Content uploaded by Chi Linh Nguyen
Author content
All content in this area was uploaded by Chi Linh Nguyen on Jul 27, 2021
Content may be subject to copyright.
KHOẢNG CÁCH
Số 37 - tháng 07 | 2021
TẠI SAO NHIỀU HỌC SINH TẠI SAO NHIỀU HỌC SINH
HỌC TỐT HƠN HỌC TỐT HƠN
KHI HỌC TRỰC TUYẾN?KHI HỌC TRỰC TUYẾN?
KHÔNG PHẢI CÔNG NGHỆ, KHÔNG PHẢI CÔNG NGHỆ,
CHÍNH GIÁO VIÊN MỚI LÀ CHÍNH GIÁO VIÊN MỚI LÀ
NHỮNG NGƯỜI HÙNGNHỮNG NGƯỜI HÙNG
ĐẠI DỊCH KHIẾN ĐẠI DỊCH KHIẾN
PHỤ HUYNH MUỐN PHỤ HUYNH MUỐN
“CHẠY TRỐN” KHỎI “CHẠY TRỐN” KHỎI
TRƯỜNG HỌC - CÓ TRƯỜNG HỌC - CÓ
THỂ LÀ MÃI MÃITHỂ LÀ MÃI MÃI
CHẤM DỨT TÌNH TRẠNGCHẤM DỨT TÌNH TRẠNG
“MỆT MỎI VÌ ZOOM”“MỆT MỎI VÌ ZOOM”
Số 37: Khoảng cách
Dạy thế nào
GIÚP NHỮNG ĐỨA TRẺ NHÚT NHÁT, HƯỚNG NỘI
THÍCH ỨNG VỚI HÌNH THỨC HỌC TỪ XA? .......... 06
Minh Khuê dịch
CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG “MỆT MỎI VÌ ZOOM” ..... 13
LISA dịch
QUẢN LÝ LỚP HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG TRỰC
TUYẾN ......................................................................16
Nguyễn Tiến Đạt dịch
Học thế nào
KHÁM PHÁ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐƠN GIẢN
CHO TRẺ TẠI NHÀ ...................................................19
Tung Ngo Thanh dịch
Quản lý Giáo dục
TẠI SAO NHIỀU HỌC SINH HỌC TỐT HƠN KHI HỌC
TRỰC TUYẾN? .........................................................22
Minh Trang dịch
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ GIÚP
GIÁO VIÊN TRỞ NÊN TỐT HƠN VÀ LÀM CHO CUỘC
SỐNG CỦA HỌ TRỞ NÊN DỄ DÀNG HƠN ............. 26
Vũ Như dịch
2Nội san Dạy học | Day-hoc.org Số 37 - 2021
Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA K-12
VỀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ
TRONG GIÁO DỤC ...................................................29
Gia Bình dịch
KHÔNG PHẢI CÔNG NGHỆ, CHÍNH GIÁO VIÊN MỚI
LÀ NHỮNG NGƯỜI HÙNG ...................................... 31
Đức Hà dịch
NHỮNG BÀI HỌC “DẮT TÚI” TỪ KHOẢNG THỜI
GIAN HỌC TRỰC TUYẾN ........................................37
Minh Trang dịch
Góc nhìn
ĐẠI DỊCH KHIẾN PHỤ HUYNH MUỐN “CHẠY TRỐN”
KHỎI TRƯỜNG HỌC - CÓ THỂ LÀ MÃI MÃI...........40
Minh Khuê dịch
TÔI SẼ NHỚ ZOOM KHI ĐẠI DỊCH BIẾN MẤT ........45
Minh Khuê dịch
3
Nội san Dạy học | Day-hoc.orgSố 37 - 2021
Thể lệ gửi bài:
Quý thầy cô, anh chị có nội dung liên quan tới Dạy và
Học muốn chia sẻ tới cộng đồng, xin vui lòng gửi về Ban
Biên tập Lộn xộn qua email bientap@day-hoc.org
Cuối bài viết, tác giả xin vui lòng giới thiệu vài nét về bản
thân: Họ tên, nơi công tác, địa chỉ liên lạc, số điện thoại,
các chủ đề nghiên cứu yêu thích…
Do thời gian và nhân sự có hạn, Ban Biên tập xin phép
chỉ liên hệ với các bài viết được chọn đăng.
Tinh thần 4.0
Ban Biên tập và quý thầy cô, anh chị gửi bài cộng tác
đều chia sẻ tinh thần 4.0, tức là:
- 0 lương
- 0 văn phòng
- 0 chuyên môn cao
- 0 giới hạn không gian - thời gian
Địa chỉ gửi bài:
Bientap@day-hoc.org
Chia sẻ:
Quý thầy cô, anh chị cảm thấy nội dung Dạy và Học có
ích, xin vui lòng chia sẻ tới bất kỳ những ai quan tâm,
kèm theo trích dẫn nguyên vẹn và đầy đủ về nguồn gốc
bài viết.
Mọi người nói về Dạy & Học
“Dạy&Học giống như một nguồn dinh dưỡng
quý báu cho những ai quan tâm tới giáo dục,
bất kể trong bối cảnh gia đình, nhà trường,
hay xã hội.”
- Th.S Ngô Huy Tâm
4Nội san Dạy học | Day-hoc.org Số 37 - 2021
Lời tựa
Quý độc giả thân mến,
Ba năm trước, Dạy&Học đã ra mắt quý độc giả số đầu tiên với tựa đề “Công nghệ và giáo dục”.
Trong bài viết “EdTech, một vài suy nghĩ vụn vặn”, tác giả Dương Trọng Tấn đã đưa ra nhận định
rằng vai trò của công nghệ trong giáo dục còn rất hạn chế, cả ở trên thế giới lẫn các trường học ở
Việt Nam. Cuối bài viết, tác giả đã đặt ra một câu hỏi: Phải chăng con thiếu một cú hích nào đó để
sự thay đổi được diễn ra?
Vào thời điểm hiện tại, cả thế giới buộc phải suy nghĩ về điều này khi đại dịch khiến cho việc tới
trường hàng ngày không còn là một lựa chọn. Liệu đại dịch COVID-19 đã có thể đóng vai trò là cú
hích mà tác giả Dương Trọng Tấn mong đợi? BBT Lộn Xộn xin cùng quý vị chiêm nghiệm lại câu
hỏi này cùng Dạy&Học số 37 mang tựa đề “Khoảng Cách”, với loạt bài tiếp tập trung vào chủ đề
học tập trực tuyến nói riêng và công nghệ giáo dục nói chung.
Bất ngờ chuyển sang dạy học trực tuyến là một thử thách không hề nhỏ đối với cả giáo viên, phụ
huynh và học sinh. Các bài viết bao gồm “Chấm dứt tình trạng mệt mỏi vì Zoom”, “Giúp những
đứa trẻ nhút nhát, hướng nội thích ứng với hình thức học từ xa”, Quản lý lớp học trong môi
trường trực tuyến và “Đại dịch khiến phụ huynh muốn “chạy trốn” khỏi trường học - có thể là
mãi mãi” vừa phản ánh những khó khăn này, vừa mang tới những phương án để giải quyết chúng.
Mặt khác, đối với một số nhóm, tình trạng này thực ra lại thuận lợi hơn cho họ. “Tại sao nhiều em
học tốt hơn khi học trực tuyến?” và “Tôi sẽ nhớ Zoom khi đại dịch biến mất” đem tới hai góc
nhìn về những điểm mạnh của học trực tuyến. Thông qua việc tìm hiểu những thuận lợi này, chúng
ta rút ra được “Những bài học “dắt túi” từ khoảng thời gian học trực tuyến” để vận hành hiệu
quả hơn trong quãng thời gian sống chung với đại dịch sắp tới.
Trong khi tác giả Tim Walker đến từ Hiệp hội Giáo dục Quốc gia Hoa Kỳ khẳng định rằng “Không
phải công nghệ, chính giáo viên mới là những người hùng”, bài viết “Sử dụng công nghệ
như thế nào để giúp giáo viên trở nên tốt hơn và làm cho cuộc sống của họ trở nên dễ dàng
hơn” và “Gợi ý của các chuyên gia giáo dục về đào tạo giáo viên sử dụng công nghệ” là
những gợi ý để các hiệu trưởng, các nhà quản lý giáo dục có thể hiện thực hóa khẳng định trên.
Cuối cùng, ngoài những bàn luận về các vấn đề có phần “vĩ mô” trên, “Khám phá khoa học công
nghệ đơn giản cho trẻ tại nhà” đem tới những hoạt động thú vị mà cha mẹ, thầy cô có thể hướng
dẫn học sinh thực hiện trong khoảng thời gian chưa thể quay lại trường học.
Xin chúc Quý vị có những khoảng thời gian thú vị.
Trân trọng,
Ban Biên tập Lộn Xộn
5
Nội san Dạy học | Day-hoc.orgSố 37 - 2021
Caroline Bologna
Minh Khuê dịch
Ở thời điểm đại dịch hiện tại, tất cả các phụ huynh,
học sinh và giáo viên có thể tự tin nói rằng việc
triển khai học từ xa thật chẳng dễ dàng gì. Một
vấn đề lớn đặt ra là trải nghiệm học trực tuyến
qua video và nỗi lo mô hình học này đang gây ra
cho học sinh.
“Học sinh bị dấy lên lo lắng về hình ảnh của bản
thân khi xuất hiện trên camera, về không gian
học hoặc suy nghĩ của bạn học về mình.” Jessica
Foster, bác sĩ nhi khoa về hành vi và phát triển
tại bệnh viện nhi Akron, cho biết. “Trả lời câu
hỏi trên Google Classroom có thể khiến cho học
sinh lo lắng về sự thể hiện của mình trong học
tập trong mắt giáo viên. Ngoài ra, các lớp học
trực tuyến sẽ khó có thể đảm bảo duy trì được
kết nối giữa giáo viên và học sinh xuyên suốt quá
trình học. Khó có thể được nhìn thấy những hành
động, cử chỉ giao tiếp phi ngôn ngữ như gật đầu
ủng hộ và nụ cười khích lệ đến từ cả hai phía
trong các buổi học trực tuyến.”
“Những lời động viên hay khuyến khích đến từ
bạn học xuất hiện trong các lớp học truyền thống
cũng có thể biến mất khi tất cả chỉ thấy nhau
thông qua màn hình thiết bị điện tử,” Foster bổ
sung. “Những trục trặc kỹ thuật về kết nối hay
đường truyền có thể tạo áp lực và lo lắng cho
học sinh, ảnh hưởng đến quá trình tham gia lớp
học của các em.”
GIÚP NHỮNG ĐỨA TRẺ NHÚT NHÁT, HƯỚNG
NỘI THÍCH ỨNG VỚI HÌNH THỨC HỌC TỪ XA?
6Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 37 - 2021
Đối với một đứa trẻ nhút nhát, những thử thách,
khó khăn kể trên có thể khiến cho việc tham gia
lớp học dường như là không thể. Thậm chí, kể cả
những học sinh không nhút nhát, dè dặt cũng sẽ
cảm thấy chán nản, thiếu nhiệt huyết khi tham
gia tiết học, khiến chúng không thể có được một
trải nghiệm học tập hiệu quả, thú vị.
Vậy, các bậc phụ huynh có thể làm gì để giúp một
đứa trẻ nhút nhát thích ứng với các lớp học trực
tuyến? Cùng tham khảo một vài lời khuyên từ
Foster và các chuyên gia khác dưới đây nhé.
1. Quan tâm đến cảm nhận của các em
“Một trong những bước đầu tiên để có thể giúp
những học sinh nhút nhát này là hiểu được lý do
vì sao chúng dè dặt và xấu hổ trước camera.”
Isaiah Pickens, chuyên gia tâm lý học lâm sàng
kiêm giám đốc điều hành iOpening Enterprises,
cho biết. “Nhiều em rụt rè bởi tính cách hướng
nội vốn có của chúng, hoặc cũng có thể bởi nỗi
sợ về chính quang cảnh ngôi nhà đằng sau mình
- cảm giác rằng mình sẽ trở thành trò tiêu khiển
của mọi người trong lớp. Nỗi lo có thể đến từ vi-
rút corona hay hàng ngàn lý do khác. Như vậy, để
có thể hỗ trợ các em hiệu quả nhất, các bậc phụ
huynh cần phải bắt đầu bằng việc tìm hiểu lý do
vì sao con của họ cảm thấy ngại trước camera
các lớp học trực tuyến.”
Thay vì khiến vấn đề trở nên căng thẳng, các bậc
phụ huynh hoặc người chăm sóc có thể bắt đầu
cuộc trò chuyện với thái độ thật bình tĩnh và thoải
mái bằng cách gợi chuyện hỏi thăm con khi đang
lái xe, nấu bữa tối, hoặc cùng nhau vẽ vời chẳng
hạn. Hãy thể hiện sự tò mò của mình, tập trung
lắng nghe và cố gắng không tạo cho trẻ cảm giác
bị lên án khi có những cảm xúc rụt rè và ngại
ngùng trước camera.
“Hãy để trẻ biết đây là tình trạng chung,
là vấn đề mới đối với tất cả mọi người và
việc làm rối tung lên khi gặp nó là hết
sức bình thường. Bài học luôn đến từ
những lần mắc lỗi!” - SARAH BROWN
WESSLING, GIÁO VIÊN QUỐC GIA CỦA
NĂM
Nuanprang Snitbhan, chuyên gia tâm lý học gia
đình kiêm tác giả của bộ “Thẻ nhân ái cho trẻ
em: 52 cách để khiến mỗi ngày trở nên tốt đẹp
hơn” gợi ý: “Bạn cũng có thể nói: “Con hình như
khá trầm và rụt rè trong lớp học trực tuyến nhỉ?
Nói bố/ mẹ nghe lý do được không?”.
Chuyên gia cũng dành lời khuyên cho các bậc
phụ huynh: “Hãy hỏi trẻ về trải nghiệm chúng
cảm thấy sợ hãi nhất hoặc không thoải mái nhất
khi tham gia lớp học. Đừng dễ dàng chấp nhận
những câu trả lời “cho có” như: “Chỉ đơn giản là
không thích thôi ạ.”. Thay vào đó, hãy tinh tế và
dành thời gian tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi của
vấn đề.”
2. Tôn trọng cảm xúc của trẻ
Khi trẻ tâm sự về vấn đề của mình, hãy để chúng
biết rằng việc cảm thấy lo lắng, thiếu an toàn,
mất tự tin hoặc bất kỳ cảm xúc nào khác chúng
đang trải qua là hoàn toàn bình thường. Tất cả
đều được chấp nhận vô điều kiện.
Cindy Graham - nhà tâm lý học lâm sàng cho
biết: “Đây là một điều hết sức tự nhiên khi cảm
thấy lo lắng, bồn chồn trước ống kính camera.
Quan trọng là cảm xúc của trẻ phải được lắng
nghe và tôn trọng.”
Cha mẹ cũng nên thể hiện sự ủng hộ của mình,
đồng thời, thể hiện một cách rõ ràng rằng bạn sẽ
luôn đồng hành và gắng sức giúp con vượt qua
giai đoạn này.
“Phụ huynh nên cố gắng thấu hiểu vì sao học sinh
lại có những khoảng thời gian khó khăn khi ngồi
trước camera lớp học,” Sarah Brown Wessling
- Nhà giáo Nhân dân năm 2010, kiêm giáo viên
7
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 37 - 2021
tiếng Anh tại trường trung học phổ thông John-
ston - đã làm việc với công ty truyền thông Prezi
để giúp đỡ học sinh cũng như giáo viên giải quyết
một số vấn đề khi học trực tuyến cho biết: “Hãy
để trẻ biết đây là tình trạng chung, là vấn đề mới
đối với tất cả mọi người và việc làm rối tung lên
khi gặp nó là hết sức bình thường. Bài học luôn
đến từ những lần mắc lỗi!”.
3. Nhắc các em nhớ rằng chúng không hề
đơn độc
Lời khuyên từ Foster: “Hãy nhắc trẻ nhớ rằng
chúng không phải là người duy nhất cảm thấy
như vậy. Tất cả mọi người - phụ huynh, học sinh
và cả giáo viên đang cùng nhau thích ứng với
phương thức dạy học mới này.”
Ngoài ra, để giảm bớt cảm giác “một mình” của
các con khi khi rơi vào trạng thái cảm xúc lo lắng
và bồn chồn, các bậc phụ huynh có thể an ủi
chúng rằng các bạn cùng lớp cũng chẳng đến độ
săm soi, buông lời dèm pha hay mỉa mai như các
em hằng lo sợ.
Graham đã đề nghị sử dụng “Bài kiểm tra chú ý
có chọn lọc”, một bài tập cho chúng ta biết não
bộ đang thực sự chú ý và không chú ý đến điều gì
trong một khoảnh khắc cố định.
Bà cho biết: “Đây là cách hay để chứng minh
cho trẻ thấy rằng mọi người không thực sự quá
để tâm đến những gì diễn ra xung quanh chúng
khi chúng đang học.” “Hãy chắc chắn nhắc lại
để trẻ nhớ rằng dù chúng có thể nhận thức rõ
ràng những hành động trong lớp của chính mình,
chưa chắc những học sinh khác trong lớp sẽ để ý
quá đến hành động của trẻ.”
4. Tạo một môi trường học tập thoải mái
Cha mẹ hãy đảm bảo tạo cho con một môi trường
học tập từ xa vui vẻ và thoải mái.
0Snitbhan nói: “Hãy bắt đầu thực hiện ý tưởng về
một không gian học tập an toàn, thoải mái bằng
việc đặt câu hỏi cho trẻ về không gian học tập
mơ ước của con - ví dụ như một không gian có
đồ chơi thần tài, một viên đá may mắn, một bức
tranh phong cảnh yêu thích, một chiếc chăn lớn,
kẹo bạc hà ít đường hay một chiếc gối hoa oải
hương,...”
Cha mẹ cũng có thể đề nghị ngồi cùng con trong
một vài lớp học, ít nhất là ngay từ đầu để trẻ cảm
thấy an tâm cho đến khi chúng thực sự thoải mái
khi học một mình. Đặt một món đồ chơi yêu thích
hoặc một vật nuôi nhỏ bên cạnh (ngoài màn hình)
cũng có tác dụng giúp đỡ phần nào.
Foster cũng chỉ ra rằng trẻ em thường cảm thấy
lo lắng về không gian học hoặc nhạy cảm với
những gì đang xảy ra đằng sau chúng khi học.
Do đó, cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ một không
gian học tập phù hợp - dù ở nhà, một địa điểm
công cộng hay một nơi có kết nối Internet khác
không phải tại nhà.
“Biết rõ trước mình lên hình trông ra sao, tính
cả khoảng không gian trong phòng camera “bắt”
được giúp trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn,”
bà giải thích. “Các em nên được trao cơ hội bàn
bạc với cha mẹ về việc tìm một không gian học
tập yên tĩnh, hạn chế các yếu tố phân tán sự tập
trung ít nhất có thể - điều này có thể là một thử
thách nếu trong gia đình có nhiều người cùng học
từ xa cùng lúc trong cùng một không gian, thiếu
không gian lại cũng trở một thách thức. Điều này
đòi hỏi cha mẹ phải sắp xếp thời gian và không
gian hợp lý, linh hoạt và sáng tạo để trẻ có những
buổi học trực tuyến hiệu quả!”
8Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 37 - 2021
“Với tư cách là nhà giáo dục và người
chăm trẻ, tôi nghĩ chúng ta cần dạy các
em thể hiện nhu cầu của mình khi học
trực tuyến, cho dù chúng có gặp chướng
ngại hay không.” - Megan Allen, Giáo
viên của năm tại Florida, năm 2010, kiêm
Nhà sáng lập Tổ chức Hỗ trợ học tập theo
nhu cầu cho gia đình.
Bà cũng chia sẻ thêm rằng việc chuẩn bị bài học
đầy đủ và kỹ càng cũng sẽ khiến trẻ tự tin hơn.
Ngoài ra, Foster cũng dành thêm lời khuyên cho
bậc cha mẹ: “Hãy đảm bảo cơ sở vật chất và sách
vở của con luôn ở trong tầm tay của chúng trước
khi lớp học bắt đầu. Tắt những âm thanh bên
ngoài gây xao nhãng giúp các con tập trung và
tham gia lớp học tích cực hơn.”
5. Nói chuyện với giáo viên
Foster lưu ý rằng: “Khi học trực tiếp trên lớp, học
sinh có thể trao đổi trực tiếp và thẳng thắn với
giáo viên về các vướng mắc của mình. Ngược lại,
khi học trực tuyến, điều này lại trở thành thách
thức. Tuy nhiên, giáo viên cùng cha mẹ lại có thể
cùng nhau giải quyết vấn đề này.” “Tùy thuộc vào
từng độ tuổi, từng trường hợp cụ thể, phụ huynh
có thể tham gia việc giúp đỡ các con truyền đạt
thông tin tới giáo viên, từ đó, giúp cùng nhau tìm
cách giúp các con.”
Trao đổi trực tiếp và thường xuyên với giáo viên
giúp cha mẹ phối hợp hiệu quả cùng giáo viên
khi tìm cách giúp trẻ học tập hiệu quả hơn. Đối
với các thầy cô, sự kết hợp này giúp họ khám phá
ra nhiều ý tưởng, lựa chọn mới, cải thiện mức độ
tham gia của học sinh trong lớp, đồng thời, cùng
cha mẹ đặt ra mục tiêu học tập cho con. Học sinh
có thể đề nghị tham gia vào lớp trực tuyến sớm
hoặc ở lại sau khi lớp học kết thúc để trao đổi
trực tiếp với giáo viên.
“Với tư cách là nhà giáo dục và người chăm trẻ,
tôi nghĩ chúng ta cần dạy các em thể hiện nhu
cầu của chính mình khi học trực tuyến, cho dù
chúng có gặp chướng ngại hay không.” Megan
Allen, giáo viên của năm tại Florida 2010 - kiêm
người sáng lập tổ chức hỗ trợ học tập theo nhu
cầu cho gia đình. “Tất cả đều rất khác so với một
lớp học với bốn bức tường đơn điệu. Chúng ta cần
phải dạy học sinh cách nêu ra câu hỏi, giơ tay
phát biểu ý kiến nếu chúng không nghe rõ, mặt
khác, hãy ngầm phân chia thời gian cho từng cá
nhân để em nào cũng có cơ hội phát biểu. Nếu
học sinh quá xấu hổ và dè dặt khi phát biểu trước
lớp, tôi gợi ý học sinh bí mật ra dấu với giáo viên.
Đó là cách các em thể hiện mong muốn của
mình.”
6. Hãy tắt camera khi có thể
Một câu hỏi cần phải hỏi giáo viên đó là học sinh
có thể tắt camera khi ở trong lớp để tránh bị xao
nhãng bởi hành động của những bạn học khác
hay không.
Một lựa chọn khác là tắt camera sau khi điểm
danh hoặc sử dụng avatar. Một cách khác là yêu
cầu một khoảng thời gian tắt camera sau khi đã
bật suốt cả một ngày. Ngoài ra, có một phương
thức khác vô cùng đơn giản đó là thay đổi góc
camera.
Meredith Essalat, hiệu trưởng kiêm tác giả cuốn
“The Overly Honest Teacher” (tạm dịch “Người
giáo viên trung thực quá mức”) cho biết: “Tôi
đã đưa ra lời khuyên cho một số gia đình có trẻ
không muốn bật camera trong suốt thời gian học
trực tuyến, nhưng vẫn phải tuân thủ quy định của
trường học đó là để camera ở vị trí mà không
nhìn thấy toàn mặt học sinh.”
“Điều chỉnh vị trí đặt màn hình để giáo viên thấy
học sinh đang làm việc và tham gia tích cực vào
buổi học mà không cần để camera bắt được toàn
bộ khuôn mặt các em là một sự thỏa hiệp lớn đối
với học sinh khi muốn chúng tham gia vào buổi
9
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 37 - 2021
học và làm việc cùng các bạn ở tất cả các môn
học. Việc làm này đem lại cảm giác riêng tư, an
toàn cho học sinh,” bà bổ sung.
Graham cũng đưa ra một giải pháp khác như
sau: “Học sinh hãy che đi hình ảnh của bản thân
bằng việc dính giấy nhớ lên camera hoặc thay đổi
chế độ trên màn hình buổi học chỉ hiển thị người
nói.”.
7. Luyện tập, luyện tập và luyện tập
“Thực sự, chúng ta đều không khuyến khích con
của mình sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều. Tuy
nhiên, nếu con của bạn là một đứa trẻ hay xấu hổ
trước camera khi học từ xa, có thể để con dành
thời gian Facetime với một người bạn để chúng
tập làm quen với khái niệm “trò chuyện qua vid-
eo” (Video Talking) khi tâm tình trẻ thoải mái
hơn.” - Hafeez gợi ý.
Hãy thử sử dụng các ứng dụng như Facetime,
Zoom hoặc một số nền tảng họp trực tuyến khác,
tổ chức các cuộc trò chuyện với người thân hoặc
bạn bè của trẻ, giúp chúng làm quen với việc
xuất hiện trên camera, dạy trẻ cách sử dụng các
nút như “mute”, ra vào phòng chờ và chia phòng.
Việc luyện tập nhiều lần sẽ các con cải thiện sự tự
tin bằng cách cho trẻ thấy chúng cũng có đủ khả
năng sử dụng thành thạo các công cụ này - thậm
chí tìm thấy niềm vui khi sử dụng chúng. Nếu trẻ
vẫn gặp khó khăn, hãy bắt đầu bằng những cuộc
trò chuyện ngắn và cùng trẻ vượt qua khó khăn
này.
“Sử dụng trò chơi nhập vai để giúp trẻ học cách
định vị và trở nên quen thuộc với các tính năng
của các nền tảng họp trực tuyến, từ đó, giúp trẻ
giảm áp lực và lo lắng khi tham gia vào các giờ
học trực tuyến”, Foster nói. “Luyện tập để tiến
bộ. Sớm thôi, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và tự
nhiên khi ở trước ống kính camera khi tham gia
lớp học. Nếu trẻ biết trước rằng chúng phải chia
sẻ ý kiến trước lớp, luyện tập sẽ giúp trẻ giảm
cảm giác lo âu và bồn chồn.”
“Cha mẹ cũng có thể nhờ một số thành viên khác
trong gia đình mở một “lớp học thử” cho con.
Phương án này có vẻ lý tưởng đó!” Hafeez cho
biết thêm.
8. Chia nhỏ mục tiêu
“Các bậc phụ huynh cùng con khám phá các
phương thức khác ít sử dụng camera hơn hoặc
một số cách tham gia vào lớp học như qua email,
chat, hoặc thậm chí cung cấp các video hướng
dẫn của giáo viên cho trẻ,” Pickens nói. “Bằng
cách cùng trẻ tìm ra giải pháp, cha mẹ có thể
giúp trẻ xây dựng các kỹ năng chúng có thể chưa
nhận ra bản thân mình sở hữu và dần dần xóa bỏ
nỗi sợ khi xuất hiện trước camera - giống như
cách ta giải quyết nỗi sợ bị bạn bè trêu chọc và
mỉa mai.”
“Thay vì sợ sai và quan tâm đến những
điều người khác nghĩ về mình, học sinh
nên tập trung tìm ra phương pháp giúp
các em tham gia vào các lớp học trực
tuyến hiệu quả như thông qua chat, lập
một nhóm nhỏ với bạn hoặc thậm chí hỏi
chuyện riêng với giáo viên vào một thời
điểm khác ngoài giờ học” - WESSLING.
Nhiều chuyên gia cũng đưa ra một giải pháp đó
là sử dụng tính năng chat như một cách trẻ thể
hiện rằng chúng cũng đang tham gia tích cực
trong lớp mà không cần phải nói quá to trên
camera. Điều này sẽ khiến học sinh cảm thấy
thoải mái, dễ dàng khi tham gia học trực tuyến.
Wessling giải thích thêm: “Thay đổi góc nhìn có
thể giúp học sinh vượt qua rào cản gây ra bởi sự
lo lắng. Thay vì sợ sai và quan tâm đến những
điều người khác nghĩ về mình, học sinh nên tập
trung tìm ra phương pháp giúp các em tham gia
vào các lớp học trực tuyến hiệu quả như thông
qua chat, lập một nhóm nhỏ với bạn hoặc thậm
chí hỏi chuyện riêng với giáo viên vào một thời
10 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 37 - 2021
điểm khác ngoài giờ học.”
Bà bổ sung thêm các bậc phụ huynh cũng nên
khuyến khích trẻ bước ra khỏi vùng an toàn của
mình bằng cách đặt ra mục tiêu cá nhân về việc
phát biểu trong lớp - ít nhất một lần trong mỗi
buổi học, .
“Tôi cũng nghĩ các bậc phụ huynh nên giúp trẻ
hiểu rằng giáo viên cũng đang phải theo dõi mức
độ chăm chú, tập trung của học sinh dù là học
trực tiếp hay trực tuyến, và nếu trẻ có thể xuất
hiện, tham gia cuộc thảo luận của lớp học trực
tuyến, chúng có thể từ từ bật camera trong một
khoảng thời gian ngắn,” Elizabeth Milovidov,
giáo sư luật và chuyên gia nuôi dạy trẻ thời đại
kỹ thuật số của Tone Networks, cho biết. “Tiếp
tục thực hiện thói quen này có thể khiến trẻ cảm
thấy không thoải mái, nhưng “một liều lượng
nhỏ” thói quen này sẽ chứng minh cho trẻ biết
được rằng chúng có thể hoàn toàn đủ khả năng
và tự tin giải quyết vấn đề này.”
9. Đưa ra những nhận xét tích cực
Khi trẻ đặt ra những mục tiêu nhỏ và vô cùng
hứng thú tham gia thực hiện những mục tiêu đó,
hãy đảm bảo rằng bạn đưa ra những nhận xét
tích cực về sự tiến độ cũng như sự cố gắng của
trẻ.
“Bạn có thể nói, “Tuy rất khó khăn, những bố mẹ
tin con có thể làm được”, Snitbhan nói. “Đừng
so sánh mình với những người khác, hãy chỉ tập
trung vào mục tiêu của mình mà thôi. Quá trình
mới là quan trọng nhất!”
Graham nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
cảm thấy tích cực và luôn tràn trề kỳ vọng, hơn là
việc mang trong mình những cảm xúc tiêu cực.
Hãy nhắc trẻ về “sức bật tinh thần” của chính
chúng.
“Thay vì nói với trẻ những câu như “Xuất hiện
trên màn hình ngại phát ngất đi được! Tất cả mọi
người đều nhìn mình,’ mà hãy nói “Nhiều người
sẽ cảm thấy xấu hổ khi xuất hiện trước camera
nhưng bố mẹ sẽ rất tự hào khi con tiếp tục bật
camera dù con cảm thấy không thoải mái. Hãy
nói với bố mẹ mong muốn của con để chúng ta
có thể giúp con cảm thấy thoải mái hơn, nhé!”.
10. Hãy thử các kỹ thuật “tự trấn an”
“Bất cứ lúc nào học sinh bị đặt vào trạng thái áp
lực hoặc ở ngoài vùng thoải mái an toàn, chắc
chắn sẽ luôn có cơ hội để học sinh học, trưởng
thành, phát triển kỹ năng sống,” Essalat nói. “Và
việc làm quen với những môi trường như vậy sẽ
giúp trẻ cải thiện khả năng giải quyết các “va
chạm” trong cuộc sống tương lai. Chúng đang
nắm trong tay nhiều công cụ cùng chiến lược để
“tự trấn an” và giải quyết” vấn đề.
Bà cũng đề xuất thực hiện các kỹ thuật thở cho
học sinh để làm dịu thần kinh và thư giãn cơ thể,
nâng cao kết nối trong gia đình để cảm thấy được
tiếp thêm sức mạnh. Đồng thời, hình dung về
không gian an toàn hoặc nuôi dưỡng ký ức cũng
giúp trẻ chuyển hướng tập trung của tâm trí từ
sợ hãi sang quen thuộc.
Pickens cũng chia sẻ một số kỹ năng ứng phó
hữu ích khác học sinh có thể sử dụng để giảm
bớt căng thẳng và lo lắng khi nói chuyện trên
màn hình.
“Hãy cho bản thân biết rằng cảm thấy lo lắng,
sợ hãi hoặc căng thẳng là điều hoàn toàn có
thể xảy ra vì đôi khi người khác cũng cảm thấy
như vậy,” ông nói. ” Hãy nhớ lại những lần trước
đây khi bạn cảm thấy sợ hãi, lo lắng hoặc căng
thẳng và trên thực tế, bạn vẫn làm được và nó
cũng chẳng khó như bạn nghĩ. Tập nói những
lời khích lệ trong đầu với bản thân như thể ai đó
đang khuyến khích bạn. Hãy nói “Điều này thật
khó, nhưng tôi sẵn sàng thực hiện nó” hoặc “Tôi
11
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 37 - 2021
thực sự thích ở cùng với các bạn và có thể làm
điều đó ít nhất một chút trước ống kính”. Phương
pháp này hoàn toàn có thể giúp xây dựng sự tự
tin trước ống kính. “
Nếu tình hình xấu đi hoặc trẻ có dấu hiệu của
chứng lo âu xã hội nghiêm trọng, bạn nên tìm
đến sự trợ giúp của chuyên gia về sức khỏe tâm
thần.
11. Hãy kiên nhẫn và cho bản thân thời gian
để thích nghi
Nhà trị liệu tâm lý Noel McDermott cho biết:
“Điều quan trọng là đừng làm cho việc xuất hiện
trên camera trở thành một vấn đề quá lớn và hãy
tin tưởng vào khả năng thích ứng của con bạn và
sự hỗ trợ từ bạn.” Trừ khi con bạn có những điều
kiện cụ thể ảnh hưởng đến khả năng thích ứng tự
nhiên thì chúng sẽ thích nghi dần dần.”
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đặt
niềm tin vào chuyên môn của các nhà giáo dục
và làm theo hướng dẫn của họ trong bối cảnh mới
này. Năm học mới chỉ vừa mới bắt đầu, chúng
ta có đủ thời gian giải quyết những vấn đề đang
trở nên ngày càng trầm trọng và tạo mối liên kết
giữa các nhà giáo và học sinh.
Meghan Fitzgerald, nhà giáo dục sáng lập chương
trình học sớm ngoài trời Tinkergarten cho biết
bà cố gắng không sử dụng thuật ngữ “nhút nhát”
vì nó có thể để lại những ảnh hưởng tiêu cực và
lâu dài hơn chúng ta tưởng. Thay vào đó, trong
mắt bà, đó là những đứa trẻ “chọn đứng ở vị trí
“người quan sát” trong những bối cảnh mới.
Fitzgerald nói: “Đầu tiên và quan trọng nhất,
hãy kiên nhẫn, cho trẻ em thời gian để quan sát,
đánh giá và thích nghi với môi trường học trực
tuyến. “Và, đừng cho rằng trẻ em đang có trải
nghiệm kém hơn nếu chúng tiếp tục chọn vai trò
“người quan sát” trong một thời gian dài. Nếu
bạn lo lắng, hãy trò chuyện ngẫu nhiên với trẻ
sau buổi học, hỏi về những gì chúng đã làm, đã
thấy, đã nghe và học được. Bạn có thể sẽ ngạc
nhiên về cách trẻ đang dần thoát khỏi vị trí đó.
Cố gắng không đặt những câu hỏi thái độ không
thích của bạn - chúng có thể sẽ nhận ngay và bắt
đầu lo sợ ”.
Như nhiều chuyên gia đã lưu ý, sẽ rất hữu ích
khi bạn nhớ được một số điều trong khi đối phó
với năm học đầy rẫy mới mẻ này: Tất cả chúng ta
đang cố gắng hết sức, tất cả chúng ta đang cùng
nhau chung tay cải thiện tình hình, và chúng ta
đang ngày càng mạnh mẽ hơn.
“Học tập từ xa chắc chắn sẽ không bao giờ thay
thế được những rung cảm đến từ giáo dục trực
tiếp, trong khuôn viên trường, nhưng nếu chúng
ta có thể sử dụng nó như một chất xúc tác cho
sự trưởng thành cả trên phương diện học tập lẫn
cá nhân trong thời buổi đại dịch này, các em sẽ
kiên cường hơn rất nhiều, ”Essalat nói. “Chỉ cần
chúng tôi sẵn sàng thực hành cả tính sáng tạo và
lòng trắc ẩn khi xây dựng phương thức giảng dạy
và giao tiếp với những sinh viên dè dặt hơn thì
học từ xa hoàn toàn có thể trở thành công cụ hữu
hiệu và hữu ích, góp phần tạo nên thành công
của các em ở hiện tại và tương lai.”
12 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 37 - 2021
1 Dr. Selena Kiser
LISA dịch
Trong khoảng thời gian chưa từng có tiền lệ này,
con người đã có thêm nhiều sáng tạo trong sự
giao tiếp, tương tác tại trường học, nơi làm việc
và xã hội trong hoàn cảnh có những hạn chế cô
lập. Trong đó, Zoom là một công cụ tuyệt vời cho
phép con người giao tiếp với nhau mà không bị
giới hạn về thời gian và không gian. Tất cả mọi
người đều học cách sử dụng Zoom để thích nghi
được với thời kỳ đại dịch này, bao gồm cả giáo
viên, học sinh và phụ huynh. Tuy nhiên, với số
lượng lớn các tổ chức sử dụng Zoom, đi kèm
với nó chính là sự mệt mỏi từ các cuộc họp trực
tuyến vì bản chất khác hoàn toàn so với những
cuộc gặp gỡ trực tiếp.
1 Nguồn:https://www.teachhub.com/profession-
al-development/2021/02/how-to-avoid-zoom-fatigue/
Mệt mỏi do Zoom (Zoom fatigue) là gì?
Sự mệt mỏi do Zoom là một tình trạng đang xảy
ra vô cùng phổ biến, khi mà gần như mọi gặp gỡ
xã hội đều phải thực hiện qua phần mềm này.
Mặc dù loại hình hội nghị trực tuyến này đã cứu
cánh cho rất nhiều người, nhưng nó cũng đem lại
sự mệt mỏi tương xứng. Giao tiếp chưa bao giờ
dễ dàng như vậy, nhưng từ đó, con người trở nên
quá dựa dẫm vào Zoom, từ công việc, trường học
cho đến các hoạt động ngoại khóa thay vì gặp gỡ
trực tiếp. Trong khi đó, các mối quan hệ thông
qua màn hình không mang lại sự kích thích xã
hội tích cực và năng lượng như khi chúng ta đối
mặt trực tiếp với nhau.
Điều này đặc biệt đúng với giáo viên và học sinh.
Cả giáo viên mới và giáo viên có kinh nghiệm đều
biết rằng học sinh học tốt nhất khi được tham
gia trực tiếp vào quá trình học. Giáo viên không
CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG
“MỆT MỎI VÌ ZOOM”
13
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 37 - 2021
thể đọc ngôn ngữ cơ thể như khi đang học trực
tiếp và đây là một bất lợi đối với hình thức trực
tuyến. Vì không thể nhìn vào mắt học sinh hay
không thể bắt các tín hiệu xã hội nên học sinh có
xu hướng buông thả, mệt mỏi và ít tham gia vào
quá trình học. Học sinh là những người trẻ tuổi,
các em cần sự tương tác và tham gia nhất quán
trong khi cần chú ý đến độ dài và thời lượng của
các bài học trực tuyến.
Có những lý do khoa học giải thích tại sao chúng
ta lại có cảm giác như thế. Theo Lee (2020), âm
thanh được cho là lý do chính khiến các cuộc họp
video trở nên mệt mỏi. Sự chậm trễ dù chỉ phần
nghìn giây cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận
thức giữa các cá nhân. Sự chậm trễ này, không
phải lỗi từ vấn đề kỹ thuật hay đường mạng. Khi
tìm hiểu từ nhiều giáo viên khác nhau, chúng tôi
nhận ra một số người phải họp trực tuyến qua
Zoom trong hầu hết các ngày. Điều quan trọng là
phải tìm cách chống lại sự mệt mỏi này và khiến
nó trở nên hấp dẫn hơn.
Những gợi ý giúp tránh tình trạng mệt mỏi từ
Zoom
Một trong những cách đơn giản nhất để chống lại
sự mệt mỏi này là bật camera cho mọi người thấy
sự hiện diện của mình. Mặc dù đôi khi chúng ta
không thể làm vậy, nhưng việc có mặt trên cam-
era cho phép mọi người tham gia được nhiều hơn
và đúng mục tiêu hơn. Dưới đây là một số những
ý tưởng để chống lại sự kiệt quệ về mặt tinh thần
từ các cuộc họp trực tuyến.
Tạo nhóm nhỏ bất cứ khi nào có thể
Đây là một cách tuyệt vời để mô phỏng các phiên
họp nhóm nhỏ truyền thống mà nhiều người đã
quen khi gặp mặt trực tiếp. Nhiều lớp học hoặc
các cuộc họp mang tính khái quát dễ khiến mọi
người chán nản nếu họ không trực tiếp tham gia
vào cuộc thảo luận. Việc chia thành các nhóm
nhỏ có thể là một giải pháp hoàn hảo cho tình
huống này. Giáo viên có thể sử dụng chức năng
Breakouttrên Zoom để chia nhóm trong lớp. Ví
dụ như chia thành từng nhóm học sinh có cùng
trình độ đọc hay nhóm các học sinh cùng một lớp
ở cấp trung học, hoặc nhóm các học sinh có cùng
cơ sở về kỹ năng toán học.
Xây dựng tương tác
Đây là một cách hiệu quả cho phép học sinh và
giáo viên chăm chú lắng nghe và đưa ra các thảo
luận có ý nghĩa trong một cuộc họp Zoom. Cũng
giống như giáo viên có thể nhận ra rằng học sinh
sẽ học được nhiều hơn khi các em tham gia trực
tiếp vào quá trình học, và quy tắc tương tự cũng
sẽ được áp dụng lên giáo viên. Học sinh tham
gia lớp học sẽ tiếp thu được nhiều hơn nếu các
em trực tiếp thảo luận trong lớp học trực tuyến.
Chuẩn bị các câu hỏi cụ thể hoặc cho phép học
sinh vấn đáp với học sinh khác là một ví dụ rõ
ràng về hiệu quả của việc xây dựng tương tác tích
cực trong một lớp học.
Đặt chủ đề (theme) cho một lớp học Zoom
Thực hiện một chủ đề về điều gì đó mà mọi người
yêu thích (ví dụ như một địa điểm nhiệt đới) sẽ
tạo nên một bước ngoặt đơn giản mà tích cực
cho lớp học. Hoặc chúng ta có thể thay đổi hình
nền, hay tất cả mọi người đội một chiếc mũ theo
chủ đề và một thứ gì đó trên khuôn mặt như kính
râm hay những thứ tương tự. Những kiểu tương
tác này đặc biệt thú vị với học sinh. Một ý tưởng
tuyệt vời khác là cho phép học sinh quyết định
chủ đề sẽ thực hiện.
Thực hiện các cuộc khảo sát trong lớp học
Điều này có thể được cung cấp trong các lớp học
Zoom để nhận được phản hồi ngay lập tức từ học
sinh. Chúng có thể được gửi đến các học sinh,
phụ huynh và các giáo viên khác. Điều quan trọng
là sử dụng phản hồi để thực hiện các cải tiến cần
thiết. Nhận xét và ý tưởng từ các đồng nghiệp
giảng dạy, học sinh và phụ huynh là những thông
tin mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc trong việc
cải tiến mức độ tham gia vào việc học trực tuyến.
14 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 37 - 2021
Sử dụng các video đã được ghi lại trước khi tham
gia lớp học
Các video này sẽ giúp học sinh linh hoạt được
thời gian xem bài giảng. Học sinh có các mức độ
tương tác và độ chú ý khác nhau nên video sẽ
cho phép học sinh và phụ huynh hoàn thành bài
tập theo thời gian linh hoạt. Bên cạnh đó, cung
cấp nhiều dạng bài tập khác nhau cũng rất quan
trọng để đa dạng hóa cách thể hiện một bài học.
Nhận thức này đưa giáo viên quay trở lại việc
giảng dạy cho các phong cách học tập khác nhau
của học sinh. Mặc dù họ bị hạn chế hơn về những
gì có thể làm, nhưng giáo viên vẫn có thể cung
cấp nhiều lựa chọn khác nhau khi hoàn thành
các bài học trực tuyến. Video, bài luận và sự cho
phép học sinh quyết định lựa chọn tốt nhất với
bản thân là tất cả những phương thức có thể
chống lại sự kiệt quệ về mặt tinh thần của việc
học trực tuyến.
15
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 37 - 2021
QUẢN LÝ LỚP HỌC TRONG
MÔI TRƯỜNG TRỰC TUYẾN
1Whitney Gordon2
Nguyễn Tiến Đạt dịch
Mùa xuân năm 2020, thế giới đã trải qua một
cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ trong lịch
sử. Nền giáo dục cũng không ngoại lệ. Trước khi
đại dịch COVID-19 bùng nổ, học trực tuyến đã
được cài đặt đan xen vào khung chương trình của
trường học chúng tôi ở các mức độ khác nhau
tùy thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng tiếp cận
nguồn tài nguyên và đào tạo. Dường như chỉ sau
một đêm, giáo viên và học sinh trên toàn nước
Mỹ đã bị đẩy vào tình thế bắt buộc triển khai việc
1 ClassroomManagementinanOnlineEnvironment
-TeachHUB
2 WhitneyGordonlàchuyênviêngiáodụctạiTeacher
Leadership,ĐạihọcThomasUniversity,Georgia
học trực tuyến trong suốt đại dịch toàn cầu. Với
đa số giáo viên, việc học trực tuyến hoàn toàn
mới lạ và mang đến không ít thách thức.
Đối với việc dạy học trên lớp hay dạy học trực
tuyến, quản lí lớp học hiệu quả đều là chìa khóa
tạo nên một môi trường học tập chất lượng. Mặc
dù các học sinh không ở cùng một lớp học (tại
trường học), giáo viên vẫn cần chú ý đến việc
quản lý hành vi và mức độ tham gia của học sinh
trong bối cảnh trực tuyến. Dưới đây là một số
thách thức của việc học trực tuyến mà giáo viên
có thể lường tước và chiến lược quản lý lớp học
trực tuyến hiệu quả sẽ giúp chúng ta vượt qua
các thử thách đó.
16 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 37 - 2021
Những thách thức của việc học trực tuyến
có thể dự đoán trước
Đa phần các thách thức của việc học trực tuyến
đến từ mức độ tham gia của học sinh. Khi học
trực tuyến, học sinh không cảm nhận được sự có
mặt của giáo viên trong phòng học để theo sát
quá trình học tập của học sinh. Ngoài các cuộc
gọi video và các công cụ công nghệ khác mà một
số giáo viên tiếp cận được, phần lớn học sinh học
trực tuyến một cách độc lập. Việc duy trì động
lực là một thách thức không chỉ đối với học sinh
mà càng khó khăn hơn đối với giáo viên trong
việc thúc đẩy học sinh từ xa.
Hơn nữa, việc sử dụng vô số loại công nghệ trong
học tập cũng đem lại những thách thức về quản
lý lớp học tương tự như lớp học truyền thống.
Chẳng hạn, học sinh có thể vẫn gây rối trong
suốt buổi học hoặc sử dụng thời gian tương tác
không hiệu quả. Gian lận và đạo văn trở nên dễ
dàng và ngày càng nghiêm trọng, trong khi giáo
viên vẫn ở xa. Dù là trực tuyến hay trực tiếp, học
sinh vẫn cần sự hướng dẫn và hỗ trợ để tự điều
chỉnh hành vi của mình.
Chiến lược quản lý lớp học trực tuyến
Dù bạn bị ép buộc dạy học trực tuyến trong tình
thế bất ngờ hay bạn là một trong những giáo viên
lựa chọn giáo dục trực tuyến ngay từ ngày đầu thì
đều có một số chiến lược có thể giúp bạn duy trì
tốt việc quản lý một lớp học.
Xây dựng một trải nghiệm hấp dẫn
Xin nhấn mạnh lại rằng sự tham gia hời hợt của
học sinh là cánh cửa dẫn đến nhiều vấn đề trong
việc học trực tuyến. Cần xây dựng trải nghiệm
học tập phong phú, hấp dẫn cho những học sinh
của bạn. Hãy dành thời gian thấu hiểu những
điều mà chúng quan tâm, đâu là điểm mạnh của
chúng, và những thách thức mà học sinh gặp
phải là gì. Sử dụng các thông tin đó để xây dựng
kế hoạch quản lý lớp học trực tuyến phù hợp cho
đối tượng học sinh của bạn và cung cấp các cơ
hội học tập một cách đa dạng trên nền tảng học
tập tương tác.
Phát triển cộng đồng học sinh
Xây dựng mối quan hệ tích cực giữa giáo viên
và học sinh chỉ là một phần của hành trình xây
dựng môi trường học tập hiệu quả. Cộng đồng
học sinh không chỉ quan trọng trong quá trình
học trực tuyến mà còn trong các lớp học truyền
thống. Học sinh rất dễ cảm thấy bị lạc lõng trong
môi trường trực tuyến. Do đó cần tạo ra các cơ
hội cho học sinh hợp tác, thậm chí là giao lưu với
nhau.
Thiết lập và duy trì thói quen
Thói quen quan trọng với bất kì môi trường học
tập nào, đặc biệt khi bạn không thể đồng hành
cùng học sinh mỗi ngày. Đơn giản hoá các thói
quen là sự lựa chọn thông minh. Chẳng hạn như,
cách học sinh nộp bài tập và nhận phản hồi của
giáo viên nên được cố định trong suốt khóa học.
Thông báo giờ khung thời gian cố định để học
sinh có thể liên hệ với bạn và đảm bảo thực hiện
đúng. Đồng thời, duy trì việc giao bài tập cố định
mỗi tuần giúp học sinh tự hình thành thói quen
cá nhân tại nhà. Hãy nhớ rằng, việc duy trì thói
quen đều đặn là vô cùng quan trọng.
Giáo dục học sinh về việc đạo văn
Học tập trực tuyến làm gia tăng tình trạng đạo
văn. Khi thao tác trên các thiết bị công nghệ, học
sinh truy cập vào những nguồn thông tin vô tận,
dẫn đến việc chép thông tin là điều khó tránh
khỏi. Tôi đề nghị mọi giáo viên dạy trực tuyến cần
chống đạo văn ngay từ đầu. Đảm bảo rằng học
sinh biết ý nghĩa của nó, đưa ra các ví dụ và chỉ
rõ hậu quả của việc đạo văn.
Thiết lập quy tắc giao tiếp
Giao tiếp trên môi trường trực tuyến là kĩ năng
độc đáo mà chắc chắn học sinh sẽ cần cho tương
lai. Đặt ra các tiêu chuẩn trong việc giao tiếp với
giáo viên và giữa các học sinh với nhau sẽ quyết
17
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 37 - 2021
?
là vô cùng quan trọng để quản lý lớp học trực
tuyến. Ví dụ, khi thực hiện một cuộc gọi video
trực tuyến, hãy đặt ra các nội quy và những điều
kỳ vọng về điều kiện của lớp học như âm thanh
môi trường xung quanh, cách sử dụng camera,
đóng góp vào cuộc thảo luận nhóm trước thời
gian quy định. Đồng thời, cần có nội quy cho cả
các hội nhóm, phòng chat. Hãy nhớ rằng chúng
ta đang làm việc với học sinh, và bạn sẽ bắt gặp
một số học sinh không hiểu nguyên tắc của lớp
học trực tuyến hay một số khác sẽ cần biết được
hậu quả của việc không tuân theo các quy tắc.
Đặt ra kỳ vọng và hãy kiên định
Khi bạn thiết lập các quy tắc và thói quen, hãy
đảm bảo học sinh thực hiện đúng và bạn cần
kiên quyết xử lí khi học sinh vi phạm. Học sinh
cần biết trước về hậu quả và hình phạt sẽ đến, và
tuân thủ lời hứa của bạn. Sẽ có những học sinh
không đáp ứng được kì vọng của bạn, tương tự
như lớp học truyền thống. Chuẩn bị sẵn kế hoạch
cho các tình huống xảy ra và chắc chắn rằng học
sinh và phụ huynh nắm được kế hoạch đó.
Động viên, khen thưởng học sinh khi đạt
thực hiện tốt nội quy.
Khi học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia thì sự
công nhận, động viên, khen thưởng của giáo viên
với học sinh là vô cùng quan trọng. Điều này hiển
nhiên đúng với mọi lớp học. Học sinh học online
sẽ khó thấy được những nụ cười tự hào hay nhận
được những cái đập tay chúc mừng từ thầy cô
một cách trực tiếp như trên lớp học. Sử dụng
những phương tiện giao tiếp có sẵn để học sinh
biết rằng chúng đang đi đúng hướng. Sự động
viên tích cực khiến học sinh hăng hái hơn và đó
chính là chìa quá để quản lý lớp học trực tuyến
thành công.
18 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 37 - 2021
?
1Pete Barnes
Tung Ngo
Thanh dịch
Một giáo viên lớp năm chia sẻ
ý tưởng về cách học sinh có thể
khám phá các hiện tượng thông
thường bằng các vật liệu đơn giản
trong và xung quanh nhà của mình.
Công nghệ hiện nay là một phần thiết
yếu của giáo dục, vì đại đa số các trường
học đang sử dụng công nghệ để cung cấp các
bài giảng từ xa và kết hợp giữa giảng dạy từ xa và
1 Nguồn:https://www.edutopia.org/article/
low-tech-scientic-exploration-students-home
KHÁM PHÁ KHOA HỌC KHÁM PHÁ KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ ĐƠN GIẢN CÔNG NGHỆ ĐƠN GIẢN
CHO TRẺ TẠI NHÀCHO TRẺ TẠI NHÀ
19
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Học thế nào
Số 37 - 2021
trực tiếp trong thời kỳ đại dịch. Thậm chí, ngay cả
ở trong trường học, phần nhiều học sinh đều sử
dụng và ỷ lại vào các thiết bị công nghệ như Ipad,
máy tính xách tay và các ứng dụng học tập thay vì
quan tâm đến sách giáo khoa, sổ ghi chép bài và
các công cụ học tập truyền thống.
Tuy vậy, công nghệ có các hạn chế của nó. Wi bị
gián đoạn, các ứng dụng đôi khi không hoạt động
và học sinh gặp khó khăn khi phải nhìn chằm
chằm vào màn hình hàng giờ đồng hồ (chưa kể
đến thực tế là không phải tất cả trẻ em đều có khả
năng tiếp cận công nghệ như nhau). Đặc biệt, khi
trẻ em học các môn khoa học theo phương pháp
giảng dạy từ xa này, chúng cần phải có cơ hội
tương tác với môi trường xung quanh, quan sát,
thu thập dữ liệu và đưa ra các kết luận trong khi
dường như các thiết bị công nghệ không có khả
năng đáp ứng những yêu cầu của môn học này.
Mô tả các kết luận khoa học bằng bốn hoạt động
công nghệ đơn giản (low-tech)
Tôi đã thực hiện những hoạt động này với học sinh
lớp năm của mình, nhưng có thể điều chỉnh cho
phù hợp với hầu hết các lớp tiểu học, với sự giám
sát thích hợp của cha mẹ. Mặc dù những hoạt
động này được thiết kế chủ yếu để giảm thiểu
việc học sinh phải nhìn màn hình, một trong số
chúng vẫn dính dáng tới việc này, cụ thể là màn
hình máy ảnh: Học sinh có thể báo cáo kết quả
của mình bằng cách chụp ảnh và / hoặc tải các
kết quả lên bằng cách sử dụng Padlet hoặc công
cụ chia sẻ khác hay trả lời các câu hỏi mở trên
Google Doc hoặc Notability.
1. Khám phá âm thanh:
Trước khi tham gia vào hoạt động, hãy yêu cầu
trẻ suy nghĩ về câu hỏi này: Vật liệu rắn nào dẫn
âm thanh tốt nhất? trẻ sẽ cần một đồng xu và
một người cùng tham gia (có thể là cha mẹ hoặc
anh chị em). Sau đó, bạn hãy yêu cầu trẻ chọn ba
hoặc bốn bề mặt dài, như sàn nhà, tường, đường
lái xe, hàng rào, hoặc lan can bên trong hoặc bên
ngoài nhà của chúng. Người cùng tham gia với
trẻ đó sẽ gõ gõ đều đặn lên bề mặt trẻ đã chọn
bằng đồng xu trong khi trẻ áp tai trực tiếp lên
bề mặt. Cuối cùng, trẻ có thể rút ra các kết luận
sau:
- Bạn ấy có thể di chuyển cách người cùng
tham gia bao xa mà vẫn nghe thấy tiếng
gõ?
- Bề mặt nào truyền âm thanh tốt nhất? Bề
mặt nào truyền âm thanh kém nhất? Và
tại sao ?
Một cách khác để khảo sát tính vật lý của âm
thanh là yêu cầu trẻ cho một ít nước vào ly rượu
bằng pha lê, làm ướt ngón tay và xoa quanh mép
ly. Sau đó, trẻ có thể trả lời làm rõ những câu hỏi
sau:
- Có nghe thấy âm thanh rin rít của thủy
tinh vang lên không?
- Nếu đổ thêm nước vào ly thì mực chất
lỏng cao lên hay thấp đi? Tại sao?
Gợi ý cho trẻ: Chất rắn, như kim loại và gỗ, truyền
âm thanh tốt hơn nhiều so với không khí vì các
phân tử được ép chặt truyền sóng âm thanh một
cách nhanh chóng. Những vật nặng hơn sẽ rung
chậm hơn, điều này tạo ra rung động tần số thấp
hơn và âm thanh có cường độ thấp hơn.
2. Nghiên cứu ánh sáng:
Trước khi tham gia vào hoạt động này, yêu cầu
trẻ suy nghĩ về câu hỏi sau: Tại sao chúng ta nhìn
thấy cầu vồng, và làm thế nào chúng ta có thể bẻ
cong ánh sáng?
trẻ sẽ cần một đĩa CD hoặc DVD. Yêu cầu trẻ
nghiêng đĩa CD hoặc DVD dưới ánh sáng, và di
chuyển nó xung quanh cho đến khi các đường gờ
20 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Học thế nào
Số 37 - 2021
nhỏ phản chiếu ánh sáng như cầu vồng. Sau khi
thực hành, hãy hỏi trẻ: Chúng ta có thể bẻ cong
hoặc khúc xạ ánh sáng mà không có cầu vồng
không?
Dưới đây là một số cách khác để hướng dẫn trẻ
tạo ra cầu vồng tại nhà:
- Dùng lăng kính hoặc mảnh thủy tinh có
các cạnh để tạo cầu vồng khi có ánh sáng
chiếu vào.
- Vào một ngày nắng đẹp, hãy xịt nước từ
vòi nước ở trong vườn, tìm vết dầu loang
hoặc đặt gương vào cốc nước để tạo cầu
vồng.
Gợi ý cho trẻ: Một vật thể được phóng đại qua
kính lúp, kính đeo mắt, ống nhòm hoặc thậm chí
là một cốc nước thì đó là do ánh sáng bị bẻ cong
hoặc khúc xạ.
3. Kiểm tra lực và chuyển động:
Trước khi tham gia vào hoạt động này, yêu cầu trẻ
suy nghĩ về câu hỏi sau: Quả bóng nào có quán
tính lớn nhất? trẻ có thể chứng minh quán tính ở
nhà với một số quả bóng có kích thước khác nhau
và một hộp các tông (kích thước bằng hộp đựng
giày hoặc lớn hơn). GIáo viên hãy hướng dẫn trẻ
đặt hộp xuống đất rồi lăn từng quả bóng về phía
hộp như kiểu ném bóng trong trò chơi bowling.
Sau đó, yêu cầu trẻ rút ra kết luận: Quả bóng nào
đẩy cái hộp đi xa nhất? Tại sao?
Một cách khác để thí nghiệm lực và chuyển động
là tính toán tốc độ. Đối với hoạt động này, hãy
hướng dẫn trẻ tính toán tốc độ (lấy khoảng cách
chia cho thời gian) của các thành viên trong gia
đình hoặc bạn bè của chúng trong một cuộc đua
ngoài trời. Bạn hãy yêu cầu trẻ đo khoảng cách
của 10 mét, hoặc 10 yard, và thời gian mỗi người
chạy hết quãng đường đó, sau đó tính vận tốc
của họ. Hãy khuyến khích trẻ tăng cường niềm
vui bằng cách thực hiện các cuộc đua bằng một
chân hoặc chạy lùi, hoặc hợp tác để tham gia
một cuộc đua nhảy về đích.
Gợi ý cho trẻ:: Các vật nặng hơn có khối lượng và
quán tính lớn hơn, có nghĩa là khi chúng chuyển
động, chúng sẽ tác dụng lực nhiều hơn.
4. Khám phá những bí ẩn của khoa học sự sống:
Trước khi tham gia vào hoạt động này, trẻ cần
phải suy nghĩ về câu hỏi sau: Điều gì khiến một
thứ biến mất sau khi chết? trẻ sẽ khám phá
không gian tuyệt vời ngoài trời (hoặc ít nhất là
ngoài sân hoặc công viên). Hướng dẫn trẻ tìm
kiếm nấm và các chất phân hủy khác trong khu
phố hoặc công viên gần nhà. Chúng có thể lật
các khúc gỗ cũ hoặc các tảng đá lớn để tìm sâu,
bọ cánh cứng và các loài phân cực (isopod) ăn
xác chết. Hãy nhớ yêu cầu trẻ chụp ảnh tất cả
các loại vật chất phân hủy khác nhau mà chúng
tìm thấy, đồng thời nhắc chúng nhớ ghi lại ngày
tháng và chú ý đến các dấu hiệu bắt đầu của mùa
xuân.
Một ý tưởng khác về khoa học đời sống mà trẻ có
thể quan sát. Yêu cầu trẻ trả lời những câu hỏi
trong một tạp chí thiên nhiên được trích ra dưới
đây:
- Cây hoặc loài thực vật nào trong khu phố
chúng ở có thể báo hiệu mùa xuân trước
tiên?
- Hoa nở có những màu gì?
- Quan sát tương tự về các loài chim hoặc
động vật khác?
Gợi ý cho trẻ: Các sinh vật phân hủy như nấm,
sâu, bọ cánh cứng và vi khuẩn sẽ phân hủy những
thứ đã chết và đưa chúng trở lại đất.
Trẻ em thích khoa học, nhưng chúng không phải
lúc nào cũng nhớ ra là khoa học ở xung quanh
chúng. Đưa chúng ra ngoài để tìm kiếm và thu
thập các bằng chứng khoa học, và khi đó, học từ
xa hoặc kết hợp sẽ cảm thấy thú vị hơn rất nhiều.
21
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Học thế nào
Số 37 - 2021
1Nora Fleming
Minh Trang dịch
Tuy khó khăn từ học trực tuyến nhiều vô kể, một
số học sinh dường như đang thể hiện tốt hơn
trong điều kiện học tập mới này. Chúng ta có thể
học được gì từ chúng?
Đối với cô Montenique Woodard, trong cả một
năm học, tiết học thứ 7, đồng thời là tiết dạy cuối
cùng luôn là khoảng thời gian khó khăn nhất. Cô
chia sẻ về tiết khoa học cho các học sinh cấp 2
trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với Edutopia vào
mùa thu: “Cảm giác như bản thân mình hoàn
toàn bất lực với chúng.” Đặc biệt với một cậu bé -
được mệnh danh là “chúa hề” của lớp - khó khăn
1 Nguồn:https://www.edutopia.org/article/why-are-
some-kids-thriving-during-remote-learning
lại nhân thêm gấp bội, nhất là khi hành động của
cậu nhóc ảnh hưởng đến cả 23 bạn nhỏ của lớp,
trong đó có tới 15 cậu nhóc khác.
Vậy nhưng, chỉ một vài tháng sau đó, trong
khoảng thời gian trường học phải đóng cửa vì
dịch bệnh, cô Woodard đã vui mừng thông báo
một tin tốt về cậu bé. Cô Woodard, giáo viên ở
Washington, D.C nói: “Tôi nghĩ nguyên do nằm ở
việc không có các yếu tố gây sao nhãng ở trường.
Tất cả các yếu tố ngoại cảnh không thật sự cần
thiết đều là nguyên nhân khiến lũ trẻ không tài
nào tập trung trên lớp được.”
Chúng tôi đã nhận được vô số phản hồi từ ngày
càng nhiều các giáo viên. Họ nói rằng so với học
trực tiếp trên lớp, rất nhiều học sinh, từ các em
hay ngại, hiếu động đến cực kỳ sáng tạo đều bất
TẠI SAO NHIỀU HỌC SINH
HỌC TỐT HƠN KHI HỌC TRỰC TUYẾN?
22 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 37 - 2021
ngờ học tốt hơn hẳn khi học trực tuyến. Cô Holli
Ross, giáo viên năm nhất trung học ở Nam Cal-
ifornia cũng hòa chung “niềm hân hoan” cùng
nhiều giáo viên khác: “Thật tuyệt khi cuối cùng
mấy đứa trẻ cũng có thể tìm được chốn học tập
lý tưởng.”
Không thể nói đó là tình hình chung khi nhiều
em phải rất chật vật để thích ứng với việc học từ
xa. Tiếp cận và kết nối mạng kém vẫn là vấn đề
chung ở khắp nơi. Việc ở nhà thổi bùng” những
“vụn vặt” vốn đã tồn tại từ rất lâu trong gia đình.
Nhìn chung, cả giáo viên hay học sinh đều phải
vật lộn với việc khơi gợi hứng thú học tập và
chuyển đổi hình thức giảng bài từ lớp học truyền
thống sang lớp học thu nhỏ thông qua chỉ duy
nhất một chiếc màn hình.
Đó không phải chuyện nhỏ, trái lại, cuộc chuyển
giao không hề báo trước từ lớp học vật lý có thể
làm nảy sinh nhiều nguyên do tiềm tàng, lý giải
cho việc một số em gặp khó trong khi một số
khác lại học tốt hơn hẳn. Trong số những phản
hồi thu thập được từ các nhà giáo dục, chúng
tôi nhận thấy một số điều đơn giản lặp đi lặp lại
không phù hợp với lũ trẻ, đó là bối cảnh xã hội và
thời khóa biểu không linh hoạt trên trường. Đối
với một số giáo viên, điều này ít nhất thôi thúc họ
cân nhắc thực hiện những thay đổi dài hạn khi
trường học được phép mở cửa trở lại.
Lợi ích của tự học
Một học sinh trung học thường bắt đầu tiết học
đầu tiên lúc 8 giờ sáng. Thời gian biểu trên trường
của mỗi quận khác nhau dẫn đến việc nhiều em
sáng đến vẫn còn trì hoãn việc tới trường. Tuy
vậy, trong thời gian đại dịch, lịch học đột nhiên
trở nên linh hoạt hơn, cho phép học sinh có
nhiều lựa chọn hơn về thời gian và cách thức học
tập trên trường.
Lauren Huddleston, một giáo viên tiếng Anh
trung học cơ sở ở Memphis, Tennessee cho biết:
“Tôi nghĩ rằng một vài học sinh đang thích ứng
rất tốt với cảm giác được làm chủ cuộc sống của
chính mình. Các em được quyền làm chủ thời
gian biểu của mình, bởi giờ đây, các em không
còn nằm “dưới trướng” mô hình quản lý vi mô
của trường học nữa.”
Đối với việc tạo thời gian biểu cá nhân, lịch trình
linh hoạt này cũng giúp học sinh có cơ hội tập
thể dục, nghỉ giải lao, thậm chí cảm thấy buồn
chán, tất cả đều được nghiên cứu chứng minh có
lợi đối với các em. Ashlee Tripp, giáo viên tiếng
Anh trung học cho rằng tình hình học tập của các
em được cải thiện vì “chúng tận hưởng cảm giác
tự do khi làm việc theo tốc độ của riêng mình và
quyết định xem chúng muốn một ngày của mình
sẽ trông như thế nào.” Học sinh dường như khá
tán thành quan điểm này.
Một học sinh lớp 10 trả lời khảo sát trong lớp tiếng
Anh của cô Katie Burrows-Stone: “Em thích học
trực tuyến vì có thể sắp xếp linh hoạt và hiệu quả
lịch trình cá nhân trong ngày của mình”. “Em có
thể tập thể dục, thư giãn và hoàn thành công việc
đúng hạn mà không bị sao nhãng.”
Suy xét lại hình mẫu về những đứa trẻ bận rộn
Những ngày còn được tới trường, nhiều học sinh
ở trong trạng thái bận rộn liên tục trong một
khoảng thời gian dài. Giờ ăn trưa thường được
lấp kín bởi những buổi họp câu lạc bộ. Sau giờ
học, nhiều em bận bịu tham gia các hoạt động
ngoại khóa hay thể thao (thường để tạo điểm
nhấn cho hồ sơ vào đại học) hoặc đi làm bán thời
gian. Bên cạnh đó, học sinh trung học thường
dành trung bình ít nhất 7,5 tiếng một tuần để làm
bài tập về nhà buổi tối.
Sau khi tất cả các hoạt động tạm thời phải dừng
lại vì lệnh giãn cách, các giáo viên nói rằng họ
nhìn ra sự thay đổi trong kết quả học tập của một
số học sinh.
23
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 37 - 2021
Kasey Short, một giáo viên tiếng Anh THCS và
giáo viên môn xã hội học ở Charlotte, North Car-
olina đưa ra lời giải thích: “Một vài em đúng là
học tốt hơn hẳn. Tôi nghĩ lý do một phần là bởi
rất nhiều thứ như hoạt động thể thao và xã hội
không còn được phép diễn ra nữa, lũ trẻ giờ có
nhiều thời gian hơn dành cho việc học.”
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lịch trình quá dày
đặc là một thử thách lớn đối với các học sinh.
Đặc biệt, những em mang nặng cảm giác “bị ép
buộc” tham gia các khóa học hoặc hoạt động
cụ thể thường phải trải qua nhiều cấp độ lo âu
không lành mạnh khác nhau.
Rosie Reid, một giáo viên tiếng Anh THPT, đồng
thời là chủ nhân giải thưởng Nhà giáo của năm
tại California năm 2019 chia sẻ: “Điều này khiến
tôi khựng lại rất nhiều lần để tự hỏi xem chúng
ta đang làm gì với giáo dục vậy? Mô hình hiện nay
phải chăng đang đặt quá nhiều áp lực lên học
sinh? Tại sao em nào cũng phải học tới 7 tiết một
ngày? Cớ gì một ngày đi học lại phải kéo dài đến
vậy? Tôi không thể diễn tả hết cái cách trạng thái
đóng cửa thành phố này đang thay đổi toàn bộ
cách tôi tiếp cận việc giảng dạy. Tôi nhìn ra được
tác động tích cực của nó tới nhiều học sinh. Đây
rõ ràng là khoảng thời gian nghỉ ngơi tuyệt vời
của các em.”
Giảm thiểu rủi ro
Một số giáo viên khác cho rằng chính những kỳ
vọng liên tục thay đổi về việc học nói chung trong
thời kỳ đại dịch là lý do dẫn đến sự chuyển biến
này. Biết được cơ cấu của việc học tại nhà cùng
tình trạng thiếu trang thiết bị học tập nhiều em
phải đối mặt, nhiều hệ thống trường học đã khu-
yến khích giáo viên giảm bớt yêu cầu đối với bài
tập và điểm số.
Mark Gardner, giáo viên trung học môn tiếng
Anh ở Camas, Washington chia sẻ: “Tôi nghĩ lý
do xác đáng nhất lý giải cho kết quả học tập cải
thiện đáng kể của học sinh là chúng tôi đã có sự
điều chỉnh lớn về lượng bài tập để tất cả trở nên
dễ tiếp cận hơn thay vì thành gánh nặng của các
em.”
Theo nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu Pew,
áp lực học tập được trẻ vị thành niên liệt vào
hàng đầu danh sách những áp lực chúng phải
đối mặt. Có tới 61% trẻ được hỏi cho biết các em
cảm nhận được áp lực cực lớn khi phải đạt được
bằng cấp hay học vị cụ thể. Cá nhân giáo viên
cũng chịu áp lực không kém dưới “những cặp
mắt giám sát” suốt vài thập kỷ qua khi phải đảm
bảo học sinh đạt được kết quả cao trong các bài
thi chuẩn hóa. Áp lực theo năm tháng đi cùng
nhiều thế hệ học trò - đối tượng chịu áp lực trong
năm học gấp đôi so với trong kỳ nghỉ hè.
Cathleen Beachboard, giáo viên THCS môn tiếng
Anh ở Fauquier County, Virginia nói: “Một học
sinh nói với tôi rằng cậu bé thích học từ xa hơn vì
cậu không bao giờ phải chịu áp lực cùng cực của
việc thi trượt môn.” Nhiều học sinh khác ở lớp cô
cũng đồng tình với quan điểm này. “Cậu bé bảo
rằng khi mà các bài kiểm tra trên toàn bang giờ
không còn nữa, em cảm thấy mình có thể thực sự
học tập mà không có áp lực.”
Giảm tình trạng nói chuyện riêng
Dù chúng ta nhìn thấy rất nhiều bình luận đến từ
cả học sinh và giáo viên về việc mất cơ hội tương
tác trực tiếp ở môi trường trường học nhưng theo
chia sẻ từ các giáo viên của chúng tôi, đối với một
vài em, tương tác xã hội ở môi trường lớp học là
một điều gây ra sự lo âu.
Elena Spathis, một giáo viên tiếng Tây Ban Nha
trung học ở Hillsdale, New Jersey cho biết:
“Những học sinh từng là nạn nhân của bạo lực
học đường về thể chất hay bằng ngôn từ thường
cảm thấy thoải mái và an toàn hơn khi ở nhà.”
Theo Trung tâm Thống kê giáo dục quốc gia,
24 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 37 - 2021
trong năm 2017, ít nhất 20% học sinh tuổi từ 12
đến 18 cho biết từng là nạn nhân của bạo lực học
đường. Người ta cũng nhận thấy rằng những học
sinh bị bắt nạt nhiều nhất thường có kết quả học
tập thấp hơn các bạn đồng trang lứa không là
nạn nhân của tình trạng bắt nạt tại trường học.
Đối với những em khác, xã hội thu nhỏ mang tên
“trường học” không đến nỗi quá tiêu cực như
được nhắc đến bên trên với chỉ một vài đặc điểm
đi kèm như sao nhãng và áp lực. Gần ⅓ trẻ vị
thành niên cho biết các em cảm thấy áp lực để
“trông đẹp đẽ/ thành công” hoặc để “phù hợp với
xã hội thu nhỏ” kia - một nơi ảnh hưởng đến sự
hiện diện và mức độ tập trung của các em trong
các tiết học. Blake Harvard, giáo viên môn tâm
lý học ở Madison, Alabama nói: “Môi trường trực
tuyến tạo điều kiện để các em được lên tiếng và
lắng nghe mà không vướng bận chút lo lắng xã
hội nào.”
Được ngủ đủ
Cuối cùng, nhiều giáo viên đưa ra nhận xét về
điểm khác biệt họ quan sát được trong thành tích
của một số học sinh có thể liên quan đến giấc
ngủ. Giống như nhiều giáo viên và người lao động
trên khắp cả nước, hầu hết học sinh không còn
cần phải dậy quá sớm nữa.
Ingrid, một học sinh năm cuối trung học ở Cali-
fornia, trả lời khi được hỏi điều cô bé thích nhất
khi học trực tuyến là gì: “Giờ em có thể ngủ đủ 8
tiếng một đêm.”
Trong khi Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị
thanh thiếu niên từ 12 đến 18 tuổi nên ngủ đủ 8
đến 10 tiếng ban đêm, còn đối với các em 6 - 12
tuổi là 12 giờ. Tuy nhiên, một nghiên cứu thực
hiện năm 2018 với đối tượng là học sinh trung
học trên 30 tiểu bang cho thấy hơn 70% học sinh
không ngủ đủ giấc trong suốt năm học.
Dẫu rằng tranh cãi từ lâu về thời gian bắt đầu
giờ học tưởng chừng chẳng bao giờ kết thúc,
nhưng vào năm học 2016 - 2017, khi một trường
ở quận Seattle lùi giờ vào lớp 1 tiếng so với thông
thường, các nhà nghiên cứu ghi nhận học sinh có
nhiều thời gian ngủ hơn, đồng thời, điểm số của
các em cũng được cải thiện.
Ross nói: “Nhiều em chật vật tới trường để bắt
đầu ngày học lúc 8:30 sáng nhưng lại có đủ tỉnh
táo để hoàn thành tốt mọi việc lúc 10:30 tối hoặc
thậm chí 10:30 sáng. Các em chỉ đơn giản cần
thêm chút thời gian.”
25
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 37 - 2021
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ NHƯ THẾ NÀO
ĐỂ GIÚP GIÁO VIÊN TRỞ NÊN TỐT
HƠN VÀ LÀM CHO CUỘC SỐNG CỦA
HỌ TRỞ NÊN DỄ DÀNG HƠN
1David Evan
Vũ Như dịch
Giáo viên đóng vai trò rất lớn đối với việc học tập
của học sinh. Giáo viên truyền đạt kiến thức học
thuật. Giáo viên truyền đạt kỹ năng giao tiếp xã
hội chuẩn mực. Giáo viên giỏi sẽ thúc đẩy kết quả
đường dài của học sinh. Giáo viên có thể truyền
cảm hứng (và trong một minh chứng khác về tầm
quan trọng của họ, đáng buồn là trong một số
trường hợp, giáo viên có thể gây thất vọng hoặc
thậm chí lạm quyền).
Tuy vậy, giáo viên - những người thường bị bôi
nhọ và đôi khi bị coi thường - cũng là con người.
Họ bước vào nghề vì nhiều lý do, họ cũng cần
nuôi sống gia đình nhỏ của mình, và - giống như
1 Nguồn:https://blogs.worldbank.org/education/
how-use-technology-help-teachers-be-better-and-make-
life-better-teachers
hầu hết những người trong nghề - họ phản hồi lại
các khuyến khích, hỗ trợ, trách nhiệm giải trình
và chất lượng của ban quản lý xung quanh họ.
Nói một cách ngắn gọn, họ là một phần của một
hệ thống.
Việc đưa ra các chính sách đúng đắn dành cho
giáo viên không phải lúc nào cũng dễ dàng và đôi
khi các giải pháp công nghệ trong giáo dục được
xem như đường tắt. Thật hấp dẫn khi tìm kiếm
ứng dụng hoàn hảo sẽ “làm gián đoạn” quá trình
học tập và cho phép các quốc gia “đi đường tắt”
tới một nền giáo dục chất lượng cao, công bằng
mà không cần có sự tham gia của những con
người phức tạp (Chỉ cần giữ người học ở trung
tâm).Các can thiệp của công nghệ giáo dục ghi
nhận cả thành công và thất bại. Ngay cả khi công
nghệ giáo dục được chú ý nhiều hơn dưới tác
26 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 37 - 2021
động của đại dịch, nhiều nơi trên thế giới thiếu cơ sở hạ tầng để mở rộng phạm vi và tiếp cận hiệu
quả, Bất bình đẳng giáo dục lại được dịp “hiện rõ nguyên hình”.
Trong một ghi chú gần đây - “Công nghệ Giáo dục cho những Giáo viên Hiệu quả” - tôi tìm kiếm các
ví dụ về cách công nghệ giáo dục - thay vì tìm cách làm khó giáo viên - có thể giúp giáo viên làm việc
hiệu quả nhất có thể, từ đó,giúp công việc và cuộc sống của họ dễ dàng hơn. Xem xét một loạt các
kinh nghiệm, chủ yếu từ các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, tôi xác định và thảo luận về bốn
nguyên tắc đầu tư vào công nghệ sao cho nâng cao hiệu quả của giáo viên.
Nguyêntắcsố1
Công nghệ không phải là giải pháp cho khủng
hoảng học tập, nhưng có thể là giải pháp cho
một các vấn đề vi mô cụ thể trong hệ thống
giáo dục.
Nguyêntắcsố2
Nếu bạn đang có ý định đầu tư vào công nghệ, hãy
đầu tư vào việc đào tạo, hỗ trợ, giám sát và bảo trì
để thực sự tận dụng được hiệu quả của nó..
Nguyêntắcsố3
Hãy thử trước khi đưa vào vận hành thực tế.
Đảm bảo nó hoạt động được. Đảm bảo nó sẽ
được sử dụng Hãy đảm bảo nó sẽ cải thiện việc
học.
Nguyêntắcsố4
Công nghệ giám sát và quản lý giáo viên sẽ chỉ
hoạt động cùng với những đầu tư về chính trị.
Những nguyên tắc trên trông có vẻ hiển nhiên, nhưng bất kỳ ai đã từng thực hiện côgn việc triển khai
hoặc đánh giá công nghệ giáo dục đều có thể nói với bạn rằng chúng thường không được áp dụng.
Ngoài ra, tôi muốn đưa ra ví dụ thực tế về sáu cách các hệ thống giáo dục đang sử dụng công nghệ
nhằm hỗ trợ giáo viên. Tôi tóm tắt những điều này trong bảng dưới đây, nhưng bạn có thể tìm kiếm
thêm kinh nghiệm từ các quốc gia trong ghi chú.
27
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 37 - 2021
Các hệ thống có thể sử
dụng công nghệ để… Ở đâu và như thế nào
Tập huấn và cố vấn cho
các giáo viên ● Ở Mỹ, chương trình tập huấn trực tuyến và trực tiếp cho giáo viên
không khác gì nhau.
● Ở Nam Phi, tuy tập huấn trực tiếp nhìn chung đạt hiệu quả cao hơn
nhưng tập huấn trực tuyến dù sao cũng đạt kết quả tương đương trong
thời gian ngắn hạn. Một mô hình kết hợp cả hai xem chừng sẽ mang
tới những kết quả tốt nhất.
Bổ trợ kiến thức chuyên
môn và kỹ năng sư
phạm của giáo viên
● Máy tính bảng là công cụ hữu hiệu cung cấp các giáo án được chuẩn
bị sẵn, đồng thời, tích hợp đủ các công cụ hỗ trợ giảng dạy khác cho
giáo viên ở Pakistan và Nam Phi, mặc dù chỉ khi giáo viên tiếp tục sử
dụng chúng theo thời gian.
● Vô vàn khóa học mở trực tuyến như Khan Academy, Wikiversity và
chứng chỉ vi mô có thể giúp giáo viên nâng cao kiến thức và kỹ năng
sư phạm.
Tạo ra các cộng đồng
thực hành trực tuyến
cho giáo viên
● Giáo viên sử dụng các trang mạng xã hội để đặt câu hỏi chuyên môn
(Kenya), thực hành giảng dạy (Thổ Nhĩ Kỳ) và tự tạo video bài giảng cho
các cuộc thi mang tính chất vui vẻ (Nam Phi).
● Theo báo cáo của các giáo viên ở Ấn Độ, các nhóm này có thể mang lại
tinh thần trách nhiệm tích cực giữa các đồng nghiệp .
Quản lý giáo viên hiệu
quả ● Giám sát việc tham gia của giáo viên từ xa (Pakistan).
● Nhưng hãy đảm bảo rằng giáo viên đồng ý tham gia, có khả năng cung
cấp hỗ trợ hoặc tự nguyện chọn tham gia với phần thưởng: nếu không,
hệ thống này có thể không có tác dụng.
Phân bố hiệu quả đội
ngũ giáo viên Sử dụng hệ thống dữ liệu để cải thiện việc phân bổ giáo viên so với vị trí
của học sinh (điều mà các hệ thống phân bổ hiện tại thường không làm
được), như ở Malawi.
Tăng phúc đợi để thu
hút nguồn nhân lực ● Cung cấp thanh toán điện tử để giảm thời gian đi lại và rắc rối.
● Cung cấp cơ chế báo cáo khiếu nại ẩn danh.
● Sử dụng các phương tiện truyền thông để khuyến khích những bạn trẻ
có thành tích cao theo nghề dạy học, như ở Chile.
Công nghệ không phải là giải pháp, nhưng cũng giống như sách, lớp học và bảng đen, các ứng dụng
công nghệ có thể giúp giáo viên nâng cao kỹ năng, sử dụng kỹ năng hiệu quả nhất và có trách nhiệm
hơn. Những khoản đầu tư này không bao giờ được thực hiện dựa trên sự lạc quan vô căn cứ mà dựa
trên minh chứng thực tế về năng lực của hệ thống: đủ khả năng duy trì vận hành công nghệ, về sự
sẵn lòng của giáo viên để đưa công nghệ trong giáo dục, hay liệu có những phương án thay thế tương
tự tốn ít chi phí hơn công nghệ hay không. (Ở Kenya, một chương trình xóa mù chữ trên máy tính bảng
đã cải thiện đáng kể việc học, nhưng hiệu quả đem lại chẳng hơn gì các phương án thay thế tương
tự, thậm chí còn tốn kém hơn.)
Trong trường hợp công nghệ vượt qua những bài kiểm tra đó, nó có thể là sự bổ trợ có giá trị cho giáo
viên. Nó cũng có thể giúp công việc của giáo viên dễ dàng hơn một chút để họ có thể tập trung sức
lực vào việc giảng dạy.
28 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 37 - 2021
1 Heather B.Hayes
Gia Bình dịch
Đối với các cơ sở giáo dục
phổ thông đang tìm cách
áp dụng các công nghệ
giáo mới vào chương trình
giảng dạy, sự tích hợp
chuyên nghiệp chính là
yếu tố quyết định để đảm
bảo giáo viên và học sinh
có thể tận dụng sự đầu tư
này.
Một báo cáo gần đây của
PwC đã đưa ra thống kê
rằng chỉ 10% trong tổng
số 2000 giáo viên của
hệ thống K-12 (giáo dục
trước đại học) thật sự tự
tin về khả năng tích hợp
các công cụ học tập “phức
tạp” vào giáo án của mình.
Thông số trên đã chỉ ra
nhu cầu về những chương
trình đào tạo giáo viên
trong việc sử dụng những
công nghệ mới nổi.
Mặc dù vậy, việc tập huấn và đào tạo giáo viên sử
dụng các công cụ mới không đồng nghĩa với việc
sử dụng chúng một cách thuần thục và hiệu quả.
Viết về vấn đề này, Amy Valentine - giám đốc của
tổ chức dạy và học trực tuyến và đa phương thức
cho rằng: “Mọi kế hoạch phát triển chuyên ng-
hiệp đều cần phải tập trung vào việc khích lệ và
hình thành cách tiếp cận giảng dạy luôn thay đổi
và cải thiện cùng công nghệ hiện hành”.
1 Nguồn:https://edtechmagazine.com/
k12/article/2018/10/k-12-experts-weigh-train-
ing-teachers-use-education-technology
Ý KIẾN CỦA
CHUYÊN GIA K-12
VỀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ
TRONG GIÁO DỤC
29
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 37 - 2021
Ba bước quan trọng cho sự thành công của quá
trình tích hợp công nghệ:
Mặc dù rất nhiều giáo viên dường như không
tự tin vào khả năng sử dụng công nghệ của bản
thân, nhiều khảo sát cũng chỉ ra nhu cầu lớn để
phát triển và cải thiện những kỹ năng trên.
Nghiên cứu của PwC cũng chỉ ra rằng một vài
trong số những công cụ đang được sử dụng nhiều
nhất hiện đang nằm ngoài tầm với và khả năng
chuẩn bị của các giáo viên: chỉ 17% các giáo viên
tự tin vào khả năng thiết kế trang web của họ,
12% có kĩ năng sử dụng, vận hành và giảng dạy
về robot, 11% có khả năng phân tích data hoặc
thiết kế đồ họa, và chỉ 8% biết cách lập trình máy
tính.
Đối với các nhà quản trị giáo dục, các thông số
trên thể hiện nhu cầu về các chương trình dạy
học tạo điều kiện cho các giáo viên được tận
dụng các công nghệ giáo dục tân tiến một cách
độc lập và sáng tạo.
Để kích hoạt được sự thay đổi mô hình giảng dạy
to lớn này, các chuyên gia đã đề cử các phương
pháp sau:
● Luôn có tầm nhìn rõ ràng. Có một kế
hoạch rõ ràng không chỉ tạo điều kiện cho
giáo viên tiếp thu và lưu giữ kiến thức, mà
còn tạo điều kiện cho các nhà quản trị xây
dựng các kế hoạch hiệu quả,phù hợp với
điều kiện và thời gian của cơ sở đào tạo.
“Phải tồn tại một sự quản lý và điều hướng
phù hợp, bám sát chương trình dạy và học
phải được triển khai ngay từ những giai
đoạn đầu để đảm bảo chất lượng đào tạo”,
Rebekah Kim - giám đốc điều hành mảng
dạy và học của trường công Highline chia
sẻ. “Quá trình trên không thể chỉ xảy ra
một lần. nếu chỉ là mốt nhất thời, khó
lòng nào đi được đường dài”.
● Đề cao sự phát triển chuyên nghiệp: Hiệu
trưởng nên tiếp cận quá trình phát triển
như một phần thiết yếu của việc tích hợp
công nghệ, để đảm bảo hiệu quả về mặt
đầu tư. Sarah Trimble-Oliver, CIO của
trường công Cincinati cho rằng: “Các
trường học cần đưa ra một kế hoạch phát
triển chuyên nghiệp và bền vững, đồng
thời, tìm ra cách hỗ trợ các giáo viên của
mình trước khi quyết định triển khai sử
dụng thiết bị trong lớp học”.
● Hãy để các giáo viên đi đầu. Tương đồng
với việc lớp học hồ hởi tham gia bài giảng,
nhà trường có thể tạo điều kiện cho các
giáo viên được kiểm soát chính việc học
của mình. Chính sự tương tác đôi bên
này tạo động lực cho giáo viên trở thành
những chuyên gia công nghệ. Joshua Mi-
randa, nhà điều phối quá trình dạy và học
đa phương tiện ở trường bán công Argosy
chia sẻ về vấn đề này: “Nếu bạn có thể tìm
thấy những giáo viên sẵn sàng dấn thân
vào cuộc cách mạng học tích hợp, họ sẽ
vô cùng háo hức, sẵn sàng bỏ thời gian
và công sức biến nó trở thành hiện thực”.
30 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 37 - 2021
KHÔNG PHẢI
CÔNG NGHỆ,
CHÍNH
GIÁO VIÊN
MỚI LÀ NHỮNG
NGƯỜI HÙNG
31
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 37 - 2021
1Tim Walker
Đức Hà dịch
Maurice Telesford2, giáo viên khoa học tại một
trường phổ thông ở Ferndale, Michigan, luôn là
người phụ trách các thiết bị và ứng dụng công
nghệ được sử dụng trong lớp học. Mặc dù Te-
lesford, một kỹ sư đam mê giáo dục STEM, gặp
ít khó khăn hơn những giáo viên khác trong việc
chuyển đổi hoàn toàn sang dạy học từ xa, nhưng
anh cũng không thể tránh khỏi nản lòng về tình
trạng này. “Dạy học từ xa trong một khoản thời
gian dài và không biết đến khi nào mới kết thúc
chẳng khác nào vừa bịt mắt vừa dạy học cả”, Te-
lesford nói.
Việc chuyển đổi nhanh chóng sang dạy học từ
xa do ảnh hưởng của đại dịch là một cú sốc lớn
đối với hệ thống giáo dục, bao gồm cả giáo viên,
học sinh và phụ huynh. Ngay cả những lớp học
đã được trang bị iPad, ứng dụng của Google,
thậm chí cả điện thoại thông minh trước đó cũng
không được chuẩn bị đầy đủ cho việc dạy và học
phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ.
Và ngay cả đối với những giáo viên đam mê công
nghệ, các nền tảng như Zoom cũng sẽ nhanh
chóng mất đi vẻ hào nhoáng3 khi chúng từ một
công cụ giảng dạy cần thiết và hấp dẫn trở thành
một kết nối lạnh lẽo, đơn độc và không đầy đủ
giữa giáo viên, học sinh và gia đình của họ.
“Những khó khăn và áp lực lớn sẽ khiến các giáo
viên thiếu đam mê cảm thấy trật nhịp”, Telesford
chia sẻ.
“Niềm đam mê và công sức mà các giáo viên và
1 Nguồn:https://www.nea.org/advocat-
ing-for-change/new-from-nea/technology-isnt-hero-educa-
tors-are
2 https://knowlesteachers.org/bios/maurice-teles-
ford
3 https://www.nea.org/advocating-for-change/new-
from-nea/how-zoom-fatigue-impacts-communication-stu-
dents
các nhà giáo dục đã bỏ ra để giúp đỡ học sinh đã
đạt đến mức độ chưa từng có trong đại dịch này.
Sự quan tâm của các giáo viên đối với học sinh là
không gì sánh được.”
Sự tận tâm đó càng được củng cố bởi trình độ
chuyên môn, tính linh hoạt và khả năng đáp ứng
cao của các giáo viên.
Telesford cho biết: “Trước đó hệ thống dạy học
từ xa thường bị coi là trì trệ và không đủ để đáp
ứng nhu cầu dạy học.” Tuy nhiên, năm học vừa
rồi đã cho thấy điều ngược lại. Hệ thống giáo dục
của chúng ta có thể học tập và vận dụng các kĩ
năng mới nhanh chóng trong một khoảng thời
gian ngắn.
Không còn những giáo viên “mù công nghệ”
Sẽ không có gì phải bàn cãi khi nói rằng rất nhiều
giáo viên ở mọi học khu trên cả nước đã nắm bắt
và sử dụng được những kỹ năng ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học mà họ không có
trước đại dịch. Nhiều người đã, và có thể vẫn còn
hoài nghi về sự hiện diện rộng rãi của công nghệ
trong việc dạy và học.4
Một cuộc khảo sát của Tuần báo Giáo dục năm
2020 cho thấy các giáo viên tin rằng kỹ năng công
nghệ giáo dục của họ đang được cải thiện trong
thời gian trường học đóng cửa do COVID-19.
Cuộc thăm dò tương tự cũng cho thấy 21% giáo
4 https://www.nea.org/advocating-for-change/new-
from-nea/are-school-districts-getting-smarter-about-edu-
cation-technology
32 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 37 - 2021
viên có quan điểm “tiêu cực hơn” về công nghệ
trong cùng thời gian đó.
“Trước đại dịch, một vài giáo viên đã thực hiện
Học tập đảo ngược hoặc sử dụng Google class-
rooms trong lớp học của mình, nhưng hiện tại
tất cả mọi người đều biết cách sử dụng chúng, và
điều đó thật sự rất tuyệt!”, Telesford nói.
“Hiện nay đã không còn những giáo viên “mù
công nghệ” nữa”, theo lời của Andy Hargreaves5,
giáo sư tại trường Đại học Boston và cũng là
đồng chủ tịch của Trung tâm nghiên cứu Atlantic
Rim6.
“Mặc dù có rất ít giáo viên hoàn toàn không sử
dụng công nghệ trong lớp học trước đại dịch,
nhưng hiện tại ngay cả những giáo viên đó cũng
đã thông thạo các công cụ ở mức cơ bản. Nền
giáo dục của chúng ta đang ở một bước phát
triển mới, một nền tảng mới. Đây là một sự phát
triển đáng hoan nghênh - mặc dù là sự thay đổi
bắt buộc trong hoàn cảnh khó khăn”.
Nhưng Hargreaves cũng đặc biệt cảnh báo các
nhà giáo dục và các nhà lãnh đạo học khu luôn
phải kiểm soát sự hăng hái thái quá về sử dụng
công nghệ trong dạy học.
Hargreaves nói: “Chúng ta luôn phải phát triển,
nhưng tin rằng công nghệ - đặc biệt là dạy học từ
xa - là con đường duy nhất để đổi mới các trường
học khi đại dịch kết thúc là một điều hết sức phi
lý và nguy hiểm. Vận dụng công nghệ trong dạy
học chỉ là một phần trong công cuộc đổi mới giáo
dục”.
Câu chuyện cũ quay lại
Theo công bố chính sách của Hiệp hội Giáo dục
Quốc gia (NEA) về hợp lý số hoá, được sửa đổi vào
năm 20187: “Môi trường học tập tối ưu không thể
5 http://www.andyhargreaves.com/
6 http://www.atrico.org/
7 https://www.nea.org/advocating-for-change/new-
thiếu công nghệ nhưng cũng không được hoàn
toàn trực tuyến cũng như thiếu sự tương tác của
giáo viên và đồng nghiệp.”
Hơn nữa, các nhà giáo dục chứ không phải “những
cơquanđượcthúcđẩyvìmụcđíchlợinhuận” nên
xác định việc sử dụng công nghệ trong giáo dục
sao cho phù hợp.
Rất lâu trước đại dịch, chính những cơ quan này
cùng với các phương tiện truyền thông và cơ
quan lập pháp đã thổi phồng công nghệ như một
vị cứu tinh cho hệ thống giáo dục công. Chúng
ta đã được cảnh báo rằng nếu không thích nghi
và áp dụng các công nghệ này một cách nhanh
chóng sẽ làm giảm chất lượng các trường học
cũng như khả năng cạnh tranh của đất nước
trong thế kỷ 21.
Cách tiếp cận “Nhảy vọt trước khi quan sát” này
để áp dụng công nghệ trong giáo dục với quy
mô lớn đã làm trầm trọng thêm khoảng cách về
công nghệ hiện có.
“Mọi người luôn nói về cơ hội, nhưng tôi cho rằng
nếu không có khả năng tiếp cận thì cơ hội này
chẳng có nghĩa lý gì,” giáo viên kịch và thuyết
trình của Oklahoma Shawna Mott-Wright nói.
Một báo cáo của NEA8 được công bố vào thời
điểm cao điểm của đại dịch cho thấy có khoảng
một phần tư trẻ em ở độ tuổi đi học sống trong
các hộ gia đình không có khả năng truy cập băng
thông rộng hoặc thiết bị hỗ trợ web như máy tính
hoặc máy tính bảng. (Kế hoạch Giải cứu Hoa Kỳ9,
được Hạ viện thông qua vào tuần trước, với 7 tỷ
đô la tài trợ khẩn cấp cho chương trình E-Rate
from-nea/nea-policy-statement-digital-learning
8 https://www.nea.org/advocating-for-change/new-
from-nea/one-quarter-us-students-dont-have-what-they-
need-online-learning
9 https://educationvotes.nea.org/action/tell-con-
gress-to-pass-a-robust-covid-19-package/?ms=ed-
vhomepage&_ga=2.157241147.1848796827.1627064743-
882376076.1626774817
33
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 37 - 2021
của Ủy ban Truyền thông Liên bang để giải quyết“
khoảng cách về bài tập về nhà trực tuyến”10).
“Tốc độ của đại dịch buộc các nhà lãnh đạo
trường học phải triển khai bất kỳ ứng dụng công
nghệ nào có sẵn ... Nhưng nếu năm học hoàn
toàn sử dụng Zoom và Khan Academy vừa rồi đã
dạy cho các nhà giáo dục nhiều điều, thì chúng
ta vẫn luôn phải suy nghĩ kỹ trước khi tin tưởng
công nghệ sẽ thực hiện công việc giáo dục thế
hệ trẻ thay cho các nhà giáo dục”, Victoria E.M.
Cain, Đại học Northeastern chia sẻ trên Phi Del-
ta Kappan.11
Tuy nhiên, một cách quá thường xuyên, các địa
phương sẽ liên tục trang bị các thiết bị công
nghệ đắt tiền. Người ta thường rất hào hứng
trong việc cập nhật công nghệ - mặc dù có rất
ít bằng chứng12 cho thấy kết quả học tập của
học sinh được cải thiện nhờ vào sự đầu tư khổng
lồ cho các thiết bị công nghệ trong lớp học. Do
không tham khảo ý kiến của giáo viên lúc ban
đầu, nhiều trường đã phải bỏ không những thiết
bị đắt tiền nhưng không đem lại hiệu quả trong
dạy học.
Audrey Watters13, tác giả của cuốn TeachingMa-
chines sắp được MIT Press xuất bản vào tháng 8,
tin rằng các sản phẩm công nghệ đã liên tục được
bán cho các trường học với giá quá cao so với giá
trị thực mà chúng đem lại và cảnh báo rằng các
nhận định thái quá tương tự về vai trò của công
nghệ đang xuất hiện trở lại khi các trường chuẩn
bị cho môi trường học tập hậu COVID.
“Năm ngoái, không phải công nghệ mà chính
giáo viên mới là những người hùng. Nhưng giờ
10 https://www.nea.org/advocating-for-change/new-
from-nea/homework-gap-cruelest-part-digital-divide
11 https://kappanonline.org/history-technologi-
cal-hype-education-technology-cain-laats/
12 https://www.mckinsey.com/industries/pub-
lic-and-social-sector/our-insights/new-global-data-re-
veal-education-technologys-impact-on-learning#
13 http://audreywatters.com/
đây chúng ta lại một lần nữa thấy những nhận
định rằng giáo viên và trường học không thể thay
đổi. Điều này làm huỷ hoại vai trò của nghề dạy
học và cả học sinh. Nhưng các trường học đã
thực sự đổi mới”, Watters nói.
Tránh đánh giá thái quá về vai trò của công nghệ
Tập đoàn Rand gần đây đã công bố một cuộc khảo
sát14 gồm 375 lãnh đạo của các học khu và các tổ
chức quản lý điều lệ (CMO) để đánh giá mối quan
tâm của họ cho năm học 2020-2021. Ba yếu tố
nổi bật hàng đầu là: sự chênh lệch trong học tập
của học sinh trong thời kỳ đại dịch, nhu cầu sức
khỏe tinh thần ngày càng cao của học sinh, và sự
thiếu hụt kinh phí cho các nhân viên trường học.
Thông tin trên rất hữu ích và cũng phù hợp với
kết quả của các cuộc khảo sát khác. Nhưng
chính tiêu đề của báo cáo đã làm chúng ta phải
suy xét: “Học từ xa là để duy trì”.
Sau khi đại dịch kết thúc, nhiều học khu có thể
sẽ tiếp tục duy trì một số mô hình dạy học từ xa
cho học sinh.
Nguyên nhân dẫn đến kết luận này là từ câu trả
lời cho câu hỏi về kế hoạch học tập trực tuyến
của học khu. Theo khảo sát của tập đoàn Rand,
2 trong số 10 học khu và tổ chức quản lý điều lệ
“đã chấp nhận, có kế hoạch áp dụng hoặc đang
xem xét áp dụng dạy học trực tuyến như một
phần trong danh mục đầu tư của học khu sau khi
đại dịch COVID-19 kết thúc”.
David Garcia15 của Đại học Bang Arizona cho
rằng tiêu đề này “gây hiểu lầm” vì không rõ kết
quả này được thúc đẩy bởi các tổ chức quản lý
điều lệ thay vì các học khu. Ngoài ra, một trong
những khuyến nghị của Rand - hỗ trợ thêm kinh
phí cho việc học tập từ xa - dường như không phù
hợp với nhu cầu và mối quan tâm của các lãnh
14 https://www.rand.org/pubs/research_reports/
RRA956-1.html
15 https://education.asu.edu/about/people/david-gar-
cia
34 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 37 - 2021
đạo học khu tham gia cuộc khảo sát.
Garcia nói: “Mặc dù không có nghi ngờ gì về việc
học tập từ xa dưới một số hình thức nằm trong kế
hoạch của các khu học chánh, nhưng “các giáo
viên rõ ràng có nhiều nhu cầu cấp bách khác
hơn khi họ trở lại trường học. “Nhưng một tiêu
đề như thế chỉ mang lại cho những người không
ngừng bảo vệ cho công nghệ, trước và sau đại
dịch, sự khích lệ hơn để thúc đẩy câu chuyện về‘
công nghệ ngày càng phát triển và chúng ta sẽ
không thể làm gì khác”
Garcia cho biết thêm, sẽ mang tốt hơn nếu chúng
ta tập trung vào cách công nghệ có thể “nâng
cao chất lượng dạy học trực tiếp thay vì dạy học
từ xa như báo cáo mà tập đoàn Rand đã đề xuất”.
“Có những điều chúng ta có thể học được từ việc
sử dụng công nghệ bắt buộc này có thể cải thiện
những gì chúng ta đang làm trong lớp học.”
Vậy điều gì cần được duy trì?
Ann Coffman, quản lý của NEA cho biết, bất chấp
những sự giảm sút rõ ràng trong một năm học
thực hiện dạy học từ xa hoàn toàn - sự sa sút
trong học tập, khoảng cách về bài tập trực tuyến
ngày càng lớn, sự cô lập với xã hội, những hạn
chế của nhiều công cụ công nghệ - theo nhiều
cách, sẽ không có gì thay đổi,.
“Tôi không nghĩ sẽ là thực tế khi các nhà giáo
dục quay lại thực hiện chính xác những gì họ đã
làm trước đại dịch và có lẽ họ cũng không nên
làm như vậy. Có rất nhiều điều để nói về những
kỹ năng mà giáo viên đã có được trong năm qua.
Một số mô hình học tập kết hợp có thể sẽ có hiệu
quả nếu sự hỗ trợ phù hợp”.
Việc tích hợp công nghệ vào giảng dạy và thực
hành sẽ luôn đòi hỏi sự tiếp cận với sự phát triển
nghề nghiệp có sự tương tác, chất lượng cao,
phù hợp cho mọi giáo viên. Trong thời kỳ đại dịch,
NEA và các chi nhánh của bang đã xây dựng một
mạng lưới các thành viên16 thành thạo trong việc
sử dụng công nghệ để hỗ trợ việc học tập của
sinh viên. Thông qua một loạt hội thảo liên tục
trên web, những nhà lãnh đạo giáo viên này đã
đào tạo hơn 20.000 giáo viên.
Andy Hargreaves của Đại học Boston cho biết:
“Khi trở lại trường học, học sinh sẽ không cần
thêm chiến lược học tập với công nghệ mọi lúc,
mọi nơi. Thay vào đó, học sinh sẽ cần nhiều sự hỗ
trợ trực tiếp hơn”
Jaime Halbmaier-Stuart, một giáo viên tiểu học
ở Maine đã khá thành thạo trong việc sử dụng
công nghệ trong dạy học cho biết cô được hưởng
lợi rất nhiều từ các hội thảo trên web của NEA
và mong muốn tiếp tục tận dụng các công cụ kỹ
thuật số trong lớp học của mình. Trước đại dịch,
Halbmaier-Stuart đã sử dụng Google Class-
rooms và các nền tảng khác rất phù hợp với học
sinh lớp 4 của cô.
Cô nói: “Tôi may mắn được dạy ở một học khu có
tư duy tiến bộ. “Chúng tôi đã được đào tạo nhưng
không mất thời gian vào những công cụ thừa
thãi. Chúng tôi không bị “ngợp” bởi những thứ
‘mới nhất’. Tôi có thể đưa ra những gì phù hợp
và mang lại lợi ích tốt nhất cho học sinh của tôi.”
Maurice Telesford tin rằng các trường học nên
được tạo không gian để đổi mới và điều đó có
thể hoặc không dẫn đến việc áp dụng nhiều công
nghệ hơn. Mặc dù ông tin rằng các học sinh của
mình, giống như các nhà giáo dục, cũng đã học
được những kỹ năng quý giá - đặc biệt là tự học,
tự điều chỉnh - trong thời gian học từ xa.
Cuối cùng, cuộc trò chuyện xung quanh việc sử
dụng công nghệ nên tiếp tục tập trung vào một
mối quan tâm lớn hơn, Telesford nói. “Nó có phải
là công cụ tốt nhất trong thời điểm đó? Nó có
16 https://www.nea.org/advocating-for-change/new-
from-nea/calling-ed-tech-911
35
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 37 - 2021
giúp giải quyết vấn đề trước mắt
chúng ta không? Đó là những gì
chúng tôi phải luôn tìm ra ”.
Andy Hargreaves nói, đó là những
câu hỏi mà tất cả giáo viên cần phải
suy ngẫm.
“Các trường học nên nhìn vào
những mặt tích cực nhưng cũng như
rủi ro của các công nghệ mới có thể
mang lại. Hãy tập hợp mọi người
trong cùng một phòng - những giáo
viên đam mê công nghệ, những
người hoài nghi về công nghệ, và
cả những cố vấn và chuyên gia sức
khỏe tâm lý. Đó sẽ là một cuộc thảo
luận tốt hơn trong việc giúp mọi
giáo viên đưa ra những đánh giá
đúng đắn về cách sử dụng các công
cụ này. “
36 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 37 - 2021
NHỮNG BÀI HỌC “DẮT TÚI” TỪ KHOẢNG
THỜI GIAN HỌC TRỰC TUYẾN
1Christopher Klein
Minh Trang dịch
Các chuyên gia đào tạo phủ định trường hợp “trở
lại guồng quay cũ” khi học sinh quay trở lại các
lớp học trực tiếp “truyền thống”.
Không thể phủ nhận, đại dịch Covid-19 vẫn đã
và đang tạo ra vô vàn những ảnh hưởng tiêu cực:
thảm kịch chết chóc, nền kinh tế tụt dốc, giáo dục
đình đốn. Trong hỗn cảnh đó, nhiều người trong
số chúng ta bắt đầu tìm kiếm những “mảnh ghép
nhỏ” mà ít nhất gợi mở điều gì đó - bất cứ điều
gì! - kỳ vọng về một viễn cảnh đẹp đẽ hơn thay
vì cứ vùi mình trong chương đen tối hiện tại của
lịch sử nhân loại.
1 Nguồn:https://www.edutopia.org/article/take-
aways-distance-learning
Những mối bận tâm thúc đẩy sự đi lên của dạy và
học đơn thuần thông qua sự kết hợp giữa công
nghệ và giáo dục đã gặp được nỗi thất vọng về
thực tại xuất hiện trong báo cáo mới đây của Dr.
Arran Hamilton và giáo sư John Hattie: Not All
That Glitters Is Gold” (tạm dịch: “Không phải đốm
sáng nào cũng là vàng”). Báo cáo chỉ ra rằng ảnh
hưởng của công nghệ kỹ thuật số tới học tập về
cơ bản không hề thay đổi kể từ những năm 70
của thế kỷ trước. Theo nhóm nghiên cứu, không
kể hoàn cảnh hay công cụ, chất lượng giảng dạy
vẫn là thành tố tiên quyết nắm vai trò quyết định
trong thành công của nền giáo dục.
Bước chuyển mình trong công nghệ giáo dục
Trước khi Covid-19 bùng phát, tiến độ ứng dụng
công nghệ vào giáo dục vẫn còn chậm, được lý
37
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 37 - 2021
giải bởi hai nguyên do cơ bản sau đây: (1) thời
gian nâng cao năng lực chuyên môn hạn chế và
(2) các phương pháp giảng dạy truyền thống vẫn
đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học của cả thầy cô và
học sinh. Tuy nhiên, chúng ta nhận được nhiều
dấu hiệu tốt để tin vào một viễn cảnh tương lai
khác phía trước. Việc dành hơn một năm qua để
trải nghiệm và quen dần với việc dạy trực tuyến
đã tạo đà đẩy ngành sư phạm đi xuyên qua một
đường ống dẫn điện, khai sinh ra những ý tưởng
thích nghi độc đáo.
Khi tình yêu của thầy cô giáo dành cho học sinh
trở thành bàn đạp thúc đẩy đổi mới sáng tạo có
1-0-2 trong công nghệ, tôi tin đại dịch sẽ được
coi như giai đoạn ấp trứng. Mong muốn của tôi
là tất cả các điều kiện góp phần tạo nên những
thay đổi trên diện rộng đều hiện diện ở đây, sẵn
sàng cho làn sóng tiếp theo của việc dạy và học
chúng ta vẫn thấy trong các nghiên cứu khoa học
về giáo dục. Thực tế, những nghiên cứu mới ủng
hộ quan điểm này càng ngày càng nhiều.
Tăng sức bền bỉ
Một vài sự cải thiện trong giảng dạy sẽ còn đó
sau khi đại dịch kết thúc. Một trong số đó, theo
tôi, là sức chịu đựng bền bỉ cũng như cách chúng
ta áp dụng chúng khi quay trở lại môi trường học
tập trực tiếp.
Dày dặn kinh nghiệm và quen thuộc hơn với
công nghệ trong giáo dục: Điều cải thiện đầu
tiên và cũng dễ dàng nhận thấy nhất đó là nhìn
chung, tất cả các giáo viên giờ đã có thể sử dụng
thông thạo các công cụ số hỗ trợ. Trong thời đại
công nghệ không ngừng đổi mới hiện nay, tác
dụng tích cực của việc nâng cao kỹ năng và sự
tự tin cho giảng viên sẽ càng đẩy nhanh tiến độ
“chen chân” của công nghệ vào ngành giáo dục.
Giáo viên sẽ càng ngày càng thành thạo trong
việc thử nghiệm các công cụ mới, từ đó, nhanh
chóng hoàn thành công tác chọn lựa ứng dụng
hiệu quả và đưa chúng vào giảng dạy.
Nhất quán hơn về trải nghiệm người dùng cuối:
Mặc dù việc lấy học sinh làm trung tâm từ lâu đã
là mục tiêu chính của các nhà giáo dục, tuy nhiên,
giảng dạy thông qua lăng kính công nghệ đã kh-
iến “ưu tiên người dùng cuối” trở nên cần thiết.
Tức là, đơn giản hóa thông tin liên lạc, trình bày
bài giảng trực quan chỉn chu, khuyến khích đưa
ra và nhận phản hồi thường xuyên từ học sinh.
Tốt nhất, giáo viên nên thường xuyên tiến hành
khảo sát lấy phản hồi từ học sinh, đồng thời, cho
các em biết về tầm ảnh hưởng của những phản
hồi đó để chúng cảm nhận được quyền sở hữu
nhiều hơn đối với chính việc học của mình.
Tăng thấu cảm nhận thức: Bất kể bạn có ý kiến
gì về những vấn đề quanh việc thời gian tiếp xúc
màn hình của học sinh tăng, rõ ràng việc nhạy
cảm hơn với lo âu và sang chấn của các em có
thể chỉ có thể có tác động tích cực trong việc cải
thiện các mối quan hệ. Tuy nhiên, thực chất, lợi
ích khi trao cho các em quyền riêng tư (không
yêu cầu các em bật camera) đó là giáo viên giờ
buộc phải tìm nhiều phương thức truyền đạt
khác nhau để đảm bảo học sinh của mình nắm
được bài giảng. Công nghệ tương tác như Near-
pod, Pear Deck hay Flipgrid sẽ tiếp tục hỗ trợ
việc tham gia lớp học một cách công bằng nhất
- nơi tất cả học sinh đều có cơ hội đóng góp xây
dựng bài. Các công cụ tương tác nên được chuẩn
bị cẩn thận nhằm xác định và làm rõ hơn khúc
mắc và băn khoăn của học sinh trước khi được
giáo viên sử dụng để kiểm tra mức độ hiểu bài
của lớp vào cuối tiết học.
Hiểu hơn cách tận dụng hiệu quả thời gian trên
lớp: Tùy thuộc vào hiệu quả, giáo viên sẽ tiếp tục
linh hoạt sử dụng thời gian học cả lớp và theo
nhóm. Học sinh sẽ được phân vào các nhóm nhỏ
để thực hiện các tương tác ngang hàng với bạn
trong khi vẫn duy trì kết nối với nội dung bài học
theo yêu cầu của giáo viên. Lý tưởng nhất là các
giáo viên sẽ tiếp tục tạo các video 6 phút chắt
lọc kiến thức cần thiết mà trước đây được gói
38 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 37 - 2021
lại trong các bài giảng dài tới 30 phút. Tiếp đó,
các hoạt động củng cố kiến thức và tương tác
thảo luận có điều phối sẽ được giáo viên thiết kế
thêm; đồng thời, dành thời gian cho các câu hỏi ý
nghĩa về bài học của học sinh.
“Vũ khí” thay đổi cục diện cuộc chơi
Những thay đổi khác sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa.
Tôi tin những thay đổi toàn diện này sẽ đem lại
thay đổi lớn đối với động lực và tinh thần tham
gia của học sinh. Những vũ khí đó là:
Tạo sự khác biệt hiệu quả hơn: Giáo trình cùng
kho học liệu giảng dạy được giáo viên và trường
học biên soạn và chọn lựa cẩn thận kích thích
trí tò mò và tăng hứng thú của học sinh đối với
môn học. Điều này mở ra cánh cửa kết hợp nhất
quán hơn hai hình thức là học kết hợp và tự học.
Khác biệt hóa hiệu quả nó có thể trở thành tiêu
chuẩn khi giáo viên biết cách khai thác và biến
học sinh trở thành tiền đề tạo nên sự khác biệt
trong phương pháp giảng dạy của mình. Dự án
Lớp học Hiện đại của Kareem Farah đã đưa tầm
nhìn này trở thành sự thực.
Khả năng làm chủ được quan tâm hơn: Sự mất
cân bằng trong việc đưa ra thêm những đánh giá
mang tính xây dựng (chúng ta biết là chìa khóa
để nuôi dưỡng tư duy phát triển) và trả điểm
đúng thời hạn sẽ được cải thiện. Phản hồi liên
tục, hiện đại và cá nhân hóa sẽ tiếp thêm, đồng
thời, điều hướng năng lượng của học sinh, dẫn
đến việc chuyển từ chấm điểm dựa trên khung
quy chuẩn sẵn có sang chính sách chấm điểm
dựa trên mức độ thành thạo. Từ đó, loại bỏ một
nhiệm vụ nặng nhọc không chỉ làm học sinh mất
tinh thần mà còn “ép” chúng vào quy chuẩn cố
định của việc chấm điểm. Chấm điểm dựa trên
sự thành thạo sẽ là tiền đề cho các tiêu chí đánh
giá tính hiệu quả của các tiêu chuẩn về nội dung.
Bên cạnh đó, nó truyền cảm hứng cho học sinh
bằng cách chỉ cho chúng cách đạt được mục tiêu
của mình.
Gia tăng những lợi ích thu được từ học tập: Lòng
tôi quặn lại mỗi khi đọc được một bài báo hoặc
một ý kiến tập trung vào những cái “mất” trong
học tập. Dù tình cảm xuất phát từ trái tim - tất
cả chúng ta đều muốn điều tốt nhất cho con em
mình - chúng ta cần nhận ra rằng quan niệm này
bắt nguồn từ cái Zaretta Hammond gọi là “suy
nghĩ thiếu sót”. Một cách khá tùy tiện, người ta
quyết định quy chuẩn cho những gì học sinh phải
biết và có thể làm ở mỗi cấp lớp; cứ như vậy, họ
có thể liên tục định nghĩa lại các tiêu chuẩn mà
họ tự cho là cần thiết đối với việc học của các
em. Khi học sinh quay trở lại trường, chúng ta
sẽ nhận ra một điều rằng lũ trẻ đã học được khá
nhiều trong đại dịch này - ngay cả khi một vài
trong số đó không nằm trong chương trình giảng
dạy chính thức. Điều đó ổn mà!
Nếu bạn thấy những gì tôi nói trên đây dở hơi một
cách thái quá, hãy thử soi chiếu lại bản thân xem
bạn đã học được bao nhiêu trong năm qua trên
cả phương diện cá nhân và công việc. Dựa trên
kinh nghiệm của mình - người hướng dẫn các
nhà giáo dục vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn,
tôi chưa từng gặp một nhà giáo nào từ chối mang
những điều họ học được trong thời gian qua áp
dụng vào việc giảng dạy trong tương lai. Họ cũng
háo hức để trở cuộc sống trước đại dịch. Đối với
những người hoạt động trong ngành giáo dục,
nhìn nhận đại dịch như một giai đoạn kế thừa
và tiếp biến có thể là cách tốt nhất để trân trọng
toàn bộ quá trình phát triển của chúng ta tới thời
điểm hiện tại.
39
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 37 - 2021
ĐẠI DỊCH KHIẾN PHỤ HUYNH MUỐN
“CHẠY TRỐN” KHỎI TRƯỜNG HỌC -
CÓ THỂ LÀ MÃI MÃI
1 Emma Green
Minh Khuêdịch
COVID-19 hệt như một cú hích, làm sâu sắc hơn
mối hoài nghi của những gia đình vốn từ lâu
đã không đặt hoàn toàn niềm tin vào hệ thống
trường học truyền thống. Đối với họ, suy nghĩ
“tách mình” khỏi lối đi của đa số dường như là
một lối tư duy đúng đắn.
Khi Sharon Jackson phóng tầm mắt quan sát
quang cảnh một New York đang vật lộn với đại
dịch Covid-19, cô nhìn thấy một nơi đáng sợ dành
cho những đứa trẻ lớp sáu. Sophia - con gái của cô
vừa hoàn thành chương trình học ở trường công
Lower Manhattan - một nơi PTA2 có thể dễ dàng
quyên tiền chi trả cho iPad và Smart Boards. So-
1 Nguồn:https://www.theatlantic.com/politics/ar-
chive/2020/09/homschooling-boom-pandemic/616303/
2 PTA(Parent-TeacherAssociation):Hộinhàgiáovà
phụhuynhhọcsinh
phia có một lịch trình hàng ngày quy củ, lại quen
được nhiều bạn bè thân thiết - rất vừa ý Jackson
ngày đó. Tuy nhiên, sáu tháng vừa qua đã thực
sự khiến Jackson cẩn trọng hơn khi nghĩ về tác
động của trường học lên Sophia. Một điều chắc
chắn đó là Sophia không thích đeo khẩu trang.
Jackson chia sẻ: “Khi mua sắm ở Whole Foods,
con bé đeo khẩu trang nhưng lại cảm thấy bản
thân đang bị gò bó và ép buộc.” Chẳng ai đặt ra
mấy quy định đó ở nhà cả. “Con bé thậm chí có
thể làm học bài trong khi mặc độc đồ lót.”
Jackson bắt đầu chú ý hơn đến những người vô
gia cư sống ở công viên gần căn hộ nơi cô đang ở
tại Tribeca. Giờ thành phố “không đem đến cho
tôi cảm giác an toàn của ngày xưa nữa,” Jack-
son, một phụ nữ da trắng, nói rằng “bạo loạn,
những hành vi gây rối, những hành động xảy ra
chẳng vì lý do gì.” (Theo báo cáo gần đây của
New York Times, trong khi số lượng các cuộc
40 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Góc nhìn
Số 37 - 2021
xả súng diễn ra tại New York hè này đạt đỉnh, tỉ
lệ tội phạm vẫn không đổi, vẫn thấp hơn nhiều
so với tỷ lệ cao ngất ngưởng vào thập niên 80,
90 của thế kỷ trước. Các cuộc biểu tình yêu cầu
chính phủ ngừng viện trợ tài chính cho lực lượng
cảnh sát. Cảm giác như “khiên chắn bảo vệ” cho
của thành phố này đang bị mài mòn đi rất nhiều.
Với việc gia đình đang phải đối mặt với khó khăn
về kinh tế và thành phố đang trong tình trạng
không mấy tươi sáng, Jackson sợ rằng Sophia
có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Cô lo lắng:
“Một đứa trẻ trong lớp có gia đình đang trải qua
khoảng thời gian khó khăn, ai mà biết được nó
sẽ có những hành động hay quyết định nào chứ.
Lao đến, túm lấy một em khác và đánh em ấy
chẳng hạn.”. Khi chương trình vắc-xin được triển
khai trên cả nước, Jackson lo rằng các quan
chức New York sẽ đưa ra hàng loạt những lý lẽ,
bắt buộc trẻ em tham gia để sau đó bắt đầu trở
lại trường học. “Tôi không an tâm để con mình
tiêm một loại vắc-xin chưa được thử nghiệm kỹ
càng,” Jackson nói. “Để đứa trẻ sử dụng một thứ
vẫn đang còn nhận được rất nhiều nghi vấn nghe
thật chẳng thông minh chút nào.” Trước đại dịch,
Jackson không bao giờ muốn con gái mình học ở
nhà. Nhưng, ở thời điểm hiện tại, dường như đây
là lựa chọn tốt nhất cho cô và con gái.
COVID - 19 đã tạo ra một thử nghiệm tự nhiên
kỳ lạ trong nền giáo dục Hoa Kỳ: Những gia đình
không bao giờ cân nhắc đến việc cho con nghỉ
học ở trường lại đang cảm thấy quá tuyệt vọng
với niềm tin xưa cũ này. Việc mở cửa trường học
trở lại cũng đang “loạn hết cả lên”: Tại New York,
ngày khai giảng bị rời vào cuối tháng 9 trong khi
giáo viên và hiệu trưởng vừa phải gấp rút chuẩn
bị cho kỳ học mới thực hiện song song cả hai hình
thức học trực tuyến và học trực tiếp vừa phải cố
gắng cáng đáng cả công tác bổ sung nhân sự và
xét nghiệm cần thiết để đảm bảo an toàn cho học
sinh khi quay lại lớp.
Các tổ chức tư và nhà tư vấn giáo dục tại gia
(home-schooling) đã phải đối mặt với tình trạng
hoảng loạn của các bậc phụ huynh - những người
đang nháo nhào tìm kiếm lựa chọn thay thế cho
trường học truyền thống. Một vài gia đình không
hề thích ý tưởng để con trẻ ngồi trước màn hình
học trực tuyến qua Zoom hàng giờ đồng hồ. Một
số khác lo lắng về việc thành viên trong gia đình
sẽ tiếp xúc với vi-rút Corona hoặc chứng kiến các
trường học đột ngột đóng cửa sau khi số ca bệnh
gia tăng. Mặc dù một vài bậc phụ huynh có xu
hướng sẽ để con mình quay lại trường ngay khi
dịch bệnh được kiểm soát, nhưng những người
ủng hộ giáo dục tại gia vẫn cảm thấy đây chưa
phải thời điểm thích hợp để “truyền bá” lựa chọn
của mình. Một lựa chọn mà theo họ là linh hoạt,
sáng tạo và dễ nghi với con trẻ hơn lựa chọn tới
trường. Số trẻ em được giáo dục tại gia chiếm
gần 3% tổng số trẻ em trong tuổi đi học ở Mỹ
vào năm 2016. Có vô vàn lý do khác nhau để dẫn
đến quyết định này nhưng tất cả chung một lý
do: họ muốn thoát khỏi hệ thống giáo dục truyền
thống. Câu hỏi đặt ra là liệu COVID-19 có là một
“cú hích” mang công dụng tạm thời đối với giáo
dục tại gia tại thời điểm phụ huynh kết hợp làm
việc và dạy con cái ở nhà hay sẽ đánh dấu “cuộc
chuyển ngôi” vĩnh viễn trong giáo dục dù-sao-
vẫn-phải-tiếp-tục sau khi dịch bệnh được kiểm
soát. Một số gia đình nhận thấy thoát khỏi hệ
thống giáo dục truyền thống không phải một
quyết định tồi tệ gì.
Cũng giống như nhiều học sinh khác, Sophia
tốt nghiệp tiểu học vào mùa xuân với một lễ tốt
nghiệp trực tuyến qua Zoom. Tuy nhiên, Jack-
son không hoàn toàn hài lòng với suy nghĩ hoàn
thành nhanh chóng kỳ học nhưng không thực sự
cẩn thận, chu đáo. Chính bởi vậy, Jackson quyết
định dành cả hè để bắt đầu tìm hiểu những lựa
chọn thay thế cho kỳ học mùa thu của con gái. Cô
gặp Joanna Allen Lodin - một trong những người
mẹ từng lựa chọn phương thức giáo dục tại gia,
đồng thời sở hữu một cửa hàng nhỏ bán những
loại xô thơm cho các gia đình quan tâm đến việc
41
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Góc nhìn
Số 37 - 2021
rời bỏ hệ thống giáo dục truyền thống. Lodin chia
sẻ rằng cô đã nhận được “cơn mưa” câu hỏi về
giáo dục tại nhà kể từ tháng 5, và đã tổ chức một
đến hai buổi cung cấp thông tin mỗi tuần cho các
gia đình đang tìm hiểu thêm về phương pháp này.
Cô nói: “Tôi nghe được mọi ý kiến từ mọi phía. Từ
những cha mẹ nghĩ kỳ học mùa xuân này hẳn sẽ
là một thảm họa cho lũ trẻ và cảm thấy mình có
thể làm gì đó tốt hơn,” cho tới “những người đã
vô cùng thoải mái với thời gian này” và thích việc
con họ ở nhà, đều cùng đưa ra một kết luận rằng
“trường học âu cũng chỉ là một nhà trẻ mà thôi.
Bố mẹ có thể làm tốt hơn thế chứ. Từ giờ, tôi sẽ
dạy con ở nhà.” Mối bận tâm chung là “các phụ
huynh sợ rằng họ làm con mình thất bại.”
Nhiều phụ huynh đang muốn cho con mình học
tại nhà trong kỳ học mùa thu này. Các gia đình có
kinh nghiệm hơn cũng đang cố gắng giúp những
“người mới”. Kristen Rhodes, cựu giáo viên
giảng hệ giáo dục đặc biệt tại một trường công
lập, đang sinh sống tại ranh giới giữa bang Geor-
gia và Florida, quyết định không để cậu con trai
5 tuổi học mẫu giáo năm nay vì lo con buộc phải
đeo khẩu trang cả ngày. Thay vào đó, cô tham
gia một nhóm cha mẹ và trẻ em theo đạo Thiên
Chúa sử dụng chương trình Classical Conversa-
tions (tạm dịch: “Cuộc đối thoại cổ điển”). Nicole
Damick - một người mẹ bốn con ở Pennsylvania
cũng đang dạy con tại nhà - rất hào hứng chia
sẻ về phương pháp này với bạn và người quen:
“Cuộc sống sẽ đẹp hơn biết bao khi có lũ trẻ
quẩn quanh cạnh bên”, cô viết trong một email
gửi tôi “thay vì sáng nào cũng ép chúng rời nhà
với chiếc kẹp nhạt nhẽo bỏ bụng, chịu đựng cả
một ngày dài với hàng tá nhiệm vụ đặt ra bởi một
hệ thống xem chúng như một công cụ tạo ra giá
trị thặng dư trong việc “hò hét” kêu gọi người ta
đổ xô vào hệ thống K-12 hiện thời. Erik và Emily
Orton - hiện đang sinh sống ở New York - đã dạy
cả năm con ở nhà thậm chí từ lâu trước khi đại
dịch bùng phát, đã tổng hợp được rất nhiều câu
hỏi xoay quanh mối bận tâm về chi phí thuê bảo
mẫu, kiêm luôn giáo viên cho con. Đây là lần đầu
tiên Orton nghe đến điều này. “Nhiều bậc phụ
huynh có suy nghĩ sai lầm rằng phương pháp
này rất tốn kém, phức tạp, lại còn tốn rất nhiều
thời gian nữa,” Erik Orton nói với tôi. “Tuy nhiên,
trong trải nghiệm của chúng tôi, chẳng điều gì
trong số những điều trên đúng cả.”
Đại dịch có thể khiến thâm tâm nhiều cha mẹ
hướng về phương án giáo dục tại gia. Mitch-
ell Stevens, giáo sư giáo dục tại Đại học Stan-
ford cho biết, có “quan niệm cho rằng bản thân
trường học vốn là một nơi đầy rẫy những rủi ro
đối với trẻ em: Các em quá mỏng manh, lại cũng
dễ ốm hơn.” “Nếu bạn lo lắng về trường học của
con, COVID-19 thực đúng là cơn ác mộng tồi
tệ nhất đời bạn. Bởi trường học không phải là
một cộng đồng công dân; đó là một mối đe dọa
cho sức khỏe cộng đồng.” Không biết bao nhiêu
người trong lịch sử nước Mỹ cố biến trường học
trở thành một cộng đồng. Horace Mann, nhà cải
cách giáo dục thế kỷ 19 cho rằng trường công
hữu dụng trong việc tạo ra những công dân khôn
ngoan. Tuy nhiên, ý tưởng này chưa một lần được
toàn bộ nền văn hóa Mỹ công nhận. Jennifer
Lois, giáo sư tại Đại học Western Washington nói
với tôi rằng thế giới giáo dục tại gia bị chi phối bởi
những phụ huynh “tin rằng gia đình là trên hết
mà hiếm khi quan tâm đến sức khỏe hay lợi ích
cộng đồng.” Họ thường “kết thúc bằng việc chọn
những phương án ưu tiên gia đình”.
Vấn đề là trong thời buổi hỗn loạn này, chẳng ai
biết được có bao nhiêu trường học đang làm tất
cả mọi việc vì lợi ích chung của cộng đồng. Cher-
yl Fields-Smith, phó giáo sư tại Đại học Georgia
kiêm nhà nghiên cứu hệ thống giáo dục tại gia
dành cho trẻ em da màu nói rằng những đứa trẻ
dễ bị tổn thương nhất bởi sự kết hợp giữa học từ
xa và học trực tiếp là những em không đủ điều
kiện kết nối với Internet hoặc có cha mẹ phải làm
việc nhiều giờ bên ngoài. Các em có thể có quá
42 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Góc nhìn
Số 37 - 2021
ít lựa chọn khác - cho dù mọi thứ có tồi tệ đến
đâu vào kỳ học mùa thu này, chúng vẫn sẽ bị mắc
kẹt trong các trường học truyền thống, trong khi
những gia đình có điều kiện hơn có thể quyết định
theo đuổi các lựa chọn thay thế. Fields-Smith
nói: “Tôi hoàn toàn hiểu tâm lý không muốn cho
con đến trường của phụ huynh trong thời Covid.
Nhưng khi tất cả đều phải đối mặt với một mùa
thu tiềm ẩn đầy rẫy khó khăn, ai cũng thấy cần
vì mình trước hết mà không có cách cụ thể nào
để giúp đỡ những người khác. Cô nói: “Nhắc đến
văn hóa Mỹ, hãy nghĩ về chủ nghĩa cá nhân tàn
bạo.”
Các nghiên cứu hàn lâm về phương pháp giáo
dục tại nhà có xu hướng chia cộng đồng thành hai
nhóm: những người theo đạo Cơ đốc và những
người lập dị. Sharon Jackson rơi vào nhóm sau.
Cô và chồng đều làm huấn luyện viên cá nhân và
tư vấn thể lực. Jackson từng giành vị trí thứ hai
tại Giải vô địch Aerobic quốc gia Reebok - ngày
xưa Jackson đã mặc mấy bộ đồ thun đủ màu sắc
như vậy đấy - và lịch làm việc của cô không kéo
dài từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều như những lao
động khác. Trong quá trình tìm hiểu về giáo dục
tại gia, cô ấy thấy mình bị khái niệm “giáo dục
ngoài trường học” thu hút. Nó cho rằng trẻ sẽ
học tốt hơn khi các em tự học thay vì bám sát
một chương trình giảng dạy cố định.
Đây là lập luận mà tôi đã nghe đi nghe lại nhiều
lần từ những người ủng hộ giáo dục tại nhà: Giáo
dục phi truyền thống không đơn giản chỉ là nỗi sợ
hãi các trường học công lập. Mà nó hướng tới thúc
đẩy sự thành công trong học tập. Robert Bortins
- giám đốc điều hành của Classical Conversa-
tions nói với tôi: “Mọi người thường tự trả lời câu
hỏi giáo dục tại gia là gì và không là gì. Mọi người
chỉ nghĩ về hình ảnh những đứa trẻ học ở nhà với
“đồng phục” là váy jean-denim từ thập niên 80
của thế kỷ trước. Hiện tại đã khác hoàn toàn rồi.”
Ông chia sẻ thêm rằng lượng người ghé thăm
website công ty vào tháng 7 năm nay đã tăng gấp
đôi so với tháng 7 năm 2019. Rob và Jen Snyder,
hai người điều hành của LEAH - một tổ chức Cơ
đốc giáo - cho biết đây là nhóm giáo dục tại gia
lớn nhất ở New York. Họ đã nhận được sự quan
tâm rất lớn nhờ việc học sinh rời khỏi trường vào
kỳ học mùa hè năm ngoái sau khi nhà nước bãi
bỏ miễn trừ tôn giáo đối với các yêu cầu về vắc
xin. Rob Snyder cho rằng tuy nhiều cha mẹ liên
tục hỏi về cách dạy con tại nhà để chúng có thể
duy trì chương trình đang học trên trường nhưng
trên thực tế, “sẽ chẳng có gì trở lại bình thường
hết”. Ông tin rằng đại dịch sẽ vĩnh viễn định hình
lại cách nghĩ của cha mẹ về trường học.
Trên mọi phương diện, đại dịch đã bóc tách
những điểm yếu trong cơ sở hạ tầng công cộng
của Mỹ: một hệ thống chăm sóc sức khỏe không
thể phục vụ tất cả những người cần được chăm
sóc. Chênh lệch rõ rệt về tỷ lệ mắc bệnh và tử
vong càng làm bật lên tình trạng bất bình đẳng
tại Mỹ. Một hệ thống giáo dục vận hành trong sự
phụ thuộc quá lớn vào tương tác trực tiếp trên
lớp. Các gia đình dễ bị tổn thương nhất ở Mỹ sẽ
dành cả mùa thu để vật lộn với việc chuẩn bị đầy
đủ công cụ để con học trực tuyến. Đó là nỗi lo
về tổ hợp các vấn đề về bảo hiểm chăm sóc trẻ
em và chăm sóc cho các thành viên gia đình có
khả năng cao nhiễm bệnh khi dịch bùng phát trở
lại. Với những người đã luôn dành “cặp mắt” hoài
nghi ngờ cho hệ thống giáo dục, đại dịch chính là
một lời khẳng định cho những hoài nghi của họ
về nước Mỹ. “Tự do là quyền bẩm sinh của công
dân.” Jackson viết trong một email. “Các ông lớn
truyền thông chỉ tung ra chiêu trò nhằm kiểm
soát người dân. Trẻ người thì non dạ. Đó không
phải là cách tôi muốn nuôi dạy Sophia.”
Mặc dù vậy, đại dịch sẽ khiến mọi thứ thay đổi
vào mùa thu tới này, kể cả đối với việc học tại nhà.
Vào khoảng thời gian này trong năm, vài trăm gia
đình dạy học tại gia thường tụ tập trên Đồi Lớn
ở Công viên Trung tâm. Họ gọi đó là “chuyến dã
ngoại của những người không-tựu-trường” - một
43
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Góc nhìn
Số 37 - 2021
cơ hội để các gia đình có chung lý tưởng rời bỏ
trường học truyền thống giao lưu với nhau. Tuy
nhiên, ý tưởng về buổi dã ngoại sẽ không xảy ra
trong năm nay, vì New York đã áp dụng quy định
hạn chế tụ tập đông người. Ngày trước, những
đứa trẻ học tại gia thực ra dành rất ít thời gian ở
nhà. Nay chúng rồi sẽ cảm nhận được ảnh hưởng
của việc đóng cửa bảo tàng và dừng toàn bộ các
lớp học ngoại khóa. Dẫu vậy, Jackson nói rằng
cô ấy rất hào hứng để bắt đầu dạy Sophia học tại
nhà. Nếu dịch bệnh không tới, cô cho rằng “Tôi
có khi đã vẫn cho con bé tới trường.”
TÔI SẼ NHỚ ZOOM KHI ĐẠI DỊCH BIẾN MẤT
44 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Góc nhìn
Số 37 - 2021
TÔI SẼ NHỚ ZOOM KHI ĐẠI DỊCH BIẾN MẤT
1Olga Khazan
Minh Khuê dịch
Với những người mắc chứng lo âu xã hội như tôi,
tương tác trực tuyến qua video dường như “dễ
thở” hơn nhiều so với tương tác trực tiếp.
Để gọi tên một kẻ phản diện thời điểm hiện tại
(ngoài Covid-19), chắc hẳn là Zoom. Nó khiến
chúng ta thấy mệt mỏi, gượng gạo, thậm chí
chán ngấy bản mặt của mình. Zoom đúng là một
phương án thay thế tồi cho phương thức giao tiếp
trực tiếp giữa người với người. Dựa trên kết quả
nhận được từ một khảo sát, gần ⅕ số lao động
đã quyết định “lách luật” - gặp trực tiếp đồng
nghiệp - để bàn bạc công việc. Trong một cuộc
thăm dò ý kiến khác, ⅓ số phụ nữ được hỏi nói
rằng “tần suất họ bị chen ngang, ngắt lời thậm
chí là ngó lơ” trong các buổi họp trực tuyến lớn
hơn nhiều so với họp trực tiếp.
Hội những người ghét Zoom: Tôi lắng nghe và
trân trọng trải nghiệm của bạn. Nhưng Zoom
tuyệt mà! Đừng phản bác tôi. Tôi thích báo cáo
1 Nguồn:https://www.theatlantic.com/politics/ar-
chive/2021/04/how-deal-social-anxiety-meetings/618611/
công việc trực tiếp - tôi nhớ muốn ngất rồi đây.
Nhưng tôi nhận ra rằng trên thực tế, làm việc
ở văn phòng, nói trước đám đông, tiệc tùng xã
giao và tham gia các cuộc họp quan trọng áp
lực khủng khiếp. Tôi thích làm tất cả những điều
trên qua Zoom hơn. Tôi sẽ nhớ nếu nó bị xóa sổ
đấy. Chắc nhiều người mắc chứng sợ xã hội cũng
sẽ nghĩ như tôi.
Dù thích nói chuyện trực tiếp hơn nhưng tôi
chẳng nhớ nhung gì mấy cái “bẫy” nó đem lại,
mất hàng giờ trang điểm, đỗ xe hoặc ngồi “dính”
trong không gian điều hòa mát lạnh tại Star-
bucks, mua một cốc cafe tôi chẳng mấy ưa chỉ để
nói chuyện trong 45 phút. Tôi rất thích một câu
nói được một người đàn ông tên William chia sẻ
trên tạp chí New York - một câu nói “bắt trúng”
tâm trạng này: “Tôi ớn tận cổ cảnh tắc đường,
“gặp tôi ở quán cà phê lúc 3h chiều”, “tôi sẽ
đến muộn 10 phút đấy”, còn đang bận tắm cho
con, giới tính được tiết lộ. Tôi phát điên với mấy
thứ này mất thôi.” Một vài người trong chúng ta
không hề chờ mong nhịp sống hối hả của một xã
hội bình thường trong khi một số khác chỉ biết
gồng mình chống chọi với đủ thứ điên rồ trên đời:
45
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Góc nhìn
Số 37 - 2021
“Không, cảm ơn!”
Tôi mắc phải một kiểu lo lắng xã hội đặc biệt hay
xuất hiện khi nói chuyện người-có-quyền, cấp
trên hay cảnh sát chẳng hạn. Tình hình nghiêm
trọng nhất vào những năm đầu đi làm khi mấy
người quản lý cứ liên tục “đục khoét” tâm hồn
đầy âu lo này. Tới giờ, khi không còn phải tương
tác với những nhân vật quyền thế nữa, tôi có xu
hướng dành thời gian còn lại trong ngày nghĩ xem
mình có nói gì hay không mà ngày đó bị đuổi việc.
Trong những buổi họp lớn, về cơ bản, tôi luôn cố
gắng “biến mất”. Thậm chí còn không đưa mình
vào trạng thái “chào đón giao thiệp”.
Nhưng với Zoom, tôi thấy bản thân thoải mái và
thư thái hơn. Tâm trạng ổn định hơn, tôi bắt đầu
cảm thông với chính mình hơn. Tựa như “lên
tiếng” trong các buổi họp lớn trực tuyến không
khó khăn đến thế. Tôi có thể nói chuyện với sếp
mà không lo về khả năng thuyết trình của mình.
Đối với tôi, Zoom biến mọi người thành những
con người khác - còn đâu những người quyền thế
hơn tôi, giờ chỉ còn lại đây vài ba khuôn mặt hiện
lên trên những ô chữ nhật bé tin góc màn hình.
Nếu có một mẹo để đánh bại nỗi sợ hãi trên sân
khấu thì đó chính là tưởng tượng các khán giả
ngồi chỉ đang mặc độc bộ đồ lót. Điều đó hoàn
toàn khả thi trên Zoom. Những người quyền thế
nhất thậm chí cũng chỉ diện đồ quần áo thể thao
trong khi tay thì đang bận bồng con.
Hội chứng sợ xã hội khởi nguồn từ nỗi sợ nhận
được những nhận xét tiêu cực từ người khác vì
bạn hiểu lầm những ẩn ý trong tình huống đó.
Nhưng với Zoom, các nguyên tắc đơn giản hơn
nhiều. Không bắt tay xã giao, không phải chọn
chỗ trong phòng họp, càng không mất thời gian
lựa đồ từ eo trở xuống cho phù hợp. “Tương tác
xã hội là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi chẳng
có gì chắc chắn, chẳng ai biết trước điều gì sẽ xảy
đến. Stefan G. Hofmann, giáo sư tâm lý học tại
đại học Boston kiêm chuyên gia nghiên cứu về
hội chứng sợ xã hội nói: “Mọi sự dễ dàng hơn rất
nhiều khi làm trực tuyến. Rất nhiều trường hợp
có thực ngoài đời không thể xảy ra trên các nền
tảng trực tuyến.” Trên Zoom, những phút giây kỳ
cục hay gượng gạo đều có thể đổ lỗi cho trục trặc
kỹ thuật. Ngày thường, còn lâu bạn mới dám hỏi
lại sếp mỗi khi không nghe rõ hoặc không hiểu.
Vậy mà với Zoom, nó lại hoàn hảo quá đi!
Những người mắc chứng sợ xã hội thường có xu
hướng tưởng tượng hình ảnh của bản thân trong
mắt người khác. Nhưng thay vì tưởng tượng mình
là một nhân vật chính bảnh bao, chúng ta nghĩ
mình là những kẻ vụng về và vô dụng. Zoom giúp
chúng ta nhìn nhận bản thân theo cách khác. El-
len Hendriksen, nhà tâm lý học lâm sàng kiêm
tác giả cuốn How to Be Yourself (tạm dịch “Làm
thế nào để là chính mình”) nói: “Zoom thách thức
suy nghĩ về một kẻ-ngốc-tôi trong suy tưởng của
bạn.” Zoom đưa ta một chiếc gương soi tỏ thực
tế: Mìnhcũngđượcđấychứ.
Nhiều người có suy nghĩ rằng Covid-19 đang
gây ra những tổn hại cho sức khỏe tinh thần của
chúng ta. Nhưng một vài người khác lại bộc bạch
với giáo sư Hofmann rằng họ cảm thấy thoải mái
hơn khi giao tiếp với người khác qua Zoom. Một
vài nhân viên văn phòng bắt đầu làm việc tại nhà
từ năm ngoái nói rằng họ thích phương thức giao
tiếp này. Một vài đồng nghiệp của giáo sư tâm
lý Hofmann đã từ bỏ những hợp đồng thuê văn
phòng đắt đỏ của mình ở New York và bắt đầu
cung cấp các dịch vụ tư vấn, điều trị trực tuyến
cho khách hàng. Một vài người khác cũng chia sẻ
rằng “cảm thấy dễ dàng hơn khi thu nhỏ thế giới
của mình và vận hành nó theo một cách đơn giản
hơn - trực tuyến.”
Không như phần lớn mọi người trên Trái Đất,
tôi cũng thích những bữa tiệc được tổ chức qua
Zoom hơn. Ở nhiều bữa tiệc thông thường, tôi
uống rất nhiều vì cảm thấy không thoải mái rồi
sau đó rời đi sớm vì vừa không thoải mái, vừa
46 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Góc nhìn
Số 37 - 2021
say bí tỉ. Ngược lại, tôi khá tận hưởng những bữa
tiệc Zoom. Tôi thường tranh thủ làm những công
việc khác như: giặt đồ hay nấu ăn. Không tồn tại
cảm giác “phải uống” hay “phải hòa nhập” vì rõ
ràng chỉ có tôi và chiếc máy tính ở đây thôi. Sự
kết hợp giữa việc nhà và tiệc tùng làm tôi nghĩ về
viễn cảnh những buổi tiệc sau này: sắp xếp chăn
gối hoặc làm gì đó khác trong khi mọi người vui
vẻ hát hò. Có mỗi Laura Ingalls Wilder không có
Zoom. Thật may mắn quá đi!
Hendriksen chia sẻ rằng với những người mắc
chứng lo âu xã hội, giống như làm việc trên
Zoom, việc tương tác xã hội qua Zoom xem chừng
“dễ thở” hơn. Tham dự các bữa tiệc không khác
gì lạc vào mê cung của những quyết định và kỳ
vọng khó hiểu. Hendriksen nói thêm, bạn phải
tự định hình xem “Mình sẽ nói chuyện với ai bây
giờ? Nói chuyện như vậy có lâu quá không nhỉ?
Mình có nên vào nhà vệ sinh bây giờ không nhỉ?
Ngược lại, khi tương tác qua Zoom, việc giao tiếp
sẽ được định hướng rõ ràng, cụ thể và theo tuần
tự. Mỗi lần chỉ một người có thể nói. Bạn có thể
tắt camera và để dòng “BRB” ở phần trò chuyện.
Càng theo quy củ bao nhiêu, ta càng giảm thiểu
được rủi ro bấy nhiêu, từ đó, làm dịu mức độ lo
âu của chính ta.
Ngoài việc là một giải pháp thay thế tuyệt vời cho
cuộc sống thực tại thì Zoom với tôi còn đem lại
những lợi ích trên cả tuyệt vời so với tụ tập trực
tiếp. Cuốn sách của tôi ra mắt vào tháng 4 năm
ngoái, đúng giai đoạn chật vật nhất của làn sóng
covid đầu tiên. Dù lúc đầu tôi cảm thấy khá bực
bội khi không thể thực hiện được “book-tour”,
nhưng hóa ra “book-tour trực tuyến của tôi lại
vui, lại còn tiếp cận được nhiều người hơn nữa
chứ. Nhiều người sẵn lòng đăng ký tham gia qua
Zoom vào một ngày thứ ba trong tuần thay vì
“xách mông” đến một hiệu sách bất kỳ vào ngày
mưa thứ tư. Và bởi vì thảo luận về sách lại đâu có
khó gì, nên tôi “được đà” làm nhiều hơn - trên
website các hiệu sách, Instagram, rồi Youtube,
và đương nhiên, không thể thiếu Zoom.
Các câu lạc bộ sách nói riêng hay các câu lạc bộ
khác nói chung giờ đây đều họp tại một vài địa
chỉ chung. Tôi có cơ hội trò chuyện lại với một vài
người bạn hiếm khi có dịp gặp mặt vì sinh sống ở
thành phố khác. Điều duy nhất khiến bạn bối rối
khi dùng Zoom chính là làm thế nào để kết thúc
buổi trò chuyện. Nhưng cũng giống như gọi điện
thoại thôi, dù sao bạn cũng buộc phải kết thúc
cuộc gọi. Nhiều người đã thử viện cớ kiểu “Đến
lúc mình phải đi nấu bữa tối/ đi dạo/ làm bài tập
rồi.” nhưng tôi gợi ý bạn một cách vừa sang, vừa
thẳng thắn, lại hằn học một chút nhé: “Đã tới lúc
thả tự do cho cậu rồi”. Tôi đã học nó hồi sống ở
miền Nam và giờ vẫn chưa thấy cách nào hay ho
hơn đâu.
Tất cả các chuyên gia tôi có cơ hội trò chuyện
cùng đều nói rằng Zoom vẫn sẽ giữ một vai trò
nhất định trong cuộc sống của chúng ta, nhưng
so với năm ngoái, ảnh hưởng năm nay nhỏ hơn
một chút. Nhà kinh tế học Nick Bloom của Đại
học Stanford nói với tôi qua email: “Làm việc tại
nhà quá lâu, khoảng nửa dân số ở Mỹ thực sự có
vẻ đã quen với làm việc tại nhà. Thậm chí càng
ngày càng nhiều người mong muốn được tiếp
tục làm việc tại nhà sau đại dịch”. Theo nghiên
cứu từ ZipRecruiter, khoảng 46% người lao động
muốn tiếp tục làm việc tại gia mãi mãi.
Tuy nhiên, không phải việc nào cũng có thể
làm từ xa. Julia Pollak, nhà kinh tế lao động tại
ZipRecruiter, cho biết tỷ lệ công việc cho phép
làm việc từ xa đã tăng từ khoảng 3% (thời điểm
trước đại dịch) lên khoảng 10% hiện tại, và con
số này đang có dấu hiệu giảm nhẹ. Bloom nói với
tôi rằng dù người sử dụng lao động đang có kế
hoạch tăng số ngày làm việc tại nhà sau đại dịch
nhưng họ thực chất cũng không mấy thoải mái
với sự thay đổi này - họ không ganh tị với những
người được làm việc tại nhà như nhiều người vẫn
tưởng. Một bộ phận những người yêu thích Zoom
47
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Góc nhìn
Số 37 - 2021
có thể bị “kéo” trở lại văn phòng dù muốn hay
không.
Đại dịch có lẽ cũng chưa phải là dấu chấm hết
cho các hội nghị trực tiếp, Tuy nhiên, theo Pol-
lak, nhiều hội nghị có thể sẽ hướng đến việc mở
bán vé tham gia từ xa. Tất nhiên giá sẽ rẻ hơn
vé truyền thống. Steve Moster, chủ tịch của GES
- một công ty tổ chức sự kiện - chia sẻ nhiều
khách hàng nói với ông rằng các sự kiện trực
tuyến không mang lại cơ hội hoặc doanh số bán
hàng nhiều như khi tổ chức trực tiếp. “Đó là lý do
tại sao chúng ta nên tổ chức sự kiện trực tiếp.” -
ông nói với tôi. Ông tin rằng vào năm 2022, người
Mỹ sẽ bắt đầu quay trở lại tổ chức các sự kiện
theo hình thức truyền thống giống như trước đây.
Sau một năm dùng Zoom, tôi tự tin hơn hẳn.
Ngày trước, chứng lo âu xã hội của tôi thường bị
kích động bởi cả triệu tác nhân dẫu chỉ là nhỏ xíu
hằng tuần, vậy mà giờ đã “yên giấc” nhờ tương
tác trực tuyến rồi.
Đối với các tương tác trực tiếp trong tương lai
không thể thực hiện qua Zoom, Hofmann khu-
yên tôi nên cố gắng đưa ra các quy tắc tương tác
càng rõ ràng càng tốt, ít nhất là trong suy nghĩ.
Có một chủ đề để thảo luận trong một khoảng
thời gian cụ thể, cộng với việc nội dung được chia
rành mạch sẽ biến các cuộc họp trực tiếp trở
thành những cuộc họp trên Zoom.
Hendriksen nhắc tôi nhớ rằng có rất nhiều điều
phải bắt đầu lại trong tương lai. Tôi rồi sẽ phải
gặp mặt trực tiếp sếp, tham gia những bữa tiệc
lớn ồn ào và thuyết trình trước đám đông. Tôi
không phải làm tất cả chúng cùng một lúc. Bộ
não của tôi sẽ “tái tạo” lại một lượt, chuẩn bị
tâm thế đương đầu với những áp lực sắp tới. “Nó
không cần phải là một viên đạn đại bác khoét
một lỗ thật sau tại điểm đích,” bà nói. “Não bộ
của chúng ta rất linh hoạt, còn thực tế thì khó
đoán hơn chúng ta tưởng nhiều.”
48 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Góc nhìn
Số 37 - 2021
Ban Biên tập Lộn xộn
Hoàng Anh Đức
Nguyễn Linh Chi
Ngô Thị Thanh Tùng | VNIES
Vũ Như | UberMath
LISA | Cùng học
Vũ Minh Khuê | EdLab Asia
Nguyễn Minh Trang | EdLab Asia
Vũ Đức Hà | The Lyceum
Nguyễn Tiến Đạt | Công ty CP PTGD POMATH
Gia Bình | THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
Logo | Hà Dũng Hiệp
Chế bản | Quách Anh
Liên hệ: bientap@day-hoc.org
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Số 37 | tháng 07 - 2021
Ban Biên tập Lộn xộn
“Học để Dạy,
và Dạy để Học”