PreprintPDF Available

Chuyên san Dạy và Học - Số 35 - Phục hồi

Authors:
  • Viet Nam National Institute for Education Sciences
Preprints and early-stage research may not have been peer reviewed yet.

Abstract

Quý độc giả thân mến, Kỳ nghỉ hè đã tới, dù với một số nơi có thể còn có phần ngổn ngang và đột ngột. Sau một năm học đầy biến động và khó khăn, đây có thể là khoảng thời gian để giáo viên, học sinh cùng ngành giáo dục nói chung được nghỉ ngơi trước khi tiếp tục hành trình chắc hẳn còn nhiều thách thức. Dạy & Học số 35 với tựa đề “Phục hồi” xin gửi tới quý vị các bài viết gợi ý những cách thức giúp sửa chữa những “tổn thương” mà trường học và các cá nhân trong đó đang phải đối mặt. “Giải quyết và ngăn ngừa kiệt sức ở giáo viên” là một hồi chuông báo động về tình trạng xuống cấp cả về thể chất và tinh thần của giáo viên, cũng như những gợi ý để cải thiện điều này. “Bốn cách để trường học có thể hỗ trợ trẻ em một cách toàn diện” hướng trường học quan tâm tới mọi mục tiêu phát triển của trẻ em - bao gồm cả khía cạnh cảm xúc - xã hội - thay vì chỉ tập trung vào hoạt động học thuật. Và có lẽ để làm được điều này, trước tiên chúng ta cần cân nhắc việc “Ngưng hình thức đình chỉ”. Dạy và học vốn chưa bao giờ là một công việc dễ dàng, thì nay lại càng bị tổn hại do những ảnh hưởng của đại dịch COVID - 19. “Bảo vệ sức khỏe tinh thần trong một thời kỳ bất ổn” gợi ý cách các trường đại học có thể hỗ trợ sinh viên; và “Dáng hình tin tức” lại tận dụng đại dịch này để hướng dẫn giáo viên dạy học sinh cách theo dõi và phân tích tin tức sao cho phù hợp. “Đã đến lúc ngừng bắt học sinh “Tìm ý chính toàn bài” và áp dụng một phương pháp dạy đọc mới” lại khẳng định rằng nội dung đọc phong phú quan trọng hơn là các kỹ năng phân tích, đọc hiểu. Ngược lại, “nhờ” đại dịch COVID-19, Anh quyết định bỏ kỳ thi A-level và GCSE và quay lại với đánh giá của giáo viên. Câu chuyện “Công bằng trong đánh giá năng lực học sinh” tiếp tục trở thành chủ đề đáng quan tâm hơn bao giờ hết. Cuối cùng, “Làm thế nào để học sinh luôn hứng thú trong lớp học” cung cấp 10 gợi ý rất cụ thể để giáo viên nâng cao việc quản lý lớp học. Và framework giáo dục kỳ này sẽ hỗ trợ cha mẹ và giáo viên mầm non giúp trẻ có một “Khởi đầu thuận lợi cho những năm đầu đời”.
HỒI PHỤC
Số 35 - tháng 05 | 2021
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
DÁNG HÌNH TIN TỨC BỐN CÁCH ĐỂ TRƯỜNG
HỌC CÓ THỂ HỖ TRỢ TRẺ
EM MỘT CÁCH TOÀN DIỆN
GIẢI QUYẾT VÀ NGĂN
NGỪA TÌNH TRẠNG KIỆT
SỨC CỦA GIÁO VIÊN
HÃY BỎ HÌNH
THỨC ĐÌNH CHỈ
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Số 34: Hồi phục
Quản lý Giáo dục
BỐN CÁCH TRƯỜNG HỌC CÓ THỂ HỖ TRỢ TRẺ
EM MỘT CÁCH TOÀN DIỆN ..................................... 06
Ngô Thị Thanh Tùng dịch
GIẢI QUYẾT VÀ NGĂN NGỪA TÌNH TRẠNG KIỆT
SỨC CỦA GIÁO VIÊN - CÁCH ĐỂ GIỮ CHÂN CÁC
NHÀ GIÁO DỤC TÀI NĂNG ...................................... 11
Mai Anh, Minh Châu lược dịch
Dạy thế nào
ĐÃ ĐẾN LÚC NGỪNG BẮT HỌC SINH “TÌM Ý CHÍNH
TOÀN BÀI” VÀ ÁP DỤNG MỘT PHƯƠNG PHÁP DẠY
ĐỌC MỚI ..................................................................17
Minh Trang lược dịch
DÁNG HÌNH TIN TỨC ............................................... 21
LISA lược dịch
BẢO VỆ SỨC KHỎE TINH THẦN TRONG MỘT THỜI
KỲ BẤT ỔN ...............................................................24
Thúy Quỳnh dịch
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC SINH LUÔN HỨNG THÚ
TRONG LỚP HỌC? ..................................................27
Thúy Quỳnh dịch
CÔNG BẰNG TRONG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC
SINH .......................................................................... 33
Minh Khuê dịch
2Nội san Dạy học | Day-hoc.org Số 35 - 2021
Cải tổ Giáo dục
HÃY LOẠI BỎ HÌNH THỨC ĐÌNH CHỈ ......................35
Đức Hà dịch
[30+ FRAMEWORKS GIÁO DỤC] - KỲ 18: KHUÔN KHỔ
HEAD START EARLY LEARNING OUTCOME - KHỞI
ĐẦU THUẬN LỢI CHO NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI ......... 39
Việt Anh
3
Nội san Dạy học | Day-hoc.orgSố 35 - 2021
Thể lệ gửi bài:
Quý thầy cô, anh chị nội dung liên quan tới Dạy
Học muốn chia sẻ tới cộng đồng, xin vui lòng gửi về Ban
Biên tập Lộn xộn qua email bientap@day-hoc.org
Cuối bài viết, tác giả xin vui lòng giới thiệu vài nét về bản
thân: Họ tên, nơi công tác, địa chỉ liên lạc, số điện thoại,
các chủ đề nghiên cứu yêu thích…
Do thời gian và nhân sự có hạn, Ban Biên tập xin phép
chỉ liên hệ với các bài viết được chọn đăng.
Tinh thần 4.0
Ban Biên tập quý thầy cô, anh chị gửi bài cộng tác
đều chia sẻ tinh thần 4.0, tức là:
- 0 lương
- 0 văn phòng
- 0 chuyên môn cao
- 0 giới hạn không gian - thời gian
Địa chỉ gửi bài:
Bientap@day-hoc.org
Chia sẻ:
Quý thầy cô, anh chị cảm thấy nội dung Dạy và Học có
ích, xin vui lòng chia sẻ tới bất kỳ những ai quan tâm,
kèm theo trích dẫn nguyên vẹn và đầy đủ về nguồn gốc
bài viết.
Mọi người nói về Dạy & Học
“Dạy & Học là ấn phẩm không thể thiếu đối
với các nhà trường phổ thông”
- TS Phạm Hiệp, Chuyên gia Giáo dục
4Nội san Dạy học | Day-hoc.org Số 35 - 2021
Lời tựa
Quý độc giả thân mến,
Kỳ nghỉ hè đã tới, dù với một số nơi có thể còn có phần ngổn ngang và đột ngột. Sau một năm học
đầy biến động và khó khăn, đây có thể là khoảng thời gian để giáo viên, học sinh cùng ngành giáo
dục nói chung được nghỉ ngơi, phục hồi, trước khi tiếp tục hành trình chắc hẳn còn nhiều thách
thức. Dạy & Học số 35 với tựa đề “Hồi phục” xin gửi tới quý vị các bài viết gợi ý những cách thức
giúp sửa chữa những “tổn thương” mà trường học và các cá nhân trong đó đang phải đối mặt.
“Giải quyết và ngăn ngừa kiệt sức ở giáo viên”một hồi chuông báo động về tình trạng xuống
cấp cả về thể chất và tinh thần của giáo viên, cũng như những gợi ý để cải thiện điều này. “Bốn
cách để trường học có thể hỗ trợ trẻ em một cách toàn diện” hướng trường học quan tâm tới
mọi mục tiêu phát triển của trẻ em - bao gồm cả khía cạnh cảm xúc - xã hội - thay vì chỉ tập trung
vào hoạt động học thuật. lẽ để làm được điều này, trước tiên chúng ta cần cân nhắc việc
“Ngưng hình thức đình chỉ”.
Dạy và học vốn chưa bao giờ là một công việc dễ dàng, thì nay lại càng bị tổn hại do những ảnh
hưởng của đại dịch COVID - 19. “Bảo vệ sức khỏe tinh thần trong một thời kỳ bất ổn” gợi ý
cách các trường đại học có thể hỗ trợ sinh viên; và “Dáng hình tin tức” lại tận dụng đại dịch này
để hướng dẫn giáo viên dạy học sinh cách theo dõi và phân tích tin tức sao cho phù hợp. “Đã đến
lúc ngừng bắt học sinh “Tìm ý chính toàn bài” và áp dụng một phương pháp dạy đọc mới”
lại khẳng định rằng nội dung đọc phong phú quan trọng hơn các kỹ năng phân tích, đọc hiểu.
Ngược lại, “nhờ” đại dịch COVID-19, Anh quyết định bỏ kỳ thi A-level và GCSE và quay lại với đánh
giá của giáo viên. Câu chuyện “Công bằng trong đánh giá năng lực học sinh” tiếp tục trở thành
chủ đề đáng quan tâm hơn bao giờ hết.
Cuối cùng, “Làm thế nào để học sinh luôn hứng thú trong lớp học” cung cấp 10 gợi ý rất cụ
thể để giáo viên nâng cao việc quản lý lớp học. Và framework giáo dục kỳ này sẽ hỗ trợ cha mẹ và
giáo viên mầm non giúp trẻ có một “Khởi đầu thuận lợi cho những năm đầu đời”.
Xin chúc Quý vị có những khoảng thời gian thú vị.
Trân trọng,
Ban Biên tập Lộn Xộn
5
Nội san Dạy học | Day-hoc.orgSố 35 - 2021
Lysa Flook
Ngô Thị Thanh Tùng dịch
Ngoài việc chỉ giảng dạy học thuật, các trường học
có thể thúc đẩy sự phát triển của học sinh trong các
mối quan hệ, xác định bản thân, kỹ năng cảm xúc
và sự hạnh phúc của chúng.
Hiện nay, hệ thống giáo dục của chúng ta thường
tập trung vào một khoảng hẹp của sự phát triển
nhận thức của trẻ em với trọng tâm là truyền tải
nội dung kiến thức, thường được ghi nhớ lặp
lại dưới cùng một hình thức như nó đã được tiếp
nhận. Các bài học về toán, khoa học và đọc - và
các bài kiểm tra các kỹ năng này - chiếm ưu thế
trong chương trình giảng dạy.
Mặc dù những môn học đó là cơ bản, việc học tập
không chỉ đơn thuần là tiếp thu những kiến thức
bất động về đại số hay hóa học. Sự tập trung hạn
hẹp như vậy sẽ hạn chế các cách mà trẻ em cần
để phát triển học hỏi trong các mối quan hệ,
xác định bản thân, sự thấu hiểu cảm xúc sự
hạnh phúc của chúng. Xét cho cùng, trẻ em
những thể “toàn diện” đa chiều sự phát
triển của chúng rất phức tạp và phong phú.
Các nghiên cứu gần đây trong khoa học thần
kinh, khoa học phát triển và học tập, giáo dục, xã
hội học nhiều lĩnh vực khác khẳng định rằng
phương pháp tiếp cận “trẻ em toàn diện” không
chỉ là mong muốn mà còn cần thiết để đảm bảo
rằng trẻ em học tập tốt. Theo hai nghiên cứu
tổng quan đầy đủ về khoa học của sự phát triển
và học tập của trẻ em thì:
Sự phát triển trí não được định hình bởi
các mối quan hệ nhất quán, có tính hỗ trợ;
các giao tiếp tính hồi đáp; hình
hóa các hành vi tính hiệu quả. Năng
lực của não bộ phát triển đầy đủ nhất khi
trẻ em và thanh niên cảm thấy an toàn về
BỐN CÁCH TRƯỜNG HỌC CÓ THỂ HỖ TRỢ TRẺ EM
MỘT CÁCH TOÀN DIỆN
6Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 35 - 2021
cảm xúc thể chất; khi chúng cảm
thấy được kết nối, được chú ý và được thử
thách.
Học tập là một hoạt động mang tính
hội, cảm xúc học thuật. Các mối quan
hệ tích cực, bao gồm sự tin tưởng vào giáo
viên, những cảm xúc tích cực, chẳng
hạn như sự quan tâm hứng thú, giúp
mở mang tâm trí để đón nhận việc học
tập. Những cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn
như sợ hãi thất bại, lo lắng và thiếu tự tin,
làm giảm khả năng xử lý thông tin và học
hỏi của não bộ. Trẻ em thể xây dựng
các kỹ năng và nhận thức để làm việc với
các cảm xúc trong bản thân chúng và các
mối quan hệ của chúng.
Nghịch cảnh — nghèo đói, nhà thực
phẩm không an toàn, lạm dụng hoặc bỏ
bê — tạo ra căng thẳng độc hại ảnh hưởng
đến học tập hành vi, nhưng cách các
trường học đối mặt với các vấn đề đó
thể tạo ra những thay đổi tích cực. Các
mối quan hệ tích cực, ổn định - khi người
lớn nhận thức, sự đồng cảm năng
lực văn hóa để hiểu và lắng nghe trẻ em -
có thể làm giảm các tác động của những
nghịch cảnh thậm chí rất nghiêm trọng.
Tại Viện Chính sách Học tập, như là một phần của
sáng kiến mới về Khoa học Học tập và Phát triển,
chúng tôi đã tổng hợp những phát hiện khoa học
này để xác định cách các trường học có thể thúc
đẩy tốt nhất sự phát triển của trẻ em. Chúng tôi
đã xác định bốn thành phần chính của sự thành
công ở trường học cho phép chúng ta chăm sóc
nuôi dưỡng tiềm năng tất cả trẻ em: môi
trường trường học tích cực, chiến lược giảng dạy
hiệu quả, phát triển cảm xúc - xã hội và hỗ trợ cá
nhân hoá. Dưới đây là những gì chúng tôi đã học
được cho đến nay về do tại sao những thành
phần này lại ý nghĩa cách đưa chúng vào
hoạt động.
1. Nuôi dưỡng một môi trường đầy tính hỗ trợ
để thúc đẩy mối quan hệ bền chặt giữa nhân
viên, học sinh và gia đình
Bốn thành phần chính cho phép trường học thúc
đẩy tốt nhất sự phát triển toàn diện của trẻ.
Trong một cuộc khảo sát quốc gia gần đây, chỉ
30 phần trăm học sinh trung học đánh giá tích
cực về văn hóa trường học. Nhiều trường học
ngày nay dựa trên các thiết kế cổ từ đầu những
năm 1900, kiểu trường phỏng theo hình
nhà máy, trong đó học sinh quay vòng qua các
lớp học và giáo viên nhìn thấy hàng trăm học
sinh mỗi ngày. Những cấu trúc này phi nhân
hóa việc học tại thời điểm mà học sinh cần và sẽ
được hưởng lợi từ các mối quan hệ lâu dài với
giáo viên và bạn bè đồng trang lứa.
Tạo ra một môi trường trường học tích cực dựa
trên các mối quan hệ bền chặt cung cấp một nền
tảng vững chắc cho việc học tập. Học sinh cần
cảm thấy cảm giác an toàn thân thuộc để
thể phát triển trong môi trường học đường. Một
số yếu tố thúc đẩy ý thức tập thể và cho phép giáo
viên hiểu rõ về học sinh của họ bao gồm:
Quy mô trường học và lớp học nhỏ hơn.
Vòng lặp - tức là các giáo viên cần ở lại với
cùng một học sinh trong hơn một năm.
7
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 35 - 2021
Các lớp học tư vấn cung cấp cho học sinh
một tập thể và cho phép giáo viên gặp gỡ
với học sinh và phụ huynh trên cơ sở nhất
quán.
Nhân viên thực hành năng lực văn hóa, lôi
cuốn các trải nghiệm của học sinh vào lớp
học và truyền đạt rằng tất cả học sinh đều
được coi trọng.
Thăm nhà các cuộc họp thường xuy-
ên giữa phụ huynh-giáo viên-học sinh để
tăng cường sự kết nối giữa nhà trường
gia đình.
Các cơ hội cho sự hợp tác và lãnh đạo của
nhân viên nhằm củng cố lòng tin giữa các
nhà giáo dục.
Ví dụ, một cách để giúp học sinh cảm thấy chúng
được thuộc về để học sinh tham gia vào việc
xây dựng các tiêu chuẩn/quy định của lớp học,
các tiêu chuẩn này sẽ được thông báo công khai
sử dụng thường xuyên, đồng thời phân công
các nhiệm vụ trong lớp để mỗi học sinh đều
tham gia vào việc xây dựng tập thể. Giáo viên
cũng có thể hướng tới việc truyền đạt những kỳ
vọng cao hỗ trợ đầy đủ cho tất cả học sinh,
truyền tải thông điệp rằng các em đều khả
năng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những
học sinh đã từng nhận được những thông điệp
không thống nhất hoặc không khuyến khích về
khả năng của họ từ người lớn, cho dù là do thành
kiến rõ ràng hay ngầm ẩn.
Một loạt các thực hành khác có thể giúp xây
dựng cảm nhận cộng đồng. Các cuộc đi bộ tập
thể, trong đó học sinh đóng vai trò dẫn dắt một
chuyến tham quan các khu dân xung quanh
trường của mình, có thể giúp xây dựng năng
lực văn hóa giữa các nhà giáo dục khi họ tìm
hiểu thêm về cuộc sống của học sinh bên ngoài
trường học. Lập kế hoạch các cuộc họp bao gồm
các nhà giáo dục từ các bộ môn và phòng ban, và
sự phát triển nghề nghiệp nhằm hỗ trợ năng lực
cảm xúc xã hội và hạnh phúc của chính các nhà
giáo dục, thể giúp các nhà giáo dục cộng tác
và phát triển lòng tin.
Nhìn chung, một môi trường học đường tích cực
nhằm mục đích thúc đẩy mối quan hệ sâu sắc
hơn giữa người lớn học sinh thể khuyến
khích cảm giác an toàn và thân thuộc, những
cảm giác giúp ích cho việc học tập.
2. Thực hiện các phương pháp giảng dạy có ý
nghĩa, hấp dẫn nhằm phát triển khả năng của
học sinh trong việc quản việc học của chính
mình
Trong các cuộc thảo luận nhóm tập trung và các
cuộc phỏng vấn với học sinh đã bỏ học trung học
25 cộng đồng thành thị, ven đô nông thôn,
gần một nửa (47%) cho biết lý do chính của việc
bỏ học do lớp học không thú vị. Những người
trẻ tuổi này cho biết họ trở nên buồn chán
không được kết nối khi họ học trung học. Ngay
cả trong số những người lại trường học, 81%
nói rằng nên có nhiều cơ hội hơn để được học tập
trong thế giới thực.
Học sinh khao khát có cơ hội học hỏi những điều
thực sự quan trọng liên quan đến cuộc sống
của họ. Việc giảng dạy giúp học sinh phát triển
sự hiểu biết của họ khi được xây dựng dựa
trên kinh nghiệm trước đây của học sinh tạo
dựng nền tảng học tập một cách phù hợp với bối
cảnh của học sinh. Ví dụ: giáo viên có thể kết nối
các bài học về toán học với các nhiệm vụ thông
thường học sinh đang tham gia sử dụng
các kỹ năng đó, chẳng hạn như nấu ăn, tác phẩm
nghệ thuật, thể thao và các việc khác. Hoặc họ có
thể kết nối một bài học lịch sử về phong trào Dân
quyền với các vấn đề thời hiện đại như các cuộc
tấn công thúc đẩy vấn đề chủng tộc Charlot-
tesville và sự tàn bạo của cảnh sát đối với người
da màu.
Khi được kết hợp khéo léo với các hướng dẫn
trực tiếp, phương pháp học tập khám phá được
8Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 35 - 2021
dẫn dắt bởi sự hứng thú của học sinh sẽ thúc
đẩy động lực của họ phát triển các kỹ năng
gắn với cuộc sống. Ví dụ, trong một lớp học bậc
trung học cơ sở ở Oakland, các học sinh đã quyết
định nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm
môi trường đến đại dương và sau đó thiết kế một
chiến dịch giảm thiểu rác thải xả rác tăng
cường tái chế tại trường của họ. Các dự án này
dạy các kỹ năng có giá trị như hợp tác, giải quyết
vấn đề và tổ chức và có tác động rõ ràng.
Đánh giá có bao gồm phản hồi các cơ hội để
sửa chữa bài làm sẽ giúp học sinh biết cách học
khuyến khích mong muốn thực chất để hiểu
tài liệu thử thách bản thân, chứ không chỉ
việc chấm điểm. Cách “tiếp cận tập trung vào
trau dồi năng lực” (mastery-oriented approach)
này có liên quan đến việc học tập có ý nghĩa hơn.
dụ, một số trường trau dồi cho học sinh kỹ
năng tìm tòi và điều chỉnh thông qua các dự án
capstone1 — các dự án nghiên cứu kéo dài hàng
năm — tạo cho học sinh một cơ hội tìm hiểu sâu
về một vấn đề quan trọng đối với chúng, và thông
thường sau đó làm việc để tạo ra sự thay đổi
trong cộng đồng. Các dự án này thường được sửa
đổi để đáp ứng tiêu chuẩn cao về sự tìm tòi
được trình bày trước các hội đồng gồm các nhà
giáo dục những người lớn khác từ bên ngoài
trường học, giống như một cuộc bảo vệ luận văn.
Sự kiểm soát của học sinh đối với việc học của
mình cũng được hỗ trợ bởi các hoạt động như
hội nghị do học sinh chủ trì, cho phép học sinh
thường xuyên chia sẻ công việc của mình với phụ
huynh giáo viên cũng như phản ánh về việc
học tập và các mục tiêu của họ.
Để việc học không còn nhàm chán, các chiến
lược giảng dạy hiệu quả kết nối việc học với cuộc
sống của học sinh trao quyền cho chúng sử
dụng kiến thức của mình cho lợi ích của chính
1 Một dạng bài tập thường được giao cho học sinh
vào cuối năm học, ở đó học sinh phải tận dụng toàn bộ kiến
thức và kỹ năng học được trong cả năm học đó để vận dụng
vào thực hiện một ý tưởng, dự án.
bản thân và những người xung quanh.
3. Phát triển các thói quen, kỹ năng duy
nhằm xây dựng năng lực hội, năng lực cảm
xúc và khả năng học tập của học sinh
Học sinh ở Mỹ cho biết chúng cảm thấy căng
thẳng trong 80% thời gian ở trường. Khi học sinh
bị choáng ngợp, chúng thường có xu hướng cư xử
chống đối và gặp khó khăn trong việc điều chỉnh
ở trường. Thật vậy, trẻ em ở các trường công lập
Mỹ mất hơn 11 triệu ngày giảng dạy do bị đình chỉ
trong một năm học.
Việc phát triển các kỹ năng cảm xúc-xã hội của
học sinh giúp chúng học cách kiểm soát căng
thẳng, đồng thời tăng cường các kỹ năng hội
như hợp tác và đồng cảm. Theo cách này, các kỹ
năng cảm xúc-xã hội sẽ gắn với việc phát triển
nhận thức tốt hơn về bản thân những người
khác. Nhiều trường dạy những kỹ năng này một
cách rõ ràng thông qua các chương trình học tập
cảm xúc-xã hội, những chương trình này đã được
chứng minh là có hiệu quả trong việc giúp cải
thiện thành tích của học sinh, cũng như cảm giác
an toàn và thân thuộc của họ khi ở trường.
Ngoài ra, để giảm tình trạng đình chỉ học và các
hình thức kỷ luật trừng phạt khác trong trường
học, nhiều nơi đang sử dụng các phương pháp
phục hồi — như “vòng tròn” và hòa giải đồng cấp
dạy học sinh chịu trách nhiệm sửa chữa
những tổn hại đã gây ra trong các mối quan hệ
của họ. Một cách tiếp cận phục hồi được xây
dựng dựa trên việc học sinh nhận ra và đánh giá
cao vai trò và trách nhiệm của chúng với tập thể.
Cuối cùng, các thực hành phục hồi giúp cho việc
xây dựng các kỹ năng cá nhân và nuôi dưỡng một
cộng đồng vững mạnh hơn đồng thời cũng thúc
đẩy thành tích và tỷ lệ tốt nghiệp của học sinh.
9
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 35 - 2021
4. Tạo ra một hệ thống tích hợp hỗ trợ trường
học bao gồm các hội học tập được mở rộng
và hợp tác với cộng đồng
Không phải tất cả trẻ em đều có vốn vật chất
xã hội để thể tiếp cận với những trải nghiệm
và môi trường học tập chất lượng cao. Ví dụ, các
bậc cha mẹ có thu nhập cao đã tăng chi tiêu cho
“các hoạt động gia tăng trải nghiệm phong phú”
cho con cái của họ, như học gia các hoạt
động ngoại khóa, lên đến 151% trong vài thập kỷ
qua, so với 57% các bậc cha mẹ thu nhập
thấp. Những khác biệt này làm gia tăng khoảng
cách về thành tích giữa học sinh giàu có học
sinh ở các gia đình có thu nhập thấp.
Các hỗ trợ bổ sung cũng cần thiết cho ngày càng
nhiều trẻ em gặp nghịch cảnh như nghèo đói, vô
gia cư, mất an ninh lương thực, trở ngại học tập
hoặc thiếu sự chăm sóc sức khỏe. Các trường
học cần một hệ thống hỗ trợ linh hoạt để giải
quyết những nhu cầu này.
Mô hình trường học cộng đồng là mô hình trường
công hợp tác với gia đình các tổ chức cộng
đồng để cung cấp các hội giáo dục toàn diện
hỗ trợ cho sự thành công trường của học
sinh. thường bao gồm việc bồi dưỡng trước
và sau giờ học, chẳng hạn như cố vấn hỗ trợ
học tập, cũng như các hội học tập mùa hè,
như hội thảo về phim nghệ thuật, trại hè thể
thao và các chuyến đi xa đến thăm các trường đại
học. Một số trường hợp tác với các tổ chức địa
phương và nhân viên trường đại học để cung cấp
trải nghiệm, nơi học sinh học hỏi từ các chuyên
gia thông qua các khóa thực tập hoặc hội thảo về
các chủ đề họ quan tâm, như công nghệ, phim và
nghệ thuật.
Ngoài ra, thông qua quan hệ đối tác với các tổ
chức cộng đồng, các trường cung cấp các dịch vụ
y tế, sức khỏe tâm thần và dịch vụ xã hội để giúp
học sinh vượt qua các rào cản trong học tập. Một
nhân viên hội hoặc người kết nối cộng đồng
thường điều phối các dịch vụ này. Một số trường
hợp tác với các chương trình đại học, cũng như
các nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe sức khỏe
tâm thần, để đưa các thực tập sinh (như sinh viên
tâm lý học) vào trường học làm nhân viên hỗ trợ.
Những hình thức hỗ trợ này phản ánh cách tiếp
cận toàn trường đối với sự phát triển toàn diện
của trẻ em nhằm tối đa hóa hội thành công
cho tất cả trẻ em.
Kết hợp lại, bốn thành phần này những phần
thiết yếu của một khuôn khổ toàn diện trên
thực tế, chúng sẽ xây dựng và củng cố lẫn nhau.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng giáo dục
thành công không thể xảy ra theo kiểu chắp vá.
Thực hiện phương pháp tiếp cận tích hợp có thể
giúp trẻ em phát triển hết tiềm năng, với tất cả
sự phức tạp và tính nhân văn của chúng.
10 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 35 - 2021
The Graide Network
Mai Anh, Minh Châu lược dịch
Chúng ta đều biết rằng giáo viên phải đối mặt
với rất nhiều vấn đề khác nhau. Hình ảnh một
nhà giáo thường mất ngủ vào ban đêm; trở nên
kiệt sức bởi nhiều hình thức kỷ luật trên lớp
và là người không hứng thú với việc làm các bài
đánh giá tiêu chuẩn ngày càng không phản ánh
được việc học thực tế của học sinh dường như
trở nên ngày càng phổ biến.
Các triệu chứng chung như mệt mỏi, choáng
ngợp, buồn chán, trầm cảm, lo lắng, căng thẳng,
thờ ơ và thất vọng được gọi chung là “tình trạng
kiệt sức của giáo viên”. Trong khi những triệu
chứng này có thể coi là đặc trưng cho bất kì nhà
giáo dục nào khi chúng vượt quá sức chịu đựng
của họ, thì tình trạng này lại thường ảnh hưởng
đến hầu hết các giáo viên - người tiếp xúc với học
sinh hàng ngày.
Để giải quyết hiệu quả vấn đề này, chúng ta cần
xem xét kỹ lưỡng các khía cạnh liên quan đến
tình trạng kiệt sức của giáo viên bao gồm: định
nghĩa , nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng
ngừa. Hãy sử dụng sổ ghi chú hoặc máy tính
bảng và sẵn sàng ghi lại những câu trả lời có thể
cứu vãn nền giáo dục Hoa Kỳ cũng như toàn cầu.
GIẢI QUYẾT NGĂN NGỪA TÌNH
TRẠNG KIỆT SỨC CỦA GIÁO VIÊN
Cách để giữ chân các nhà giáo dục tài năng
11
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 35 - 2021
Tình trạng kiệt sức ở giáo viên là gì?
Trước khi có thể đưa ra và thực hiện hiệu quả các
phương pháp để giải quyết tình trạng kiệt sức,
chúng ta cần phải hiểu vấn đề này gì. Đây
lúc ta cần tới một định nghĩa tốt về “tình trạng
kiệt sức ở giáo viên”.
Hai nhà nghiên cứu Jesús Montero-Marín
Javier García-Campayo giải thích như sau: “Hội
chứng kiệt sức được biểu hiện bởi một chuỗi ba
nhóm: điên cuồng, thiếu năng lực mệt mỏi”,
đó là “một phản ứng kéo dài đối với các tác nhân
gây căng thẳng mãn tính về cảm xúc và cá nhân
trong công việc.” Nói cách khác, kiệt sức là một
trạng thái diễn ra dai dẳng trong thời gian dài,
khiến giáo viên phải phát triển một trong ba
chế phản ứng:
Kiệt sức: trạng thái mà giáo viên cảm thấy
họ không thể cống hiến thêm được nữa
Hoài nghi: thái độ xa cách đối với công
việc, đồng nghiệp, học sinh và các khía
cạnh khác của công việc
Không hiệu quả: cảm giác trở nên kém
cỏi và kém hiệu quả trong công việc
Không khó để nhận ra rằng trạng thái này đang
gây tổn hại tới học sinh, giáo viên, ban giám hiệu
(những người vốn phải giải quyết sự căng thẳng
và tỉ lệ bỏ nghề cao của giáo viên), phụ huynh và
cả tập thể nói chung.
Số liệu thống kê về tình trạng kiệt sức của giáo
viên nói lên điều gì?
Tình trạng kiệt sức của giáo viên không chỉ đơn
thuần là một vấn đề nhỏ nhặt ; đây cũng không
đơn thuần những câu chuyện ta nghe được từ
bạn hay đồng nghiệp, hay những đứa trẻ bị
tác động bởi vấn đề này. Tình trạng này được
chứng thực bởi số liệu thống kê thực tế và đáng
kinh ngạc.
Báo cáo của “The Alliance for Excellent Educa-
tion” cho biết: “Khoảng nửa triệu giáo viên Hoa
Kỳ chuyển đi hoặc nghỉ việc mỗi năm”, đồng thời
cho biết thêm rằng sự thiếu hụt này gây ra những
ảnh hưởng không đồng đều đến các trường
tỷ lệ đói nghèo cao. Hơn nữa, điều này “tiêu tốn
ngân sách của Hoa Kỳ lên đến 2,2 tỷ đô la mỗi
năm”, một con số gây sốc khi xét đến tình trạng
thiếu hụt ngân sách vốn đã gây ra cho các trường
công lập. Đặc biệt, vấn đề này trở nên đáng lo
ngại trong bối cảnh tỷ lệ tuyển sinh ngày càng
tăng. Với hơn một triệu trẻ em đến độ tuổi đi
học từ năm 2008 đến năm 2016 cùng với con số
khoảng nửa triệu giáo viên nghỉ việc hoặc chuyển
công tác hàng năm thì tỷ lệ biến động là rất lớn
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng có khoảng
17% giáo viên nghỉ việc trong vòng 5 năm đầu
tiên - chiếm khoảng lực lượng lao động. một
con số không đáng ngạc nhiên trong bối cảnh
quy lớp học ngày càng lớn còn chi tiêu lại
đang ngày càng bị cắt giảm.
Đáng buồn thay, nghỉ hưu không phải là nguyên
nhân cho những con số này. Một báo cáo của Viện
Chính sách Học tập cho biết: “Khoảng 90% nhu
cầu giáo viên hàng năm trên toàn quốc được tạo
ra khi giáo viên bỏ nghề, khoảng 2/3 giáo viên
nghỉ dạy vì những do khác hơn nghỉ hưu.
Trong thống kê này cũng một thực tế nhu
cầu chuyển nghề ngày càng tăng không phải
nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt, nguyên
nhân chính là: tình trạng kiệt sức của giáo viên.
Nếu những số liệu thống kê về tình trạng kiệt
sức của giáo viên này cho chúng ta biết bất cứ
điều gì, thì đó vấn đề này nghiêm trọng hơn
nhiều người nghĩ.
Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng kiệt
sức ở giáo viên?
Dấu hiệu triệu chứng của tình trạng kiệt sức
khác nhau phụ thuộc vào loại áp lực mà giáo viên
đã trải qua. Hai nhà nghiên cứu Montero Marín
và García Campay cũng giải thích thêm rằng mặc
dù định nghĩa về hội chứng này không thống nhất
giữa các tài liệu, thì nguyên nhân và các biểu hiện
12 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 35 - 2021
triệu chứng lại được mô tả khá tương đồng nhau
các nhân. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy
quan điểm này là một quan điểm bị đơn giản hóa
quá mức, điều này có thể ảnh hưởng tới sự chăm
sóc mà giáo viên nhận được. . Thay vào đó, lĩnh
vực này cần cung cấp sự hỗ trợ cho các nhà giáo
dục phù hợp với nhu cầu của họ. Nói cách khác,
họ “cần xác định đặc điểm của các dạng kiệt sức
khác nhau để điều chỉnh các liệu pháp điều trị
cho hiệu quả hơn.”
Theo Montero-Marín García-Campayo, ba
dạng kiệt sức chủ yếu bao gồm:
Điên cuồng: Loại này bao gồm những giáo viên
dành nhiều thời gian và năng lượng cho công
việc, cực kỳ tận tâm với thành tích gắn tham
vọng của cá nhân vào trong những nỗ lực của họ.
Hậu quả là, cuộc sống nhân của họ thường
bị ảnh hưởng, họ cảm thấy họ không thể cân
bằng giữa công việc việc chăm sóc cho bản
thân.
Thiếu năng lượng: giáo viên cảm thấy thiếu động
lực và hứng thú, không chuyên tâm vào công
việc, Ngoài ra, họ thường xuyên phải thực hiện
những công việc nhàm chán thêm vào đó là thiếu
sự công nhận những thành tích đã đạt được kh-
iến họ tìm kiếm công việc khác.
Mệt mỏi: Khi người thầy không còn để cống
hiến cho nghề, họ trở nên chai sạn, coi thường
trách nhiệm của mình. Họ cảm thấy thiếu sự
công nhận và thiếu quyền lực dẫn đến việc bỏ bê
nhiệm vụ.
Mặc dù những giáo viên này có những cảm nhận
khác nhau về công việc của họ và do đó có những
nhu cầu được hỗ trợ khác nhau trong cuộc sống
cá nhân cũng như trong nghề nghiệp. Các triệu
chứng kiệt sức của giáo viên được công bố rộng
rãi bởi nhiều nghiên cứu bao gồm:
Cảm giác không thể hoàn thành công
việc, kiệt sức bởi hàng núi điểm số, các
cuộc họp liên miên và liên tục phải hy sinh
thời gian cá nhân.
Choáng ngợp, hoặc cảm giác rằng giáo
viên không bao giờ thể “hoàn thành”
bất cứ công việc gì.
Thất vọng không khả năng thay đổi
hệ thống, từ việc giảng dạy đến các bài
kiểm tra không phản ánh quá trình học
tập của học sinh đồng thời lấy đi thời gian
giáo dục ý nghĩa và bỏ qua các giai
đoạn phát triển chuyên môn
Kiệt sức, cả về thể chất lẫn tinh thần, do
giáo viên không thể ngủ đủ giấc (thức đêm
chấm điểm) và dường như không thể tác
động đến sự thay đổi trong hệ thống (các
bài kiểm tra tiêu chuẩn, kết quả của học
sinh), buộc phải chứng kiến những vấn đề
tương tự lặp đi lặp lại
Căng thẳng, bắt nguồn từ việc thiếu sự
chăm sóc bản thân, các vấn đề trong lớp
học lặp đi lặp lại liên tục, sự choáng ngợp,
thiếu đi các hỗ trợ mà giáo viên kỳ vọng
ban giám hiệu, phụ huynh và các bài kiểm
tra
Giảm cân, tăng cân, thiếu ngủ và các tình
trạng thể chất khác liên quan đến căng
thẳng và làm việc quá sức
Những triệu chứng này, liên quan đến cả ba kiểu
kiệt sức của giáo viên, xuất phát từ nhiều nguyên
nhân.
13
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 35 - 2021
Nguyên nhân nào khiến giáo viên kiệt sức?
Kiệt sức, giống như các dấu hiệu và triệu chứng
của nó, phát sinh từ nhiều nguyên nhân có liên
quan và nguy hiểm. Bao gồm:
Thiếu quyền tự chủ, với các giáo viên
chuyên nghiệp không thể đưa ra các lựa
chọn quan trọng trong lớp học cũng như
về chương trình giảng dạy
Các hành vi của học sinh bao gồm thiếu
tôn trọng, mất tập trung và tính hòa nhập
- tất cả đều ảnh hưởng đến số liệu thống
về tình trạng kiệt sức của giáo viên
trên toàn thế giới
Thiếu sự hỗ trợ từ ban giám hiệu
Một môi trường làm việc điên cuồng, nơi
giáo viên lao hết nơi này đến nơi khác,
hết nhiệm vụ này tới nhiệm vụ khác với
quá ít thời gian nghỉ ngơi để sắp xếp lại
và không đủ thời gian cho mỗi hoạt động
Suy giảm các mối quan hệ giao tiếp
kém với phụ huynh,quản lý, khiến giáo
viên cảm thấy không thể truyền đạt nhu
cầu của họ
Thiếu ngân sách để đáp ứng những nhu
cầu thích hợp
Thiếu thời gian cho mỗi bài học hoặc
phân đoạn trong ngày
Thiếu thời gian trong ngày để chuẩn bị
đầy đủ cho các bài học, khiến giáo viên
phải lựa chọn giữa việc dạy kém hoặc mất
ngủ / thiếu thời gian dành cho gia đình /
cho chăm sóc bản thân / cho những sở
thích
Bị sang chấn tinh thần thứ cấp do làm
việc trong bối cảnh tiếp xúc gần gũi với
những học sinh người bị lạm dụng,
bỏ rơi và trải qua đau buồn trong gia đình,
nơi chăm sóc nuôi dưỡng hoặc ở các môi
trường khác
Trong những điều phiền muộn này lại chứa
đựng những hạt giống hy vọng, bởi vì chúng
vạch ra hướng đi mà lĩnh vực giáo dục có thể
áp dụng để giải quyết tình trạng kiệt sức của
giáo viên hiện nay.
Giải pháp ngăn ngừa tình trạng kiệt sức
của giáo viên
Ngăn ngừa tình trạng kiệt sức của giáo viên
một trong những nhu cầu cấp thiết trong lĩnh
vực giáo dục ngày nay. Tình trạng này đòi hỏi
ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên hỗ trợ
trợ lý phải làm việc cùng nhau để tạo ra một môi
trường khuyến khích nhiều hơn cho giáo viên.
Giải pháp cần bắt đầu bằng việc giúp đỡ các
giáo viên đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực
này, sau đó mở rộng đến sự hỗ trợ rộng rãi
bao gồm các giáo viên mới ngay khi họ bước
vào lớp học. Các giải pháp này bao gồm:
Cho giáo viên nhiều quyền kiểm soát hơn
Trong khoảng một phần tư thế kỷ, giáo viên
đã có một niềm tin hạn chế vào khả năng
của chính họ trong việc tạo ra sự thay đổi
trong lớp học. Đó là một vấn đề vẫn còn tồn
tại rất nhiều cho đến ngày nay, nếu các cuộc
thảo luận đang diễn ra về tầm quan trọng
của quyền tự chủ của giáo viên vẫn tiếp diễn.
May mắn thay, mức độ tự chủ được gia tăng là
điều mà các quốc gia khác đã đạt được, theo bài
báo trên. Câu trả lời ở đây là gì? Nó có thể đơn
giản như việc để giáo viên chọn thêm chương
trình giảng dạy của riêng họ và xem nó sẽ đi đến
đâu. Kết quả ở Phần Lan và các quốc gia thành
công đáng chú ý khác thực sự rất đáng hy vọng,
vì vậy có thể đã đến lúc chính quyền và các nhà
hoạch định chính sách của nhà nước giảm bớt
các chương trình giảng dạy bắt buộc và để giáo
viên làm những gì họ muốn.
14 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 35 - 2021
Giúp giáo viên điều chỉnh phản ứng
Hầu hết các giáo viên bước vào nghề đều tràn
ngập hy vọng, rồi lại phải nhìn chính những hy
vọng đó bị tiêu tan trước những tổn thương của
học sinh, áp lực học tập, môi trường học điên
cuồng, kỳ vọng cao ngất ngưởng hơn thế
nữa. Điều này dẫn đến cảm giác tuyệt vọng, cạn
kiệt cảm xúc và các triệu chứng kiệt sức khác.
Nói rằng giáo viên cần phải “điều chỉnh thái độ
của họ” nghe có vẻ tai hại và vô tâm, nhưng nó
thể một quyết để ngăn chặn tình trạng
kiệt sức của giáo viên. Các nghiên cứu chỉ ra
rằng “điều chỉnh phản ứng của một người có thể
làm giảm căng thẳng dẫn đến kiệt sức” “các
kỹ năng và chiến lược đối phó có thể được phát
triển trong một khoảng thời gian,điều này có thể
giúp loại bỏ các phản ứng tiêu cực gây cạn kiệt
năng lượng”
Do đó, lãnh đạo nhà trường cần tạo ra nhiều
hơn các buổi hội thảo và tập huấn để giảng dạy
cho các giáo viên. Con người không nhất thiết
phải chuyển sang các cơ chế đối phó khi đối mặt
với căng thẳng nhưng cần được hướng dẫn về
những “điều chỉnh thái độ” lành mạnh thông qua
giáo dục, vấn thực hành hướng dẫn. Giúp
giải quyết các vấn đề về cấu hình lại, lùi lại và sắp
xếp lại trật tự sẽ có thể đi một chặng đường dài.
Tuyên truyền và phát hiện sớm các dấu hiệu
cảnh báo
Không ai thể mong đợi sự thay đổi nếu nhu
cầu và lộ trình của nó không được nhiều người
biết đến. Điều này nghĩa phải làm về
bản chất, nguyên nhân - quan trọng nhất -
các dấu hiệu và triệu chứng của kiệt sức.
vậy cần phải thiết kế các khóa đào tạo cho giáo
viên để giúp họ nhận ra các dấu hiệu triệu
chứng của sự kiệt sức ở bản thân và những
người khác. Nếu giáo viên biết những cần
tìm, nhiều khả năng họ sẽ báo cáo về bản thân
những người khác với lòng trắc ẩn hơn
phán xét ít có khả năng sẽ giữ im lặng hơn.
Tuy nhiên, không chỉ giáo viên cần nỗ lực
nhiều hơn để phát hiện ra tình trạng kiệt sức.
Ban giám hiệu cũng phải đóng một vai trò tích
cực. Họ cần tổ chức cuộc họp định kỳ cho giáo
viên để tìm hiểuvề tình trạng sức khỏe của giáo
viên phát hiện n dấu hiệu kiệt sức tiềm ẩn.
Điều đó nói lên rằng, điều quan trọng đó là cần
tránh gắn sự kỳ thị đối với tình trạng kiệt sức.
Bởi quá nhiều sự kỳ thị đã liên quan
đến các triệu chứng kiệt sức thông thường
- trầm cảm chủ yếu trong số đó - gây nên
nguy tạo ra một liên kết tiêu cực điều
sẽ làm mất hết can đảm trong cả việc tự báo
cáo và báo cáo nhẹ nhàng thay cho người khác.
Cung cấp những tiện nghi về sức khỏe thể
chất và tinh thần
Ta đều biết giáo viên không mức thu nhập
cao như một số ngành nghề khác.. Một ng-
hiên cứu đã chỉ ra con số gây kinh ngạc về
số tiền giáo viên bỏ ra để sắm sửa trang phúc
trên lớp học (94%), thế chúng ta không thể
mong đợi giáo viên chi tiền cho các giải pháp
chăm sóc bản thân thường được đề xuất
như: yoga, tham vấn/trị liệu, sở thích nhân.
Tuy nhiên, điều mà giáo dục có thể làm là cung
cấp những tiện nghi này trong bối cảnh trường
học. Các nghiên cứu chỉ ra rằng “Chánh niệm,
lòng tự trắc ẩn, tính hiệu quả nhân ảnh
hưởng tích cực có liên quan đến hỗ trợ tinh
thần, trái lại tình trạng kiệt sức suy nhược
cảm xúc có liên quan một cách tiêu cực đến
hỗ trợ cảm xúc.” Hơn nữa, “Trầm cảm liên
quan nghịch chiều với các yếu tố hỗ trợ tinh
thần, tổ chức lớp học và hỗ trợ giảng dạy.”
Cung cấp các phương pháp thực hành chánh
niệm trong môi trường học đường sẽ giúp giáo
viên cảm thấy được hỗ trợ, làm tăng các yếu tố
tích cực như lòng trắc ẩn và hiệu quả cá nhân,
chưa kể đến tâm trí hạnh phúc hơn. Ý tưởng
này bao gồm các khóa học theo sở thích, yoga
và thực hành thiền, viết nhật và các đề xuất
khác (không bắt buộc!).
15
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 35 - 2021
Thiết kế một lộ trình rõ ràng để giải quyết các
triệu chứng của kiệt sức
Cuối cùng, các nhà giáo dục cần phản ứng
nhanh chóng để thoát khỏi tình trạng kiệt sức
khi chúng xuất hiện. Nếu giáo viên biết rằng ban
giám hiệu sẽ thực hiện các bước để giúp họ hồi
phục, nhiều khả năng họ sẽ báo cáo về những
triệu chứng liên quan đến tình trạng kiệt sức của
họ. Tuy nhiên, thực tế là họ không biết có sự giúp
đỡ nào sẽ đến. Hiện này, các giáo viên thậm chí
có thể lo sợ những kết quả tiêu cực của việc báo
cáo, chẳng hạn như thiếu niềm tin vào sự giảng
dạy của họ và do đó là sự thiếu tự chủ.
Thay vào đó, giáo viên cần:
Các chính sách rộng rãi về cách thức báo
cáo tình trạng kiệt sức cách để được
tiếp nhận các chăm sóc
Một quy trình trực tiếp để báo cáo tình
trạng kiệt sức tới ban giám hiệu
Lựa chọn loại hình chăm sóc mà họ muốn
nhận được
Hỗ trợ trong việc điều chỉnh khối lượng
công việc lối sống sao cho giáo viên
có thể quản lý được
Ban giám hiệu tích cực theo dõi giúp
đỡ với tình trạng kiệt sức
nguồn lực hỗ trợ giáo viên còn hạn chế, sẽ
mất nhiều thời gian để đào tạo giáo viên việc đi
tìm kiếm sự trợ giúp khi họ cảm thấy cần. Theo
thời gian, bằng cách cung cấp những hỗ trợ cho
giáo viên , các nhà quản các nhà hoạch
định chính sách mới có thể thuyết phục giáo viên
thực hiện bước khó khăn trong việc tiếp cận.
Một bước chân trên con đường nâng cao sự
hài lòng của giáo viên
Tình trạng kiệt sức của giáo viên sẽ không
được giải quyết ngay trong một sớm một chiều.
sẽ đòi hỏi một đội ngũ cán bộ quản lý, nhà
hoạch định chính sách, giáo viên nhân viên
hỗ trợ làm việc phối hợp để loại bỏ - hoặc ít
nhất là cải thiện - những mối nguy hiểm về mặt
tinh thần trong công việc và tạo ra môi trường
mà giáo viên mong muốn gắn bó suốt đời.
Giống với cuộc hành trình vạn dặm, giải quyết
tình trạng kiệt sức giáo viên chỉ cần bắt đầu
với một bước duy nhất. Một giáo viên yêu cầu
sự giúp đỡ thay vì tự mình bối rối trong thất
vọng; một nhà quản lý đưa ra các sáng kiến
tự chăm sóc bản thân; một nhà hoạch định
chính sách vận động tài trợ cho các hội thảo
liên quan đến kiệt sức và phòng chống nó.
Tin tốt là gì? Bắt đầu một bước chân là một công
việc không khó. Bất cứ khi nào thể, tất cả
chúng ta đều nên “bước từng bước” để tạo ra
những thay đổi như vậy - cho chính chúng ta,
cho học sinh của chúng ta, cho đất nước của
chúng ta và cho thế giới của chúng ta.
16 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 35 - 2021
ĐÃ ĐẾN LÚC NGỪNG BẮT HỌC SINH
“TÌM Ý CHÍNH TOÀN BÀI”
ÁP DỤNG MỘT PHƯƠNG PHÁP
DẠY ĐỌC MỚI
1Holly Korbey
Minh Trang lược dịch
Dựa trên nghiên cứu chứng minh kiến thức nền
thay vì kỹ năng chung như “tìm nội chính của văn
bản” mới là yếu tố quan trọng hơn để thực sự
hiểu văn bản, một số trường đang thay đổi cách
dạy đọc hiểu.
1 Nguồn: https://www.edutopia.org/article/it-time-
drop-nding-main-idea-and-teach-reading-new-way
Đầu năm học này, hai giáo viên ở trường tiểu học
THCS John Ruhrah Darene Parry Megan
Healy đã thực sự đào sâu vào bài giảng về trái
tim con người. Họ cho học sinh lớp 4 của mình
xem các biểu đồ giải phẫu học và giới thiệu các từ
vựng như ‘cardio’ (các bài tập giúp kiểm soát
hỗ trợ nhịp tim) và ‘circulatory’ (lưu thông máu).
Thật ngạc nhiên là bài học về “để có một trái tim
khỏe” nặng thuật ngữ và nghiên cứu khoa học lại
17
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 35 - 2021
không phải một bài giảng trong lớp khoa học
thay vào đó một lớp Mỹ thuật tiếng Anh
(ELA).
Parry, giáo viên chương trình giảng dạy liên môn
tại một trường Baltimore, Maryland chia sẻ:
“Học sinh thấy được liên kết giữa các kiến thức
học được trong lớp Mỹ thuật với các môn học
khác.” Ở trường, các môn học thường thống nhất
lựa chọn cùng một chủ đề và giúp các em tiếp cận
qua nhiều lăng kính khác nhau. Học sinh phần
lớn đều học tiếng Anh. “Các em thường nghĩ sẽ
được học những kiến thức đó trong một lớp học
khác. Tuy vậy, tôi không nghĩ các em thắc mắc
tại sao mình gặp cùng những chủ đề đó trong lớp
Mỹ thuật.”
Parry, Healy và đồng nghiệp của cả hai ở các
trường công tại thành phố Baltimore thành
viên của một nhóm các nhà giáo dục đang
thay đổi chương trình dạy đọc hiểu ELA truyền
thống, đưa cho học sinh hàng những chủ đề
mới toanh rồi dạy chúng các kỹ năng như “tìm
nội dung chính của văn bản” hay “tóm tắt văn
bản”. Theo các quận và hệ thống các trường học
ở Baltimore, cách tiếp cận lấy-kỹ-năng-làm-gốc
để dạy đọc hiểu chỉ đạt hiệu quả thấp trong việc
nâng cao kỹ năng đọc hiểu của học sinh, đồng
thời “ngó lơ” luôn kết quả của nhiều nghiên cứu
nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến thức nền
tảng trong học hiểu.
Natalie Wexler, một nhà báo giáo dục, đồng thời
là tác giả của cuốn The Knowledge Gap (tạm dịch:
Khoảng trống kiến thức) - người đã dành hẳn 2
năm quan sát cách các trường tiểu học dạy đọc
hiểu, nhận định rằng: “Học sinh được trang bị
kiến thức nền tảng có cơ hội tốt hơn để hiểu bất
cứ văn bản nào. Các em thể dung nạp được
nhiều thông tin hơn về chủ đề vào bộ nhớ dài
hạn (long-term memory), từ đó có thêm khoảng
trống trong bộ nhớ làm việc (working memory)
dành cho việc hiểu sâu văn bản. Các em cũng có
khả năng tiếp thu và tái thiết lập thông tin tốt hơn
vì kiến thức giống như Velcro vậy, các em sẽ nhớ
lâu hơn khi liên kết được chúng với các kiến thức
liên quan.”
Mở rộng phạm vi ứng dụng
3 năm trước, một nhóm hiệu trưởng của các
trường học tại thành phố Baltimore đã đặt ra
một nhiệm vụ quan trọng, đó biên soạn một
chương trình giảng dạy đọc hiểu mới cho toàn
quận với mục tiêu nâng cao kỹ năng đọc hiểu của
học sinh.
Điểm số môn đọc của học sinh trên toàn quận
đã giảm suốt 10 năm nay cho tới năm 2017,
họ tụt hậu so với hầu hết các quận khác. Dựa
trên kết quả bài kiểm tra đọc hiểu dựa trên Các
đánh giá quốc gia về giáo dục tiến bộ (National
Assessment of Educational Progress), chỉ 13%
học sinh lớp 4 và 8 có kỹ năng đọc hiểu tốt. Ở các
quận lớn hơn thuộc thành phố Baltimore, điểm
môn đọc hiểu cũng không đồng đều mà dàn trải
theo sắc tộc và điều kiện kinh tế xã hội của từng
học sinh. Trong đó, những học sinh gia đình
có thu nhập thấp hoặc da màu điểm số thấp
hơn các em có điều kiện kinh tế khá giả hoặc da
trắng tới ít nhất 20 điểm.
Nghiên cứu sâu hơn về khoa học nhận thức trong
đọc hiểu, họ quả quyết rằng so với tầm trọng của
các kỹ năng đọc hiểu giáo dục theo đuổi đề
cao suốt ngần ấy năm, kiến thức nền về các chủ
đề khác như xã hội học, khoa học và mỹ thuật giữ
vai trò quan trọng hơn nhiều.
Nghiên cứu về bóng chày mang tính bước ngoặt
của Donna Recht và Lauren Leslie cho thấy
những người đọc kém hơn nhưng hiểu biết sâu
về bóng chày hoàn thành bài kiểm đọc hiểu về
bóng chày tốt hơn những người kỹ năng đọc
hiểu tốt nhưng không biết gì về bóng chày. Trong
một nghiên cứu khác, những học sinh cấp 3 đã
tiếp cận với những chủ đề lớn như hệ sinh thái
18 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 35 - 2021
kết quả bài kiểm tra đọc hiểu về chủ đề này
tốt hơn hẳn so với những em chưa từng tiếp xúc
qua. Đối với những học sinh hoàn cảnh khó
khăn hoặc da màu, sự khác biệt trong kết quả
bài kiểm tra lại càng rõ ràng hơn.
Heidi Foley, giáo viên đọc của John Ruhrah nói:
“Tôi nghĩ đã có đủ nghiên cứu chỉ ra rằng việc chỉ
dạy các chiến lược áp dụng làm bài đọc hiểu
không hiệu quả trong việc giúp học sinh tự đọc
được các văn bản khó.”
Dựa vào những kết quả tìm được, vào năm 2018,
thành phố Baltimore quyết định thay đổi chương
trình ELA truyền thống và triển khai Wit and Wis-
dom - chương trình giảng dạy gắn liền với phát
triển kỹ năng đọc hiểu chú trọng đến nội dung
môn học cho tất cả học sinh K-8.
Hiện nay, học sinh ở Baltimore vẫn đang học bộ
kỹ năng ELA gồm đọc hiểu, ngôn ngữ tượng
hình đọc hiểu bằng cách đưa chúng vào các
khái niệm các em được học trong các tiết khoa
học xã hội. Tức là, khi tìm hiểu về thời kỳ thuộc
địa của Mỹ, học sinh phải đọc thêm các tài liệu
liên quan về Cách mạng nước Mỹ, tổ chức một
buổi chuyên đề về Socrate từ những ngày đầu
của cuộc chiến sau đó viết một bài luận sử
dụng từ vựng các em được học trong ELA để bảo
vệ 1 quan điểm.
Làm thế nào bộ não hiểu được các thông tin bạn
tiếp nhận qua việc đọc?
Nhà báo Natalie Wexler và nhiều nhà khoa học
nghiên cứu về khoa học nhận thức cho rằng
nhiều nhà giáo dục vẫn chưa hiểu được chế
của khoa học nhận thức trong đọc hiểu - vai
trò to lớn của điều kiện gia đình và kiến thức nền
tảng - nên vẫn tiếp tục soạn đưa ra các bài
kiểm tra và bài tập vô tình làm giảm hiệu quả học
tập của học sinh. Được tiếp cận nguồn tài nguyên
dồi dào, một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình
tầm trung hoặc khá giả thường có nhiều cơ hội đi
du lịch, tham gia các sự kiện hoặc có những trải
nghiệm làm sâu sắc hơn nền tảng kiến thức văn
hóa hội của mình. Những trải nghiệm đó
chính là nền tảng để chúng xử lý và hiểu rõ hơn
các đoạn đọc hiểu khó. Đây cũng chính điều
các bạn đồng trang lứa kém may mắn hơn thiếu
cơ hội tiếp cận.
Daniel Willingham, nhà tâm học nhận thức
thuộc trường Đại học Virginia, đồng thời là tác giả
cuốn The Reading Mind: A Cognitive Approach to
Understanding How the minds Read (tạm dịch:
Tư duy đọc: Cách tiếp cận từ khoa học nhận thức
để hiểu hơn về cơ chế của bộ não khi đọc”) nói:
“Các bài kiểm tra đọc thực chất là các bài kiểm
tra kiến thức “trá hình”.”
Willingham cho biết để hiểu được 1 văn bản phức
tạp, não bộ trải qua 3 quá trình: lấy ý trong từng
câu đơn; kết nối các câu và nội dung được truyền
tải, từ đó tìm ra từng tầng ý nghĩa; bước cuối
cùng hình thành khái quát hóa, hiểu sâu
toàn bộ văn bản. Trong khi những kỹ năng ngôn
ngữ nói mạnh mẽ - chẳng hạn như có hiểu biết
sâu rộng về pháp ngữ dụng - thể giúp
người đọc tiến xa trong nhận thức; thì khi bắt đầu
tiếp cận các văn bản dài phức tạp hơn, độc
giả cần nhiều thông tin về chủ đề hơn để nắm
bắt được nội dung thông điệp văn bản muốn
truyền tải.
Kiến thức nền tảng về không chỉ về vấn đề được
nhắc đến trong văn bản còn về thế giới nói
chung thực sự đóng vai trò quan trọng giúp học
sinh hiểu được văn bản. Chúng vận hành hệt như
một giàn đỡ để từ đó dựng nên một hình mẫu
nhận thức hoàn chỉnh và linh hoạt hơn khi nhắc
đến chủ thể của vấn đề. Các độc giả chưa trang
bị cho mình kiến thức nền tảng tựa như một hình
mẫu không có giàn đỡ. Nói cách khác, não bộ của
họ không có nền tảng để xử lý thông tin mới được
tiếp nhận.
19
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 35 - 2021
Câu hỏi đặt ra cho chương trình giảng dạy
Willingham cho biết để dạy được những tiết học
nặng kiến thức nhằm nâng cao khả năng đọc hiểu
của học sinh, giáo viên cần chú trọng xây dựng
chương trình học tuần tự chặt chẽ, liên kết
được với kiến thức nền tảng trải dài trên nhiều
lĩnh vực để không học sinh nào “bị hẫng” khi đọc.
Khi các nghiên cứu về chương trình học tương tự
Wit and Wisdom của Baltimore được tiến hành
càng nhiều, các kết quả đầu tiên thu được đang
hứa hẹn một tương lai khả quan. Các nghiên cứu
thí điểm dài hạn của chương trình Core Knowl-
edge (tạm dịch: Kiến thức nền tảng) thực hiện tại
một số trường Denver New York của E.D.
Hirsch đã cho ra những kết quả cùng khả quan
về kỹ năng ELA của học sinh. Các nghiên cứu quy
nhỏ bao gồm chương trình Bookworms mới
(tạm dịch: Mọt sách) đã cải thiện đáng kể kỹ năng
đọc hiểu của học sinh khi so sánh với hiệu quả
của phương pháp dạy đọc hiểu truyền thống.
Tiếp gót các trường công ở Baltimore, nhiều
quận cũng bắt đầu ứng dụng khoa học nhận thức
vào việc đọc và thực hiện một bước tiến táo bạo
- nâng cấp phương pháp ELA họ vẫn dùng trong
từng ấy năm.
Louisiana, theo ghi nhận từ nghiên cứu,
chương trình mới hoàn toàn được các nhà giáo
dục của bang biên soạn và hướng dẫn đã tạo nên
một cú hích trong điểm số môn đọc của các em
học sinh tiểu học. So với điểm vài năm trước, con
số chênh lệch là 7 điểm.
Dana Talley, người góp công trong việc đưa
chương trình mới này vào áp dụng tại các trường
ở nửa phía nam bang nói: “Kỹ năng và chiến lược
đọc đã hết thời rồi.” Mặc dù giáo viên gặp đôi chút
khó khăn ban đầu nhưng Talley nói họ được cho
thời gian để thực sự hiểu được phương pháp dạy
mới này, đồng thời có không gian để cải thiện kỹ
năng của chính mình. “Giờ tôi thốt một chữ
“kỹ năng” trước mặt những người dạy ELA, họ
sẽ ném ngay cho tôi những ánh nhìn thiếu thiện
cảm mất.”
Các trường học ở Louisiana cũng quyết tâm tìm
xem liệu đầu tư của họ vào kiến thức nền tảng có
đáng giá hay không. Trước đại dịch, bang đã bắt
đầu thí điểm các bài kiểm tra ELA dựa trên nội
dung học sinh được học thay vì các bài kiểm tra
chỉ nhằm đánh giá kỹ năng chung của học sinh.
20 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 35 - 2021
DÁNG HÌNH TIN TỨC
21
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 35 - 2021
Emily Boudreau | LISA lược dịch
Cách các nhà giáo dục có thể sử dụng tin tức như
một công cụ để thúc đẩy các kỹ năng tư duy phản
biện
Kỹ năng tư duy phản biện - phân tích sự kiện để
suy ngẫm đưa ra quyết định sáng suốt - điều
cần thiết cho học sinh khi tham gia vào các hoạt
động cộng đồng. Tuy nhiên, trong thời đại tin tức
biến chuyển với tốc độ cực nhanh ngày nay, học
sinh càng ngày càng khó phân biệt giữa thực tế
với những điều không có thực để đưa ra được
những quyết định đúng đắn. Điều này lại càng
đặc biệt đúng trong đại dịch COVID-19.
Một báo cáo giáo dục mới từ PIL (Project Infor-
mation Literacy - Dự án Thông tin Văn học) sử
dụng 100 ngày đầu tiên của câu chuyện COVID-19
để giúp các giáo viên, học sinh và sinh viên nắm
bắt lại được tin tức từ những ngày đầu tiên và suy
nghĩ phản biện về cách mà báo chí định hình câu
chuyện quốc gia. Và từ đó, xác định được những
gì chúng ta nhìn thấy và học hỏi, những gì chúng
ta nghĩ, bản chất của chúng ta.
Điều tra viên chính thức Alison Head cho biết:
“Quen thuộc với tin tức là một cách luyện tập
thực tiễn xã hội mạnh mẽ, giúp nâng cao dân trí.
Trong nghiên cứu năm 2018 về mức độ tiếp cận
tin tức, chúng tôi nhận thấy cứ 10 học sinh thì sẽ
có 7 em nhận được tin tức từ lớp học, vậy lần
này chúng tôi hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng
tôi tập trung vào virus Corona, câu chuyện lớn
nhất của thế kỷ, và biến nó thành một quá trình
học hỏi kinh nghiệm độc nhất kịp thời trong
một năm bầu cử đầy khó khăn?”
Theo Head, tài liệu mới này nhấn mạnh hai lĩnh
vực phát triển quan trọng:
1. Tự chủ trong định hình thông tin. Head nói
rằng đây là khả năng để giành lại quyền kiểm
soát tin tức. Cần phải kéo trở lại xem xét
“dáng hình tin tức” để xác định các chủ đề
và các phần thông tin cực kỳ quan trọng. Để
giúp học sinh xây dựng kỹ năng này, phần đầu
tiên của bản báo cáo trình bày các biểu đồ
tương tác và tường thuật các mốc thời gian cụ
thể để thể hiện sự phát triển của câu chuyện
COVID-19 theo trình tự thời gian. Tài nguyên
học tập bao gồm các bài tập để xem các câu
chuyện tin tức phát triển và quản lý sự chú ý
của người đọc theo thời gian như thế nào.
2. Đọc hiểu trực quan là khả năng hiểu cách bố
cục và cách trình bày các hình ảnh để bổ sung
ý nghĩa cho một sự kiện tin tức, đồng thời gợi
ra những phản ứng cảm xúc nhất định. Phần
thứ hai của báo cáo xem xét hình ảnh tin tức
về virus corona vai trò của ánh sáng, góc
độ hoặc cách cắt xén ảnh trong một thông
điệp trực quan có thể nhìn thấy.
Trong bối cảnh lớp học, các nhà giáo dục có thể
sử dụng nghiên cứu này như một nguồn tài liệu
đọc và giảng dạy để gợi mở các câu hỏi của học
sinh và phát triển kiến thức của người dân. Dưới
đây là một vài hoạt động và câu hỏi để thúc đẩy
duy trong lớp học được phát triển bởi nhóm
PIL.
Hiểu bối cảnh tin tức
Dựa trên chính trải nghiệm của học sinh, hỏi
xem các em nhớ những câu chuyện hay hình ảnh
tin tức nào từ đầu đại dịch. Những câu chuyện đã
đến tai các em như thế nào? Các em tìm thấy tin
tức ở đâu? Làm thế nào các em biết rằng tin tức
này là đáng tin cậy?
So sánh các nguồn tin tức
So sánh hai tin tức trong cùng một ngày
từ hai nguồn khác nhau hoặc hai tin tức
cùng một nguồn nhưng được đăng vào
các thời điểm khác nhau. Có gì giống? Có
khác? Tiếng nói của nhóm người nào
đang được đưa ra? Những giả định nào có
thể xảy ra về người đọc tin tức đó?
22 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 35 - 2021
So sánh hai hình ảnh từ bài báo cáo. Kỹ
thuật hình ảnh đóng góp như thế nào
đến phản hồi của các em? Điểm chung
của các kỹ thuật hình ảnh là gì? Có
khác biệt? Ai được giới thiệu trong hình
ảnh tin tức đó?
Điều tra
Có nhóm người nào bị bỏ ngoài ngoài
phạm vi của bài báo cáo không? Ai? Và tại
sao giới truyền thông lại không chú ý đến
họ?
Chọn một nhân vật hoặc một nhà lãnh
đạo nổi tiếng thường xuyên xuất hiện trên
bản tin. Phản ứng của họ được các hãng
tin miêu tả theo thời gian như thế nào?
Chọn một hình ảnh cụ thể. Tìm hiểu xem
được xuất bản lần đầu lúc nào và ở
đâu, những nơi mà được sử dụng
lại. Hình ảnh đó có bị cắt không? Nếu có,
nó đã bị cắt những gì?
Tóm lại, các ý quan trọng các nhà giáo dục cần lưu
ý là:
Tập trung vào “dáng hình” của tin tức để
hiểu các xu hướng chính và cách những xu
hướng đó định hình quan điểm của cộng
đồng.
Lưu ý rằng các hình ảnh trực quan cũng là
một công cụ truyền tải thông tin.
Luôn đặt câu hỏi ý kiến của nhóm người
nào đang được đại diện trong tin tức đó,
ai là người đưa ra, kể ra câu chuyện
này.
23
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 35 - 2021
1Sian Beilock2 | Thúy Quỳnh dịch
Dịch bệnh đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
cuộc sống của sinh viên, các trường đại học cần
giúp đỡ họ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Một cuộc gặp qua Zoom với 12 sinh viên năm
1 Nguồn: https://hechingerreport.org/opinion-stu-
dents-need-tools-to-safeguard-their-mental-health-in-un-
certain-times/
2 Tác giả Sian Beilock là một nhà khoa học về nhận
thức, chủ tịch Hội đồng trường Barnard thuộc Đại học Co-
lumbia.
nhất đã được thực hiện để lắng nghe trải ng-
hiệm của họ trong một năm đầu tiên vừa qua tại
trường Đại học Barnard.
Mặc dù họ cho rằng mình có sự gắn kết với
những lớp học, một nhận xét mọi nhà quản
lý của trường đại học nào cũng muốn nhận được,
thì những từ như không dễ dàng, lo âu, không
chắc chắn được nhắc đến thường xuyên trong
quá trình chúng tôi nói chuyện.
BẢO VỆ SỨC KHỎE TINH THẦN
TRONG MỘT THỜI KỲ BẤT ỔN
24 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 35 - 2021
Những nữ sinh viên ở trường Barnard không
hề đơn độc trong những thử thách ấy. Một cuộc
phân tích ý kiến trên Twitter được với mục đích
tìm hiểu về tình trạng sức khỏe tâm lý của cộng
đồng đã lưu lại những từ hay cụm từ tương tự
như trên và đề cập rằng tỉ lệ lo âu, áp lực và trầm
cảm vào mùa xuân năm 2020 cao hơn đáng kể so
với thời gian này của năm 2019.
Thật dễ dàng để cho rằng nguyên nhân của
những cảm xúc ấy đến từ những sự kiện ddiễn ra
trên thế giới hiện nay. Theo một nghiên cứu gần
đây được thực hiện bởi Trung tâm Kiểm soát
phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)3, gần 75%
người Mỹ trong độ tuổi từ 18 đến 24 cho thấy vấn
đề về sức khỏe tâm lý và hành vi xuất hiện cùng
với tình hình dịch bệnh.
Những cuộc khảo sát khác xác nhận sự gia tăng
áp đảo của căng thửng, áp lực trong suốt khoảng
thời gian này. 79% người lớn thuộc “thế hệ Z”4
(tuổi từ 18 đến 23) tại Mỹ nói rằng tương lai của
đất nước này là nguyên nhân chính dẫn đến
stress trong cuộc sống của họ trong khi đó riêng
vấn đề về biến đổi khí hậu đã khiến 57% số lượng
thanh thiếu niên Mỹ cảm thấy lo sợ.
Sự đứt gãy trong những hoạt động thường ngày.
chẳng hạn dụ như việc không được đến trường
học đã khiến 46% người trẻ cảm thấy rằng họ
thiếu đi mục đích sống coi đó một nguyên
nhân thúc đẩy đằng sau sự gia tăng mối lo âu
của họ.
Nghiên cứu tâm lý học chỉ ra rằng bản thân sự
không chắc chắn thường chính là yếu tố thúc
đẩy cho tình trạng lo lắng ngày càng gia tăng.
3 Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa
Kỳ (CDC), tiếng Anh: Centers for Disease Control and Pre-
vention, là một cơ quan thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh
Hoa Kỳ
4 Thế hệ Z, tiếng Anh: Gen Z, là những người sinh từ
khoảng giữa đến cuối thập niên 1990 cho đến những năm
đầu thập niên 2010. Họ đều sử dụng công nghệ kỹ thuật từ
nhỏ và cảm thấy thoải mái với Internet và các phương tiện
truyền thông xã hội.
Không phải những sự kiện đã diễn ra mà chính
là những giả định theo kiểu “điều gì sẽ xảy
ra nếu như” xung quanh các sự kiện ấy khiến
chúng ta thấy hoảng loạn.
Nghiên cứu tôi cũng cho thấy khi con người sợ
học toán thì một tín hiệu cảnh báo thần kinh cũng
được kích hoạt trong não họ trước mỗi bài kiểm
tra toán chứ không phải trong quá trình làm bài
hay sau khi đó. Sự bất an của chúng ta đến từ
những nỗi lo về việc điều gì sẽ và có thể xảy ra.
Điều này đặc biệt đúng đối với người trẻ. Họ chưa
từng đi qua những trải nghiệm tương tự để
thể rút ra những bài học của riêng mình. Do đó,
riêng việc nhìn nhận được đúng đắn bản chất của
sự “không chắc chắn” này đã là một thử thách.
Đây cũng chính là nguyên nhân mà liệu pháp tự
phơi nhiễm5 đã chứng minh sự hiệu quả khi áp
dụng cho người trẻ trong quá trình đối phó với sự
lo âu bởi nó buộc họ phải trải qua những kết quả
họ cảm thấy sợ để thấy được rằng kết quả
thực sự có thể lại không tệ đến vậy.
Một tin vui đó sở trường của giáo dục đại học
là làm giảm đi lối tư duy theo những câu hỏi
“điều sẽ xảy ra nếu như” của người trẻ, bởi
đại học mang đến những sự kiện trước đây cùng
với hướng suy nghĩ mới về thế giới, xu hướng của
những dữ liệu thống kê và dự đoán cho những sự
kiện tiếp theo.
Các trường đại học nên giúp đỡ và khuyến khích
các giảng viên tìm ra cách để cung cấp cho sinh
viên thêm những kinh nghiệm cần để mang tới
khả năng làm chủ tốt hơn đối với những sự kiện
bất ngờ khác chúng ta thể phải trải qua
trong tương lai. Cách tốt nhất để chiến thắng lối
nghĩ “điều gì sẽ xảy ra nếu như” ấy đến từ tri thức
về việc điều gì có khả năng sẽ xảy ra.
5 Liệu pháp tự phơi nhiễm, tiếng Anh: Exposure
therapy, là phương pháp điều trị hành vi chính thường được
sử dụng với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
25
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 35 - 2021
Tin không vui chính hầu như các trường đại
học đang không chủ động tiếp cận đến cách thức
giảng dạy này trong năm vừa rồi. Thay vào đó
những chủ tịch hội đồng trường thường tập trung
cụ thể vào những vấn đề không được biết ra như
việc mở cửa lại trường học an toàn không
có thể duy trì được việc ấy không hay làm thế nào
để ngăn chặn sinh viên khỏi việc giao lưu?
Một cách tự nhiên, mối tập trung hạn hẹp này
mang đến nhiều hơn sự thiếu chắc chắn và ít
hơn khả năng giải quyết được chúng.
Tại trường Barnard, khi chúng tôi quyết định
rằng việc học sẽ được thực hiện hoàn toàn từ xa,
những môn học đã được xây dựng để thích
hợp với tình hình hiện tại như một vi sinh học tập
trung nghiên cứu chủ yếu đến vi-rút Corona hay
một môn học khác nói về lịch sự của công việc
chăm sóc y tế hay một môn học về khoa học môi
trước có thể giúp sinh viên vận dụng những câu
hỏi khoa học tới hệ sinh thái trong chính vùng
đất quê hương của họ.
Tất cả những sinh viên năm nhất cũng tham gia
một môn học mới được đặt tên là “Những vấn đề
lớn: Thấu hiểu năm 2020” giúp thúc đẩy sinh viên
quan tâm về đại dịch Covid-19, bạo lực phân biệt
người da đen và những sự kiện gần đây khác
thể lộ điều về kiến thức khoa học, cấu
quyền lực đang có hiện nay, những hệ thống giá
trị trong lịch sử và những cách thức mà các nhà
nước, thể chế có thể góp phần thiết lập gia tăng
tình trạng bất bình đẳng. Hoạt động thảo luận
trong những môn học này thường không diễn ra
thoải mái và điều này không có gì bất thường, tuy
nhiên chúng tôi đang cố gắng cải thiện theo từng
ngày. Đưa ra những giải về các trải nghiệm cho
sinh viên thông qua những chủ đề khó giúp cho
mài giũa được bất kể quan điểm nào chúng
có cùng với hy vọng trang bị cho sinh viên thêm
nhiều điều để tiếp tục thảo luận những vấn đề ấy
bên ngoài phạm vi lớp học.
Chúng tôi cũng khởi xướng một chương trình
tên ThirdSpace@ trong đó kết nối sinh viên
cùng những nhà hoạt động trong các lĩnh vực
liên quan đến chuyên ngành học của họ để cùng
nhau tạo ra những thay đổi. Một báo cáo năm
2019 về thiên hướng hoạt động của Thế hệ Z cho
thấy gần gần 3 phần 4 những người trong nhóm
này tin rằng việc quan tâm, tham gia tới những
khía cạnh về chính trị là một phần quan trọng đối
với danh tính, giá trị cá nhân của họ.
Nhưng 55% nói rằng họ thấy mình không có khả
năng tham dự vào những vấn đề chính trị xã hội
bởi họ không biết mình cần liên lạc tới ai hay tổ
chức nào để bày tỏ sự ủng hộ. ThirdSpace@ được
thiết lập để đáp ứng mong muốn này, cho sinh
viên những công cụ sự chỉ dẫn để đóng góp
một cách hiệu quả vào civic structures đang
mà được xây dựng xung quanh những thử thách
lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt hiện nay.
Ở thời điểm mà các trường đại học đều đang
chiếm lĩnh các trang tin tức chính với việc họ
đang theo dõi các ca Covid như thế nào, thì thật
mỉa mai khi chính các trường đại học lại đang bỏ
lỡ một phần cùng quan trọng về sự an toàn
của sinh viên.
Điều này không chỉ liên quan tới việc chúng ta
theo sát các ca bệnh còn một cuộc kiểm
nghiệm nghiêm túc về cách chúng ta trang bị
cho sinh viên những nguồn lực cần thiết để bảo
vệ được sức khỏe tâm lý trong thời đại này.
Sinh viên vốn đã phải đối diện với rất nhiều điều
không chắc chắn. Các trường đại học thì lại đang
ở vị trí hoàn hảo để đóng vai trò là kho tàng kiến
thức quý giá và giúp sinh viên được những
công cụ chúng cần để mạnh mẽ và thoải mái hơn
khi vượt qua giai đoạn bất ổn này.
26 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 35 - 2021
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC SINH LUÔN
HỨNG THÚ TRONG LỚP HỌC?
27
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 35 - 2021
Tristan de Frondeville | Minh Khuê dịch
Khi trẻ em xao nhãng, chúng sẽ mất đi thời gian
học quý giá. Bài viết dưới đây cung cấp 10 cách
thông minh giúp trẻ hứng thú và tập trung hơn
trong lớp học.
Bạn đã bao giờ cảm thấy thất vọng khi tham
gia một cuộc họp mà đó đồng nghiệp của bạn
không thật sự tập trung chưa? Ngồi chấm điểm
bài tập về nhà? Nhắn tin tán gẫu? Nói chuyện
riêng? Trẻ em cũng không mấy khác so với người
lớn: Khi mất hứng thú học tập, chúng cũng sẽ cố
gắng tìm những việc khác thú vị hơn để làm.
Khiến lũ trẻ tập trung, phấn chấn và bắt tay vào
việc học ngay từ đầu giờ thể nói một thử
thách khó khăn đối với phần lớn giáo viên. Ép
chúng học đồng nghĩa với việc phải chứng kiến
cảnh chúng uể oải mất tập trung. Điều này
chẳng có gì lạ. Sau cùng, bất cứ ai phải ngồi một
chỗ và tiếp nhận kiến thức trong một khoảng thời
gian dài - tất nhiên, bao gồm việc ngồi nghe giáo
viên giảng bài - một lúc nào đó, đều tập trung và
dần vơi đi hứng thú học tập.
vậy, trừ khi bạn thực sự cố gắng thu hút sự
chú ý và giữ học sinh luôn tập trung ngay đầu
giờ hay giữa giờ, không thì bạn có muốn thúc
đẩy động cơ học tập của học sinh tới mức nào thì
“động cơ” này thực ra còn chưa được khởi động.
Từ thời gian chết đến học chủ động
Tôi gọi khoảng thời gian thiếu gắn kết vào lớp
học thời gian chết. Thời gian chết gián đoạn
việc học của học sinh và không may là nó có tính
“lây lan”. khiến học sinh trong giờ giảng tự
hỏi: “Tại sao mình phải chú ý nghe giảng trong
khi những người khác thì không?”. Việc để thời
gian chết là vô cùng nguy hiểm. Do đó, tôi luôn
cố gắng ngăn xảy ra (dù chỉ một dấu hiệu
nhỏ).
Trái ngược với khái niệm thời gian chết, học tập
lắng nghe chủ động - hai trạng thái mà ở đó học
sinh cần phải có ý thức và tự nguyện tham gia xây
dựng lớp học với các bạn và giáo viên của mình.
Trong cuốn “Inspiring Active Learning” (tạm dịch:
“Cảm hứng học tập chủ động”), Merrill Harmon
Melanie Toth đưa ra mô hình cái thang mô tả bốn
bậc động lực học tập của học sinh.
Học sinh ở bậc 4 - bậc thấp nhất - là những em
trốn tránh công việc, còn những học sinh bậc
3 là những em học tập và làm việc một cách hời
hợt. Gần đỉnh thang những học sinh trách
nhiệm, và cuối cùng, trên đỉnh là những học sinh
thực sự chủ động trong việc học.
Với cương vị một giáo viên và cố vấn của các
chương trình học tập qua dự án, tôi luôn quan
tâm đến bốn bậc đánh giá mức độ tham gia của
học sinh trong lớp. Tôi phát hiện ra rằng rất khó
để giữ học sinh luôn tập trung vào bài giảng của
giáo viên. Điều tương tự cũng xảy ra đối với các
nhóm học qua dự án của tôi, đặc biệt đối với các
thành viên chưa quen với yêu câu về tính độc lập
và tự giác của cách học này.
Đôi khi chỉ là một cá nhân, nhưng cũng có lúc cả
nhóm dường như không chú ý. Qua nhiều năm,
tôi đã rút ra một loạt các phương pháp để loại
bỏ thời gian chết, giúp học sinh cải thiện thứ bậc
của mình trên thang học tập chủ động.
Tạo dựng kho tư liệu cá nhân
Loại bỏ thời gian chết bắt đầu bằng việc tạo ra
một kho các thói quen hoạt động. Đó thể
các hoạt động đa-mục-đích áp dụng được
nhiều môn học, hoặc các phong cách giảng dạy,
hoặc các hoạt động với định hướng nội dung cụ
thể cho phép học sinh học bằng nhiều cách khác
nhau thay vì chỉ nghe và ghi nhớ thông thường.
Bạn thể đưa vào một vài hoạt động thể chất
giúp trẻ giải phóng năng lượng bị kìm nén. Bên
cạnh đó, việc tạo cho trẻ khoảng thời gian riêng
sẽ kích thích khả năng suy nghĩ của chúng. Giáo
28 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 35 - 2021
viên cũng có thể sát sao hơn đối với những cuộc
hội thoại giữa học sinh trong lớp để đảm bảo
rằng chủ đề cuộc trò chuyện vẫn hoàn toàn nằm
trong phạm vị bài học.
Phát triển những hoạt động như thế này tuy mất
thời gian ban đầu, nhưng thành quả - xét trong
mảng quản lý lớp học và học tập nói chung - lại
vô cùng xứng đáng với những nỗ lực bỏ ra. Bằng
việc xây dựng một kho các hoạt động, tôi hiếm
khi gặp khó khăn trong việc khiến lũ trẻ chú tâm
lại vào bài giảng của mình.
10 quy tắc gắn kết
1. Bắt đầu lớp học với hoạt động khởi động
trí óc
Hoạt động khởi động trí óc cơ bản là yêu cầu học
sinh tìm lỗi sai trong những thông tin được giáo
viên viết trên bảng. (Bạn có thể sử dụng phương
pháp này trong bất kỳ môn học nào). Nhưng thay
yêu cầu học sinh giữ trật tự làm việc một
mình rồi hỏi gọi từng em trả lời thì hãy chia
học sinh của mình thành các nhóm, đồng thời,
tạo một cuộc cạnh tranh giữa các nhóm. Việc này
sẽ giúp bạn loại bỏ những yếu tố tiềm tàng dẫn
đến tình trạng thời gian chết trong lớp.
Cách làm: Chia lớp thành các nhóm ba học sinh,
yêu cầu chúng yên lặng làm việc cùng nhau
giơ tay khi tìm ra lỗi sai. Sau khi nhóm thứ nhất
trả lời xong, hãy dành một ít thời gian cho những
nhóm còn lại xác định tổng số lỗi sai trong bài,
rồi đếm đến ba để các nhóm cùng giơ tay. Nhóm
tìm thấy nhiều lỗi sai nhất sẽ giải thích câu trả
lời của mình cho đến khi có nhóm phản biện một
cách lịch sự hoặc tới khi tất cả hoàn thành câu
trả lời.
2. Sử dụng các bài tập vận động giúp học
sinh tập trung trong lớp học
Hãy yêu cầu học sinh đứng sau bàn của mình rồi
cùng nhau thực hiện một vài bài vận động đơn
giản. Vì những bài tập này sẽ khiến phần lớn học
sinh cảm thấy phấn chấn hơn, từ đó dễ dàng hơn
cho giáo viên trong việc hướng hoàn toàn sự tập
trung của các em vào bài giảng. Phương pháp
này thể trở thành một trong những phương
pháp ưa thích của giáo viên khi muốn học sinh
tập trung, đồng thời loại bỏ những khoảng thời
gian chết trong lớp học.
Đối với khối tiểu học, bạn thể áp dụng cách
làm sau: dạy học sinh các kiểu vỗ tay kết hợp hát
một bài ca dao hoặc đọc một bài về các kiến
thức toán học. Có thể thêm những cái giậm chân
hoặc vỗ tay theo cặp để tạo sự đa dạng cho bài
vận động.
Đối với khối trung học cơ sở, cách làm như sau:
Bạn hãy tạo một giai điệu bằng cách búng ngón
tay hoặc vỗ tay rồi yêu cầu học sinh bắt chước.
Hãy thay đổi giai điệu và kiểu vỗ sau khoảng từ
15 đến 20 giây để thử thách sự chú ý của học sinh
và khiến học sinhhăng hái tham gia vào bài vận
động hơn.
Cách làm tiếp theo có thể ứng dụng với tất cả các
khối, bao gồm cả khối trung học phổ thông: yêu
cầu học sinh thực hiện bài tập 7 bước giãn cơ,
hoặc bài tập tay chạm gối. Để thể thực hiện
bài tập này, bạn cần đứng dậy bắt đầu dậm
chân tại chỗ, nâng đầu gối trái, vòng tay phải
qua người và chạm vào đầu gối trái. Tương tự đối
với đầu gối phải. Bạn và có thể làm động tác này
trong tối thiểu 1 phút.
3. Dạy học sinh cách làm việc nhóm trước
khi đặt kỳ vọng thành công
Thực hiện các dự án học tập hay những công việc
yêu cầu năng làm việc nhóm chưa sự
hướng dẫn trước có thể gây ra thời gian chết.
Bạn thể khắc phục tình trạng này bằng việc
dạy học sinh các kỹ năng hợp tác cần thiết trước
khi dự án bắt đầu. Những hoạt động này không
nhất thiết phải gắn với môn học.
Cách làm: đưa cho mỗi nhóm một cặp kéo, hai
29
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 35 - 2021
tờ giấy, 10 ghim kẹp giấy và một cuộn băng dính
có độ dài 10 inh, yêu cầu mỗi nhóm sử dụng
những vật liệu trên dựng một tòa tháp giấy cao
nhất có thể trong vòng 20 phút.
Trước hoạt động này, bạn nên tạo một phiếu
đánh giá, trên đó là các tiêu chuẩn về thái độ
ý thức để học sinh có thể nhận xét lẫn nhau. Một
nửa thành viên trong nhóm thực hiện công việc
xây tháp trong khi nửa còn lại đứng xung quanh
và yên lặng quan sát.
Sau khi xây xong tháp, hãy hướng dẫn những
thành viên là người quan sát đưa ra những nhận
xét tích cực trước khi đưa ra một lời phê bình, ví
dụ như: “Em thích việc các bạn ấy đã…, hay “Em
nghĩ các bạn thể ….”. Đổi vị trí của hai nhóm
và xem thành quả của nhóm sau có tốt hơn nhóm
trước không, tiếp tục đưa ra nhận xét rồi thảo
luận tương tự như trên.
4. Sử dụng phương pháp Quickwrite khi
bạn muốn học sinh có thời gian yên tĩnh
để suy ngẫm
Khi hứng thú của học sinh với bài giảng giảm
dần, hoặc bạn muốn ổn định trật tự lớp sau các
hoạt động nhóm ồn ào, hãy yêu cầu chúng làm
quickwrite (ghi chú nhanh), hoặc làm một bài
viết ngắn.
Đối với khối tiểu học, cách thực hiện như sau:
hỏi học sinh câu hỏi dạng như sau: “Em thấy
điều gì thú vị nhất …? Đâu phần khó nhất đối
với em…? Em thấy trong bài giảng của cô/ thầy
điều gì dễ hiểu nhất? Điều gì khiến em cảm thấy
nhàm chán…? Em liên hệ được với bản thân
qua bài giảng của thầy/ cô?
Đối với khối trung học sở các khối khác,
cách làm như sau: hãy sử dụng những lời nhắc
nhở như sau: “Tóm tắt lại bài học nhé!”, “Dựa vào
tài liệu học, hãy dự đoán bài kiểm tra hoặc câu
hỏi tôi có thể đưa ra.”, “Đến lớp và chọn một chỗ
ngồi trước khi buổi thảo luận diễn ra nhé!”
Giáo viên thường tránh giao các dạng bài tập như
trên vì chỉ riêng việc chấm bài cũng có thể khiến
giáo viên cảm thấy quá tải. Để quản khối lượng
bài chấm, bạn có thể cho phép học sinh sử dụng
bút màu khoanh tròn vào mục học sinh mong
muốn bạn sẽ đọc và nhận xét trong tuần.
Thông thường, bạn nên yêu cầu học sinh viết một
vài câu giải thích bên cạnh mục cần đọc lý do
sao học sinh muốn bạn đọc phần này trong bài
làm. Hãy để học sinh biết rằng bạn sẽ đọc đoạn
viết được đánh dấu bằng bút màu và nếu thời
gian cho phép bạn sẽ đọc phần còn lại.
5. Chuẩn bị thật kỹ trước khi đưa ra hướng
dẫn cho học sinh
Tránh thời gian chết đặc biệt quan trọng khi bạn
đưa ra hướng dẫn cho học sinh. Có rất nhiều cách
hay để thu hút sự chú ý của học sinh. Tuy nhiên,
thành công hay thất bại lại phụ thuộc vào mức độ
yêu cầu của bạn đối với kết quả cuối cùng.
Dù sử dụng phương pháp nào, trước khi bắt đầu
nói về nó, bạn cần yêu cầu học sinh (1) hoàn toàn
giữ trật tự, (2) tập trung cao độ (3) tất cả 5
nhãn cầu đều hướng về bạn (hai mắt trên mặt,
2 mắt đầu gối, nhãn cầu trong trái tim của
chúng). Tôi thực hiện các bước này với tất cả lớp
học của mình chúng đã tạo ra sự khác biệt
lớn.
Cách thực hiện: Khi giới thiệu thói quen này cho
học sinh, hãy thực hiện nó năm lần liên tiếp:
Thông báo với học sinh rằng trong giây lát nữa,
các em sẽ thời gian trò chuyện cùng nhau,
ra hiệu hết giờ (bạn thể dùng đồng hồ đếm
ngược, hoặc rung chuông,...) đợi cho đến khi
chúng sẵn sàng phát biểu ý kiến của mình.
Trong hai tuần đầu áp dụng phương pháp này,
hãy nhắc lại yêu cầu của bạn đối với học sinh
trong lớp. Để tất cả các em hoàn tập trung lắng
nghe những gì giáo viên nói, hãy cho các em biết
30 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 35 - 2021
rằng bạn sẽ không nhắc lại các hướng dẫn tới lần
thứ hai.
6. Sử dụng “cốc công bằng” để học sinh
luôn phải tập trung
Nếu bạn có thể tạo một môi trường lớp học thân
thiện, nơi học sinh được khuyến khích chấp nhận
các rủi ro mà không lo sợ bị trêu chọc hoặc phê
bình, bạn càng dễ dàng sử dụng chiếc cốc công
bằng thường xuyên mà không cảm thấy bản thân
đang “đẩy” học sinh vào “hố sâu thất bại”.
Cách thực hiện: Viết tên học sinh lên các que
gỗ rồi cho chúng vào một chiếc cốc. Chọn ngẫu
nhiên một que gỗ và yêu cầu học sinh có tên trên
que gỗ đó trả lời câu hỏi. Cách này sẽ khiến học
sinh không thể mất tập trung trong lớp.
Lưu ý: Khi sử dụng cốc công bằng, hãy chuẩn bị
các câu hỏi có độ khó đa dạng, đảm bảo có một
vài câu dễ để học sinh có thể trả lời được. Phương
pháp này tạo điều kiện để ⅓ học sinh nằm cuối
danh sách lớp tham gia trả lời câu hỏi mà không
cần đến thầy cô gọi đích danh.
7. Hãy cho học sinh một dấu hiệu rằng bạn
muốn nghe câu trả lời của chúng
Để đảm bảo rằng tất cả học sinh đều chủ động
suy nghĩ, hãy thường xuyên đặt các câu hỏi yêu
cầu mỗi học sinh buộc phải chuẩn bị cho mình ít
nhất một câu trả lời. Bên cạnh đó, để chúng biết
mong muốn của bạn và đợi đến khi nhận được tín
hiệu “đã sẵn sàng” từ các em.
Cách làm: dụ, đối với môn toán, bạn thể
đặt câu hỏi như sau: “Các em thể nghĩ được
bao nhiêu cách để thực hiện phép tính 54-17?”
(Trừ 10, trừ tiếp 77, trừ 20 rồi cộng 3,...). Hoặc
để kiểm tra lại độ thông hiểu bài của học sinh về
bài thuyết trình, hãy hỏi các em: “Có bao nhiêu ý
chính trong bài thuyết trình vừa rồi?”.
Bằng việc hỏi những câu hỏi nhiều câu trả lời và
nhiều cách giải thích, cách tiếp cận học sinh của
bạn cũng dần trở nên khác biệt: em nào cũng
cần có ít nhất 1 đáp án của riêng mình, thậm chí
có em còn nghĩ được nhiều hơn chỉ một câu trả
lời. Để thể đưa ra tổng số câu trả lời mình
có, học sinh thể sử dụng ngôn ngữ hiệu
như: khoanh tay trước ngực rồi dùng một hay vài
ngón thể hiện đáp án của mình mà không để các
bạn xung quanh nhìn thấy. Phương pháp này loại
trừ trường hợp học sinh khoe khoang số ý tưởng
trong đầu hoặc tốc độ nghĩ của mình với các bạn
trong lớp. Bạn có thể gọi các em xung phong chia
sẻ câu trả lời của mình với cả lớp.
8. Sử dụng các nhiệm vụ đòi hỏi sự giám sát
tối thiểu để loại bỏ thời gian chết ra khỏi
các thói quen thông thường
Những bài tập đòi hỏi ít sự giám sát sẽ thêm
vào những hoạt động mục đích trong những
khoảng thời gian thường tình khoảng
thời gian chết. Đó có thể là khoảng thời gian phát
tài liệu, làm việc nhóm nhỏ, giải quyết các sự cố
bất ngờ, gọi tên những học sinh không làm bài
tập về nhà, hoặc giao thêm bài cho những em
hoàn thành bài tập sớm.
Cách thực hiện: Trong khoảng thời gian bạn
phải đi phát tài liệu cho học sinh, hãy yêu cầu
học sinh làm một quickwrite (xem phương pháp
thứ 4) hoặc chia học sinh thành từng cặp hỏi
nhau từ vựng. Bên cạnh đó, học sinh cần được
dạy biết nhận lỗi và cố gắng hơn nếu không làm
bài tập về nhà. Bằng cách đó, những học sinh
này sẽ không bị rơi vào thời gian chết trong giờ
kiểm tra và nhận xét bài tập về nhà. Thay vào đó,
chúng có thể chuyển sang làm các nhiệm vụ đòi
hỏi ít sự giám sát.
dụ, bạn thể yêu cầu học sinh xem trước
bảng đánh giá, tóm tắt bài đọc, đọc trước bài học,
hoặc tạo và học trước từ vựng hay xem những nội
dung khác. Một ngày, bạn sẽ thấy chúng chăm
chỉ làm bài tập về nhà hơn vì không muốn bị giao
31
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 35 - 2021
thêm những việc kể trên.
9. Kết hợp nhiều phong cách dạy học
Để học sinh tập trung tích cực xây dựng bài
giảng, hãy chuyển từ cách giảng dạy lấy giáo viên
làm trung tập sang cách giảng dạy lấy học sinh
làm trung tâm và ngược lại.
Cách thực hiện: Giới thiệu bài thuyết trình bằng
cách cho học sinh bắt cặp, trao đổi với nhau về
những hiểu biết sẵn của mình, đồng thời tạo
danh sách bốn câu hỏi các em muốn biết câu trả
lời. Lướt nhanh một vòng để nhắc học sinh luôn
tập trung cao độ làm bài.
Để khuyến khích việc lắng nghe chủ động, hãy
cung cấp trước cho học sinh một danh sách các
câu hỏi. Ngắt phần thuyết trình với quickwrite
yêu cầu các bạn trong một cặp trao đổi câu
trả lời với nhau. Sau đó, chọn một que gỗ bất kỳ
trong cốc công bằng để chọn một cặp trình bày
câu trả lời trước lớp.
10. Tạo các nhiệm vụ làm việc nhóm đòi hỏi
tinh thần trách nhiệm cao
Bằng việc nhấn mạnh với học sinh: “Hãy hỏi 3
bạn trước khi hỏi thầy/cô”, bạn cho học sinh biết
mình đang mong chờ chúng tìm kiếm sự giúp đỡ
từ tất cả các thành viên trong nhóm trước khi tìm
kiếm sự giúp đỡ từ bạn.
Cách thực hiện: để thực hiện nguyên tắc này, khi
một học sinh trong một nhóm hỏi bạn, hãy hỏi
đáp án từ một học sinh khác trong nhóm. Nếu
học sinh đó không biết, hãy nhẹ nhàng rời đi, cả
nhóm sẽ nhanh chóng hiểu điều bạn đang mong
muốn.
Một cách khác nhằm nâng cao tinh thần trách
nhiệm là hãy nói: “Khi các em nghĩ nhóm mình
đã xong việc, hãy tìm tôi trong vòng 30 giây
đưa đáp án cho tôi nhé.” Chiến lược này giúp các
em trong nhóm chủ động thể hiện trách nhiệm
của mình đối với công việc được giao.
32 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 35 - 2021
được thực chất không giống như những gì chúng
ta được dạy. Nói cách khác, việc kiểm tra những
kiến thức học sinh đã học được (trái với kỳ vọng
của giáo viên về lượng kiến thức học sinh cần
tiếp thu) với mục đích xét thứ hạng đều vướng
phải một khó khăn rất lớn. Sự học vô hình nhưng
lại được hữu hình hóa nhờ giáo viên, để từ đó,
nhìn nhận nó một cách công bằng và trao cơ hội
“được học” cho những em thực sự cần. Đặc biệt
trong bối cảnh đại dịch, cơ hội học cần được trao
đi công bằng tới tất cả mọi người.
Ba tiêu chí giúp đảm bảo tính công bằng trong
đánh giá của giáo viên
Đánh giá một quá trình thể cải thiện bằng
cách chú tâm hơn vào chi tiết từng khâu. Khi kết
quả đánh giá của giáo viên không phản ánh được
năng lực thường thấy của một cá nhân, có ba tiêu
chí giúp giáo viên nâng cao tính công bằng và
trung thực của quá trình, bao gồm:
1. Giá trị:
Bất kỳ điểm số nào cũng cần phải giá trị đối
với người sử dụng - học sinh, nhà tuyển dụng hay
các trường đại học. Khi thiết kế và chọn các bài
kiểm tra lấy điểm, dựa trên thông tin được cung
cấp, giáo viên cần phải nghĩ đến công dụng của
các bài tập trong việc hỗ trợ học sinh cả về kiến
CÔNG BẰNG
TRONG ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC
HỌC SINH
Stuart Kime | Minh Khuê dịch
Gavin Williamson, bộ trưởng bộ giáo dục vương
quốc Anh, đã thông báo hủy hai kỳ thi GCSE
A-level1 vào hè 2021, thay vào đó bằng Điểm giáo
viên đánh giá (Teacher Assessed Grades). Dù
kiểm tra theo hình thức nào, bằng chứng rõ ràng
về học lực cũng như kết quả sau bài kiểm tra sẽ
giúp việc đánh giá trở nên công bằng nhất có thể.
Thách thức đặt ra cho một đánh giá chất lượng
Giáo sư Rob Coe chia sẻ ai cũng nghĩ mình hiểu
về việc đánh giá cho tới khi họ thực sự dành thời
gian suy nghĩ về công việc này. Khi bắt tay vào
công việc, giáo viên sẽ có cảm giác bản thân
không đủ hiểu về đánh giá, theo đó là áp lực phải
đánh giá đúng khiến cho họ rơi vào tình trạng
khủng hoảng sư phạm (pedagogical panic). Để
giải quyết vấn đề này, chúng tôi chọn áp dụng
những phương thức dễ thực hiện, gần gũi và
hướng đến kết quả tích cực.
“Sự học” thường hình nhưng chúng ta phải
làm nó trở nên hữu hình
Cuốn The Hidden Lives of Learners” (Tạm dịch:
“Sự học - sau ánh hào quang”) của Graham Nuth-
all cho chúng ta biết rằng những gì chúng ta học
1 Hai chứng chỉ đánh giá trình độ học lực văn hóa
của học sinh Ở một số quốc gia (như Anh trước đây), kết quả
GCSE sẽ được sử dụng để đánh giá việc học sinh có thể tiếp
tục theo học chương trình A-Level, và kểt quả A-Level được
sử dụng để xét tuyển đại học.
33
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 35 - 2021
thức nền tảng và khả năng làm bài. Học sinh chỉ
tập trung vào nội dung kiến thức giáo viên muốn
kiểm tra? Hay trong bài kiểm tra vẫn sẽ xuất hiện
một vài câu hỏi nằm ngoài nội dung ôn tập chính?
Việc chấm điểm đòi hỏi độ chính xác và nhất
quán cao nhất có thể, do đó, giáo viên cần phải
chú ý đến chất lượng câu hỏi và các phần bài tập.
Quá trình chấm kiểm duyệt sau đó cũng rất
quan trọng.
2. Sự công bằng và thiên kiến
Trong bất cứ giai đoạn nào của cuộc đời, phần
lớn chúng ta đều có xu hướng tin hoặc tìm kiếm
những thông tin giúp bảo toàn củng cố quan
điểm, giá trị niềm tin nhân. điều này
diễn ra hoàn toàn tự nhiên nhưng một nghiên
cứu đã chỉ ra rằng đây chính là nguyên nhân dẫn
đến những thiên kiến sai lệch kéo theo khả năng
đưa quyết định yếu kém2. Đặc điểm này của con
người hướng các nhà giáo đưa ra những suy luận
thiên lệch về những điều học sinh biết, hiểu và có
thể làm. Thiên kiến là mối đe dọa đối với các kết
luận đánh giá. Hiểu biết và nhận ra sự tồn tại của
thiên kiến chính là bước đầu làm suy yếu mối đe
dọa vừa được trình bày bên trên. Sau đó, hãy cởi
mở minh bạch về quá trình tiếp cận và dung
nạp những thiên kiến trong tư duy của mình.
3. Sai số chuẩn của phép đo - mật được
giấu kín lớn nhất được ngành giáo dục
Không bài kiểm tra nào chính xác tuyệt đối.
Độ chính xác thường khác nhau các môn học
(không ngạc nhiên khi độ chính xác các
môn học như Vật Lý thường nhỏ , trong khi các
môn như Anh Văn lại lớn). Sai số chuẩn của các
kết quả đánh giá có thể được coi là +/- ‘vùng
xám’ quanh một điểm số cụ thể. Đây cũng là số
liệu ta có thể tính toán được. Trong một bài kiểm
tra với vùng xám là +/- 5 điểm, học sinh có điểm
gần ranh giới trên thể tạo ra sự khác biệt
giữa điểm của em đó với các bạn khác.
2 Morewedge, C. K., & Kahneman, D. (2010). Asso-
ciative processes in intuitive judgment. Trends in cognitive
sciences, 14(10), 435-440.
Một vài lời khuyên cho việc đánh giá của giáo viên
1. Đảm bảo rằng những câu hỏi mà bạn đặt
ra cho học sinh đều bao hàm cả nội dung
chương trình giảng dạy bản phạm
vi nhận thức bạn thật sự muốn đánh giá
ở các em.
2. Đảm bảo rằng các câu hỏi được đặt ra phù
hợp và đánh giá được mức độ tiếp thu
trình độ của học sinh (một vài câu hỏi
thể cần phải dễ hơn mức cần thiết).
3. Đảm bảo đưa vào các câu hỏi độ khó
vừa đủ để tất cả học sinh đều có thể làm
bạn bất ngờ (một vài câu hỏi cần phải khó
hơn mức cần thiết).
4. Đặt câu hỏi theo nhiều hướng, dưới nhiều
hình thức khác nhau. Áp dụng luân phiên
các phương pháp kể trên để xác định
phương pháp cho hiệu quả cao nhất.
34 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 35 - 2021
1Adam Stone | Đức Hà dịch
Briana Robinson, giáo viên dạy Tiếng Anh và
Nghệ thuật ở The Key Academy, một trường
công lập tại Washington, hoàn toàn không đồng
tình với việc kỷ luật học sinh bằng cách đình chỉ
học.
“Đối với tôi, không tốt hơn việc để học sinh
học trong lớp học,” Robinson nói “Học sinh đến
trường để học tôi muốn học sinh thể học
ở trường nhiều nhất có thể. Khi một học sinh bị
đình chỉ học, em ấy sẽ bị tách ra khỏi môi trường
học tập.”
không chỉ có mình Robinson đồng tình với
quan điểm đó. Gần đây, ngày càng có nhiều nhà
giáo dục nhà nghiên cứu hợp tác để kêu gọi
các trường học ngừng sử dụng phương thức đình
chỉ học để kỷ luật những học sinh tái vi phạm nội
quy nhà trường. Một loạt các nghiên cứu đã được
1 https://teachmag.com/archives/10907
đưa ra cho thấy việc đình chỉ học tập thường
không công bằng - do phân biệt chủng tộc và giới
tính - cũng không hiệu quả. Thay vì cải thiện
chất lượng học tập, biện pháp này lại làm giảm
sút kết quả học tập của học sinh.
Hơn nữa, những người ủng hộ cho rằng có nhiều
cách tốt hơn để giải quyết các vấn đề kỷ luật.
Giao tiếp, quan tâm hòa nhập những cách
tốt hơn để định hình lại lớp học. Sau đây, chúng
tôi sẽ xem xét một số lo ngại đã được đặt ra xung
quanh việc đình chỉ học sau đó xem xét các
giải pháp thay thế.
Kết quả nghiên cứu
Có nhiều bằng chứng cho thấy việc đình chỉ học
không có tác dụng và gây hại nhiều hơn là có lợi:
Khi các nhà nghiên cứu Johanna La-
coe và Matthew P. Steinberg khảo sát
các học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 các
trường học quận Philadelphia, họ nhận
HÃY LOẠI BỎ
HÌNH THỨC ĐÌNH CHỈ
35
Nội san Dạy học | Day-hoc.orgSố 35 - 2021
Cải tổ giáo dục
thấy rằng việc bị đình chỉ học có ảnh
hưởng tiêu cực đến thành tích môn toán
cũng như khả năng đọc của học sinh.
Nhà nghiên cứu NaYoung Hwang đã
điều tra các học sinh từ lớp 7 đến lớp
11 trong một trường học ở ngoại ô Cal-
ifornia trong khoảng vài năm. Kết quả
cho thấy việc bị đình chỉ học nhiều lần
là một trong những nguyên nhân làm
giảm thành tích môn Toán và môn Anh
văn của học sinh.
• Một nghiên cứu của Elizabeth M. Chu
và Douglas R. Ready đã điều tra một
nhóm học sinh trung học của thành phố
New York. Kết quả cho thấy rằng những
học sinh bị đình chỉ có kết quả môn Toán
môn Tiếng Anh thấp hơn lần lượt
3% và 4% số điểm so với các học kỳ mà
những học sinh đó không bị đình chỉ.
Rõ ràng có một liên hệ giữa việc đình chỉ học và
thành tích học tập. Các nghiên cứu đã củng cố
điều mà hầu hết giáo viên đều nhận định: Những
đứa trẻ không được trong lớp cuối cùng sẽ bị
tụt lại phía sau.
Một số người cũng lo ngại rằng việc đình chỉ học
tập không được thực hiện một cách công bằng
ngay cả trong các trường học nơi coi đình chỉ là
một biện pháp kỷ luật. Ví dụ, Zibei Chen, một
nhà nghiên cứu tại Khoa Công tác Xã hội của Đại
học Michigan, đưa ra rằng nam sinh và sinh viên
người Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng bị đình chỉ
học hơn nữ sinh và sinh viên da trắng sinh
viên gốc Tây Ban Nha.
Trung tâm Vì nước Mỹ phát triển (The New Cen-
ter for American Progress) đã xem xét dữ liệu từ
hai học khu lớn nhất Hoa Kỳ Bộ Giáo dục
Thành phố New York và Học khu Thống nhất Los
Angeles — đã cùng nhau đình chỉ hoặc đuổi học
học sinh tổng cộng 47.558 ngày trong khoảng
thời gian được nghiên cứu. Trung tâm đã phát
hiện ra nhiều khác biệt về nhân chủng học trong
việc đình chỉ học tập: Ví dụ, học sinh da trắng
chiếm 15% số học sinh của học khu NYC, nhưng
chỉ chiếm 8% số ngày bị bị đình chỉ học. Học sinh
người Mỹ gốc Phi chiếm 27% số học sinh của học
khu, nhưng chiếm gần một nửa (47%) số ngày bị
đình chỉ.
Constance Lindsay, một nhà nghiên cứu tại Học
viện Đô thị (Urban Institute), chỉ ra thống kê của
Bộ Giáo dục Hoa Kỳ cũng xác nhận xu hướng này:
Trẻ em da đen chiếm 16% số học sinh nhập học
nhưng chiếm tới 34% số trường hợp bị đình chỉ
một lần 42% số trường hợp bị đình chỉ nhiều
lần. Bà nói: “Có sự chênh lệch rất lớn về chủng
tộc xét về tần suất trẻ em bị đình chỉ học.
Một số chuyên gia phát triển trẻ em cảnh báo
rằng về lâu dài, điều này có thể dẫn đến những
hậu quả nghiêm trọng. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ
(The American Academy of Pediatrics) cảnh báo
rằng những học sinh bị đình chỉ học có khả năng
bỏ học trung học cao gấp 10 lần. Học viện cho
biết: “Học sinh không hoàn thành chương trình
trung học thường làm các công việc có mức thu
nhập thấp hơn đáng kể và có ít cơ hội học tập và
việc làm hơn so với học sinh đã hoàn thành trung
học phổ thông,”
Cụ thể hơn, một số chuyên gia cho biết, việc đình
chỉ học không thể coi một biện pháp quản
lớp học.
“Trước hết, việc đình chỉ không có tác dụng.”
Tiến sĩ Rosemarie Allen, phó giáo sư về Giáo
dục Mầm non của Đại học Metropolitan State of
Denver cho biết: “Khi trở lại trường sau thời gian
đình chỉ, hành vi của học sinh không thay đổi.”
“Khi chúng ta nghĩ về kỷ luật hoặc quản lớp
học, chúng ta phải nghĩ về những gì chúng ta có
thể làm để thực sự tác động hoặc thay đổi hành
vi của học sinh. Tôi nghĩ về việc đình chỉ như một
vũ khí hơn là một công cụ, ”cô nói.\Các giáo viên
vẫn sử dụng đình chỉ như một giải pháp cuối cùng,
một cách để duy trì trật tự trong lớp học khi mọi
36 Nội san Dạy học | Day-hoc.org Số 35 - 2021
Cải tổ giáo dục
nỗ lực khác đều thất bại. Một số ý kiến cho rằng,
thay vì sa đà vào hành động cực đoan nhất này,
giáo viên nên định hướng lại lớp học của họ theo
một loạt các nguyên tắc hành vi khác.
Những giải pháp tốt hơn
Quản hành vi. Công hồi phục (Restorative
Justice). Học tập cộng đồng. Những thuật ngữ
trên thường được nhắc đến trong các cuộc thảo
luận về trật tự và kỷ luật lớp học. Nhìn chung, tất
cả những thuật ngữ này đều mang ý nghĩa: Hãy
ngừng tập trung quá nhiều vào trật tự và kỷ luật,
thay vào đó, hãy quản lý các hành vi ứng xử bằng
cách tiếp cận từng cá nhân học sinh; đào sâu vào
nhu cầu nhân của các em; để xây dựng một
cộng đồng hòa nhập, thúc đẩy ý thức trách nhiệm
cũng như ý thức giải trình cá nhân của học sinh.
“Để đạt được điều này, cần những giáo viên
có thể trò chuyện và hiểu học sinh của mình, tạo
nên mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh”
Francis Huang, phó giáo sư tại Đại học Missouri
College of Education cho biết. “Chắc chắn việc
xây dựng mối quan hệ với học sinh cần rất nhiều
thời gian, nhưng đó là điều rất quan trọng để
quản một lý lớp học cách hiệu quả.
Briana Robinson nói rằng cô ấy luôn cố gắng
thực hiện điều đó: “Tôi thực sự chủ động trong
việc quản lý lớp học để tạo nên cảm giác tin
tưởng giữa tôi với tư cách là giáo viên và học sinh
của mình, xây dựng một lớp học nơi học sinh có
thể hoàn toàn trung thực mà không bị phán xét.
Giao tiếp là chính là chìa khóa. Mỗi khi học sinh
có hành vi không phù hợp, động thái đầu tiên của
tôi là trò chuyện với học sinh thay vì quát mắng -
: ‘Nhiệm vụ này rất quan trọng đấy. Cô biết em
có khả năng mà, hãy thể hiện khả năng của em
nào.’ Tôi muốn đem lại cho học sinh niềm tin tích
cực vào những các em có thể thực hiện
được trong lớp học.
Để hình thành động lực này,giáo viên phải xây
dựng trên sở tin tưởng - điều Robinson
cố gắng thực hiện ngay từ khi bắt đầu năm học.
“Trong những tuần đầu của năm học, tôi luôn
chia sẻ những cảm xúc của mình với học sinh.
Tôi chia sẻ những câu chuyện của mình, rằng tôi
cũng một đứa em trai, rằng tôi đã từng gặp
khó khăn trong việc kết bạn khi lớn lên, rằng tôi
cũng là một con người có cảm xúc, ”cô nói.
“Điều tiếp theo giáo viên cần làm lắng nghe.
Nếu học sinh vào lớp với tâm trạng không tốt,
trước khi bắt đầu bài học, tôi sẽ đến bên cạnh
hỏi em ấy cảm thấy thế nào trước tiên. Điều
đó khiến học sinh cảm thấy mình được giáo viên
nhìn nhận, yêu thương và quan tâm, ngay cả khi
giáo viên có nghiêm khắc, ”cô nói.
Điều này nghe có vẻ rắc rối, nhưng việc xây dựng
mối quan hệ thân thiết giữa giáo viên và học sinh
thực sự là điều cần thiết để cải thiện một hệ
thống kỷ luật không hiệu quả.
Tạo dựng mối liên kết với học sinh
Nhà nghiên cứu Lindsay của Viện Đô thị đã đưa
ra ý kiến về các kỹ thuật quản lý lớp học dựa trên
công phục hồi: Xây dựng môi trường lớp học
dựa trên những thỏa thuận rõ ràng, giao tiếp
chân thật các công cụ cụ thể để giải quyết
xung đột một cách có ý nghĩa.
“Chúng ta cần xây dựng các chiến lược để những
học sinh vi phạm vẫn có thể ở lại lớp học, chuyển
hướng hành vi của các em thông qua những yếu
tố tích cực hơn như khôi phục cộng đồng,” cô nói.
Trong hình phục hồi, học sinh bắt nạt được
yêu cầu tường thuật về những gì đã xảy ra và tự
đánh giá xem những việc đó thể ảnh hưởng đến
học sinh kia như thế nào. Bằng cách trò chuyện
thông qua cảm giác xấu hổ và tổn thương, có thể
giúp học sinh vi phạm được các học sinh khác
chấp nhận lại, đôi khi với sự giúp đỡ của các bên
thứ ba như thành viên gia đình hoặc một người
bạn đáng tin cậy.
Rosemarie Allen tại Đại học Metropolitan State
University of Denver là một người ủng hộ cho
phương pháp này chia sẻ về những kinh ng-
hiệm bản thân đã trải qua thời còn đi học.
thường xuyên bị đình chỉ học vì trèo lên mái nhà
(để nhìn hơn sân chơi), tháo rời búp (để
37
Nội san Dạy học | Day-hoc.orgSố 35 - 2021
Cải tổ giáo dục
xem các mảnh ghép khít với nhau như thế nào)
và mài bút chì xuống tẩy (để xem mất bao lâu ).
Chúng ta nên làm gì nếu trong lớp có những đứa
trẻ giống như cô ấy bằng cách nào? “Học sinh sẽ
phải nhìn nhận những hậu quả họ đã gây ra
cho cộng đồng cộng đồng sẽ quyết định làm
thế nào để sửa chữa những hậu quả này. Học
sinh sẽ phải xác định trách nhiệm của bản thân.
Để cách tiếp cận này hoạt động, giáo viên cần
tập trung vào những trải nghiệm cụ thể của học
sinh. Tại sao học sinh lại hành vi như vậy?
Học sinh đang muốn truyền tải thông điệp gì qua
hành vi đó?
“Điều đầu tiên cần làm là tìm hiểu những gì đang
xảy ra. Chúng ta cần phải xây dựng mối quan hệ
với học sinh để hiểu tại sao các em lại cư xử như
vậy, ”cô nói. “Việc này cần rất nhiều thời gian – và
phải thực hiện ngay từ những ngày đầu tiên của
năm học. Nhưng nếu chúng ta đầu thời gian,
nếu chúng ta có thể xây dựng một cộng đồng,
nếu chúng ta có thể nói về kỳ vọng và về kết quả,
thì chúng ta thể tạo nên một không gian
một cộng đồng học tập an toàn”.
38 Nội san Dạy học | Day-hoc.org Số 35 - 2021
Cải tổ giáo dục
[30+ FRAMEWORKS GIÁO DỤC] -
KỲ 18: KHUÔN KHỔ HEAD START
EARLY LEARNING OUTCOME
- KHỞI ĐẦU THUẬN LỢI CHO
NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI
39
Nội san Dạy học | Day-hoc.orgSố 35 - 2021
Cải tổ giáo dục
Việt Anh
Khuôn khổ “Head Start Early Learning Out-
comes” dựa trên nghiên cứu toàn diện về những
hiểu biết và kỹ năng của trẻ trong những năm đầu
đời của mình. Bao gồm 5 lĩnh vực: Các phương
pháp tiếp cận học tập; Sự phát triển hội
cảm xúc; Ngôn ngữ khả năng đọc viết; Nhận
thức; Phát triển tri giác, vận động và thể chất.
Phát triển bởi: Văn phòng Head Start
Mục đích:
Để giúp giáo viên, người cung cấp dịch vụ
chăm sóc trẻ em lựa chọn chương trình
giảng dạy và tài liệu học tập, lập kế hoạch
hoạt động hàng ngày, phát triển các
phương pháp giảng dạy hiệu quả
Thu hút sự tham gia của các gia đình để
xây dựng kết quả học tập đầu đời của trẻ.
Giúp trẻ được tâm thế sẵn sàng đến
trường.
Độ tuổi: từ 0~5 tuổi
Áp dụng:
Khuôn khổ đã được sử dụng bởi các
chương trình của Văn phòng Head Start,
bao gồm: Early Head Start, Head Start,
Child Care. Các chương trình này cung
cấp chương trình giáo dục mầm non
các dịch vụ khác liên quan cho hơn 1 triệu
trẻ em cùng các bậc phụ huynh ở Hoa Kỳ
mỗi năm.
Nội dung:
Bao gồm tiến trình học tập cho từng lĩnh
vực trong khuôn khổ, với các kỳ vọng học
tập, các chỉ số hành vi các độ tuổi: 0-9
tháng, 8-18 tháng, 16-36 tháng, 3-4 tuổi
và 4-5 tuổi.
Cung cấp thông tin chung về những gì xảy
ra trong các giai đoạn phát triển của thời
thơ ấu.
Tài nguyên sẵn có:
- Một video ngắn thú vị chia sẻ về cách áp
dụng khuôn khổ này trong quá trình làm việc với
trẻ gia đình: https://eclkc.ohs.acf.hhs.gov/
video/theres-elof
- Bộ công cụ triển khai ELOF, hướng dẫn quy trình
điều chỉnh chương trình, củng cố các phương
pháp thực hành thúc đẩy sự phát triển của trẻ:
https://eclkc.ohs.acf.hhs.gov/sites/default/
les/pdf/no-search/elof-01-intro-implementa-
tion-toolkit.pdf
- Giáo viên, những người hỗ trợ tại nhà có thể tìm
kiếm các tài nguyên khác tại: https://eclkc.ohs.
acf.hhs.gov/school-readiness/effective-prac-
tice-guides/introduction. để tìm kiếm các mô tả
hay hướng dẫn sử dụng phương pháp giảng dạy,
ra các phương pháp thực hành trong môi trường
học tập đầu đời (bao gồm cả học tại nhà).
- Chuỗi podcast có các chuyên gia chia sẻ thông
tin thực tế về cách áp dụng khuôn khổ.
Nguồn tham khảo:
- Ofce of Head Start. (2015). Head Start ear-
ly learning outcomes framework: Ages birth to
ve. https://eclkc.ohs.acf.hhs.gov/sites/default/
les/pdf/elof-ohs-framework.pdf
- Trang web của văn phòng Head Start: https://
eclkc.ohs.acf.hhs.gov/
#moingay1frameworkGiaoduc #LearnToLearn
#CultivatingEducationPractices
40 Nội san Dạy học | Day-hoc.org Số 35 - 2021
Cải tổ giáo dục
Ban Biên tập Lộn xộn
Hoàng Anh Đức
Nguyễn Linh Chi
Dương Phú Việt Anh | Hogwarts
Ngô Thị Thanh Tùng | VNIES
Nguyễn Thúy Quỳnh | EdLab Asia
Phan Mai Anh | Cùng học
Trịnh Minh Châu | Cùng học
LISA | Cùng học
Vũ Minh Khuê | EdLab Asia
Nguyễn Minh Trang | EdLab Asia
Vũ Đức Hà | The Lyceum
Logo | Hà Dũng Hiệp
Chế bản | Quách Anh
Liên hệ: bientap@day-hoc.org
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Số 35 | tháng 05 - 2021
Ban Biên tập Lộn xộn
Học để Dạy,
và Dạy để Học
ResearchGate has not been able to resolve any citations for this publication.
ResearchGate has not been able to resolve any references for this publication.