa học,
học sinh có thể học theo trạm, hoặc làm các bài
tập luyện tập các kỹ năng khác nhau. VIệc tạo
ra các lựa chọn khác nhau cho học sinh cũng là
cách hiệu quả để cả lớp tiếp tục làm việc khi bạn
đang tập trung vào một nhóm nào đó.
Hãy thử hình thức dạy học này trong lớp của bạn.
Bạn sẽ được chứng nghiệm những lợi ích mà nó
mang lại. Chỉ cần lưu ý rằng, hãy đi từng bước
nhỏ để học sinh từ từ nắm bắt những điều mới
mẻ. Hãy thử gộp nhóm theo các cách khác nhau,
mỗi tuần kiểu và thay đổi một cách chậm rãi. Đây
một cách tiếp cận giảng dạy tuyệt vời để bạn
đưa vào hộp công cụ của mình đấy.
“Đưa học sinh lên làm đội trưởng”
-JenniferMitchell6-
Nếu áp dụng hình thức dạy học theo nhóm nhỏ
với các nhóm cố định, mục đích, thì việc
một học sinh lãnh đạo thể giúp thay đổi văn
hóa lớp học theo chiều hướng tích cực. Những
em học sinh đóng vai trò đội trưởng sẽ lãnh
đạo một nhóm khoảng 3-5 học sinh trong một
học kỳ, một quý hay một năm. Các em sẽ là hình
mẫu cho các bạn khác, người khởi xướng các
cuộc thảo luận nhóm, thúc đẩy nhóm tiến bộ
đặc biệt hơn là xây dựng tinh thần đồng đội bằng
cách thể hiện sự quan tâm thực sự đến các thành
viên trong đội của mình. Công việc này đầy thách
thức đối với bản thân các em không chỉ trong
học tập, mà còn đòi hỏi các em phải bước ra khỏi
vùng an toàn của mình để trau dồi kỹ năng lãnh
đạo.
1. Lựa chọn học sinh làm đội trưởng
Điểm mấu chốt để thành công với cách làm này
nằm ở những học sinh là đội trưởng. Bạn hãy lựa
chọn ra những học sinh có sự quan tâm sâu sắc
đến người khác, mong muốn thử thách bản thân.
Trong tháng đầu tiên của năm học, tôi quan sát
rất cẩn thận học sinh của mình. Nếu tôi không
tìm đủ đội trưởng, tôi sẽ không tiếp tục triển
khai cách làm này nữa. Tôi đã từng thử cố gắng
thúc đẩy các em học sinh chưa sẵn sàng làm
đội trưởng nhưng đã thất bại. Khi đó, tôi sẽ quay
trở lại với việc tổ chức các nhóm học tập thông
thường.
6 JenniferMitchell:Mộtgiáoviêngiảngdạytại
Dublin,bangOhio.
16 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 44 - 2022
Khi tôi đã tìm ra các đội trưởng thích hợp, tôi chia
sẻ với cả lớp mời tất cả học sinh quan tâm
điền vào biểu mẫu đăng để ai cũng cảm thấy
mình có một cơ hội. Nếu học sinh tôi nhắm đến
không điền vào đơn, tôi sẽ nói chuyện riêng với
em đó. Thật khó tin khi nhìn thấy đôi mắt các em
sáng lên khi biết tôi muốn các em trở thành đội
trưởng. Trên thực tế, chính những đội trưởng giỏi
nhất lại là người nghi ngờ khả năng lãnh đạo của
bản thân. Các em cần được khuyến khích để đảm
nhận vai trò này.
2. Cách thức triển khai
Khi đã chọn được các đội
trưởng, tôi tổ chức một cuộc
họp đặc biệt với các em để
chia sẻ chi tiết hơn về vai trò
của các em. Mỗi đội trưởng
sẽ tự chiêm nghiệm và đặt
ra mục tiêu dựa trên phản
hồi các em đã viết trong
lá đơn. Sau đó, điều quan
trọng là phải thảo luận về sứ
mệnh của nhóm đội trưởng
với cả lớp trước khi xếp các
em vào từng nhóm riêng. Tôi
chia sẻ với các em rằng tổ
chức này tác động mạnh
mẽ như thế nào đối với tôi
các bạn của tôi khi tôi
học sinh. Nó đã giúp tôi phát
triển bản thân, giúp cả nhóm
phát triển hỗ trợ về mặt
hội-cảm xúc.
Tiếp theo, tôi đưa các em về
từng nhóm riêng, tiến hành
các hoạt động xây dựng tinh
thần đồng đội và kể từ đó,
các nhóm hầu như sẽ tự làm
mọi thứ khác. Các em cùng
nhau hợp tác, chia sẻ, suy
ngẫm về công việc của mình,
tham gia vào các cuộc thảo luận và các hoạt động
xây dựng nhóm một cách gắn kết hơn. Ngoài ra,
tôi cũng tổ chức các cuộc họp đội trưởng thường
xuyên để trao đổi về những thách thức, những
vấn đề các em gặp phải. Nhờ vậy tôi đã xây dựng
được một văn hóa lớp học thông qua thiết lập
mục tiêu, tập trung hơn vào học tập, vào học tập
Cảm xúc-Xã hội. Các nhóm phát triển thành một
cộng đồng nhỏ hỗ trợ lẫn nhau, mang đến cảm
giác về mục đích và sự thân thuộc mạnh mẽ hơn
trong lớp học của chúng tôi.
17
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 44 - 2022
M.J. Fievre1
Minh Trang dịch
Khicôngnhậnsựđadạngtronglớphọc,giáoviên
cóthể giúphọcsinhtạokếtnốisâusắchơnvới
nhữngkiếnthứcchúngđãvàđangtiếpnhận.
Mỗi học sinh đều các bối cảnh xuất thân
nhiều kỳ vọng khác nhau, với những tri thức
trải nghiệm khác biệt. Do vậy, phương thức giảng
dạy hiệu quả là phương thức cân nhắc tận
dụng được sự đa dạng trong văn hoá, xuất thân,
kỹ năng và ngôn ngữ mọi học sinh. Bài viết dưới
đây chia sẻ một số chiến lược giảng dạy nhằm
1 TeachingStrategiesThatSupportMiddleandHigh
SchoolStudents’Individuality|Edutopia
thích ứng với sự đa dạng trong văn hoá và cá tính
nhân của các em. Những phương pháp này
hứa hẹn mang lại lợi ích cho học sinh khối trung
học cơ sở và trung học phổ thông.
Bày trí lớp học
Liệu poster trên tường thể hiện được một cộng
đồng đa dạng người học? Học sinh có nhìn thấy
hình ảnh của mình trong những cuốn sách bạn
chọn cho chúng ở thư viện? Hãy lên kế hoạch sử
dụng những công cụ và tài nguyên thể hiện được
sự đa dạng trong xuất thân khơi gợi hình ảnh của
nhiều nền văn hoá.
Một vài em tới từ những gia đình có thế mạnh về
giao tiếp không ngần ngại tham gia, phát biểu ý
CHIẾN LƯỢC GIẢNG DẠY GIÚP ĐỀ
CAO TÍNH RIÊNG BIỆT CỦA HỌC SINH
18 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 44 - 2022
kiến và bày tỏ niềm yêu thích với các hoạt động
trong lớp. Vài em khác trầm hơn chỉ ngồi yên và
giữ im lặng. lẽ các em thoải mái với không
gian được chỉ định sẵn - nơi chúng chỉ có thể tự
di chuyển trong tiết học chỉ với duy nhất một
do “phục vụ việc học”. Hãy lên kế hoạch bố trí
các góc học tập phù hợp với nhiều phương pháp
học tập khác nhau, cùng lúc, luân chuyển học
sinh tham gia vào các nhiệm vụ. Một góc để xem
video, một góc khác dành cho hoạt động đọc báo
và tại một góc khác, các em có thể sáng tạo nghệ
thuật và xếp mô hình.
Hãy cứ để các em tự do và linh hoạt với thì giờ của
mình bất cứ khi nào có thể, bởi lẽ, từ đó, chúng
thể tận dụng tốt hơn thời gian học tập trên lớp.
Bất cứ khi nào có thể, hãy cho phép các em học
tập và làm việc theo ý muốn hôm đó của chúng:
Có em muốn yên lặng làm việc độc lập, trong khi
vài em khác thích nghe sách nói hay xem video;
một số em khác có thể chọn làm việc nhóm, chơi
các trò chơi đòi hỏi tinh thần đồng đội để giành
chiến thắng hay hoàn thành nhiệm vụ.
Hiểu học sinh của mình
Hỏi học sinh về những điều các em trân trọng
và đánh giá cao ở các lớp học trước. Hỏi các câu
hỏi 1-1 về sở thích hoạt động ngoại khoá các
em đã và đang tham gia, hoặc thực hiện khảo sát
toàn lớp học để hiểu hơn về sở thích của học sinh.
Hãy dựa trên các phản hồi này để điều chỉnh giáo
án. dụ, nếu nhiều em yêu thích bóng đá, bạn
thể lồng ghép những chi tiết liên quan đến
bóng đá vào các bài giảng hoặc đề toán.
Hãy hỏi thật nhiều câu hỏi. Tuy nhiên, phải luôn
nhớ rằng không nên để bất kỳ em nào trở thành
người đại diện hay người phát ngôn của toàn bộ
nhóm văn hoá. Điều quan trọng ở một người giáo
viên là khả năng nhìn học sinh của mình như
những nhân riêng biệt bởi lẽ không phải em
nào cũng được định nghĩa như một “sản phẩm”
của văn hoá địa phương.
Ghé qua Project Implicit2 của đại học Harvard là
một 1 ý tưởng không tồi để kiểm tra xem liệu
bạn có đang mang thiên kiến ngầm về các nhóm
người cụ thể, sau đó, đối đầu với họ trong lớp học
hay không.
Soạn các bài giảng khuyến khích sự tham gia
của học sinh
Chúng ta thường sẵn khả năng lắng nghe
truyền lại các câu chuyện. Các câu chuyện giúp
kích hoạt nhiều phần trong não bộ mà cho phép
cảm xúc của chúng ta chìm đắm sâu sắc vào bài
học. Vì vậy, bất cứ khi nào thể, hãy biến bài
giảng của mình, đặc biệt với các môn toán
khoa học, thành những “tiết mục” kể chuyện thú
vị và vui vẻ. Ngôn từ trong toán học có lẽ ít trừu
tượng đối với học sinh hơn những con số, do đó,
thông qua lồng ghép kể chuyện, các em sẽ cảm
thấy dễ dàng hơn trong việc dung nạp các khái
niệm tưởng chừng khó nhằn ban đầu.
Kể chuyện trong khoa học cũng hữu ích đối với
một vài em đến từ những gia đình thể mạnh
về diễn thuyết; mà thực ra là, có lợi cho tất cả các
em. Chẳng hạn, bạn thể giải thích các hiện
tượng thời tiết trên thế giới bằng cách lấy dụ
về các hiện tượng thời tiết bất thường. Không chỉ
ứng dụng được trong các môn khoa học, phương
pháp này còn có thể được áp dụng trong các lĩnh
vực khác như khoa học hội hay lịch sử bằng
cách kể chuyện lịch sử hoặc đưa vào bài học
thông tin về các sự kiện xã hội đương thời. Kiến
thức, từ đây, có lẽ sẽ được tiếp thu theo một cách
dễ dàng và nhẹ nhàng hơn nhiều.
Hãy thử thiết kế bài giảng dưới dạng các trò chơi,
bởi một số em thích chơi trò chơi, cảm thấy thoải
mái, đồng thời, tiếp thu tốt hơn khi bài học được
truyền tải thông qua các trò chơi. Tạo ra động
lực hoàn thành tốt các phần việc trên lớp bằng
1 số công cụ như hình dán, huy hiệu; viết hướng
dẫn bằng tay cho bài tập sử dụng rubic; kiểm tra
2 https://implicit.harvard.edu/implicit/
19
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 44 - 2022
tiến độ của cả lớp trên bảng xếp hạng cũng
một hành động thúc đẩy tinh thần cạnh tranh tự
nhiên.
Bạn có thể sử dụng các chiến lược giải quyết
vấn đề trong hầu hết các lớp học. dụ, bạn
thể cho học sinh bàn luận về những khó khăn
đội hậu cần phải đối mặt khi tổ chức 1 lễ hội,
hoặc chia sẻ với các em một số vấn đề về nhân
chủng học hay xã hội học đang cần được giải
quyết, như tình trạng xuống cấp của môi trường
dưới tác động của gia tăng dân số. Cho phép học
sinh trình bày ý tưởng cho dự án, đặt ra mục tiêu
cho từng bài học, cùng lúc, để chúng thoả sức
sử dụng trí tưởng của mình trong quá trình xây
dựng bài học. Đó cũng là lúc các em có cơ hội để
thể hiện tài năng của mình.
Dù bạn sử dụng bất cứ chiến lược nào, điều quan
trọng hơn cả vẫn tất cả các học sinh được tham
gia vào lớp học, kể cả những em không sử dụng
tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ - những em có lẽ sẽ
rụt rè và ít giơ tay phát biểu hơn trong lớp. Tất cả
các học sinh đều nên cảm thấy mình là một phần
của một cộng đồng nhỏ trong lớp học.
Tạo cơ hội cộng tác
Hãy chia lớp học thành các nhóm nhỏ, khuyến
khích học sinh cùng nhau tìm cách giải quyết vấn
đề và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đây là cơ
hội để các em dần cải thiện sâu khả năng làm
việc nhóm, ghi nhớ kiến thức tốt hơn, đồng thời,
có góc nhìn đa dạng và đa chiều từ nhiều nhóm
dân tộc và văn hoá khác nhau.
Ngoài ra, đừng bao giờ quên rằng bạn có bạn
đồng hành bên ngoài lớp học - bố mẹ người
giám hộ của học sinh. Vai trò của họ không
hề nhỏ trong quá trình học tập và phát triển của
các con. Đảm bảo trao đổi thông tin về tài liệu
dùng cho mỗi tiết thông qua thư gửi về nhà cho
học sinh, giải thích chủ đề tiếp theo nêu rõ
kỳ vọng của bạn về bài tập về nhà sau buổi học.
Đảm bảo rằng cả phụ huynh người giám hộ
biết bạn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của họ.
Cũng xin lưu ý rằng, trong một vài trường hợp,
bạn sẽ gặp đôi chút khó khăn để hiểu chính xác
vấn đề phụ huynh muốn đề cập, đặc biệt khi
tiếng Anh không phải ngôn ngữ mẹ của họ.
Kết hợp các phương pháp giảng dạy cân nhắc các
yếu tố liên quan đến văn hoá giúp bài giảng đa
dạng phù hợp hơn với nhiều nhóm đối tượng
từ nhiều vùng văn hoá khác nhau. Từ đó, học sinh
hội hiểu hơn về văn hoá xuất thân của
nhau. Hãy thử áp dụng một vài chiến lược giảng
dạy bên trên và xem hiệu quả của chúng tới đâu.
Bất kỳ chiến lược nào cũng có thể góp phần tăng
cảm giác thuộc về của học sinh, đồng thời, khiến
chúng nhận ra rằng chúng một phần tạo
nên nền giáo dục chính chúng đang tiếp nhận.
20 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 44 - 2022
Sarah Schwartz1
Duy Vũ dịch
Đối với giáo viên, năm vừa qua năm của sự
bối rối khi phải sử dụng công nghệ mới và tự giải
quyết trục trặc kỹ thuật khi giảng dạy online;
một năm của sự cố gắng - nhưng không đem đến
hiệu quả mong đợi - khi phải ép học sinh phát
biểu qua khung hình Zoom nhỏ bé. Tuy vậy, nhiều
giáo viên đồng ý rằng năm vừa qua cũng một
năm của sự trưởng thành.
Sau một năm làm việc trực tuyến với học sinh,
các thầy cô giáo đã nhận ra vài bài học chủ chốt:
Hãy chấp nhận rằng lớp học ảo không thể giống
hoàn toàn với lớp học trực tiếp, hãy giữ cho bài
giảng đơn giản một lịch trình cố định,
hãy tìm cách để thể hiện cho học sinh thấy bạn
1 Nguồn:HowtoMakeTeachingBetter:8Lessons
LearnedFromRemoteandHybridLearning(edweek.org)
đang đây với các em, cho đang bị ngăn
cách bởi một màn hình.
Có vẻ như rất nhiều giáo viên vẫn cần những kỹ
năng này cho năm học tiếp theo dù cho các quận
đã mở cửa trường học và cho phép học trực tiếp.
Gần đây, trong một cuộc khảo sát của Trung tâm
Nghiên cứu EdWeek (EdWeek Research Center),
gần ⅓ những người đứng đầu các cơ sở giáo dục
quan hành chính quận cho rằng họ đang
lên kế hoạch bắt đầu năm học 2021-2022 với một
số hình thức giảng dạy kết hợp. (ND: giảng dạy
kết hợp hình thức tổ chức các hoạt động lớp
học kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp).
Với những bài học rút ra được từ trong đại dịch,
theo các giáo viên, họ vẫn sẽ sử dụng chúng kể
cả khi trở lại với lớp học trực tiếp. Phải dạy chậm
lại, phải nghĩ cách để thể tiếp cận với tất cả
học sinh bằng phương pháp mới một cách sáng
CẢI THIỆN VIỆC GIẢNG DẠY:
TÁM BÀI HỌC TỪ VIỆC HỌC TỪ XA
KẾT HỢP
21
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 44 - 2022
tạo, đồng thời, phải điều chỉnh cách dạy dựa trên
phản hồi của học sinh - tất cả đã xây dựng nên bộ
kỹ năng mới mà các thầy cô giáo vẫn muốn tiếp
tục sử dụng kể cả khi đại dịch kết thúc.
Sau khi phải đối mặt với những khó khăn phát
sinh khi giảng dạy dưới cả 2 hình thức trực tuyến
kết hợp, các giáo viên cho rằng họ đã vài
thành công nhất định. Chúng tôi đã trò chuyện
với 6 giáo viên về những bài học quan trọng họ
học được trong quãng thời gian đó, và đã chắt lọc
được 8 bài học sau đây.
1. Hãy điều chỉnh kỳ vọng của bạn về khối lượng
bài học và tốc độ giảng bài của bạn
Vào đầu năm học này, cô Jasara Hines nhận ra
rằng học trò của mình gặp vấn đề trong việc hoàn
thành các bài tập được yêu cầu thực hiện trong
nhiều ngày. Cô Hines hiện đang dạy Ngữ văn cho
một trường cấp 3 ngoại ô Chicago. Cô chỉ dạy
mỗi lớp 1 tuần 2 tiết, mỗi tiết kéo dài 50 phút.
thế học sinh thường quên mất chủ đề của
những bài học kéo dài nhiều ngày hoặc quên việc
nộp bài tập. Cô đã thay đổi phương pháp dạy vào
giữa năm học: “Tôi đã cố gắng nén các bài đọc
các hoạt động khác để phù hợp hơn với khung giờ
50 phút mỗi tiết học này.”
Cô đã bỏ qua quyển tiểu thuyết mà học sinh
thường đọc trong chủ đề về công - Giết con
Chim nhại - và thay vào đó các bài báo hoặc đoạn
trích ngắn hơn cùng chủ đề để các em có thể
cùng nhau phân tích trong lớp.
Cheryl Manning, một giáo viên khoa học
trường THPT Evergreen ở Colorado, cũng đã
giảm bớt khối lượng bài tập cho học sinh trong
năm học này. nói: “Tôi đã từng người rất
thích cho điểm, tôi chấm điểm mọi thứ, nhưng
giờ tôi đã ngừng hẳn việc đó.” Thay lúc nào
cũng yêu cầu phải viết bài báo cáo sau khi thực
hành, cô Manning dành nhiều thời gian hơn cho
việc thảo luận nhóm - một thay đổi nghĩ
rằng thể tăng khả năng giao tiếp khoa học
của học sinh và tạo cơ hội cho các em kết nối với
nhau qua màn hình.
Lựa chọn của Manning phản ánh một xu hướng
phổ biến trong việc tiếp cận với công tác đánh giá
và cho điểm giữa đại dịch. Một cuộc khảo sát của
Trung tâm Nghiên cứu EdWeek đã hỏi các giáo
viên về cách học của học sinh đã thay đổi thế nào
khi học online và kết hợp, 55% giáo viên trả lời họ
đã linh hoạt trong việc để học sinh tự chọn cách
hoàn thành bài tập và cách minh họa lại các kiến
thức đã học, trong khi đó 59% cho rằng họ đã
giảm bớt sự nghiêm khắc trong yêu cầu về đánh
giá và chấm điểm hơn trước.
Bỏ đi vài cột điểm đã chuyển sự tập trung của
học trò từ việc đơn thuần viết ra những gì các em
đã học trên giấy thành việc phản ánh sâu sắc hơn
việc các em có được câu trả lời ấy thế nào. Khi đề
cập đến sự thay đổi này, cô Manning đã thốt lên:
“Tại sao tôi không làm như thế từ 20 năm trước
nhỉ?”
2. Đừng cố tạo ra một lớp học trực tiếp qua
Zoom. Hãy thử một cách tiếp cận mới nếu bạn
cảm thấy mình đang bị mắc kẹt
Manning đã biến tất cả những tiết học thực
hành trực tiếp tại phòng lab thành những thí ng-
hiệm nhỏ mà học sinh có thể làm tại nhà, cô đã
thiết kế lại bộ dụng cụ thí nghiệm mới với bak-
ing soda, dấm, bóng bay giấy đo pH học
sinh có thể đến lấy tại trường. Cô Manning chia
sẻ: “Tuy đơn giản hơn, nhưng nó vẫn đảm bảo độ
chính xác về khoa học” - và, nói thêm, cách
này sẽ thân thiện với môi trường hơn khi thể
không cần dùng tới một số loại hóa chất mà bình
thường các em sẽ dùng nếu được đến lớp.
Cô Sumner Bender, giáo viên sân khấu-kịch của
trường cấp 3 Spring Hill Chapin, bang South
Carolina, đã sử dụng một giáo án hoàn toàn mới
cho học trò của cô vào năm nay: đọc thơ. Cô chọn
22 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 44 - 2022
việc đọc thơ vì có rất nhiều video về các buổi biểu
diễn trên mạng, nghĩa là học sinh có thể dễ dàng
tìm được những dụ thực tiễn bên ngoài lớp học.
Cô Bender cũng mong rằng viết thơ sẽ giúp cho
học sinh mình, vốn đang ở độ tuổi vị thành niên,
có thể nguôi ngoai cảm giác cô đơn và chán nản
trong năm học này.
Một vài giáo viên làm việc với Ericka Mabi-
on, một điều phối viên chương trình STEM K-8
ở trường Công lập Thành phố Kansas bang Mis-
souri, cũng đã xây dựng một dự án mới: tất cả
học sinh K-6 sẽ bắt đầu học khoa học máy tính.
Cô Mabion cho rằng môn học này sẽ cho học sinh
cơ hội được sáng tạo, sẽ thích hợp với những
gia đình nhiều anh chị em cùng học online
một không gian chung. Việc giải quyết các vấn
đề vốn được tích hợp trong coding rất có ích cho
sự hợp tác. Cô nói: “Nếu các em có anh chị em,
các em có thể giúp đỡ và c vũ lẫn nhau khi cùng
nhau học môn học này.”
3. Hãy dùng không gian làm việc ảo để thể
hiểu rõ hơn suy nghĩ của các em
Vào những năm học khác, cô Hines, một giáo
viên Ngữ Văn Anh ở Chicago, sẽ yêu cầu học sinh
vừa đọc và vừa chú thích vào các đoạn văn được
giao. Nhưng mùa thu này thì khác, cố gắng
số hóa quá trình đó bằng cách yêu cầu học sinh
chỉnh sửa lên le PDF của bài đọc. Nhưng phần
mềm chỉnh sửa đó quá cồng kềnh để các em sử
dụng, nên Hines đã chuyển sang phần mềm
Pear Deck, một phần mềm cho phép học sinh có
thể ghi chú trực tiếp lên những trang chiếu được
chia sẻ.
Cô Hines chỉ ra hai lợi ích lớn của việc này. Thứ
nhất, vì là chủ sở hữu của những trang chiếu kia,
cô có thể ghi nhận lại được toàn bộ bài làm của
học sinh vào cuối tiết học - không như những bản
PDF, học sinh cần phải nộp lại thì cô mới có thể
xem được. Thứ hai, thể phản hồi các chú
thích của học sinh trong thời gian thực, vì những
trang chiếu đó luôn được update trực tiếp.
Samantha Wiley, một giáo viên toán và khoa học
lớp 4 Haywood County Schools’ Virtual Acad-
emy ở Brownsville, bang Tennessee, cũng đã
nhấn mạnh giá trị của những không gian làm
việc ảo, nơi giáo viên thể thấy được toàn bộ
quá trình tìm lời giải cho các vấn đề của học sinh.
Wiley nói: “Khi các em đi chệch hướng, bạn
có thể dừng học sinh lại và hướng dẫn cách làm
đúng cho các em, trước khi các em hoàn toàn
đi vào ngõ cụt, bối rối không thấy đường ra.”
Cô cũng nói cô muốn tiếp tục dùng những phần
mềm đó kể cả khi đã trở lại với lớp học trực tiếp.
4. Hãy cho học sinh những bài giảng rõ ràng hơn
và hãy bám vào lịch trình
Năm học vừa qua, cô Tina Stevenson đã yêu cầu
học sinh đưa ra nhận xét về cách giảng dạy của
mình: về cả những điều đã làm tốt, chưa tốt
và cần cải thiện. Các học trò cấp 2 của cô đã nói
rằng các em muốn các hướng dẫn được đưa ra
trong bài giảng rõ ràng hơn, cụ thể hơn, từ cách
làm bài tập cho đến cách tự mình sử dụng các
công cụ kỹ thuật trong lớp học. Stevenson,
giáo viên toán, đồng thời là trưởng bộ môn
trường cấp 2 Locust Grove thuộc bang Virginia,
đã bắt đầu dạy cho học sinh các mẹo, các bài
học nhỏ về cách sử dụng các công cụ tích hợp
sẵn trên Google Slide. Cô cũng đã tạo ra một lịch
trình cho mỗi bài học môn toán: khởi động, chữa
bài tập từ buổi học trước, sau đó giải đáp thắc
mắc của học trò.
Cô Bender, giáo viên môn diễn xuất ở bang South
Carolina, cũng đã cố thêm vào những yếu tố cố
định vào lịch học online của học sinh. Cô vừa
những học sinh học trực tiếp, vừa có những học
sinh phải học hoàn toàn từ xa, những người
cô sẽ phải dạy ở một tiết học khác.
cho những học sinh học từ xa bản kế hoạch
giảng dạy trước 1 tuần. Theo đó, nếu học sinh
23
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 44 - 2022
bỏ lỡ 1 ngày học - do vấn đề đường truyền, bận
lịch làm việc hay là chuyện gia đình - các em
thể biết được chính xác mình đã bỏ lỡ những
và nên chuẩn bị trước những gì cho buổi học tiếp
theo.
5. Giúp các em thoải mái nói chuyện hơn bằng
cách chia nhỏ lớp hoặc tạo phòng nói chuyện
1-1
Cô Stevenson, hiện đang dạy một nhóm học sinh
trực tiếp đồng thời với những học sinh phải học
từ xa, thường nhận được sự im lặng từ các học
sinh online của mình khi yêu cầu cả lớp đặt
câu hỏi cho cô - còn những học sinh học trực tiếp
đều không ngần ngại phát biểu. Nhưng kể từ khi
cô sử dụng những phòng họp 1-1 với học trò, cô
nhận ra rằng các em sẽ sử dụng không gian ấy
để đặt câu hỏi và trình bày suy nghĩ cá nhân của
mình.
Cô Hines cũng đã giảm bớt số lượng học sinh
mỗi phòng họp nhỏ từ 5 người xuống còn 3 người
sau khi gặp phải những khó khăn khi yêu cầu học
sinh tham gia vào cuộc trò chuyện ở những nhóm
lớn. Nhóm ít người sẽ giúp các em giảm bớt đi
tâm lý bị ép phải bật mic đóng góp vào cuộc
trò chuyện. Hơn nữa, theo như Hines, nhóm
nhỏ cũng sẽ giảm bớt khả năng chỉ 1 hoặc 2
học sinh làm chủ cuộc trò chuyện và những học
sinh còn lại im lặng.
6. Không nhất thiết phải yêu cầu học sinh bật
camera trong giờ học
Một vài giáo viên không bao giờ yêu cầu học sinh
phải bật camera - như cô Hines, quận của
chính sách bảo mật ngăn cản việc yêu cầu phải
bật camera. Thay vào đó, cô đã tìm ra một cách
khác để thể nghe được cuộc trò chuyện của
các em cảm nhận được tính của từng em.
Cô đã yêu cầu học sinh gửi lại cho cô 1 đoạn vid-
eo phản hồi nhanh thông qua app Flipgrid, cho
phép “gặp” học sinh của mình trong khi vẫn
cho học sinh quyền tự chọn thể hiện bản thân khi
nào và như thế nào qua video.
Bender South Carolina đã thỏa thuận với
học sinh của mình: Cô sẽ không yêu cầu các em
phải bật camera những tiết học bình thường,
nhưng sẽ yêu cầu các em phải xuất hiện trước
màn hình nếu các em đọc thơ, hoặc diễn lại một
cảnh của vở kịch.
Trong trường của cô Wiley, học sinh vốn phải bật
camera khi học. Nhưng cho học sinh của mình
một lựa chọn khác để thể hiện sự đóng góp của
mình vào giờ học, như là ở khung chat. Cô Wiley
nói: “Nhiều học sinh rất ngại khi phát biểu, cho
nên các em thích việc vào khung chat hơn.”
Cô cũng bổ sung thêm: đây có thể là cách mà cô
sẽ cân nhắc sử dụng trong những buổi thảo luận
1-1 ở lớp khi cô và học trò đã quay trở lại trường
học.
Việc đưa ra những lựa chọn tham gia lớp học mà
không cần phải lên tiếng cho học sinh, như
dùng khung chat hoặc nhắn tin riêng cho giáo
viên, đã trở thành một chiến thuật mà 67% giáo
viên cho rằng họ sẽ tiếp tục cổ học trò của
mình làm như vậy nhiều hơn vào đầu năm học
này.
7. Cho học sinh nhiều thời gian chia sẻ về cuộc
sống, cảm xúc cá nhân và tâm sự với nhau
“Đôi khi giáo viên chúng ta chỉ muốn đi thẳng vào
bài học” - Wiley nói. Những cô thường bỏ ra
một ít thời gian đầu giờ học để trò chuyện với
học trò của mình - đôi khi là hỏi xem các em có
thích học online hay nhớ bạn và lớp học của
mình không.
Trong đại dịch cũng đã xảy ra nhiều biến cố lớn,
như phong trào đòi bình đẳng sắc tộc hay sự bất
ổn kinh tế, tất cả tạo nên 1 năm đầy khó khăn với
các em. Bender cố gắng tạo hội cho học
sinh của mình có thể bàn luận và vượt qua những
sự kiện này cùng nhau.
24 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 44 - 2022
gợi ý cho học trò chia sẻ về những điều làm
các em phiền phức gần đây, những thứ làm các
em cảm thấy không còn có thể kiểm soát chúng
nữa. nhớ có một học sinh nói với về việc
đi trễ các buổi tập liên tục gần đây bởi vì các lớp
học trực tuyến kết thúc ngay khi buổi tập bắt
đầu. Các huấn luyện viên đã gây khó dễ với em
việc đó, cô Bender chia sẻ. Hơn nữa, cô vẫn nhớ
học sinh ấy đã nói với cô rằng em ấy cảm thấy rất
tệ vì đã phàn nàn vì một chuyện nhỏ nhặt như vậy
- em ấy nói với cô khi một cơn bão tuyết lớn đang
xảy ra ở Texas - và em ấy không muốn mình trở
thành một kẻ vô ơn khi đang có rất nhiều người
không có điện và nước và sử dụng. Và cô Bender
đã an ủi rằng: “Điều đó không nghĩa em
phải tự cho rằng những gì mình phải trải qua
nhỏ bé”, cô nhớ lại.
8. Dành lời khen cho học sinh khi các em học
được kỹ năng mới
Cô Manning ở Colorado hiểu rõ rằng học trò của
mình sẽ được học những tiết hóa học hay khoa
học trái đất khác so với những năm học bình
thường. Tuy nhiên, các em cũng có cho mình
những trải nghiệm và kỹ năng không thể có được
nếu học tập trực tiếp như: sử dụng các tệp tài
liệu online khi làm bài tập nhóm, phỏng vấn các
chuyên gia thông qua Zoom.
“Đề cập đến quãng thời gian khó khăn ấy làm tôi
rất khó chịu. Nhưng tôi không nên tiêu cực như
thế,” Manning chia sẻ, “Tôi biết học trò của
mình đã học được rất nhiều thứ trong năm học
vừa qua.”
25
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 44 - 2022
Abby Freireich and Brian Platzer1
LISA dịch
Năm2020làthờikỳmàhọcsinhdànhítthờigian
đểthamgialớphọcnhấttronglịchsửhiệnđại.
Lúcnày,giáoviênbuộcphảitranhgiànhthờigian
lênlớpđểlấpđầynhữngkhoảngtrốngbịbỏlạitừ
2nămtrước.
Chúng ta cứ luôn tập trung vào việc đưa học sinh
trở lại các lớp học trực tiếp, nhưng điều sẽ thực
sự xảy ra khi chúng ta đạt được mục tiêu này?
1 https://www.theatlantic.com/education/ar-
chive/2021/08/pandemic-broke-fundamental-princi-
ple-teaching/619922/
Trong khi đại dịch vẫn đang gây ra nhiều thiệt
hại hơn ta thể tưởng tượng, trẻ đang quay
trở lại trường, các giáo viên thì bị cuốn vào cuộc
đua để khắc phục những thiệt hại gây ra trong
suốt khoảng thời gian trước đó. Rất nhiều trong
số những giáo viên sẽ lần đầu trong sự nghiệp
phải đối mặt với sự thật rằng họ không biết học
sinh của mình đang ở trình độ kiến thức nào vào
ngày đầu tiên trường học mở cửa lại.
Hơn 340.000 trẻ em Mỹ, những đứa trẻ đáng nhẽ
phải bắt đầu đến trường mẫu giáo công lập vào
năm 2020, đã không thể mặt bất kỳ ngày nào ở
cả trường học trực tuyến lẫn trực tiếp. Tỷ lệ vắng
mặt ở lớp mẫu giáo cao hơn các cấp lớp khác và
ĐẠI DỊCH ĐÃ ĐẠI DỊCH ĐÃ
PHÁ VỠ MỘT PHÁ VỠ MỘT
NGUYÊN TẮC NGUYÊN TẮC
CƠ BẢN TRONG CƠ BẢN TRONG
DẠY HỌCDẠY HỌC
26 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 44 - 2022
tỷ lệ này cao hơn những gia đình có thu nhập
thấp so với những gia đình có thu nhập khấm khá
hơn. Tuy nhiên nhiều thành phố tiểu bang,
một số lượng đáng báo động học sinh các độ
tuổi các mức thu nhập khác nhau không hề
đăng ký vào những trường học trước đó các
em được kỳ vọng sẽ nhập học. đó chỉ là những
học sinh đã bỏ lớp trong một năm học, còn hàng
triệu những học sinh khác đã lỡ nhiều ngày tháng
học tập hơn nữa vì đại dịch; những em cũng đã
tham dự lớp học nhưng không thực sự học được
gì nhiều2.
Mặc đại dịch khiến sự bất bình đẳng về khoảng
cách thành tích trở nên trầm trọng hơn bao giờ
hết, nhưng chúng ta cũng không thể biết được tác
động của việc tụt hậu so với những tiêu chuẩn đã
có trước đại dịch lên thành tích lâu dài của học
sinh (về mặt tài chính và những mặt khác) sẽ lớn
đến mức nào. Theo một báo cáo của McKinsey3,
“trừ khi các hành động được thực hiện để giải
quyết quá trình học dở dang của học sinh, nếu
không học sinh ngày nay thể sẽ mức thu
nhập thấp hơn 49.000 đến 61.000 USD trong suốt
cuộc đời do tác động của đại dịch đối với việc học
của các em”.
Thông thường, giáo viên sẽ bước vào năm mới và
chuẩn bị sẵn sàng một chương trình giảng dạy
phù hợp giữa những đã được dạy trong năm
trước và những gì sẽ được dạy vào năm nay. Cụm
từ được sử dụng để miêu tả điều này là “phạm vi
và trình tự”. Phạm vi đề cập đến việc những chủ
đề nào sẽ được dạy trong năm học này, và chúng
sẽ được dạy sâu và rộng tới đâu. Trình tự là thứ
tự mà các nội dung sẽ được giảng dạy. Lớp Ba là
lớp sau lớp Hai trước lớp Bốn, giáo viên dạy
lớp Ba thường sẽ nắm được cơ bản học sinh của
2 Xemchitiếtkhảosáttạiđây:https://www.edweek.
org/teaching-learning/survey-teachers-and-students-are-
struggling-with-online-learning/2020/11
3 Xemchitiếtbáocáotạiđây:https://www.mckinsey.
com/industries/education/our-insights/covid-19-and-edu-
cation-the-lingering-effects-of-unnished-learning
mình đang có nền kiến thức như thế nào khi bắt
đầu năm học mới, và những kiến thức chúng cần
nắm được sau khi kết thúc năm học này.
Nhưng đại dịch đã xáo trộn hệ thống này theo
những cách bất thường và không thể đoán trước.
Margaret Meyer, một giáo viên tiếng anh lớp Năm
giàu kinh nghiệm tại trường Grace Church ở New
York, luôn bắt đầu học kỳ mới với một phiên bản
rút gọn của Beowulf. Nhưng giờ đây, như cô chia
sẻ, Meyer đang phải cố gắng chuẩn bị một triệu
lựa chọn khác nhau để nghênh đón bất kỳ điều
gì đang đợi tôi vào ngày đi học đầu tiên. Tại các
trường học trên khắp đất nước, giáo viên sẽ bắt
đầu lên kế hoạch dạy Đại số II chỉ để xác định
một số học sinh chưa kiến thức bản cần
cho việc học đại số. Các kế hoạch giảng dạy
giáo viên đã sử dụng hàng chục năm sẽ chẳng
còn phù hợp với học sinh vào lúc này nữa.
“Thật sự rất kinh khủng. Ngoài việc phải dạy
những học sinh đã bỏ lỡ lớp học trong gần 18
tháng, một số giáo viên đã ngừng việc giảng dạy
trực tiếp một khoảng thời gian rất dài. Không ai
thực sự biết điều sẽ xảy ra. Lập kế hoạch
việc không tưởng.” Hiệu trưởng một trường công
lập New Rochelle, người đề nghị được phát biểu
nhưng giấu tên ông không được chính quyền
địa phương cho phép trả lời báo chí, chia sẻ với
chúng tôi như vậy.
Giải pháp được đưa ra rất phức tạp. Đối với
những người mới vào nghề, các nhà giáo dục phải
có các cách thức đánh giá toàn diện hơn nhiều so
với trước đây về những kỹ năng mà học sinh vẫn
còn nắm giữ. Chúng ta cần phải tin vào những
đánh giá cho thấy rằng một số học sinh vẫn chưa
sẵn sàng để giải quyết những bài tập mà lứa tuổi
hoặc cấp lớp thường là làm được. Sau đó, chúng
ta rất thể sẽ phải đối mặt với một lựa chọn
rõ ràng giữa cố gắng giảng lại các nội dung mà
chúng ta đã dạy trong quá khứ hoặc tập trung
vào những kiến thức bản. Chúng ta sẽ muốn
27
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 44 - 2022
phải đạt được kỳ tích: giúp những học sinh có thể
đã bỏ lỡ hai năm học bắt kịp chương trình, trong
khi vẫn giảng dạy động viên những học sinh
đang kịp tiến độ của chương trình giảng dạy.
Nhưng như đã nói, đó là điều không tưởng, và cố
gắng quá nhiều sẽ gây phản tác dụng. Chúng ta
không có sách tham khảo cho tình trạng này và
chúng ta cũng không có đủ thời gian trong năm
học 185 ngày để nhồi nhét được tất cả kiến thức
trước đại dịch vào đầu các học sinh. Thời điểm
này đòi hỏi một phương thức linh hoạt triệt để
trong việc đánh giá lại những gì cần dạy và cách
tốt nhất để truyền tải những kiến thức đó.
Bởi vì trình tự hệ thống đã bị gián đoạn, giáo viên
phải đồng thời thay đổi thời gian giảng dạy để
đảm bảo rằng học sinh không bỏ lỡ tài liệu quan
trọng và cắt giảm phạm vi kiến thức cần học.
Phần lớn những chúng ta thể dạy trẻ đều
khá mơ hồ, vì vậy chúng ta cần phải nhận thức rõ
hơn về những gì chúng ta sẽ dạy. Ví dụ: sẽ có lợi
khi một học sinh hiểu về sinh lý động vật khi kết
thúc môn sinh học trung học, nhưng sẽ chẳng
ích gì khi để làm được việc đó, ta phải bỏ qua việc
giảng dạy về tiến hóa hay di truyền.
Những lựa chọn này sẽ phức tạp hơn một số
môn học: Giáo viên lớp Ba không thể giới thiệu
phép nhân cho những đứa trẻ chưa hiểu phép
cộng. Nhưng nhìn chung, chúng tôi nhận thấy
rằng học sinh được hưởng lợi nhiều hơn từ việc
học và thực hành các quy trình, mô hình, phương
pháp tiếp cận kỹ năng hơn dành thời gian
tìm hiểu các sự kiện và chi tiết cụ thể mà các em
rất dễ quên.
với bất kể môn học nào, các giáo viên đều phải
hợp tác với nhau nhiều hơn bao giờ hết. Giáo viên
cần dựa vào các nguyên tắc cơ bản các giáo
viên cấp dưới đã dạy học sinh. dụ, một giáo
viên dạy ngữ văn lớp bảy vốn chỉ quen với việc
tập trung vào phân tích văn bản bởi không được
đào tạo để có các kỹ năng cung cấp hướng dẫn
suy luận như các đồng nghiệp dạy lớp Bốn. Cán
bộ lãnh đạo nên dành thời gian để giáo viên cung
cấp các bài học phát triển chuyên môn nhỏ cho
đồng nghiệp của họ.
Andy Hagon, hiệu trưởng trường trung học cơ sở
St.Bernard’s ở Manhattan, nhấn mạnh nhu cầu
này tất cả các bên phải làm việc cùng nhau.
Ông nói: “Giáo viên sẽ phải thích nghi một lần nữa
với những nhu cầu đặc biệt của những đứa trẻ đã
bị tụt lại phía sau. Tôi hy vọng rằng những người
lớn có liên quan có thể đào sâu hơn và tìm thấy
sự kiên nhẫn hơn nữa cộng tác trong những
thay đổi có thể có trong chương trình học; những
đứa trẻ xứng đáng với mọi nỗ lực hết mình
chúng ta đã bỏ ra.”
Hagon nhấn mạnh rằng cha mẹ là một phần quan
trọng trong quá trình điều chỉnh này. Đôi khi giáo
viên có thể khó nhận biết liệu học sinh đang
gặp khó khăn với tài liệu, kỹ năng học tập hay
các vấn đề xã hội hay không. Vì vậy, những lưu ý
từ phụ huynh, hoặc tốt hơn là phụ huynh khuyến
khích trẻ tự vận động và tự tiếp cận giáo viên, sẽ
vô cùng quý giá.
Ở bất kỳ thời điểm nào, luôn có một số học sinh
trong lớp cảm thấy bối rối trong khi những học
sinh khác tỏ ra chán nản trong việc học. Nhưng
thời điểm đại dịch này sẽ hội quan trọng
để nhận diện một loạt các điểm xuất phát khác
nhau luôn hiện hữu trong các lớp học của chúng
ta. Giờ đây, trường học thể đánh giá hiệu
chỉnh lại những kỹ năng được dạy ở các cấp lớp,
mở rộng sự khác biệt và hợp tác nếu có thể. Lãnh
đạo nhà trường thể tạo cơ hội để giáo viên của
các cấp lớp nhỏ hơn giúp giáo viên các lớp lớn
thấm nhuần hoặc củng cố những kiến thức
bản. Chúng ta không thể bù đắp cho thời gian đã
mất, nhưng cam kết của các nhà giáo dục đối với
từng học sinh đòi hỏi chúng ta phải có ý thức tự
giác để sử dụng thời gian hiện tại một cách hiệu
quả nhất có thể.
28 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 44 - 2022
Brigham Fay1 | Như Vũ dịch
Khi nói đến việc tạo ra môi trường học tập của
thế kỷ 21, những điều chính yếu cần cân nhắc để
tối ưu hóa việc học là gì?
1 Nguồn:https://www.gse.harvard.edu/news/
uk/15/02/space-exploration
Nhà giáo dục và kiến trúc sư David Stephen luôn
ngày ngày tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi đó. Với
tư cách là người sáng lập công ty tư vấn có trụ sở
tại Boston, New Vista Designs for Learning,
đồng tác giả của “Kiến trúc để thành công: Xây
dựng hình cho việc học trường quy
nhỏ”2, Stephen mang kinh nghiệm phong phú
2 ArchitectureforAchievement:BuildingPatterns
forSmallSchoolLearning
KHÁM PHÁ KHÔNG GIAN TRƯỜNG HỌC
29
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 44 - 2022
của mình đến lĩnh vực giáo dục. Bài viết dưới đây
là phỏng vấn ngắn với ông về việc thiết kế/tái tạo
không gian truyền cảm hứng cho học sinh và nhà
giáo dục ngày nay.
Ông định nghĩa một “môi trường học tập” như
thế nào? Nó không chỉ là cấu trúc vật lý của một
lớp học hay một tòa nhà phải không?
Chúng ta xu hướng coi các trường phổ thông
như một tập hợp các lớp học khu vực hành
chính, nhưng tôi sẽ định nghĩa môi trường học
tập là cả vật lý và không gian ảo, và bao gồm các
bối cảnh văn hóa khác nhau nơi học sinh
học tập.
Nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu tập trung vào
công nghệ của chúng ta đang khiến các trường
học ngày càng chú trọng đến việc học sinh phải
là người tạo ra kiến thức của chính mình. Ngoài
việc cung cấp nội dung theo những cách truyền
thống hơn, nhiều trường học đang thử nghiệm
phương pháp học tập dựa trên vấn đề trong đó
trẻ em làm việc trên các dự án bối cảnh xác
thực, thường là trong cộng đồng của chúng. Các
trường học đang ngày càng tận dụng các cơ hội
học tập mở rộng ra ngoài lớp học và các bức
tường trường học.
Ông có thể cho ví dụ về cách thiết kế trường học
đã được hình thành bởi các nghiên cứu mới nhất
các phương pháp hay nhất trong việc giảng
dạy và học tập không?
Chúng ta biết rằng mình cần phải tạo ra nhiều
môi trường học tập đa dạng linh hoạt hơn -
không gian nơi học sinh chủ động học tập chứ
không chỉ tiếp nhận thông tin một cách thụ động.
Đây chỉ là một vài ví dụ:
- Khái niệm về bốn chữ C - các kỹ năng của thế
kỷ 21 về duy phản biện, hợp tác, giao tiếp
sáng tạo - cho thấy nhu cầu về các phương pháp
tiếp cận tích hợp hơn, dựa trên vấn đề và câu hỏi
và thực hành đối với quá trình dạy và học. Chúng
ta sẽ thấy nhiều không gian dành cho nhà sản
xuất, phòng thí nghiệm chế tạo và phòng dự án.
- Giáo viên không còn là nguồn thông tin duy
nhất hay “nhà hiền triết trên sân khấu”. Học sinh
sẽ được thử thách để trở nên chủ động độc lập
hơn, với các giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ.
Sự thay đổi này, và nhu cầu về dạy học phân hóa,
đòi hỏi các địa điểm cho việc học tập độc lập,
nhóm nhỏ, nhóm lớn và dựa trên dự án.
- Các trường đang ngày càng tận dụng được các
nguồn lực từ cộng đồng các mối quan hệ từ
đối tác. Họ đang làm cho các cơ sở trường học có
thể tiếp cận được với cộng đồng lớn hơn sau giờ
làm mở rộng việc học vượt ra ngoài các bức
tường của trường học.
Suy nghĩ về những nhu cầu thay đổi trong thập
kỷ tới, làm thế nào các trường học có thể bắt kịp
với các công nghệ mới nổi? Và môi trường học
tập sẽ cần phải thích ứng theo những cách nào
khác?
Trường học cần hoạt động như một môi trường
làm việc “hiệu suất cao”, với không gian đa dạng,
đồ nội thất linh hoạt và cơ sở hạ tầng công nghệ
mạnh mẽ. Công nghệ có mặt khắp mọi nơi
ngày càng nhiều, chúng ta sẽ thấy nội dung được
cung cấp thông qua các nền tảng trực tuyến
phong phú, với việc giáo viên tạo điều kiện cho
việc thảo luận tổng hợp thông tin. Chúng tôi
đang muốn thay đổi quan niệm về “phòng máy
tính” - thay vào đó, mỗi đơn vị diện tích của
trường học có thể được sử dụng để cung cấp
không gian cho học sinh làm việc với công nghệ.
Một cách khác các trường thể thích ứng
là tạo ra những sự bổ sung thận trọng, trong đó
các nhân sự (gồm giáo viên, quản trị viên
nhân viên hỗ trợ) được sắp xếp theo những cách
cẩn trọng nhằm thúc đẩy các cộng đồng học tập
nhỏ và được cá nhân hóa. Tôi thấy một số trường
đang hướng tới việc bố trí giáo viên học sinh
30 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 44 - 2022
không phải theo nhóm môn học mà theo hướng
liên môn, điều này phù hợp hơn với việc học tích
hợp, dựa trên vấn đề.
Ông đã dẫn dắt việc thiết kế và xây dựng cho các
khoa đầu tiên trong mạng lưới các trường bán
công sáng tạo High Tech High. Những điều quan
trọng nhất mỗi trường học nên xem xét khi
tạo ra một môi trường học tập của thế kỷ 21
gì?
Có năm đặc điểm chính khiến các trường Trung
học Công nghệ Cao trở thành địa điểm thú vị.
Chúng là những gì tôi nghĩ là phải có:
1. Không gian đa dạng: trường học nên
phòng học linh hoạt, phòng họp nhóm
nhỏ, không gian tập hợp nhóm lớn và
ngóc ngách để trẻ làm việc độc lập.
2. Các khu vực lân cận: tạo ra các khu vực
nơi các nhóm giáo viên học sinh cùng
tọa lạc để khuyến khích học tập hợp tác
giữa các lớp có chuyên ngành khác nhau.
3. Cơ sở hạ tầng công nghệ mạnh mẽ, cùng
với các địa điểm để học sinh làm việc độc
lập và theo nhóm nhỏ sử dụng công nghệ.
4. Minh bạch: làm cho văn hóa học tập của
trường thể nhìn thấy sờ thấy được.
Hãy mở ra các góc thể nhìn đường
đến đi từ các lớp học, phòng thí nghiệm,
văn phòng và phòng họp.
5. Không gian triển lãm để giám tuyển
trưng bày các tác phẩm của học sinh
trong toàn bộ tòa nhà.
Đối với các trường học không kế hoạch xây
dựng hoặc cải tạo mới, cách nào để các nhà
quản lý có thể chủ động với ngân sách thấp
vẫn thể tạo ra một không gian hỗ trợ nhiều
hơn cho việc học của học sinh ngày nay không?
Để tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa cho học sinh,
chúng ta cần giúp chúng kết nối với khuôn viên
trường và những người bên trong đó. Một số cách
dùng ít ngân sách hoặc không cần ngân sách để
làm điều này là:
- Tạo hoặc xác định một khu vực chung là trung
tâm học thuật của trường học. Tôi thường đề
nghị các trường sử dụng nhà ăn/căng tin theo
cách này.
- Thiết kế trải nghiệm nhập học, chào đón học
sinh đó kể một câu chuyện về các giá trị
sứ mệnh của trường học của bạn và mang
lại cảm giác về cách di chuyển trong khuôn viên
trường. Điều đó có thể bao gồm việc được chào
đón bởi một người lớn thân thiện hoặc cung cấp
bản đồ để tìm đường dễ dàng.
- Cho phép học sinh giáo viên thay đổi môi
trường học của họ. Ý tưởng bao gồm các dự án
nghệ thuật công cộng, tranh tường hoặc triển
lãm giám tuyển.
- Khuyến khích cộng đồng sử dụng khuôn viên
trường sau giờ làm học. Các cộng đồng muốn
xem trường học là tài nguyên: chẳng hạn như
một nơi để sử dụng phòng tập thể dục, một
không gian tụ tập hoặc một địa điểm để giáo dục
người lớn.
- Thúc đẩy tính minh bạch bằng cách mở cửa sổ
khi vào lớp học và văn phòng, đồng thời cân nhắc
để cửa lớp học mở.
- Thay đồ đạc trong lớp khi thể. Hãy thử các
loại cấu hình đồ nội thất khác nhau để đảm
bảo tính linh hoạt và thoải mái.
31
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 44 - 2022
Lisa Lambert1
LISA dịch
1  https://childmind.org/article/why-parents-are-si-
lent-about-mental-illness/
Ngaycảkhihànhvicủatrẻtrởnênquábất
thường,sựkỳthịsẽluônlàchướngngạingăncản
phụhuynhtrởnêncởimở
LisaLambert-giámđốcđiềuhànhcủaLiênđoàn
ỦnghộPhụhuynh/Chuyêngia2-nóivềlýdotạisao
cácbậcphụhuynhcóconđangchốngchọivớirối
loạntâmthầnthườngimlặngvềchúng-ngaycả
khihọrấtlolắngvềkhảnăngbùngnổtronghành
vicủaconmình.Trướchết,Lambertbiếtsựkỳthị
vàthùđịchmànhữngbậcchamẹnàyphảiđốimặt.
“Chúngtacầncólòngtrắcẩn,sựthấuhiểuvàlời
khuyêntốtkhinóivềnhữngđứatrẻcủamình.Cho
đếnkhichúngtacóthểlàmđượcnhưvậy,hầuhết
chúngtađềuchỉimlặng”,bàviết.
Cách tốt nhất để tìm kiếm sự giúp đỡ cho vấn đề
tâm lý mà con bạn đang đối mặt là nói về những
điều đã xảy ra. Nhưng hầu hết chúng ta không
lên tiếng, đặc biệt là trong thời gian đầu. Mẹ của
Adam Lanza, Nancy, được cho là khá kín tiếng về
2 Parent/ProfessionalAdvocacyLeague:tổchứcvận
độngviệccảithiệnkhảnăngtiếpcậncácdịchvụsứckhỏe
tâmthầnchotrẻem,thanhniênvàgiađìnhcủahọ
TẠI SAO BỐ
MẸ LẠI KHÓ
KHĂN TRONG
VIỆC LÊN
TIẾNG VỀ
CÁC VẤN ĐỀ
TÂM LÝ CỦA
TRẺ?
32 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Góc nhìn
Số 44 - 2022
các vấn đề của bé. Cô ấy vui vẻ khi nói về công việc
làm vườn, về Red Sox3 về sở thích của mình;
nhưng cô sẽ im lặng khi chủ đề câu chuyện là về
con trai của ấy. Tôi cũng không khác Nancy.
Chúng tôi được nuôi dạy thành những người như
vậy.
Ngay cả đối với những bậc cha mẹ con đang
phải đối mặt với vấn đề về sức khỏe tâm thần,
nhiều người trong số họ lo ngại việc công khai
các thông tin đó. Bài đăng tuyệt vời của Liza
Long với tựa đề “Tôi là mẹ của Adam Lanza” lại
khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng về khả năng đứa
con trai 13 tuổi của cô sẽ phải đối mặt với sự soi
mói của công chúng và phải gánh chịu những rủi
ro khủng khiếp khác. Trong khi đó, có những bậc
phụ huynh lại tự kể ra những câu chuyện của
chính mình, họ cảm thấy những rủi ro ấy chẳng
so với nỗi đau phải một mình đối phó với
những rối nhiễu tâm . Còn tôi thì thuộc về cả hai
nhóm phụ huynh này - tôi người giữ im lặng,
cũng người kể những câu chuyện về đứa trẻ
của tôi.
“Sự bùng nổ” của một đứa trẻ
Khi con trai tôi học tiểu học, đôi khi thằng
rất bạo lực, quá mãnh liệt khó đoán. Tâm trí,
sự tập trung tâm trạng của thằng thường
thay đổi dường như chẳng thể ngăn
cản được thời điểm “bùng nổ” của cậu bé. Tất cả
những gì tôi có thể làm lúc đó là đưa em trai của
nó đến “nơi an toàn” và cố gắng quản lý mọi thứ
tốt nhất có thể. Vì những do mà chẳng ai thể
hiểu được, đứa em trai duy nhất của thằng bé
luôn là mục tiêu của “sự bùng nổ” này.
Trong nhiều năm liền, tôi đã rất lo lắng rằng mình
sẽ nhận được cuộc gọi từ nhà nước thông báo về
việc phải chuyển đứa con trai nhỏ của tôi đi
anh trai đã làm gãy tay hay làm tổn thương
nó. Tôi đã tìm đến những chuyên gia giỏi nhất,
3 RedSox là độibóng chàychuyênnghiệp Mỹđược
thànhlậptạiBoston,Massachusetts
những người suy đoán rằng có thể thằng đang
tức giận vì em trai của bé “bình thường”. Vậy thì
tại sao sau đó, tôi cũng trở thành một mục tiêu
của “sự bùng nổ” này? Và tại sao thằng bé thậm
chí còn tự làm tổn thương bản thân nữa?
Không ai thực sự chắc chắn về lý do cho tình
trạng này chúng tôi học cách sống chung với
sự bí ẩn đó. Khi lớn hơn một chút, thằng bé đã có
thể nói với tôi rằng mỗi ngày nó đều thức dậy và
cảm thấy sự đau đớn cùng trong cảm xúc
hầu như ngày nào cũng trôi qua một cách tồi tệ
như vậy. Khi cảm xúc “bùng nổ” thằng tự
làm đau bản thân mình, giống như một quả
bóng bay bỗng dưng phát nổ, thằng bé đã nói
như thế. Nỗi đau mờ nhạt đi trong thoáng chốc.
Rồi khi thằng lớn lên, lại tự làm đau bản
thân mình nhiều hơn, và ít làm tổn thương người
khác. Thằng bé đơn giản cho rằng đó là một việc
nên làm về mặt đạo đức. Là một người mẹ, tôi đã
cảm thấy rất đau khổ.
Học cách im lặng
Khi điều này lần đầu tiên xảy ra, tôi đã chia sẻ với
các bà mẹ khác về nó. Họ cha mẹ của những
người bạn của con trai tôi đã biết từ khi
còn rất nhỏ. Một số người trong số họ sẽ cố gắng
an ủi tôi. Họ nói: “Tất cả các anh chị em đều cãi
nhau mà. Con của chị chỉ cãi nhau hơi căng
thẳng hơn thôi.” Một số người khác lại nhìn
tôi với vẻ mặt kinh hoàng, hoặc tệ hơn là bảo tôi
hãy thử những thứ mà tôi vốn đã thực hiện từ lâu
và nhận thấy rằng rất vô dụng.
Rõ ràng rằng họ đang nghi ngờ kỹ năng hoặc sự
kiên trì của tôi. Tôi đã học cách để tránh những
cuộc thảo luận này và trở nên khá giỏi trong việc
đổi chủ đề các cuộc hội thoại. Tôi học cách im
lặng.
Bạn không chỉ nên thận trọng khi giao tiếp với
những người bạn như vậy, bạn cũng cần phải cẩn
thận khi nói chuyện với giáo viên của con bạn, với
33
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Góc nhìn
Số 44 - 2022
bác nhi khoa nhiều người khác nữa trong
cuộc sống của đứa trẻ. Tất cả chúng ta đang sống
trong một xã hội mà sự kỳ thị đối với rối loạn tâm
lý có thể khiến ta đi chệch hướng. không chỉ
tình trạng thiếu hiểu biết, nó nghiêm trọng
hơn rất nhiều. Mọi người cứ nói đi nói lại những
điều vô giá trị ai cũng biết và bạn sẽ lại học
cách để im lặng về vấn đề này. Thay vào đó, bạn
sẽ nói về Red Sox và việc làm vườn.
Sự trợ giúp từ chuyên gia
Sau đó, chúng tôi chuyển sang tìm kiếm các
chuyên gia về sức khỏe tâm thần, những người
mà chúng tôi cho rằng họ đã thấy những trường
hợp như gia đình chúng tôi. Thế nhưng một lần
nữa, quyết định này chỉ càng làm tôi chắc chắn
hơn với việc nên ở một mình. Bảo hiểm chỉ thanh
toán cho những chuyến thăm khám ngắn ngày
với nhiều yêu cầu về thủ tục giấy tờ và có sự
thiếu hụt về nhân sự đối với những chuyên gia
tâm thần có kiến thức chuyên môn về những đứa
trẻ “nghiêm trọng” nhất. Họ luôn nói với những
bậc phụ huynh như tôi rằng “Tôi đã làm tất cả
những gì thể cho con bạn”, thế nhưng chúng
tôi chẳng cảm thấy con mình khá hơn là bao.
Chúng tôi học cách quản lý các cuộc khủng
hoảng, hạ thấp kỳ vọng sẽ tìm được sự giúp đỡ và
tiếp tục tiến về phía trước vì chúng tôi biết gánh
nặng vẫn sẽ đổ lên đầu chúng tôi theo cách
không căn bệnh nào khác có thể gây ra được. Tôi
đã đọc được rằng, mẹ của Adam Lanza nhận thấy
chỉ mới thể xoa dịu cơn khủng hoảng
của con bà. Tôi chắc chắn đó những ấy
đã cố gắng làm được cho tới khi không thể làm
gì được nữa.
Tìm kiếm những bậc phụ huynh khác
Cuối cùng, nếu may mắn, chúng ta thể tìm
thấy những bậc cha mẹ cùng cảnh ngộ. Đối với
nhiều người, mọi chuyện sẽ trở nên vừa khó
khăn nhưng cũng vừa nhẹ nhõm khi được nói
về sự mất kiểm soát, về việc tự làm tổn thương
bản thân của đứa trẻ và về những nỗ lực dường
như nghĩa của bản thân. Nhưng lần này, đối
phương lại nói rằng: “Vâng tôi biết, nhà tôi cũng
y như vậy. Chúng tôi chia sẻ, chúng tôi khóc,
chúng tôi cười. Chúng tôi hoan nghênh thành
công của nhau và khen ngợi những thất bại. Hầu
hết chúng tôi đều cố gắng suy nghĩ, đưa ra cho
nhau những hướng đi đúng cùng nhau từ từ
tiến bộ. chúng tôi không im lặng. Ít nhất
cho tới khi chúng tôi tạm biệt và rời khỏi phòng.
34 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Góc nhìn
Số 44 - 2022
Angela Duckworth1
Duy Vũdịch
Tại sao tò mò lại quan trọng?
Sự tò mò giúp bạn phân tích thông tin một cách
sâu sắc hơn và giúp bạn ghi nhớ tốt hơn những
mình đã học. cũng tương quan đến sự hứng
thú của bạn. Sau đây những tôi đã viết về
chủ đề này cho tờ Character Lab trong mục “Mẹo
nhỏ của tuần” gần đây:
“Bò không sâu bị sâu răng.”
“Thật ư?”
“Đúng vậy, chúng không bị sâu răng. Thật bất
ngờ, nhỉ? Dù chúng ăn cả ngày, và rõ ràng là
chúng không đánh răng của mình.”
Mark đã rất hứng thú khi nói với tôi điều đó.
1 Nguồn:HowtoIncreaseCuriosity—andHappiness
toBoot(Opinion)(edweek.org)
tôi cũng thế. Cho dù từ trước đến giờ tôi không
có sự hứng thú đến thế với những con bò hay
sâu răng, nhưng tôi vẫn hướng về phía ông, mở
to mắt và háo hức muốn biết thêm.
“Ngựa cũng thế”, Mark tiếp tục, “Trừ khi cô cho
chúng ăn đường.”
Mark Wolff là trưởng khoa Dược Nha Penn (Penn
Dental Medicine). Từ lâu ông đã nhận ra đường
tinh luyện chính nguyên nhân lớn gây ra sâu
răng - lớn hơn nhiều so với những gì tôi tưởng.
HÃY TÒ MÒ HÃY TÒ MÒ
ĐỂ THÊM ĐỂ THÊM
HẠNH PHÚCHẠNH PHÚC
35
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Góc nhìn
Số 44 - 2022
Trong bữa tối hôm đó, tôi đã không thể chờ để
có thể chia sẻ câu chuyện thú vị này với gia đình
mình. Sau khi mọi người đã ăn xong, tôi đã dành
hàng giờ cho “cuộc đua việt Google”, để tìm
hiểu về cách vi khuẩn tiêu hóa đường như thế
nào, việc mà giúp chúng sinh sôi trong miệng
người. Chúng phân giải đường, thải ra một loại
axit - axit đó là thứ ăn mòn răng chúng ta.
Cảm giác khiến đồng tử chúng ta giãn ra, thúc
đẩy ta phải đặt câu hỏi, và dành sự chú ý đặc biệt
đến những thông tin chúng ta đang săn tìm - hay
còn gọi là sự tò mò - chúng có ích gì?
Những báo cáo gần đây cho rằng sự mò có liên
quan mật thiết đến mức độ hạnh phúc của con
người. Trong vòng 21 ngày, những người tham gia
nghiên cứu đã phải trả lời những câu hỏi giống
nhau mỗi ngày để đo lường mức độ hạnh phúc
của họ, thêm vào đó, là hai câu hỏi kiểm tra mức
độ tò mò của họ. Họ phải tự đánh giá trên thang
từ điểm từ 0 (tôi không làm vậy) đến 10 (tôi luôn
làm vậy). Hai câu hỏi ấy như sau:
Hômnay,tôicoinhữngtìnhhuốngkhókhănchính
làcơhộiđể mình trưởngthànhvàhọchỏi.
Dẫuđặtchântớibấtcứ nơi nào, tôi đềutìmkiếm
chomìnhnhữngthứhoặctrảinghiệmmớimẻ.
Điểm số trung bình của những câu hỏi tò mò đó
là 3 - khá thấp so với kỳ vọng của tôi - nhưng xét
theo điểm số của từng người và từng ngày khác
nhau, kết quả rất khác biệt.
Có vẻ như những người có điểm số cao liên tục ở
những câu hỏi này điều là những người có chỉ số
hài lòng với cuộc sống cao, những mối quan
hệ tốt đẹp và có sức khỏe thể chất tốt.
nhiên, với những nghiên cứu theo dõi hằng
ngày như nghiên cứu này, thật khó có thể khẳng
định sự tò mò tạo nên sự hứng thú hay ngược lại
- hoặc có một nhân tố thứ ba nào đó cùng lúc tác
động đến cả hứng thú và tò mò. Với kinh nghiệm
sống của mình, tôi cho rằng, sự thật nằm ở đâu
đó giữa ba khả năng này.
Với tôi, ngày nào tôi hỏi thật nhiều câu hỏi đều là
những ngày tuyệt vời nhất. hai câu hỏi trong
nghiên cứu trên chính là một lời nhắc tuyệt vời về
cách tôi muốn sống cuộc đời của mình.
Hãythửmở đầu cuộc trò chuyện bữa tối nay của
bạn bằng câu hỏi này: “Mọi người đã học được gì
mới trong hôm nay vậy?” Hãy chuẩn bị với một
vài thứ bạn đã học được, hãy chắc chắn rằng
mọi người trong bàn đều lượt để chia sẻ câu
chuyện của mình. Như Albert Einstein đã từng
nói: “Điều quan trọng là đừng bao giờ ngừng đặt
câu hỏi.”
36 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Góc nhìn
Số 44 - 2022
Ban Biên tập Lộn xộn
Hoàng Anh Đức
Nguyễn Linh Chi
Vũ Như | UberMath
Ngô Thị Thanh Tùng | VNIES
LISA | Cùng học
Nguyễn Minh Trang | EdLab Asia
Vũ Nguyễn Quang Duy | Cùng học
Dương Phú Việt Anh | Hogwarts
Logo | Hà Dũng Hiệp
Chế bản | Quách Anh
Liên hệ: bientap@day-hoc.org
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Ban Biên tập Lộn xộn
Học để Dạy,
và Dạy để Học
ResearchGate has not been able to resolve any citations for this publication.
ResearchGate has not been able to resolve any references for this publication.