PreprintPDF Available

Chuyên san Dạy và Học - số 41 - Khác Biệt

Authors:
Preprints and early-stage research may not have been peer reviewed yet.

Abstract

“Bạn có thể tạo ra sự khác biệt” là một tuyên ngôn vừa có tính truyền cảm hứng mạnh mẽ, vừa tạo ra một cảm giác trách nhiệm nặng nề. Hệ thống giáo dục và những cá nhân làm việc trong lĩnh vực này vẫn luôn làm việc trong những cảm xúc nghịch lý như vậy, khi họ được trao cơ hội, cũng như buộc phải mang trọng trách ảnh hưởng tới cuộc đời của vô vàn học sinh. Nếu trong một giây phút nào đó quý vị từng tự hỏi, “Làm sao tôi có thể tạo ra sự khác biệt?”, thì mong rằng Dạy&Học số 41 với tựa đề “Khác biệt” có thể giúp quý độc giả được tiếp tục nỗi băn khoăn này. Đầu tiên, hai bài viết “Cách công nghệ cải thiện thành tích môn Mỹ thuật của học sinh” và “Sách truyện có thể hỗ trợ khả năng toán học của trẻ” lần lượt mang tới hai sự kết hợp “khác biệt” giữa công nghệ - mỹ thuật và sách truyện - toán học. Tiếp đó, trái với những quan điểm truyền thống về một lớp học trật tự, “Điều kỳ diệu của một lớp học ồn ào” gợi ý rằng việc thường xuyên khuấy động lớp học có thể mang tới nhiều lợi ích không ngờ. “Xây dựng một cuộc trò chuyện thấu cảm” thì mang tới những hướng dẫn để giáo viên có thể thực hành thấu cảm - một khả năng cốt lõi cho việc chấp nhận những khác biệt. Đại dịch Covid-19 là sự kiện mang tới vô vàn những thay đổi, buộc tất cả chúng ta phải khác biệt. Để hỗ trợ những đảo lộn này, bài viết “Học tập giữa lệnh phong tỏa - giáo viên cũng là nhà thiết kế” đưa ra một số giải pháp cho việc giảng dạy trực tuyến môn Địa Lý và Thể Dục. Và trong khi chúng ta cân nhắc về các chiến lược quay lại trường học, cần lưu ý rằng “Việc học bù sẽ đặt ‘áp lực khổng lồ’ lên trẻ”. Không chỉ giáo viên và các nhà giáo dục phải mang gánh nặng của việc tạo ra khác biệt. Thanh thiếu niên và người trẻ tuổi cũng mang trong mình cả khát khao và trọng trách thay đổi tương lai. Nhìn nhận sự khác biệt trong giáo dục ở quy mô lớn hơn này, giáo sư Fernando Reimers cùng các cộng sự tại trường Sau Đại học về Giáo dục Harvard đã đưa ra một mục tiêu rõ ràng cho việc học tập trong “Một chương trình học hướng tới thay đổi thế giới”. Cũng với tinh thần đó, Tạp chí phố Wall (Wall Street Journal) hàng tuần vẫn tạo ra các cuộc trao đổi thú vị giữa các sinh viên về các vấn đề xã hội thông qua mục Future View, mà Dạy&Học xin giới thiệu tới quý vị một tranh luận về “Công bằng và trường chuyên lớp chọn”. Cuối cùng, mục Giới thiệu sách xin được quay trở lại với bài viết “Hãy trả lại con trẻ tương lai mà chúng ta đang vay mượn”, cũng là lời tựa cho cuốn sách “Cơ hội để thành công – chuẩn bị gì cho giáo dục thế kỷ XXI” (bản dịch tiếng Việt của cuốn Most Likely To Success của hai tác giả Ted Dintersmith và Tony Wagner), một cuốn sách khiến ta phải suy nghĩ “liệu có dám khác biệt?”
KHÁC BIỆT
Số 41 - tháng 11 | 2021
MỘT CHƯƠNG TRÌNH HỌC MỘT CHƯƠNG TRÌNH HỌC
HƯỚNG TỚI THAY ĐỔI THẾ GIỚIHƯỚNG TỚI THAY ĐỔI THẾ GIỚI
HỌC TẬP GIỮA LỆNH PHONG TỎA -
GIÁO VIÊN CŨNG LÀ NHÀ THIẾT KẾ
ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA MỘT ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA MỘT
LỚP HỌC ỒN ÀOLỚP HỌC ỒN ÀO
HÃY TRẢ LẠI CON TRẺ TƯƠNG LAI HÃY TRẢ LẠI CON TRẺ TƯƠNG LAI
MÀ CHÚNG TA ĐANG VAY MƯỢNMÀ CHÚNG TA ĐANG VAY MƯỢN
Số 41: Khác biệt
Từ thực địa
CÁCH CÔNG NGHỆ CẢI THIỆN THÀNH TÍCH MÔN
MỸ THUẬT CỦA HỌC SINH .....................................06
Thùy Anh lược dịch
Dạy thế nào
SÁCH TRUYỆN CÓ THỂ HỖ TRỢ KHẢ NĂNG TOÁN
HỌC CỦA TRẺ ..........................................................09
Mai Anh dịch
ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA MỘT LỚP HỌC ỒN ÀO ........... 11
Vũ Như dịch
XÂY DỰNG MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN
THẤU CẢM ................................................................14
LISA dịch
HỌC TẬP GIỮA LỆNH PHONG TỎA - GIÁO VIÊN
CŨNG LÀ NHÀ THIẾT KẾ ........................................16
LISA dịch
2Nội san Dạy học | Day-hoc.org Số 41 - 2021
Quản lí giáo dục
VIỆC HỌC BÙ SẼ ĐẶT “ÁP LỰC KHỔNG LỒ”
LÊN TRẺ, CÁC CHUYÊN GIA TÂM LÝ HỌC
NHẬN ĐỊNH ...............................................................19
Duy Vũ dịch
MỘT CHƯƠNG TRÌNH HỌC HƯỚNG TỚI THAY ĐỔI
THẾ GIỚI ..................................................................21
Ngô Thị Thanh Tùng dịch
Góc nhìn
CÔNG BẰNG VÀ TRƯỜNG CHUYÊN
LỚP CHỌN................................................................24
Minh Trang dịch
Giới thiệu sách
HÃY TRẢ LẠI CON TRẺ TƯƠNG LAI MÀ CHÚNG TA
ĐANG VAY MƯỢN ....................................................27
Hoàng Anh Đức
3
Nội san Dạy học | Day-hoc.orgSố 41 - 2021
Thể lệ gửi bài:
Quý thầy cô, anh chị nội dung liên quan tới Dạy
Học muốn chia sẻ tới cộng đồng, xin vui lòng gửi về Ban
Biên tập Lộn xộn qua email bientap@day-hoc.org
Cuối bài viết, tác giả xin vui lòng giới thiệu vài nét về bản
thân: Họ tên, nơi công tác, địa chỉ liên lạc, số điện thoại,
các chủ đề nghiên cứu yêu thích…
Do thời gian và nhân sự có hạn, Ban Biên tập xin phép
chỉ liên hệ với các bài viết được chọn đăng.
Tinh thần 4.0
Ban Biên tập quý thầy cô, anh chị gửi bài cộng tác
đều chia sẻ tinh thần 4.0, tức là:
- 0 lương
- 0 văn phòng
- 0 chuyên môn cao
- 0 giới hạn không gian - thời gian
Địa chỉ gửi bài:
Bientap@day-hoc.org
Chia sẻ:
Quý thầy cô, anh chị cảm thấy nội dung Dạy và Học có
ích, xin vui lòng chia sẻ tới bất kỳ những ai quan tâm,
kèm theo trích dẫn nguyên vẹn và đầy đủ về nguồn gốc
bài viết.
Mọi người nói về Dạy & Học
“Dạy&Học giống như một nguồn dinh dưỡng
quý báu cho những ai quan tâm tới giáo dục,
bất kể trong bối cảnh gia đình, nhà trường,
hay xã hội.”
- Th.S Ngô Huy Tâm
4Nội san Dạy học | Day-hoc.org Số 41 - 2021
Lời tựa
Quý độc giả thân mến,
“Bạn có thể tạo ra sự khác biệt” là một tuyên ngôn vừa có tính truyền cảm hứng mạnh mẽ, vừa tạo
ra một cảm giác trách nhiệm nặng nề. Hệ thống giáo dục và những cá nhân làm việc trong lĩnh vực
này vẫn luôn làm việc trong những cảm xúc nghịch lý như vậy, khi họ được trao cơ hội, cũng như
buộc phải mang trọng trách ảnh hưởng tới cuộc đời của vô vàn học sinh. Nếu trong một giây phút
nào đó quý vị từng tự hỏi, “Làm sao tôi có thể tạo ra sự khác biệt?”, thì mong rằng Dạy&Học số 41
với tựa đề “Khác biệt” có thể giúp quý độc giả được tiếp tục nỗi băn khoăn này.
Đầu tiên, hai bài viết “Cách công nghệ cải thiện thành tích môn Mỹ thuật của học sinh”
“Sách truyện có thể hỗ trợ khả năng toán học của trẻ” lần lượt mang tới hai sự kết hợp “khác
biệt” giữa công nghệ - mỹ thuật và sách truyện - toán học. Tiếp đó, trái với những quan điểm truyền
thống về một lớp học trật tự, “Điều kỳ diệu của một lớp học ồn ào” gợi ý rằng việc thường xuyên
khuấy động lớp học có thể mang tới nhiều lợi ích không ngờ. “Xây dựng một cuộc trò chuyện
thấu cảm” thì mang tới những hướng dẫn để giáo viên có thể thực hành thấu cảm - một khả năng
cốt lõi cho việc chấp nhận những khác biệt.
Đại dịch Covid-19 là sự kiện mang tới vô vàn những thay đổi, buộc tất cả chúng ta phải khác biệt.
Để hỗ trợ những đảo lộn này, bài viết “Học tập giữa lệnh phong tỏa - giáo viên cũng là nhà
thiết kế” đưa ra một số giải pháp cho việc giảng dạy trực tuyến môn Địa Lý và Thể Dục. Và trong
khi chúng ta cân nhắc về các chiến lược quay lại trường học, cần lưu ý rằng “Việc học bù sẽ đặt
‘áp lực khổng lồ’ lên trẻ”.
Không chỉ giáo viên các nhà giáo dục phải mang gánh nặng của việc tạo ra khác biệt. Thanh
thiếu niên và người trẻ tuổi cũng mang trong mình cả khát khao và trọng trách thay đổi tương lai.
Nhìn nhận sự khác biệt trong giáo dục ở quy mô lớn hơn này, giáo sư Fernando Reimers cùng các
cộng sự tại trường Sau Đại học về Giáo dục Harvard đã đưa ra một mục tiêu rõ ràng cho việc học
tập trong “Một chương trình học hướng tới thay đổi thế giới”. Cũng với tinh thần đó, Tạp chí
phố Wall (Wall Street Journal) hàng tuần vẫn tạo ra các cuộc trao đổi thú vị giữa các sinh viên về
các vấn đề xã hội thông qua mục Future View, mà Dạy&Học xin giới thiệu tới quý vị một tranh luận
về “Công bằng và trường chuyên lớp chọn”.
Cuối cùng, mục Giới thiệu sách xin được quay trở lại với bài viết “Hãy trả lại con trẻ tương lai mà
chúng ta đang vay mượn”, cũng là lời tựa cho cuốn sách “Cơ hội để thành công – chuẩn bị
gì cho giáo dục thế kỷ XXI” (bản dịch tiếng Việt của cuốn Most Likely To Success của hai tác giả
Ted Dintersmith và Tony Wagner), một cuốn sách khiến ta phải suy nghĩ “liệu có dám khác biệt?”
Xin chúc Quý vị có những khoảng thời gian thú vị.
Trân trọng,
Ban Biên tập Lộn Xộn
5
Nội san Dạy học | Day-hoc.orgSố 41 - 2021
Lori Mendiola1 | Thùy Anh lược dịch
Với tư cách một giáo viên, tôi đưa ra những
tiêu chuẩn cao và mong muốn học sinh của mình
đạt được. Tuy nhiên, để các em tự làm chủ việc
học có lẽ là điều khó khăn nhất. Tôi đã nghĩ đến
tất cả những điều này khi nhận công việc mới với
vị trí là giáo viên mỹ thuật tại trường trung học ở
vùng nông thôn Nam Carolina. Đó là một sự thay
đổi lớn so với trường thục tôi vừa rời đi,
và càng thách thức hơn khi đây là trường Title 1
(tỷ lệ học sinh có hoàn cảnh khó khăn cao hơn),
nhưng tôi đã quyết tâm sẽ cống hiến hết mình.
1 Nguồn: https://teachmag.com/archives/11608
Năm đầu tiên của tôi rất vất vả. Tôi muốn thấy
học sinh hào hứng trong phòng nghệ thuật
yêu thích sự sáng tạo, muốn các em cảm thấy
được trân trọng và tự hào về việc học vất vả của
mình. Thế nhưng, thay vào đó rất nhiều vấn
đề về kỷ luật, thành tích thấp và cả sự kiên nhẫn
của tôi cũng vậy. Học sinh của tôi dùng điện thoại
rất nhiều, vẽ lên mặt bàn, tranh cãi về điểm số,
đánh nhau không tham gia làm bài tập trên
lớp. Những dự án đã hoàn thành đều đòi hỏi tôi
phải nhắc đi nhắc lại hướng dẫn làm bài học
sinh không chú ý lắng nghe vào lần đầu tiên, làm
việc quá vội vàng, thiếu nỗ lực và không hoàn
thành đầy đủ.
CÁCH CÔNG NGHỆ CẢI
THIỆN THÀNH TÍCH MÔN
MỸ THUẬT CỦA HỌC SINH
6Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 41 - 2021
Tôi cảm thấy thất vọng với tình trạng các lớp
học và biết rằng mình sẽ không thể áp dụng cách
dạy này vào những năm tới. Những thứ được cho
hiệu quả với học sinh trường thục trước
đây không còn phát huy tác dụng với những học
sinh tại trường mới. Tôi biết đã đến lúc tôi cần
phải thay đổi phương pháp tiếp cận của mình.
Tôi bắt đầu nghiên cứu về cách một số giáo viên
đang thử tự điều chỉnh tiến độ và áp dụng công
nghệ trong lớp học. Khi đó, tôi tìm thấy một bài
báo về cách công nghệ được sử dụng trong một
lớp học toán tại một trường phổ thông trung học
thành thị ở Washington, DC. Bài báo “Blended
Learning Built on Teacher Expertise”2 (Tạm dịch:
Xây dựng học tập hỗn hợp dựa trên chuyên môn của
giáo viên) được viết bởi Kareem Farah không chỉ
mở mang tầm mắt còn nguồn cảm hứng
cho nghiên cứu của tôi.
Tôi quyết định thay đổi hoàn toàn cách dạy của
mình. Kết quả sẽ thể rất tuyệt vời hoặc thê
2 https://www.edutopia.org/article/blended-learn-
ing-built-teacher-expertise
thảm - nhưng điều đó không vấn đề vì ít nhất
tôi đã cố gắng hết mình. Một chương trình miễn-
phí có tên Schoology3nơi tôi tìm thấy câu trả
lời cho việc sử dụng công nghệ trong lớp học mà
không làm gián đoạn việc học. Hơn nữa, việc
áp dụng rất dễ dàng cho cả tôi các học sinh.
Tôi cũng đã xem qua các nền tảng khác, nhưng
chúng đều mất phí hoặc khó sử dụng.
Đầu tiên, tôi sắp xếp và đăng tất cả các bài giảng
và giáo án khác nhau của mình lên nền tảng. Quá
trình này rất rõ ràng đơn giản. Mỗi bài học
bao gồm các tệp đính kèm là phiếu bài tập, video,
hướng dẫn, ví dụ minh họa và bất kỳ thứ gì khác
mà tôi cần cung cấp cho học sinh của mình. Tất
cả các tài liệu được tổng hợp tại một vị trí vậy nên
các em không cần phải tìm kiếm các trang web
khác nhau để hoàn thành bài tập trên lớp.
Trong tuần đầu tiên, tôi đã giải thích cho học
sinh cách sử dụng nền tảng mới và truy cập tất
cả thông tin có sẵn cho các em. Chúng tôi cũng
xem qua một danh sách các bài kiểm tra mà tôi
đã phát tương ứng với các bài tập của học sinh
được đăng trên Schoology.
Tôi cũng đã sử dụng một chương trình khác
tên Screencastify4 cho phép tôi quay lại màn
hình máy tính và phần lồng tiếng để tự giải thích
thông tin. Đây những tôi thường làm trực
tiếp, nhưng bây giờ được truyền tải dưới dạng
video. Một trong những lợi ích khác học sinh
thể tạm dừng, tua lại hoặc xem lại video nếu cần.
Tôi cũng đã sử dụng Screencastify để giải thích
về cách sử dụng một số tài liệu nghệ thuật nhất
định. Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý một điều rằng,
ban đầu bạn sẽ thấy rất lạ khi nghe giọng nói của
chính mình từ nhiều máy tính suốt cả ngày.
Với hai công nghệ mới này, sinh viên đã được làm
việc độc lập trong khi tham khảo các bài học và
3 https://www.schoology.com/
4 https://www.screencastify.com/
7
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 41 - 2021
video hướng dẫn thuyết trình khác nhau của
tôi.
Sau khi thử phương pháp giảng dạy mới này trong
một năm, tôi đã nhận thấy nhiều lợi ích. Học sinh
nắm quyền làm chủ việc học của mình vì các em
phải quyết định bài tập nào sẽ làm trước. Học
sinh cũng học được cách quản lý thời gian và tốc
độ của bản thân tốt hơn. Những bạn đang tụt lại
phía sau có động lực để theo kịp những bạn học
nhanh hơn. Các học sinh cũng học hỏi lẫn nhau
vì họ có cơ hội khám phá nội dung bài học cùng
nhau.
luôn việc phải làm nên học sinh không
thời gian để vướng vào những rắc rối. ít vấn
đề về hành vi hơn tôi luôn đi xung quanh để
kiểm tra sự tiến bộ của từng học sinh. Hiện tại,
tôi cũng thời gian để tập hợp những bạn cần
bổ trợ thành các nhóm nhỏ tổ chức các cuộc
thuyết trình cho những học sinh tiến bộ nhanh
để các em lần lượt thuyết trình vào ngày hôm
sau. Tôi cũng nhận thấy rằng học sinh ít cảm
thấy căng thẳng hơn vì chỉ bốn bài tập trong
cả kỳ thay vì hàng tuần. Nhìn chung, mọi thứ đã
chuyển biến mạnh mẽ và tích cực trong lớp học
của tôi.
Tuy nhiên, mọi thứ không phải lúc nào cũng suôn
sẻ; tôi vẫn còn đối mặt với một số thách thức.
Wi thể bị ngắt, sinh viên để quên máy tính
xách tay hoặc không sạc pin máy tính để không
phải học bài. Vì vậy, tôi đã tạo một “trạm sạc pin”,
ghép những học sinh quên thiết bị học tập và viết
lên bảng ba dự án hầu hết sinh viên đang
thực hiện.
Rất nhiều công việc phải làm để tìm ra công
nghệ và soạn trước giáo án của toàn bộ chương
trình giảng dạy. Việc này cũng mất thời gian
khi thu thập tất cả các nguồn cung cấp tài liệu
nghệ thuật cho nhiều dự án khác nhau. Đối với
một khóa học, tôi đã mất hơn 40 giờ để kết hợp
mọi thứ lại với nhau. Nhưng tôi nghĩ kết quả mà
phương pháp này mang lại rất xứng đáng. Tôi có
thể sử dụng lại các giáo án này cho năm sau
quan trọng hơn, tôi cảm thấy rằng nó đã thay đổi
cách học sinh của tôi nhìn nhận về giáo dục, theo
hướng tốt hơn. Tôi vẫn đang tìm những phương
pháp mới để cải thiện những gì tôi đã bắt đầu và
đang tiếp tục phát triển bản thân với cách
một nhà giáo dục. Thành tích trong lớp học của
tôi đã được cải thiện không chỉ nhờ sự trợ giúp
của công nghệ mà còn nhờ việc xây dựng mối
quan hệ với các học sinh.
8Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 41 - 2021
UCL New1 | Mai Anh dịch
Theo bài nghiên cứu tổng quan do Giáo sư Jer-
emy Hodgen của Viện Giáo dục UCL (IOE) dẫn
đầu, các chương trình dạy thêm ngoài giờ/dạy
kèm và sách truyện có thể giúp cải thiện mức độ
tiếp thu của học sinh trong giờ học toán.
Bài nghiên cứu tổng quan (review article) được
xuất bản bởi Quỹ tài trợ giáo dục (Education En-
1 https://www.ucl.ac.uk/ioe/news/2020/nov/tutor-
ing-and-storybooks-could-help-childrens-maths-evidence-
review-nds
dowment Foundation - EEF) được biên soạn
bởi một nhóm từ Viện giáo dục (IOE), đại học
Brighton, đại học Loughborough đại học Ul-
ster, đã tổng hợp những bằng chứng khoa học xác
thực nhất trên toàn thế giới về phương pháp dạy
và học toán cho trẻ em trong những năm tháng
đầu đời và giai đoạn quan trọng số một (từ 3 đến
7 tuổi). Những bằng chứng này chủ yếu liên quan
tới tác động của các phương pháp giảng dạy hoặc
sự can thiệp khác nhau đối với việc đạt được kết
quả học tập và thông báo hướng dẫn của EEF.
SÁCH
TRUYỆN
THỂ
HỖ TRỢ
KHẢ NĂNG
TOÁN HỌC
CỦA TRẺ
9
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 41 - 2021
Kết quả cho thấy rằng các chương trình dạy kèm
có tác động tích cực đến kết quả của môn toán,
đặc biệt là đối với những học sinh có học lực
thấp. Tuy nhiên, đây có thể là trường hợp mà sự
hỗ trợ được thực hiện thông qua can thiệp có cấu
trúc đã được thiết kế để giải quyết những nhược
điểm cụ thể về tính toán. Phát hiện này liên
quan đặc biệt tới các trường học các chương
trình quốc gia như Chương trình Dạy kèm Quốc
gia trong việc xử ảnh hưởng của đại dịch đối
với việc học tập nói chung cho cả trẻ em với
những em có hoàn cảnh khó khăn.
Nhóm tác giả lưu ý rằng hầu hết các chương trình
dạy kèm có hiệu quả đều được phát triển bởi các
nhóm chuyên gia đã nắm nghiên cứu về sự
phát triển toán học của trẻ em. Chúng thường
được xây dựng dựa trên các phiên họp thường
xuyên trong một khoảng thời gian kéo dài tương
đương với một học kỳ hoặc hơn. Đối với những
can thiệp hệ thống này, sự truyền tải kiến
thức của trợ giảng dường như có hiệu quả tương
đương với của giáo viên. Tuy nhiên, hầu hết các
can thiệp này cần tới khối lượng lớn các hướng
dẫn và chỉ dẫn phát triển chuyên môn.
Nhóm tác giả cũng nhận thấy một nhóm nhỏ các
nghiên cứu đang ngày càng gia tăng chỉ ra rằng
việc sử dụng sách truyện được lựa chọn kỹỡng
bởi các nhà giáo dục có thể có hiệu quả vì chúng
tạo ra cơ hội để hỗ trợ các cuộc thảo luận và trao
đổi về toán học chất lượng cao. Tuy nhiên, nhiều
nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng các nhà giáo
dục cần phải xem xét kỹ lưỡng cách thức và loại
sách truyện nào nên được sử dụng để giúp trẻ
em phát triển những ý tưởng toán học phức tạp
hơn.
Chỉ dẫn sự hỗ trợ của máy tính và phương
pháp giảng dạy ràng cũng được kiểm chứng
bởi nhóm tác giả. Một lượng lớn bằng chứng
chứng minh rằng các can thiệp được cung cấp
thông qua ứng dụng hoặc chỉ dẫn sự hỗ trợ
của máy tính (CAI) hoặc những chỗ cho phép
nhiều sự hướng dẫn từ giáo viên thể tác
động tích cực đến khả năng học toán của trẻ.
Nghiên cứu cũng xem xét một loạt các phương
thức can thiệp khác, từ các chiến lược quy
tương đối nhỏ, chẳng hạn như sử dụng nhiều thao
tác, đến các chương trình ‘quy mô lớn’ nhằm bao
quát toàn bộ chương trình giảng dạy của những
năm tháng đầu đời giai đoạn quan trọng số
một trong một học kỳ hoặc nhiều hơn. Tuy nhiên,
nhóm tác giả nhận xét rằng cơ sở bằng chứng
còn tương đối yếu đối với nhiều cách tiếp cận. Họ
đề xuất các nhà nghiên cứu nên cải thiện điều
này bằng cách kiểm tra mức độ hiệu quả của các
biện pháp can thiệp toán học, đặc biệt đối với các
biện pháp can thiệp được nhiều người thực hành
đánh giá cao, chẳng hạn như phương pháp tiếp
cận dựa trên trò chơi.
Giáo sư Jeremy Hodgen cho biết: “Việc nâng cao
thành tích môn toán của trẻ nhỏ là cùng
quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch hiện
nay. Từ những đánh giá và hướng dẫn mà chúng
thông báo đã cung cấp những minh chứng giá trị
cho giáo viên các nhà giáo dục khác về phương
thức hiệu quả để nâng cao hiểu biết của trẻ nhỏ
về toán học.”
10 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 41 - 2021
Sarah Gonser1 | Vũ Như dịch
Nhiều giáo viên nói rằng đôi khi việc xây dựng các
kết nối cộng đồng lớp học còn quan trọng hơn
việc tuân theo tất cả các quy tắc một cách nghiêm
ngặt.
Trong lớp học, việc không phản hồi một cách
chắc chắn và nhất quán đối với hành vi không
tốt của học sinh thể đồng nghĩa với việc mất
quyền kiểm soát lớp học - một lớp học yên
tĩnh, tập trung thường một lớp học mang lại
hiệu quả cao. Nhưng việc quá chú trọng vào hình
thức bề ngoài của việc giữ trật tự thể kìm hãm
sự sáng tạo đam của học sinh. Các giáo
viên kỳ cựu nói với chúng tôi rằng, một lớp học
luôn yên tĩnh, có thể trông giống như một lớp học
thành công, nhưng lại che giấu một vấn đề sâu
sắc hơn sự gắn kết của học sinh - với dáng
1 Nguồn: https://www.edutopia.org/article/mag-
ic-noisy-classroom
vẻ chăm chú thực chất đang ngụy trang cho sự
không quan tâm hoặc thậm chí là buồn chán.
Trong một bài đăng của chúng tôi trên mạng xã
hội về chủ đề thiết lập mối quan hệ gắn kết với
học sinh trung học, nhiều giáo viên trên toàn
quốc đã chia sẻ trải nghiệm của nhân họ về
vấn đề này. Và một chủ đề mạnh mẽ nổi lên: các
nhà giáo dục đã kể với chúng tôi về những cách
thức tinh tế đó, họ tạm thời nới lỏng dây
cương kỷ luật hoặc tạm ngưng sự tập trung vào
học thuật. Với mục tiêu xây dựng mối liên kết sâu
sắc chân thực với học sinh, những giáo viên
này nhấn mạnh rằng một số sự lộn xộn và ồn ào
- thậm chí là hỗn loạn - đã giúp lớp học gắn kết
hơn theo những cách thức không quan sát được.
Nghiên cứu khoa học thần kinh ràng ủng
hộ cho thực tiễn này: học sinh cần thời gian tĩnh
để xử lý kiến thức đã học gần đây và dành không
gian cho các bài học mới, và bối cảnh xã hội của
ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA MỘT LỚP HỌC ỒN ÀO
11
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 41 - 2021
lớp học - mối quan hệ với bạn bè, cảm giác thân
thuộc và tình bạn - thúc đẩy sự tham gia học tập
sâu sắc hơn.
“Lời khuyên đầu tiên của tôi là đừng sợ một lớp
học ồn ào,” Heather Redmon Leise, giáo viên
chính phủ dạy Lịch sử một trường cấp ba,
viết trên Facebook, khuyên các giáo viên khác
đối mặt với một số điều vốn bị coi là cấm kỵ. “Hãy
để các cuộc trò chuyện bên lề diễn ra trong khi
học sinh đang làm việc, cuối cùng chúng sẽ
mời bạn tham gia.”
Theo truyền thống, việc để học sinh trò chuyện
trong lớp không được khuyến khích - trừ khi việc
đó được thực hiện có mục đích. “Người ta thường
cho rằng việc cho phép học sinh nói chuyện với
bất kỳ ai chúng muốn, về bất cứ điều chúng
muốn là một điều tồi tệ. Điều đó thật lãng phí thời
gian. Điều đó khiến học sinh đi chệch hướng.”,
giáo viên và tác giả Michael Linsin viết trong blog
Quản lớp học thông minh của mình. “Nhưng
khi bạn quyết định thời gian cách thức thực
hiện, thì đó không phải là vấn đề gì cả. Trên thực
tế, cho học sinh vài phút để đứng, duỗi chân
trò chuyện với bạn thể một chiến lược
quản lý lớp học hiệu quả”.
.
CHO PHÉP SỰ LỘN XỘN
Trong khuôn khổ của một lớp học được quản
tốt, các giáo viên giàu kinh nghiệm thường nắm
bắt loại hình linh hoạt này, tạo cơ hội để tôn vinh
tính nhân văn của học sinh, để chúng nghỉ ngơi
tự do trở nên ngớ ngẩn, cho chúng
hội kết nối trong lớp học một cách thường xuyên.
Bề ngoài trông có vẻ lộn xộn, nhưng đó cách
các nhà giáo dục này xây dựng cộng đồng lớp học
đích thực, ý nghĩa, nơi trẻ em được tham gia
và học tập.
CHO HỌC SINH THỜI GIAN ĐỂ KỂ CÂU CHUYỆN
CỦA CHÚNG
Theo Rebecca Alber, một giảng viên tại Trường
Giáo dục Sau đại học của UCLA, các quy tắc
trong lớp học quan trọng, nhưng các mối quan
hệ còn quan trọng hơn. Alber gợi ý rằng, “Một
cách chúng ta có thể làm sâu sắc thêm mối quan
hệ của mình với học sinh là chia sẻ một chút về
bản thân với chúng, tạo cơ hội để chúng chia
sẻ với chúng ta - và với nhau.”.
Chia sẻ câu chuyện có thể là một phần tương đối
không có cấu trúc trong ngày: Bạn thể bắt đầu
tiết học bằng cách hỏi xem có ai câu chuyện
hay để chia sẻ với cả lớp hoặc chia sẻ câu chuyện
của chính mình. Hoặc ghép cặp lũ trẻ và yêu cầu
chúng chia sẻ một điều tốt đẹp đã xảy ra gần đây
trong cuộc sống của chúng hoặc điều đó
chúng đang mong đợi. “Nó không nhất thiết phải
là điều gì to tát - nó có thể là một cái gì đó đơn
giản như ‘tối nay là đêm bánh taco tại nhà tớ’”,
Alber nói. “Bắt đầu mỗi ngày hoặc mỗi tiết học
với [kiểu chia sẻ này] khi học sinh cảm thấy
thoải mái hơn với nó, hãy mở rộng các nhóm lên
bốn hoặc năm học sinh để giúp tạo ra nhiều kết
nối cộng đồng hơn. Bạn cũng hãy chia sẻ”.
Cuối cùng, chính sự chia sẻ và lắng nghe đã tạo
nên sự khác biệt cho các lớp học này, cho phép
trẻ phát triển cảm giác kết nối sâu sắc với giáo
viên bạn học của chúng, giúp chúng học tập
hiệu quả. “Hãy để những đứa trẻ kể cho bạn
nghe những câu chuyện của chúng,” Redmon
Leise viết. “Chuyện việc làm. Chuyện thú cưng.
Những câu chuyện về bài tập về nhà. Những câu
chuyện về mối quan hệ. Dừng lại lắng nghe.
Một đối một, ngay cả trong lớp có tới 34 học sinh
(chính là lớp của tôi), việc đó vẫn khiến thay đổi
cục diện hoàn toàn - 23 năm sau, các mối quan
hệ là công cụ hiệu quả nhất của tôi.
12 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 41 - 2021
QUAY LẠI LỚP HỌC VỚI THỜI GIAN KHÔNG
HƯỚNG DẪN
Cân nhắc bắt đầu hoặc kết thúc lớp học với một
vài phút thời gian trò chuyện cởi mở, phần lớn
không cấu trúc, nhưng hãy chắc chắn rằng
bạn có kế hoạch kiểm soát nó.
Khi các lớp học bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng
mệt mỏi, đôi khi giải lao đơn giản 2 hoặc 3
phút với một số động tác kéo giãn có thể tái tạo
năng lượng cho tất cả mọi người. Linsin nói:
“Bạn là người quyết định thời gian và cách thức
cuộc trò chuyện tạm dừng”. Điều quan trọng
phải dạy và làm mẫu cho học sinh cách thời gian
nghỉ giải lao về tinh thần và thể chất diễn ra cũng
như cách chúng trở lại chỗ ngồi để tập trung lại
vào việc học. “Tôi nhận ra rằng việc cho phép
học sinh nói chuyện có thể cảm thấy hơi nổi loạn
hoặc vi phạm, hoặc gần như quá đơn giản để tạo
ra sự khác biệt. Nhưng nó hiệu quả một cách âm
thầm,” Linsin viết.
THÁCH THỨC CÁC TRUYỀN THỐNG CỔ XƯA
Cuối cùng, học sinh cần phải nói chuyện, Jenni-
fer Gonzalez, cựu giáo viên ngữ văn trường trung
học cơ sở và là biên tập viên của tạp chí Giáo dục
phạm nói, điều quan trọng tạo không
gian cho điều đó xảy ra trong lớp học. “Nếu bạn
bước chân vào một lớp học, nơi học sinh ngồi
im lặng và làm việc theo kiểu học thuộc lòng
cả ngày, nơi chúng không bao giờ hội nói
chuyện với bạn đồng trang lứa, nơi chúng không
bao giờ rời khỏi chỗ ngồi của mình và nơi học tập
không tạo được kết nối, bạn thực ra đang gặp vấn
đề,” cô ấy viết.
Tất nhiên là hợp lý khi mong muốn trẻ yên lặng
trong khi bạn giảng dạy và hướng dẫn cũng như
trong quá trình làm việc độc lập, nhưng nên
những khoảng thời gian trong ngày để chúng
thể trò chuyện thoải mái giải quyết sự buồn
chán. Thỉnh thoảng, bạn thể thoát khỏi thói
quen tiêu chuẩn - và trẻ em thường thực sự được
hưởng lợi từ việc nghỉ học. Vì vậy, hãy tích cực tìm
kiếm các hội trong ngày để chúng “thể hiện
bản thân, đứng dậy di chuyển, làm việc theo
nhóm, theo cặp thảo luận,” Linsin viết. “Các
lớp học phải là những nơi sôi động và thú vị, hào
hứng và vì vậy, tôi là tất cả để giúp học sinh thức
dậy, vận động vui vẻ. Những điều đó chỉ làm
cho việc quản lớp học trở nên mạnh mẽ hơn,
và chúng miễn phí cho bạn để hỏi bất cứ điều gì
của học sinh, kể cả sự im lặng”.
13
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 41 - 2021
Amanda Morin1 | LISA dịch
Trong những khoảng thời gian căng thẳng, không
phải lúc nào cũng dễ dàng tìm được những từ
thích hợp để nói với học sinh. Dù là bạn đang bực
bội, khó chịu hay chỉ đơn giản là bận rộn, sẽ khá
khó để gạt những cảm xúc đó sang một bên
dành thời gian lắng nghe mối bận tâm của học
sinh.
Tuy nhiên, đáp lại học sinh với sự thấu cảm trong
những thời gian này là rất quan trọng. Đó chính
là một cơ hội cho bạn kết nối với học sinh và xây
dựng một cộng đồng lớp học nơi tất cả các học
sinh đều cảm thấy an toàn và có thể phát triển.
Không một mẫu câu đúng tuyệt đối khi thể
hiện sự thấu cảm. Thông thường, việc thấu cảm
sẽ tập trung vào cách lắng nghe đặt câu hỏi
1 Nguồn: https://www.understood.org/en/
school-learning/for-educators/empathy/empathetic-sen-
tence-starters-for-teachers?_ul=1*3fh3jy*domain_use-
rid*YW1wLXpDSk5HZzhLcnhIZWZZd1JJLVo5THc
cho người đối diện thay chia sẻ quá nhiều từ
phía chúng ta. Dưới đây là một số câu để mở đầu
một cuộc hội thoại thấu cảm bạn thể sử
dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Thu thập thêm thông tin
Khi học sinh đến gặp bạn với một mối bận tâm
hoặc lo lắng, bạn thể sẽ nghĩ rằng bản thân
mình biết mọi chuyện. Bạn có thể sẽ cố gắng giải
quyết vấn đề ngay lập tức. Nhưng khi làm vậy,
có thể bạn đang quá vội vàng đi đến kết luận mà
không có tất cả những thông tin cần thiết để hiểu
về vấn đề của các em. Điều đó thể khiến các
em cảm thấy thất vọng và không được thấu hiểu.
Tình huống này có thể đặc biệt khó khăn đối với
một số học sinh - bao gồm những học sinh nhỏ
tuổi, học sinh ngoại quốc, và các em có cách suy
nghĩ hay cách học khác biệt - có thể các em sẽ
không dễ dàng để diễn đạt mọi thứ bạn cần biết
về tình huống mà các em đang gặp phải.
XÂY DỰNG MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN XÂY DỰNG MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN
THẤU CẢMTHẤU CẢM
14 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Học thế nào
Số 41 - 2021
Trước khi chuyển sang giai đoạn giải quyết vấn
đề, hãy tìm hiểu nhiều hơn một cách cởi mở, đừng
đưa ra những giả định hay áp đặt quan điểm của
bạn. Hãy sử dụng những câu mở đầu như:
● Em có thể nói thêm một chút cho tôi nghe
không?
● Em có thể nói cho tôi biết em đang cần gì
không?
● Có điều gì khác mà em muốn chia sẻ
không?
● Em muốn cô/thầy giúp đỡ trong việc
này không?
Những cách mở đầu này thể giúp giáo viên thu
thập thêm thông tin và tạo ra những thay đổi tích
cực đối với mối quan hệ với các học sinh của họ.
Làm rõ ý hiểu của bạn
Khi học sinh bắt đầu nói chuyện thoải mái hơn,
hãy đảm bảo rằng bạn đang thực sự lắng nghe kỹ
những gì các em nói. Thay vì nói rằng: “Em cảm
thấy bực bội bạn đã lập em”, hãy phản
ánh lại những bạn đang nghe được. Điều đó
giúp học sinh có cơ hội phản hồi lại cho bạn nếu
bạn đang hiểu sai hướng những gì các em muốn
truyền đạt.
Một lời cảnh báo: Đừng chỉ lặp lại lời nói của học
sinh. Có thể đối với các em, điều đó như thể bạn
chỉ nghe thấy một số từ và không cố gắng để hiểu
xem chúng có nghĩa là gì. Thay vào đó, hãy diễn
đạt lại những gì bạn nghe được bằng các cụm từ
sau:
● Để cô/thầy xem là cô/thầy đang hiểu
đúng không…
● Cô/Thầy muốn đảm bảo rằng cô/thầy
đang hiểu đúng những gì em nói. Có phải
ý em là…
● Theo cô/thầy hiểu, ý em là….. có đúng
không?
Thể hiện rằng bạn đang lắng nghe và chú ý đến
các dấu hiệu khác
Việc truyền tải thông điệp có thể khó khăn đối với
một số học sinh, đặc biệt là trong các tình huống
xúc động hay căng thẳng. Ví dụ, những học sinh
gặp khó khăn trong việc tương tác xã hội có thể
cũng sẽ một khoảng thời gian khó khăn để thể
hiện cảm xúc của bản thân ra ngoài (ngay cả khi
ngôn ngữ cơ thể của các em đang thể hiện điều
đó). Những học sinh khác có thể không có vốn từ
vựng về cảm xúc để mô tả xúc cảm tương ứng.
Bạn có thể làm mẫu cách thể hiện và đặt tên cho
các cảm xúc. Khi làm như vậy, bạn cũng sẽ cho
học sinh thấy rằng bạn đang chú ý đến cả lời nói
và ngôn ngữ cơ thể của các em. Để thuận lợi, bạn
có thể bắt đầu với những câu sau:
● Với cô/thầy, điều này cảm giác
như....
● Cô/Thầy có thể cảm nhận rằng em
đang cảm thấy
● Cô/Thầy có thể hiểu được em đang
cảm thấy như thế nào.
● Khuôn mặt em đang nói với cô/
thầy rằng…
● Cô/Thầy có thể nghe thấy từ giọng
của em rằng....
Khẳng định cảm xúc của học sinh
Cảm xúc không có đúng hay sai. Bạn có thể nghĩ
rằng một phản ứng nào đó là không phù hợp
trong một tình huống nào đó, nhưng phản ứng
đó là kết quả từ cảm giác của chính học sinh. Hãy
thừa nhận tính dễ bị tổn thương đó khi học sinh
chia sẻ những cảm xúc đó với bạn.
Hãy khẳng định rằng việc cảm nhận như các em
trong hoàn cảnh đó hoàn toàn bình thường.
Ngay cả khi bạn cảm thấy phản ứng đó hoàn
toàn không phù hợp đi nữa, bạn vẫn có thể khẳng
định cảm xúc của các em bằng cách nói những
điều như:
● Cám ơn em vì đã chia sẻ với cô/thầy điều
này.
● Cô/Thầy hiểu rằng em đã cảm thấy như
vậy.
● Điều này nghe giống như một trải nghiệm
….
● Cô/Thầy vẫn lắng nghe em nói.
● Cô/Thầy không chắc phải nói ngay lúc
này nhưng cô/thầy vẫn ở đây để lắng nghe
em.
Những lời nói thấu cảm như trên có thể khuyến
khích các cuộc trò chuyện sâu sắc hơn - hoặc có
thể giúp bắt đầu cuộc trò chuyện nhanh chóng
để bạn có thể tiếp tục giảng dạy trên lớp. Ngoài
ra, khi bạn sử dụng những cách nói này, bạn sẽ
làm mẫu cho học sinh cách để trò chuyện thấu
cảm với bạn bè của mình.
15
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Học thế nào
Số 41 - 2021
Kristy Forrest1 | LISA dịch
Trong khi các giáo viên ở Úc quay lại trường giảng
dạy và các trường học trên thế giới phải vật lộn với
những cách thức làm việc mới để đảm bảo việc hỗ
trợ học sinh trong các hạn chế của đại dịch, các độc
giả đã liên hệ với chúng tôi để phản ánh những gì
đang diễn ra với chính họ trong bối cảnh này. Trong
bài viết này, Kristy Forrest - giáo viên tiếng Anh và
1 Nguồn: https://www.teachermagazine.com/au_en/
articles/learning-in-lockdown-teachers-as-designers
Triết học cao cấp và là huấn luyện viên hướng dẫn
tại Trường St Catherine ở Melbourne - sẽ thảo luận
về cách các đồng nghiệp của ông giải quyết những
thách thức trong thiết kế kế hoạch giảng dạy Địa lý
và Thể dục dành cho học sinh tại nhà.
“Giáo viên chính là những nhà thiết kế.” Sự thật
này chưa bao giờ được thể hiện rõ ràng hơn khi
đại dịch COVID bùng nổ và việc giảng dạy chuyển
dần từ trực tiếp sang trực tuyến.
HỌC TẬP GIỮA LỆNH PHONG TỎA -
GIÁO VIÊN CŨNG LÀ NHÀ THIẾT KẾ
16 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Học thế nào
Số 41 - 2021
Như chúng ta đã biết, yêu cầu để giáo viên có thể
tạo ra trải nghiệm trong học tập là một phương
thức duy tương tự như kỹ thuật, kiến trúc
thiết kế đồ họa. Nhận thức về thiết kế là thiết
yếu đối với năng lực chuyên môn của giáo viên và
nó đòi hỏi sự hiểu biết chính xác về kết quả
bản thân mong muốn (ví dụ như các tiêu chuẩn
trí tuệ) cũng như khả năng xây dựng các phương
tiện để đạt được những hiểu biết đó. Giáo viên
nhận thức cao về thiết kế không chỉ khả
năng xây dựng nhiều con đường dẫn đến kết quả
mong đợi, mà còn nhận ra được những hội
cho các kết quả thay thế khác như một phần của
quá trình tạo ra kinh nghiệm học tập.
Trong trường học của chúng tôi, duy thiết kế
của giáo viên cho phép học sinh tiếp tục “học”
(nhưng không phải theo cách thức như bình
thường) trong thời gian đại dịch.
Thiết kế sư phạm trong hoàn cảnh COVID-19
Sự thay đổi nhanh chóng của điều kiện học tập
do đại dịch, trong tư duy thiết kế, được coi là một
“thách thức thiết kế.” đòi hỏi việc khai thác
một số kỹ năng nhận thức sau: phân tích và đánh
giá vấn đề, đề xuất và làm rõ giải pháp, cuối cùng
đánh giá biện minh cho giải pháp được đề
xuất đó (Grubbs, 2019). Chỉ khi thực hiện một
cách hợp tác thì cách duy này mới đạt được
kết quả tốt nhất trong việc ghi nhận giá trị của
việc áp dụng nhận thức tập thể trong giải quyết
vấn đề (Ellerton, 2020).
“Thách thức thiết kế” do COVID mang rất nhiều
khía cạnh. Nó không chỉ đơn giản là việc chuyển
sang các nền tảng học tập trực tuyến mà còn bao
gồm việc ứng phó với các hạn chế khác như khả
năng tiếp cận công nghệ, trình độ CNTT-TT cũng
như các hạn chế vật lý trong điều kiện phong tỏa
và cách ly.
Ngoài ra, ranh giới của “thách thức” này đối với
việc trải nghiệm học tập là khác nhau. Trong khi
các môn học thuần lý thuyết có thể áp dụng được
các hình thức từ xa thì các môn học trải nghiệm
lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì thiếu khả năng
tiếp cận các không gian học tập. Nếu học sinh
không thể rời khỏi nhà thì việc tiếp xúc với các
không gian này để học tập sẽ diễn ra như thế
nào?
Nghiên cứu tình huống: Học tập Địa và thể
dục trực tuyến
Các đồng nghiệp giảng dạy Địa lý và Thể dục của
tôi đã phải đối mặt với vấn đề trên vào cuối Học
kỳ 1, sau khi lệnh phong tỏa không cho phép họ
sử dụng các địa điểm, không gian để học tập
nữa. Trong trường hợp của môn Địa , chuyến đi
của Lớp 8 đến Trung Úc (để học về sự hình thành
địa lý, hệ thống sinh thái và văn hóa bản địa) đã
bị hoãn lại, trong khi các giáo viên Thể dục phải
giảng dạy không được tiếp cận với không gian
và các thiết bị học tập thông thường của bộ môn
này.
Bài tập nghiên cứu Địa lý trực tuyến của Lớp 8
Thách thức
Việc học về những vấn đề địa văn hóa của
Uluru không được trải nghiệm thực địa
tiếp xúc với người bản địa là rất khó. Tuy phương
pháp học tập từ xa không thể thay thế hoàn toàn
những trải nghiệm của một chuyến đi thực tế địa
phương, nhưng Ít nhất phương pháp này đã tạo
cơ hội cho học sinh sử dụng các phương tiện học
tập trực tuyến để nắm được kiến thức địa lý và
văn hóa, vốn mục đích học tập của chuyến đi
Trung Úc cho học sinh Lớp 8.
Giải pháp trực tuyến
Nhóm giáo viên Địa lý đã làm việc cùng nhau để
thiết kế lại bài thu hoạch, từ đó giúp học sinh
có thể hợp tác tốt hơn với giáo viên khi học trực
tuyến, sử dụng Microsoft Teams Schoolbox.
Vốn Được tạo ra như một nhiệm vụ nghiên cứu
điều tra, các giáo viên đã thiết kế ngược lại từ
“câu hỏi lớn” được sử dụng cho chuyến đi thực
tế: Uluru phải đối mặt với những thách thức gì cả
về mặt địa lý và văn hóa?
17
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Học thế nào
Số 41 - 2021
Trên cơ sở khai thác lợi ích học tập từ xa để học
sinh thể hợp tác, làm việc nhóm và những
công cụ kỹ thuật số khác để tổ chức và trình bày
thông tin, bài thu hoạch được chia thành 2 phần.
Phần A là nơi học sinh hoàn thành hai nhiệm vụ
nghiên cứu theo nhóm (một bài thuyết trình
một công cụ giảng dạy) và phần B là nơi học sinh
xây dựng các ghi chú từ những bài thuyết trình
của các nhóm khác, rồi từ những ghi chú này để
viết một bài luận trả lời cho câu hỏi lớn được cho
trước.
Trong phần A, học sinh đảm nhận vai trò nghiên
cứu, ngoài ra còn vai trò là người quản lý dự
án, người biên tập, nhà thiết kế trực quan hoặc
người giải quyết vấn đề. Việc phân chia nghiên
cứu đồng đều giúp học sinh thể làm việc
chia sẻ nội dung cùng nhau, trong khi vai trò cụ
thể cho phép các em làm việc theo thế mạnh và
năng lực cụ thể của từng em.
Bằng cách xây dựng phần A theo cách trên, các
giáo viên Địa đã có thể đạt được hiệu quả mong
muốn cùng với những mục tiêu khác, đó là sự
hợp tác cũng như tính độc lập của học sinh, cùng
với sự phát triển của các em về kỹ năng CNTT-TT
thông qua việc tạo ra những tài liệu kỹ thuật số.
Quá trình nghiên cứu được thực hiện trực tuyến
trong ba tuần, trong đó giáo viên có thể đánh giá
học sinh thông qua phiếu tự đánh giá trực tuyến
ở mỗi giai đoạn.
Giảng dạy thể dục tại nhà cho lớp 7-10
Thách thức
Đối mặt với tình trạng không thể tiếp cận các
thiết bị thể thao cùng với bối cảnh mà học sinh
sẽ bị hạn chế khả năng tập thể dục (và cả việc
ít vận động nhiều giờ trong ngày), giáo viên Thể
dục đã coi thời gian cách ly như một cơ hội để xây
dựng một nhiệm vụ đánh giá bền vững cho phép
họ cung cấp trải nghiệm khác biệt và nhân
hóa hơn so với lớp học thông thường.
Giải pháp trực tuyến
Hiểu được những hạn chế mới về hoạt động thể
chất với cuộc sống của học sinh, các giáo viên đã
thiết kế chương trình giảng dạy xoay quanh một
mục đích học tập cốt lõi: Phát triển và thực hiện
các chiến lược giúp học sinh đạt được các mục
tiêu trong Hướng dẫn Vận động 24 giờ của Úc2.
Sử dụng các yếu tố trong hướng dẫn làm sở,
học sinh sau đó sẽ được giao nhiệm vụ:
Phát triển bài tập tăng cường cơ bắp
xương kéo dài bảy phút.
Phát triển bài tập aerobic 20 phút nhắm vào
một nhóm cơ cụ thể mà các em quan tâm.
Hoàn thành một nhật phản ánh mức độ
hoạt động thể chất (giải thích về các lựa
chọn thiết kế chương trình của các em, giải
thích mục tiêu của buổi tập phải liên kết rõ
ràng với chương trình giảng dạy)
Các lớp học thể dục trực tuyến là sự kết hợp giữa
thuyết, thực hành của học sinh việc viết
phản hồi. Yếu tố lý thuyết được truyền đạt thông
qua nội dung trực tuyến sự hướng dẫn của
giáo viên, trong khi yếu tố thực hành do học sinh
dẫn dắt. Giáo viên có thể tiếp cận khả năng viết
và suy nghĩ của học sinh thông qua OneNote. Bài
đánh giá cuối kỳ những buổi tập nhật tập
luyện của các em được thực hiện trực tuyến, sử
dụng phiếu đánh giá.
Sau vài tuần thực hiện khóa học, nhân viên Thể
dục đã họp trực tuyến để theo dõi sự tiến bộ của
từng học sinh (và từng khối học) và thực hiện các
thay đổi khi cần thiết. Công nghệ cung cấp các
phương thức tiếp cận cá nhân hóa hơn và tạo
cơ hội cho học sinh gắn lý thuyết với thực hành.
Ngoài ra, bằng cách thiết kế lại một chương trình
phù hợp với tình trạng của học sinh, giáo viên
chịu trách nhiệm cũng có thể hỗ trợ học sinh tự
chăm sóc bản thân trong thời gian cách ly.
2 https://www1.health.gov.au/internet/main/publish-
ing.nsf/content/404ref.htm
18 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Học thế nào
Số 41 - 2021
BBC News1 | Duy Vũ dịch
Ý tưởng cho rằng trẻ cần phải “học bù” những kiến
thức đã bị hổng trong thời kỳ diễn ra đại dịch đang
chồng chất lên đầu các em những áp lực “khổng
lồ”, các nhà tâm lý học giáo dục cảnh báo.
Rất nhiều học sinh đã bỏ lỡ hàng tháng học tập
trực tiếp, Thủ Tướng Boris Johnson đã đề ra
một kế hoạch học bù nhằm khôi phục hoạt động
giáo dục tại Anh.
Nhưng Cộng đồng Các nhà Tâm lý học Anh quốc
(BPS - British Psychological Society) cho rằng
chúng ta nên tập trung vào sự lành mạnh, vui vẻ
1 Nguồn: https://www.bbc.co.uk/news/educa-
tion-56149902
của trẻ, thay vì việc học của các em.
Chính phủ nói rằng họ đang cấp kinh phí để hỗ
trợ sức khỏe tinh thần cho học sinh.
Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố rằng sẽ đưa
ra một “lộ trình” nhằm dỡ bỏ lệnh phong tỏa giới
nghiêm ở Anh, với kỳ vọng tất cả các trường học
sẽ mở cửa trở lại vào ngày 8 tháng 3.
Một số trẻ nhỏ Bắc Ireland cũng sẽ quay lại
lớp học cùng tuần đó, trong khi xứ Wales
Scotland một số học sinh sẽ trở lại trường từ
thứ hai.
Giáo sư Dan O’Hare, đồng chủ tịch bộ phận tâm
lý học giáo dục và trẻ em của BPS, cho rằng việc
VIỆC HỌC BÙ SẼ ĐẶT “ÁP LỰC KHỔNG LỒ”
LÊN TRẺ, CÁC CHUYÊN GIA TÂM LÝ HỌC
NHẬN ĐỊNH
19
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Học thế nào
Số 41 - 2021
đưa ra chính sách học “hoàn toàn thể
hiểu được” khi các bậc cha mẹ đang lo rằng con
mình đã “bỏ lỡ rất nhiều khía cạnh trong hoạt
động giáo dục chính quy ” - nhưng đồng thời ông
cũng cảnh cáo việc chính phủ đang đặt ra kỳ
vọng quá cao vào chính sách này.
“Ý tưởng cho rằng trẻ cần phải được học bù hoặc
đang ‘không đuổi kịp’ chương trình bởi vì đại dịch
đã củng cố suy nghĩ cho rằng các em chỉ có ‘một
cơ hội’ để học và thậm chí đặt các em vào nhiều
áp lực hơn nữa để có thể thể hiện tại trường học
sau một khoảng thời gian đầy thách thức chưa
từng tiền lệ với tất cả mọi người”, ông phát
biểu với PA News.
“Giáo dục chính quy nhiên phải được tiếp
tục, nhưng chúng ta không nên kỳ vọng rằng
các em có thể dễ dàng bắt đầu từ chỗ các em đã
bỏ lại và ‘bù’ vào bất kỳ khoảng trống nào trong
chương trình một cách ngay lập tức.”
“Điều này đặt trẻ vào những áp lực khổng lồ
không cần thiết, khi mà các em đã phải trải qua
một quãng thời gian đầy căng thẳng.”
Thủ tướng Anh, ông Johnson, đã từng phát biểu
“không có đứa trẻ nào sẽ bị bỏ rơi” vì đại dịch, và
đã bổ nhiệm ông Kevan Collins thực hiện vai trò
ủy viên phục hồi giáo dục để đưa ra cách mà các
trường học của Anh bù đắp những gián đoạn do
đại dịch gây ra.
Ông Kevan cho rằng những giờ học thuyết tăng
cường - cộng với các giờ học thể thao, âm nhạc
diễn xuất - sẽ cần thiết để các em đuổi kịp
chương trình.
Nhưng các nhà quản lý giáo dục đã đưa ra cảnh
báo về những đề xuất “sai lầm và vô ích” về việc
kéo dài ngày học và rút ngắn ngày nghỉ để giúp
học sinh đuổi kịp.
BPS cho rằng trẻ em nên được hỗ trợ qua các
hoạt động xã hội và vui chơi, và một lần nữa nhấn
mạnh đề xuất từ các giáo viên viên về các cách
tiếp cận chất lượng-hơn-số lượng trong việc học
tập hiện tại, chúng nên được trở thành một
giai đoạn trong việc bình thường hóa hoạt động
đến trường.
Tiến sĩ Dr O’Hare cho rằng việc kỳ vọng trẻ em,
vốn đã phải trải qua một sự gián đoạn lớn, phải
ổn định việc học chính quy của mình “không
thực tế”.
Ông chia sẻ thêm: “Dù ở hoàn cảnh của một đứa
trẻ hay một người trẻ tuổi, chúng ta không thể
cho rằng việc hỗ trợ sự hồi phục của các em bằng
cách đưa các em vào trường học với giờ học dài
hơn mỗi ngày là một cách giải quyết đúng đắn.”
Phát ngôn viên của Bộ Giáo dục phát biểu: “Chúng
tôi đều biết đại dịch đã gây nên ảnh hưởng đối
với sức khỏe tinh thần của rất nhiều trẻ em
thanh thiếu niên, do đó, chúng tôi đang làm việc
cật lực để có thể mở cửa lại toàn bộ trường học
càng sớm càng tốt.”
“Chỉ dẫn của chúng tôi đã nhấn mạnh sự quan
trọng của việc hỗ trợ mục vụ cả trong trường học
lẫn từ xa, bao gồm việc vấn hỗ trợ những
vấn đề về sức khỏe tinh thần.”
“Nguồn quỹ 650 triệu bảng Anh dùng cho việc tổ
chức học bù cho học sinh có thể được dùng cho
việc tài trợ hoạt động mục vụ tại những nơi đang
cần hỗ trợ cho việc hồi phục và tái hòa nhập.”
“Để giúp các em quay lại trường học, chương
trình Phúc lợi cho Giáo dục Trở lại với ngân sách
8 triệu bảng Anh sẽ cử các chuyên gia địa phương
tới cùng các nhân viên hoạt động giáo dục để
thể đối phán với các vấn đề áp lực sức khỏe tinh
thần và cảm xúc mà các em có thể sẽ gặp phải.
20 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Học thế nào
Số 41 - 2021
MỘT CHƯƠNG TRÌNH HỌC HƯỚNG TỚI
THAY ĐỔI THẾ GIỚI
21
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 41 - 2021
Heather Beasley Doyle1
Ngô Thị Thanh Tùng dịch
Chuẩn bị cho học sinh vào một xã hội kết nối toàn
cầu - bắt đầu từ mẫu giáo.
Bạn thể xây dựng một chương trình giảng
dạy để thay đổi thế giới?
Trong Trao quyền cho Công dân Toàn cầu: Một
Khóa học Thế giới (Empowering Global Citizens:
A World Course), Fernando Reimers và bốn đồng
tác giả đã cung cấp một chương trình giảng dạy
phổ thông liên môn mục tiêu y như tên gọi
của nó. Chương trình này tìm cách phát triển các
năng lực nhận thức, kỹ năng mềm năng lực
nhận thức bản thân, rất quan trọng để phát triển
mạnh mẽ trong thế kỷ 21. Các kỹ năng trong số
các kỹ năng đó là: khả năng hội và tình cảm để
hiểu và làm việc với những người từ các nền văn
hóa đa dạng; sự sáng tạo để phát triển các giải
pháp bền vững cho các vấn đề phức tạp; và cảm
giác tự tin rằng các cá nhân có thể (và bắt buộc)
tạo ra sự khác biệt.
Một chương trình giảng dạy mang tính toàn cầu
Reimers, giám đốc khoa Chính sách giáo dục
quốc tế tại Trường Sau đại học về Giáo dục
Harvard nhận định rằng một chương trình giảng
dạy nên cung cấp cho những người trẻ tuổi kiến
thức mà họ cần để tiếp cận tương lai với duy
năng động, trách nhiệm hướng tới tương
lai. Khóa học Thế giới (World course) là một
chương trình giảng dạy được thiết kế đặc biệt với
tầm nhìn hướng tới tương lai - với ý tưởng rằng
tương lai của chúng ta liên kết với nhau, tương
lai ấy những thách thức phức tạp đòi hỏi ý
thức công dân sự hợp tác mở rộng ra ngoài
biên giới quốc gia.
Reimers và các đồng nghiệp của ông cho rằng,
để trở thành người năng lực mang tính toàn
1 Nguồn: https://www.gse.harvard.edu/news/
uk/17/05/curriculum-changing-world
cầu, sinh viên sẽ cần những đặc điểm như tư duy
phản biện, khả năng hiểu biết đa văn hóa, hiểu
biết kỹ thuật số và hợp tác. Họ sẽ cần biết cách
làm việc cùng nhau trong các dự án chung; cách
sử dụng công nghệ như một công cụ để học tập;
và làm thế nào để nhìn nhận bản thân như một
nhân tố chủ động của quá trình đổi mới và bền
vững.
Dựa trên các Mục tiêu Phát triển Bền vững của
Liên hợp quốc, chương trình giảng dạy được thiết
kế thành từng bài học, với các bài học mẫu
giáo viên có thể tùy chỉnh - được chia thành hai
phân khúc lớn, từ mẫu giáo đến lớp 8 từ lớp
9 đến lớp 12. Chương trình này là một tiến trình
phát triển dần dần, đi từ những bài học có hướng
dẫn chặt chẽ cho tới các hoạt động học tập độc
lập, học tập thông qua dự án. Chương trình giảng
dạy nhấn mạnh vào phương pháp phạm, tập
trung vào “cách bạn dạy chứ không chỉ những gì
bạn dạy”, Connie K. Chung, phó giám đốc Sáng
kiến Đổi mới Giáo dục Toàn cầu của HGSE
một trong những đồng tác giả của cuốn sách,
cho biết. (Các đồng tác giả khác là Vidur Chopra,
Julia Higdon và E. B. O’Donnell). Vì mục tiêu đó,
Trao quyền cho Công dân Toàn cầu ủng hộ các
tài liệu nguồn lực để cá nhân hóa việc học, cho
các trường học xây dựng mối quan hệ hợp tác với
phụ huynh và cộng đồng, và cho sự lãnh đạo “hỗ
trợ các nền văn hóa cải tiến và học tập liên tục”.
Tiểu học (K-8): Giới thiệu về sự đa dạng và cách
nhìn mới
Khóa học Thế giới (World course) bắt đầu bằng
cách giúp trẻ mẫu giáo thấy rằng “thế giới của
chúng ta rất đa dạng và tươi đẹp, và chúng ta có
thể tìm hiểu về theo nhiều cách khác nhau,
chẳng hạn như đếm, phỏng vấn, tả, kể chuyện
và xem tranh.” Mỗi năm học kế tiếp đều có một
chủ đề khác nhau. Các chủ đề thiết kế phù hợp
với sự phát triển trẻ em, mang đến một cái nhìn
ngày càng sâu rộng về thế giới, từ các nền văn
hóa, chính phủ, địa lý đến môi trường, tinh thần
22 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 41 - 2021
khởi nghiệp và các giá trị.
Các chủ đề giao tiếp:
Chúng ta điểm chung chúng ta
khác nhau như thế nào
Giá trị của tinh thần khởi nghiệp xã hội
Sự tiến hóa của các nền văn minh
Sức mạnh của những công dân bình
thường trong việc cải thiện hội thế
giới
Thực trạng di cư dân số đang diễn ra
Học sinh tự mải mê trong các chủ đề thông qua
các hoạt động lớp học, các dự án, bộ phim
sách vở. Mỗi năm học được kết thúc với một dự
án capstone, ở đó, học sinh có thể làm một cuốn
sách, tạo một bộ phim tài liệu hoặc thiết lập một
doanh nghiệp xã hội.
Học sinh học cách mang tinh thần ham học hỏi
đến mọi người và trải nghiệm nó. Chúng được
dạy cách phỏng vấn và hợp tác với các bạn
các quốc gia khác. Giáo viên nhấn mạnh chặng
đường dài của lịch sử và tầm quan trọng của các
giá trị được nêu trong Tuyên ngôn thế giới về
quyền con người thông qua các hoạt động và bài
học nêu bật các thành phần khác nhau của bản
tuyên ngôn.
Khi vào trung học, học sinh đã học được cách
“tìm kiếm tạo ra ý nghĩa trong việc học của
mình,” thay chỉ đơn giản là thành thạo một loạt
các kỹ năng.
Trung học: Kiểm soát việc học của bạn
Học sinh lớp 9 tiếp tục Khóa học Thế giới (World
course) bằng cách hoàn thành hai trong số
năm kỳ của khoá học được thiết kế đặc biệt cho
chương trình học - các khóa học về:
Môi trường
Xã hội và sức khỏe cộng đồng
Xung đột toàn cầu và các giải pháp
Các nền kinh tế đang phát triển: tăng
trưởng và phát triển ở Mỹ La tinh
Công nghệ, đổi mới và toàn cầu hóa
Vào cuối lớp chín, học sinh xác định một vấn đề
hoặc thách thức mà chúng muốn theo đuổi.
lớp mười, các em bắt đầu thực hiện các nghiên
cứu đa chiều, kéo dài 3 năm về chủ đề này. Dự án
bao gồm:
Nghiên cứu độc lập
Thực tập với người cố vấn hoặc tổ chức
Xây dựng thực hiện một kế hoạch để
giải quyết vấn đề
Bài thuyết trình cuối năm cuối cấp cho
cộng đồng nhà trường
Đúng với hình thức công dân toàn cầu, học sinh
không thực hiện dự án của mình một cách
nhân. Học sinh được xếp vào các nhóm vấn
dựa trên các chủ đề chúng chọn. Và các cố
vấn, đôi khi là người cố vấn bên ngoài, hướng dẫn
học sinh trong suốt thời gian nghiên cứu. Học
sinh cũng đóng vai trò huấn luyện viên đồng
cấp trong khi làm việc trong các dự án của riêng
họ.
Tự do sử dụng
Reimers hy vọng rằng Khóa học Thế giới (World
course) sẽ cung cấp cho các giáo viên và các nhà
quản trị quan tâm đến vấn đề toàn cầu có được
các nguồn lực họ cần để giáo dục công dân
thế kỷ 21 - cũng để thách thức những người
khác nhìn nhận vấn đề giáo dục công dân toàn
cầu một cách nghiêm túc hơn. Reimers khẳng
định, cuốn sách được xuất bản với giấy phép
creative common, cho phép các nhà giáo dục có
thể “sử dụng và phối lại” và tạo ra các phái sinh
của riêng họ để áp dụng vào thực tiễn dạy học.
23
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 41 - 2021
WSJ Future View1,2
Minh Trang dịch
Thảo luận của các sinh viên xoay quanh đề xuất bỏ
các lớp năng khiếu tại New York và nhiều nơi khác.
1 https://www.wsj.com/articles/equity-vs-gift-
ed-programs-11620772873
2 Future View là một chuyên mục của báo WSJ. Hàng
tuần, WSJ sẽ đặt ra một câu hỏi về một vấn đề xã hội và thu
nhận các ý kiến của sinh viên xoay quanh vấn đề đó.
Quá hạn hẹp, quá nhẫn tâm
(Danny Nguyen, sinh viên ngành Sinh học Phân tử
và Tế bào, Đại học Vanderbilt)
Học trong hệ chuyên năng khiếu một nỗi bất
hạnh. Những kỳ vọng cao ngút trời của giáo
viên - không gì khác ngoài sự hoàn hảo chính là
nguyên nhân dẫn đến quyết định khai trừ chương
trình này khỏi hệ thống giáo dục của các nhà
chức trách.
CÔNG BẰNG VÀ TRƯỜNG CHUYÊN LỚP CHỌN
24 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 41 - 2021
Kết quả học tập kém khiến tôi trở nên không xứng
đáng được tham gia vào dạng giáo dục nâng cao
này. Bối cảnh xã hội khiến tôi gặp khó khăn trong
học tập thì bị bỏ qua, không được tính đến. Tình
trạng cực kỳ đói nghèo cùng điều kiện sống nguy
hiểm đặt trên vai tôi rất nhiều áp lực; tôi phải
gác lại việc học để tìm nơi cư trú an toàn. Thay vì
tìm hiểu nguyên do đằng sau sự kết quả học tập
sa sút bất thường của tôi, giáo viên sẽ ngay lập
tức gắn cho tôi cái mác “lười biếng”. Và tôi bị loại
khỏi lớp năng khiếu.
Theo một nghiên cứu của đại học Vanderbilt năm
20193, trường hợp như tôi không hiếm. Các lớp
chuyên xu hướng xem nhẹ tác động của các
yếu tố bất lợi ngoại cảnh - áp lực hoặc tài nguyên
học tập hạn chế - đến con đường trở thành học
sinh hạng nhất của các em.
Thật không may các lớp chuyên năng khiếu
cũng không được khuyến khích quan tâm đến
hoàn cảnh của chúng tôi. Với trọng tâm chỉ ớng
tới duy nhất thành tích học thuật, họ tuyển chọn
các học sinh ưu - những người được đào tạo
để gặt hái thành công. Những chương trình như
trên không dành sự cảm thông cho các học sinh
không-hoàn-hảo: không tìm hiểu chủ quan
cho rằng họ không xứng đáng nhận nhận được
quan quan tâm hay chú ý tới.
Sự tàn nhẫn tới từ bản chất của những chương
trình thế này hoàn toàn vơi với hệ thống trường
học công bằng. phổ cập hóa hội tiếp cận
giáo dục tiên tiến - vốn luôn là một điều ‘đương
nhiên” đối với các học sinh điều kiện - tới
những đối tượng yếu thế hơn. Nhiệm vụ tổng
quan vẫn được chú trọng hiện nay cải thiện
các yếu tố ngoại cảnh đến từ xã hội kìm kẹp các
em phát huy hết tiềm năng học tập của mình.
3 https://www.researchgate.net/publica-
tion/335878396_Money_over_Merit_Socioeconomic_Gaps_
in_Receipt_of_Gifted_Services
Tìm kiếm động lực trong những cái “không”
(Alden Kelly, sinh viên ngành Chính phủ và Lịch sử,
Đại học Texas, Austin)
Khi tất cả được trao cơ hội thành công như nhau,
mở các chương trình chuyên năng khiếu một
cách hay để các trường nâng cao thành tích của
học sinh. Ngược lại, nếu không hội theo
đuổi đam mê, rất nhiều học sinh sẽ phí hoài tiềm
năng cùng lớn của chính họ. Dưới cương vị
một cựu học sinh trường công có lực học đọc nổi
trội trong lớp, tôi quyết định đăng và chuyển
sang theo học chương trình chuyên năng khiếu
thử thách hơn.
8 tuổi, tôi làm bài kiểm tra đầu vào của một
chương trình chuyên ngoài trường diễn ra hằng
tuần. điểm toán kém, tôi trượt. Một số người
cho rằng việc bị từ chối khỏi một chương trình
chính đòn giáng mạnh đánh vào sự tự tin về
khả năng của một đứa trẻ, nhưng tôi thì ngược
lại. Lần thất bại đó khiến tôi thậm chí còn nộp
hồ sơ theo học hệ chuyên tất cả các môn, đồng
thời, nỗ lực hơn bao giờ hết để đạt được mục tiêu.
Khi cho rằng “nỗ lực ắt sẽ đạt được thành quả
xứng đáng” - không nỗ lực thì chỉ trắng tay
- nhiều học sinh học được rằng: không ai khác,
chúng chính là người sẽ và phải chèo lái cuộc đời
mình, thay chỉ đơn giản phó mặc nó chảy trôi
tự nhiên.
Loại bỏ hệ thống chuyên là một quyết định không
công bằng cho cả học sinh có thành tích học tập
yếu hơn xuất sắc. Thay vào đó, thay đổi mục
tiêu của thành công đồng nghĩa với việc loại bỏ đi
chất xúc tác kích thích những em yếu hơn nỗ lực
hơn trong học tập, cùng lúc kìm hãm các em giỏi
hơn phát triển tiềm năng của mình.
Hình phạt cho những em “nghèo nhưng giỏi”
(Cooper Conway, sinh viên ngành Khoa học Chính
trị, Đại học Bang Boise)
Các trường học nên giữ lại lớp chọn. Nếu điều
đó khiến những người ủng hộ sự công bằng
trong giáo dục cảm thấy không thoải mái, họ
25
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 41 - 2021
thể đổi tên các chương trình đó thành “subject
acceleration” (lớp bồi dưỡng kiến thức) để tránh
đi ngụ ý “chỉ dành cho học sinh chuyên” trước đó.
Ai cũng tài năng theo cách độc đáo riêng. Nhưng
loại bỏ chương trình này lại là một ý tưởng tồi.
dẫn đến những hậu quả còn tệ hơn cả bất bình
đẳng trong trường học hay xã hội.
Loại bỏ giáo dục chuyên năng khiếu không có tác
dụng cân bằng “sân chơi”. Không phải tất cả học
sinh đều sẽ quay lại các lớp học đại trà. Các gia
đình có điều kiện sẽ không tiếc tiền gửi con vào
trường trong khi trường chuyên lớp chọn
thể điều duy nhất hệ thống giáo dục công
giữ chân trẻ và phụ huynh chúng. Một số em
điều kiện vẫn lựa chọn ở lại nhưng sau giờ
học lại thuê gia sư kèm riêng hoặc đi học thêm.
Vẫn luôn có cách để chúng ganh đua và vượt trên
các bạn đồng trang lứa. Những em học lực
giỏi nhưng gia cảnh khó khăn là những người bị
bỏ lại trong ‘cuộc chiến’ này: kẹt cứng trong các
lớp học nhàm chán chẳng có vẻ gì là có tác dụng
trong việc kích thích não bộ. Chúng cũng đâu đủ
điều kiện đi học thêm sau giờ học chính khóa. Đó
không phải công bằng!
Xóa bỏ khoảng cách thành tích
(Amelia Ryan, sinh viên ngành Tâm lý học, Đại học
Macalester)
Một điều khiến tôi phiền lòng đó là sự phân chia
nhóm ở trẻ nhỏ dựa trên thành tích học tập của
chúng. Nhãn dán “học sinh chuyên năng khiếu”
và “học sinh trường thường” thường gắn với
chúng suốt quãng đời đi học. Những em có khởi
đầu muộn khác biệt trong gia cảnh, giáo dục
trước tiểu học, khuyết thiếu khả năng học tập
hoặc rất nhiều nguyên do khác thường tụt hậu
so với những bạn đồng lứa may mắn hơn - rất
nhanh tiến về phía trước. Điều này rõ ràng đi
ngược lại hoàn toàn tưởng về sự công bằng -
yêu cầu chúng ta tận lực bồi lấp tài nguyên để
thay vì nới rộng, xóa nhòa khoảng cách giữa các
học sinh. Nó đòi hỏi nỗ lực lớn trong việc đầu
giúp đỡ những gặp khó khăn thay vì chỉ chú trọng
“bồi dưỡng” những em giỏi.
Bất bình đẳng từ trong trứng
(Daniel Reeves, sinh viên ngành Quản trị Kinh
doanh, Đại học Brigham Young - Idaho)
Thật tốt khi bình đẳng giờ vấn đề hàng đầu
được nhắc đến trong các cuộc đối thoại. Nhưng
nó không đồng nghĩa với một cái kết cho trường
chuyên lớp chọn. Các trường vẫn triển khai
những hệ thống như vậy để tìm kiếm bồi dưỡng
những người, trong một số trường hợp, bẩm sinh
đã ‘khác’ với số đông. Dưới cương vị một học sinh
và một người làm trong ngành y, tôi nhận ra rằng
tự nhiên thường chẳng mấy công bằng. Khả năng
của mỗi người khác nhau, vậy nên loại bỏ một
hệ thống đặc biệt được tạo ra nhằm bồi dưỡng
tài năng của con người chắc chắn không xóa bỏ
được sự bất bình đẳng ‘bẩm sinh’ này.
Ta cần dành nhiều tâm tư cùng nỗ lực hơn trong
việc tìm kiếm và xác định học sinh giỏi. Nhiều bộ
óc ‘thiên tài’ ở vùng sâu vùng xa, thu nhập thấp
thường bị bỏ sót (chưa kể đến đặc điểm liên quan
đến chủng tộc). So với bạn cùng trang lứa -
những em gia đình có điều kiện được cha mẹ
thầy tận tình hướng dẫn, sử dụng nguồn lực
sẵn có từ hệ thống giáo dục, họ không nhận được
sự quan tâm và đầu tư cần thiết. Công bằng, như
một tuyên ngôn, cần trở thành bàn đạp giúp
những em đang gặp khó khăn tiến về phía trước,
thay vì là rào cản khiến họ tụt hậu với xã hội.
26 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 41 - 2021
Hoàng Anh Đức1
Giáo Tony Wagner không phải một người
học hành theo lối chuẩn mực trong suốt giai
đoạn phổ thông. Ông tự nhận rằng bản thân
mình không phải một cậu học trò xuất sắc,
theo những định nghĩa của hệ thống giáo dục
Hoa Kỳ vào những năm 1960. Ông cũng từng thú
nhận rằng mình điểm thi SAT mức trung
bình và phải học ở ba trường đại học rồi mới
tấm bằng cử nhân. Mặc sau này ông lấy
bằng Thạc sĩ giảng dạy Tiến Giáo dục tại
Đại học Harvard, những nghiên cứu của ông vẫn
luôn bình dị và nhiều khi đi ngược lại với những
tiêu chuẩn bất thành văn của Harvard. Trên hết,
ông là con người luôn gắn sát với thực tiễn, luôn
thách thức mọi vấn đề hệ thống, chính sách,
thuyết dưới lăng kính thực tiễn – một lăng kính
đặt lợi ích của trẻ vào vị trí quan trọng bậc nhất.
“Cơ hội để thành công – Chuẩn bị cho giáo
1 Lời tựa cho cuốn sách “Cơ hội để thành công –
chuẩn bị gì cho giáo dục thế kỷ XXI”, bản dịch tiếng Việt của
cuốn Most Likely To Succeed của hai tác giả Ted Dintersmith
và Tony Wagner
dục thế kỷ XXI” (Tựa gốc: Most likely to succeed
- Preparing Our Kids for the Innovation Era)
được tiến hành chấp bút đồng thời với quá trình
sản xuất bộ phim có cùng tựa đề “Most likely
to succeed.” Tôi đọc cuốn sách này lần đầu vào
tháng 11 năm 2015, chỉ đôi tháng sau khi nó
được ấn hành. Khi đó, ở Việt Nam chưa có nhiều
bàn luận về chuyện “phát triển năng lực”, những
chuyển biến xoay quanh Giáo dục STEM vẫn còn
khai hết sức trong trắng. Đó cũng khoảng
một năm sau khi Việt Nam triển khai Thông
30/2014 về bỏ chấm điểm thường xuyên ở bậc
tiểu học. Chúng ta đã những ý định, vọng
tuyệt vời và nhân văn, nhưng quá trình triển khai
nó lại hết sức luẩn quẩn và bế tắc. Cũng tại thời
điểm đó, Liên Hợp Quốc đã khởi động sáng kiến
về 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (Sustainable
Development Goals – SDGs), thuộc chương trình
nghị sự 2030, tiếp nối Mục tiêu Phát triển Thiên
niên kỷ (Millennium Development Goals – MDGs)
được triển khai từ 1990 đến 2015.
Y TRẢ LẠI CON TRẺ TƯƠNG LAI
MÀ CHÚNG TA ĐANG VAY MƯỢN
27
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 41 - 2021
Khi nói đến “phát triển bền vững”, có thể nhiều
người trong chúng ta mường tượng ngay đến
những hình ảnh tuyên truyền, cổ động tràn ngập
màu xanh lá, những con số tương phản về sự biến
động không ngừng của môi trường trên khắp
thế giới qua nhiều trăm năm. Môi trường quả là
thứ sống còn chúng ta chịu tác động của sự
thay đổi môi trường một cách rõ rệt, hàng ngày,
không ai ngoại lệ. Cũng thể lẽ đó, nên
chúng ta dễ dàng nhận thấy sự nguy cấp của mọi
chính phủ, mọi tổ chức quốc tế khi bàn thảo về
nó. Và cũng vì lẽ đó, mà chúng ta thường gắn liền
cụm từ “bền vững” với các vấn đề môi trường.
Thế nhưng không chỉ có môi trường, có rất nhiều
nhiều lĩnh vực khác cũng đáng nhận được sự
quan tâm tương tự như vậy. Tại hội nghị thượng
đỉnh về Môi trường và Phát triển năm 1992 ở Rio
de Janeiro, Liên Hợp Quốc đã đề ra một Chương
trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI. Trong đó,
vấn đề môi trường được coi mối ưu tiên cấp
bách, có tầm ảnh hưởng bao trùm tới mọi vấn đề
phát triển khác. Cũng tại hội nghị này, Liên Hợp
Quốc đã định nghĩa “phát triển bền vững” là “Một
sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng
những nhu cầu của thế hệ tương lai”. Định nghĩa
này bao trùm mọi mặt của đời sống, chứ không
chỉ giới hạn trong các vấn đề về môi trường. Giáo
dục cũng là một lĩnh vực rất cần tới sự phát triển
bền vững.
Trong những năm gần đây tại Việt Nam, chúng
ta đã không chỉ nghe, nhìn, đã thực sự trải
qua nhiều sự thay đổi. Có những sự thay đổi được
tiến hành một cách hệ thống, và có cả những sự
thay đổi tự phát, nhỏ lẻ. Có những đề án tiêu tốn
cả trăm triệu đô la, nhưng cũng có những nỗ lực
miệt mài phi vụ lợi từ cộng đồng. Bất kể chúng
thành công hay thất bại, thì lẽ, những ai bị
cuốn trong vòng quay thay đổi của giáo dục Việt
Nam đều cảm thấy bị bội thực thay đổi, bị bội
thực cải cách. Sẽ không khó để chúng ta nhận
thấy những lời than vắn thở dài như “cải cách gì
mà lắm thế”, “cải tiến cải lùi lại về chỗ cũ”, hay
cả những ý niệm bảo thủ như “ôi không cần phải
cải cách đâu, cứ dạy học như mấy chục năm
trước” hay “cải tiến cải lùi làm gì, cứ nhập khẩu
chương trình này từ nước nọ là được”.
Những ý niệm tưởng chừng như rất thật tâm đó
lại dụ rệt nhất cho sự phát triển không bền
vững của giáo dục. Nhiều người trong chúng ta
hướng tới sự ổn định, ngại thay đổi và luôn phán
xét cái mới. Những phán xét này thường đặt các
cải cách vào vị thế “bắt buộc phải thành công”.
Nếu một cải cách không chu toàn mọi bề, nó sẽ
bị gán nhãn “thất bại”, “tội đồ”. Cứ như vậy, một
cải cách chưa thành công nhiều khi vừa không
đem lại bài học gì, mà lại còn trở thành rào cản
vô cùng lớn cho các cải tổ khác trong tương lai.
Thế nhưng một cách công bằng nói, bên cạnh
việc thiếu vắng sự đồng cảm với những cải cách
và sự đồng cảm đối với những nhu cầu mới của
tương lai, chúng ta những lỗ hổng rất lớn
phía những người đề xướng và thực thi các cuộc
cải cách. Ồ, vậy đây lại một vấn đề dạng con
gà và quả trứng nữa rồi! Nhưng không, chúng ta
không cần phải tốn công xác định xem đâu là con
gà và đâu là quả trứng. Đó là nhu cầu của những
người muốn đổ lỗi, muốn trốn tránh trách nhiệm.
Nếu như không muốn những thất bại mang tính
chu kì cứ lặp đi lặp lại, nếu như không muốn viện
những lý do “lịch sử”, “đặc thù”, “hệ thống”, thì
chúng ta phải đồng thuận rằng: bất kể thứ gì có
trước, thì quả trứng cần tiếp tục nở, con
cần tiếp tục đẻ trứng.
Tại thời điểm tôi viết những dòng đề tựa cho bản
dịch tiếng Việt của Most likely to succeed, chúng
ta đang ở trong một bối cảnh khác hoàn toàn so
với 6 năm trước, khi tôi đọc cuốn sách này lần
đầu. Những loay hoay xoanh thông 30 ngày nào
giờ đã trở thành những câu chuyện hoài cổ về “cô
khen”, về “những con dấu chấm điểm như dấu
kiểm dịch”, về sự lúng túng, bất nhất trong triển
khai, và về sự phẫn nộ của dư luận. Những mục
28 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 41 - 2021
tiêu phát triển bền vững (SDGs) giờ được người ta
nhắc đến mọi lúc mọi nơi như những món trang
sức thời thượng. Cũng như vậy, giờ đây nhà nhà
nói về STEM, người người nói về STEM. Ai cũng
hiểu về STEM, nhưng là mỗi người lại hiểu theo
một cách khác nhau.
Tại thời điểm này, chúng ta đã trải qua 21% của
thế kỷ 21, với những thay đổi toàn diện, đột ngột
do đại dịch COVID-19. Cũng chỉ mới vài ngày
trước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông
tư 22/2021 về đánh giá học sinh trung học cơ sở
và trung học phổ thông. Cả hai thông kể trên
đều hướng tới một sự thay đổi hoàn toàn khác
biệt so với các duy thực tiễn trước đó: gạt
bỏ việc đánh giá học sinh bằng điểm số. tất
nhiên, một câu hỏi rất khó nhằn mà tôi tin rằng
nhiều người trong chúng ta đang kiếm tìm câu
trả lời: Số phận của thông 22/2021 thế nào?
Liệu quá trình triển khai giống thông
30/2014 hay không? Có bài học nào sẽ lại lặp lại
để rồi ta gán nhãn điều mặc nhiên không
thể thay đổi được hay không?
Vậy, liệu cuốn sách này có đề cập tới câu trả lời
cho các cải tổ đang diễn ra Việt Nam, dụ
như số phận của các thông tư mà tôi vừa kể trên
hay không? Tôi không dám trả lời thay cho bạn,
nhưng với tôi, cuốn sách này không hề có một
câu trả lời nào theo kiểu như vậy cả. Thế nhưng,
nếu bạn cho rằng mình đã quá quen thuộc với
những mô típ kiểu “Đổi mới XXX trong bối cảnh
YYY”, và tin rằng mình hiểu mọi ngọn ngành
xoay quanh những mô típ ấy, thì tôi tin rằng cuốn
sách này có thứ gì đó cho bạn tìm kiếm.
Như bao cuốn sách dịch khác, cuốn sách này
câu chuyện về nước Mỹ, nên chúng ta cần đọc
nó với một tâm thế đối sánh để tránh đi vào
những nhận định thái quá. Những tiến trình cải
tổ, những câu chuyện của cá nhân tác giả và của
những người được phỏng vấn trong sách trải dài
khắp các giai đoạn từ thập niên 1960 cho đến
năm 2015, thời điểm cuốn sách được ấn bản lần
đầu. Một điều đáng ngạc nhiên, là nhịp sinh hoạt,
học tập hàng ngày của một sinh viên năm 2015
lại chẳng mấy khác xa so với những năm đầu thế
kỷ XX. Có lẽ đó là hệ quả của một điều không
mấy ngạc nhiên khác: ở bất kì thời kì nào, chúng
ta cũng đặt ra những chuẩn tắc mới về kiến thức
để học trò dựa vào đó mà tuân thủ và làm tốt việc
“đạt được những kiến thức đó”.
Khoảng năm 1969, nhà khoa học Viết Vasiliy
Vasilievich Nalimov đã đặt nền móng cho
Scientometrics (Trắc lượng khoa học), một lĩnh
vực nghiên cứu, đo lường thông tin, kiến thức.
Trong lĩnh vực này có một thuật ngữ khá thú vị:
Half-life of knowledge (Chu kì/độ bán rã tri thức)
– tức là khoảng thời gian để một nửa khối lượng
tri thức trong một lĩnh vực nào đó trở nên lỗi thời.
Không có sự thống nhất về định nghĩa “tri thức”,
cũng không có công thức định lượng rệt để
đo “khối lượng tri thức”. Nhưng một điểm chung
trong các mô tả về chu kì bán rã tri thức của các
ngành khoa học, đó là chúng ngày càng rút ngắn
lại. Ví dụ, nếu bạn bắt đầu học đại học năm 1970
và tốt nghiệp năm 1974, phần lớn kiến thức của
bạn vẫn còn rất “tươi mới” cho đến tận những
năm 1980. Thế nhưng, bất kể bạn học ngành nào
vào khoảng 2010, thì một nửa kiến thức của bạn
đã trở nên lỗi thời ngay chính lúc bạn nhận bằng
tốt nghiệp2.
Cũng giống như cách chúng ta đang phải
đương đầu với đại dịch COVID-19 vậy: những biến
chủng mới xuất hiện ngày càng nhanh, các nhà
khoa học phải liên tục tìm ra những công thức
vaccine cũng như các liệu trình điều trị mới. Nếu
như không có vaccine, một người phải tự đương
đầu với virus và đối mặt với rủi ro tử vong. Trong
giáo dục, hay rộng hơn trong đời sống, tình
thế của chúng ta không gấp gáp như vậy nhưng
lại bất lợi hơn rất nhiều. Trên thực tế, đại đa số
2 Arbesman, S. (2013). The half-life of facts: Why
everything we know has an expiration date. Penguin.
29
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 41 - 2021
thanh thiếu niên tại bất kể quốc gia nào cũng
sẽ chẳng thể tự mình sản sinh ra kháng thể để
chống chọi lại các chu kì bán rã tri thức. Kết cục
là, chúng ta có những thế hệ lao động thiếu hụt
năng lực, đối với mọi ngành nghề. Câu hỏi đặt ra
là, các hệ thống giáo dục sẽ trở mình thể nào để
không bị hụt hơi vì suốt ngày phải chạy theo các
chu kì bán rã tri thức?
một sự tưởng tượng khá thú vị Tony Wagner
đã đặt ra trong cuốn sách này: nếu như chúng ta
thể scan bộ não của một giáo trong biên
chế, liệu ta sẽ thấy những gì? Cá nhân tôi lại liên
tưởng về những thứ sẽ nhìn thấy nếu ta scan bộ
não của các hiệu trưởng, bộ trưởng, và các quan
chức giáo dục. Điều ẩn sau những hình dung đó
của chúng ta, chính là một khát khao mãnh liệt
về một sự thay đổi cấp tiến dứt khoát, giống
như một chú sâu hoá bướm, chứ không phải như
những gợn sóng trên bề mặt. Hai tác giả của
cuốn sách này cũng vậy. Đới với hệ thống giáo
dục Hoa Kỳ, Tony Wagner và Ted Dintersmith đã
nhận định rằng “Cải tổ thực sự ý nghĩa đã b
cản trở bởi những lợi ích tập thể với mong muốn
giảng dạy kiến thức nội dung, và cho ra được đường
cong hình chuông hoàn hảo (về điểm số)” “hệ
thống giáo dục đã thất bại trong việc giúp thanh
thiếu niên chuẩn bị cho tương lai.”
quy mô toàn cầu, tình hình cũng không khá
khẩm hơn là mấy. Giống như cách mà phụ huynh
các nước đang phát triển say đắm các thi
chuẩn hoá như IELTS, TOEFL, SAT, GRE, thì chính
phủ các nước đang phát triển bị mê hoặc bởi
PISA3, TMISS4 hay TALIS5. Những bộ công cụ này,
như lời của TS Yong Zhao (Hiệu trưởng trường
Giáo dục, Đại học Oregon, Hoa Kỳ), đã “tạo ra
những mô hình ảo tưởng về sự xuất sắc, lãng mạn
3 PISA: Programme for International Student As-
sessment – Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (OECD)
4 TIMSS: The Trends in International Mathematics
and Science Study – Xu hướng Học tập Khoa học và Toán học
(IEA)
5 TALIS: The Teaching And Learning Internation-
al Survey – Chương trình Đánh giá Quốc tế về Dạy và Học
(OECD)
hóa sự khốn khổ, tôn vinh chủ nghĩa độc tài trong
giáo dục và nghiêm trọng nhất, hướng sự chú ý của
thế giới về quá khứ thay vì hướng về tương lai.”
Vậy, đâu là những lựa chọn thay thế?
Trong câu chuyện được đem lại bởi Tony
Wagner – một chuyên gia cải tổ giáo dục, và Ted
Dintersmith – một nhà khởi nghiệp sáng tạo,
chúng ta sẽ thấy những so sánh chiều dọc giữa
các thế hệ, những so sánh chiều ngang giữa
các lĩnh vực. Tựu chung, đó ý niệm về những
cách nhìn nhận khác, các tiếp cận khác để định
nghĩa thành công. Không hề mới mẻ, không hề
bóng bẩy, đó là tầm quan trọng của năng lực
giải quyết vấn đề sáng tạo, tư duy thấu đáo, giao
tiếp và cộng tác – những phạm trù không bị ảnh
hưởng bởi các chu kì phân rã kiến thức.
Nếu đọc vội cuốn sách này, có thể bạn sẽ thấy
chẳng có gì thú vị cả, bởi bạn sẽ cảm nhận rằng
tác giả đâu làm việc khác ngoài việc bới
móc và chỉ trích. Ở một góc độ nào đó, tác giả gạt
bỏ những cuộc đua về điểm số nhưng lại đề cập
đến những cuộc đua khác về đổi mới sáng tạo,
vậy có khác gì bắt một con cá từ chậu nước này
sang chậu nước khác đâu? Thế nhưng, nếu bạn
đọc kĩ hơn, thì tôi tin rằng bạn sẽ tìm thấy nhiều
niềm tin hơn vào sự sáng tạo và thay đổi – cơ chế
giúp cho các thế hệ tương lai thoát khỏi tầm nhìn
hạn hẹp của chính chúng ta. Có thể bạn đã nghe
thấy người ta nói quá nhiều về sáng tạo, thay đổi,
cải tổ. Có thể bạn đã càng thất vọng hơn nữa khi
thấy những lời nói đó hoá ra chỉ là hoa mĩ, chỉ để
phục vụ mục đích kiếm lời. Vậy thì, tôi mong rằng
bạn hãy lượng thứ cho tất cả chúng ta, hãy cho
mình một cơ hội để tự đưa ra định nghĩa và cách
hành xử của bạn với sự sáng tạo và thay đổi. Hãy
cho chính mình một cơ hội để trả lại con trẻ một
tương lai không bó, một tương lai chúng
ta đang vay mượn từ con cháu mình. Chắc chắn,
bạn sẽ không thể nào đồng tình với tất cả luận
điểm trong cuốn sách này, nhưng tôi tin chắc,
bạn sẽ có một món ăn tinh thần thú vị.
30 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 41 - 2021
Ban Biên tập Lộn xộn
Hoàng Anh Đức
Nguyễn Linh Chi
Ngô Thị Thanh Tùng | VNIES
Vũ Như | UberMath
LISA | Cùng học
Nguyễn Minh Trang | EdLab Asia
Trịnh Minh Châu | Cùng học
Vũ Nguyễn Quang Duy | Cùng học
Thùy Anh | Cùng học
Mai Anh | Cùng học
Logo | Hà Dũng Hiệp
Chế bản | Quách Anh
Liên hệ: bientap@day-hoc.org
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Ban Biên tập Lộn xộn
Học để Dạy,
và Dạy để Học
ResearchGate has not been able to resolve any citations for this publication.
ResearchGate has not been able to resolve any references for this publication.