PreprintPDF Available
Preprints and early-stage research may not have been peer reviewed yet.

Abstract

Quý độc giả thân mến, Khoa học cải tiến (improvement science) là một tiếp cận nhấn mạnh việc liên tục thử sai để tìm ra những điểm có thể cải thiện và không ngừng phản tư để ngay lập tức đánh giá kết quả của mỗi thay đổi. Vốn là một tiếp cận bắt nguồn trong lĩnh vực công nghiệp và chăm sóc sức khỏe, khoa học cải tiến đang dần được áp dụng vào giáo dục như một phương thức để nhận diện và giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng, cũng như thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo không ngừng trong lớp học. Để làm quen với tiếp cận này, BBT Lộn xộn xin gửi tới quý vị Dạy&Học số 34 với tựa đề “Cải tiến” “Giáo dục toàn cầu: Làm thế nào để chuyển đổi hệ thống trường học” là một bài viết gợi ý các ý tưởng cải thiện hệ thống giáo dục hướng tới số đông hơn, với việc ứng dụng khoa học cải tiến vào giáo dục là một trong số đó. “Đã đến lúc suy nghĩ lại về cách chúng ta đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong giáo dục” thì sử dụng tiếp cận này trong một khía cạnh hẹp hơn là chấm điểm học sinh. Trong đó, kiểm tra và đánh giá được dùng để liên tục xem xét cái gì là hiệu quả nhất trong việc nâng cao trải nghiệm học tập, thay vì để đưa ra các điểm số và xếp hạng. Đại dịch COVID-19 chưa tới hồi kết, nhưng đã kéo dài đủ lâu để ta nhìn nhận lại phần nào những ảnh hưởng của nó. “Những gì ta mất sau một năm giảng dạy trực tuyến” và “Nhóm tuổi nào dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các tổn thương tâm lý đến từ đại dịch” là 2 bài viết cảnh báo về những “mất mát” sau 1 năm vừa rồi. Giãn cách xã hội và học trực tuyến cũng khiến chúng ta phải nhìn nhận lại tầm quan trọng của sự gắn kết. Báo cáo mới của Học viện giáo dục (Đại học London) sẽ giúp ta khám phá khía cạnh “cảm giác thuộc về” trong một lớp học. Cùng với tinh thần của khoa học cải tiến, “‘Tháp học tập’ và ‘Nón kinh nghiệm’” nhìn nhận lại một mô hình vô cùng phổ biến trong giảng dạy. “Những chiến lược giúp giáo viên mới phát triển” cũng nhấn mạnh vai trò của việc liên tục thu nhận các phản hồi từ những nhà giáo mới vào nghề trong các chiến lược mà các nhà lãnh đạo trường học có thể sử dụng để hỗ trợ nhóm giáo viên này. Cuối cùng, framework giáo dục kỳ này giới thiệu tới quý vị “Nền tảng cho sự thành công của những người trẻ tuổi”, cung cấp những năng lực, thái độ mà cha mẹ, các nhà quản lý, người làm chính sách cần chú trọng để phát huy ở trẻ tương ứng với từng giai đoạn tuổi từ mẫu giáo tới đầu trưởng thành.
CẢI TIẾN
Số 34 - tháng 04 | 2021
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
“THÁP HỌC TẬP” VÀ
“NÓN KINH NGHIỆM”
GIÁO DỤC TOÀN CẦU: LÀM
THẾ NÀO ĐỂ CHUYỂN ĐỔI
HỆ THỐNG TRƯỜNG HỌC
NHỮNG GÌ TA MẤT SAU
MỘT NĂM GIẢNG DẠY
TRỰC TUYẾN
NHỮNG CHIẾN
LƯỢC GIÚP GIÁO
VIÊN MỚI PHÁT
TRIỂN
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Số 34: Cải tiến
Dạy thế nào?
BÁO CÁO CỦA HỌC VIỆN GIÁO DỤC - ĐẠI HỌC
LONDON VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA “CẢM GIÁC
THUỘC VỀ” TRONG TRƯỜNG HỌC.......................06
Thúy Quỳnh dịch
GIÁO DỤC TOÀN CẦU: LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHUYỂN
ĐỔI HỆ THỐNG TRƯỜNG HỌC .............................. 09
Minh Châu dịch
NHỮNG CHIẾN LƯỢC GIÚP NHỮNG GIÁO VIÊN
MỚI PHÁT TRIỂN .....................................................13
Minh Châu lược dịch
NHÓM TUỔI HỌC SINH NÀO DỄ BỊ ẢNH HƯỞNG
NHẤT BỞI CÁC TỔN THƯƠNG TÂM LÝ ĐẾN TỪ ĐẠI
DỊCH? ........................................................................16
Duy Vũ dịch
Quản lý Giáo dục
ĐÃ ĐẾN LÚC SUY NGHĨ LẠI VỀ CÁCH CHÚNG TA
ĐÁNH GIÁ SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH TRONG
GIÁO DỤC .................................................................18
Minh Khuê dịch
2Nội san Dạy học | Day-hoc.org Số 34 - 2021
Góc nhìn
NHỮNG GÌ TA ĐÃ MẤT SAU MỘT NĂM GIẢNG DẠY
TRỰC TUYẾN ........................................................... 21
LISA lược dịch
Cải tổ Giáo dục
“THÁP HỌC TẬP” VÀ “NÓN KINH NGHIỆM” ............... 25
Hoàng Anh Đức
[30+ FRAMEWORKS GIÁO DỤC] - KỲ 17: NỀN TẢNG
CHO SỰ THÀNH CÔNG CỦA NHỮNG NGƯỜI TRẺ
TUỔI ..........................................................................27
Việt Anh
3
Nội san Dạy học | Day-hoc.orgSố 34 - 2021
Thể lệ gửi bài:
Quý thầy cô, anh chị nội dung liên quan tới Dạy
Học muốn chia sẻ tới cộng đồng, xin vui lòng gửi về Ban
Biên tập Lộn xộn qua email bientap@day-hoc.org
Cuối bài viết, tác giả xin vui lòng giới thiệu vài nét về bản
thân: Họ tên, nơi công tác, địa chỉ liên lạc, số điện thoại,
các chủ đề nghiên cứu yêu thích…
Do thời gian và nhân sự có hạn, Ban Biên tập xin phép
chỉ liên hệ với các bài viết được chọn đăng.
Tinh thần 4.0
Ban Biên tập và quý thầy cô, anh chị gửi bài cộng tác
đều chia sẻ tinh thần 4.0, tức là:
- 0 lương
- 0 văn phòng
- 0 chuyên môn cao
- 0 giới hạn không gian - thời gian
Địa chỉ gửi bài:
Bientap@day-hoc.org
Chia sẻ:
Quý thầy cô, anh chị cảm thấy nội dung Dạy và Học
ích, xin vui lòng chia sẻ tới bất kỳ những ai quan tâm,
kèm theo trích dẫn nguyên vẹn và đầy đủ về nguồn gốc
bài viết.
Mọi người nói về Dạy & Học
“Dạy & Học là ấn phẩm không thể thiếu đối
với các nhà trường phổ thông”
- TS Phạm Hiệp, Chuyên gia Giáo dục
4Nội san Dạy học | Day-hoc.org Số 34 - 2021
Lời tựa
Quý độc giả thân mến,
Khoa học cải tiến (improvement science) là một tiếp cận nhấn mạnh việc liên tục thử sai để tìm ra
những điểm có thể cải thiện không ngừng phản tư để ngay lập tức đánh giá kết quả của mỗi thay
đổi. Vốn là một tiếp cận bắt nguồn trong lĩnh vực công nghiệp và chăm sóc sức khỏe, khoa học cải
tiến đang dần được áp dụng vào giáo dục như một phương thức để nhận diện giải quyết các
vấn đề một cách nhanh chóng, cũng như thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo không ngừng trong lớp học.
Để làm quen với tiếp cận này, BBT Lộn xộn xin gửi tới quý vị Dạy&Học số 34 với tựa đề “Cải tiến”
“Giáo dục toàn cầu: Làm thế nào để chuyển đổi hệ thống trường học” là một bài viết gợi ý các
ý tưởng cải thiện hệ thống giáo dục hướng tới số đông hơn, với việc ứng dụng khoa học cải tiến
vào giáo dục là một trong số đó. “Đã đến lúc suy nghĩ lại về cách chúng ta đánh giá sự tiến bộ
của học sinh trong giáo dục” thì sử dụng tiếp cận này trong một khía cạnh hẹp hơn là chấm điểm
học sinh. Trong đó, kiểm tra và đánh giá được dùng để liên tục xem xét cái gì là hiệu quả nhất trong
việc nâng cao trải nghiệm học tập, thay vì để đưa ra các điểm số và xếp hạng.
Đại dịch COVID-19 chưa tới hồi kết, nhưng đã kéo dài đủ lâu để ta nhìn nhận lại phần nào những
ảnh hưởng của nó. “Những gì ta mất sau một năm giảng dạy trực tuyến”“Nhóm tuổi nào
dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các tổn thương tâm đến từ đại dịch” là 2 bài viết cảnh báo về
những “mất mát” sau 1 năm vừa rồi. Giãn cách xã hội và học trực tuyến cũng khiến chúng ta phải
nhìn nhận lại tầm quan trọng của sự gắn kết. Báo cáo mới của Học viện giáo dục (Đại học London)
sẽ giúp ta khám phá khía cạnh “cảm giác thuộc về” trong một lớp học.
Cùng với tinh thần của khoa học cải tiến, “‘Tháp học tập’ và ‘Nón kinh nghiệm’” nhìn nhận lại
một hình cùng phổ biến trong giảng dạy. “Những chiến lược giúp giáo viên mới phát
triển” cũng nhấn mạnh vai trò của việc liên tục thu nhận các phản hồi từ những nhà giáo mới vào
nghề trong các chiến lược mà các nhà lãnh đạo trường học có thể sử dụng để hỗ trợ nhóm giáo
viên này. Cuối cùng, framework giáo dục kỳ này giới thiệu tới quý vị “Nền tảng cho sự thành công
của những người trẻ tuổi”, cung cấp những năng lực, thái độ mà cha mẹ, các nhà quản lý, người
làm chính sách cần chú trọng để phát huy ở trẻ nhất với từng giai đoạn tuổi từ mẫu giáo tới đầu
trưởng thành.
Xin chúc Quý vị có những khoảng thời gian thú vị.
Trân trọng,
Ban Biên tập Lộn Xộn
5
Nội san Dạy học | Day-hoc.orgSố 34 - 2021
BÁO CÁO CỦA HỌC VIỆN GIÁO DỤC - ĐẠI HỌC LONDON BÁO CÁO CỦA HỌC VIỆN GIÁO DỤC - ĐẠI HỌC LONDON
VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA “CẢM GIÁC THUỘC VỀ” VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA “CẢM GIÁC THUỘC VỀ”
TRONG TRƯỜNG HỌCTRONG TRƯỜNG HỌC
6Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 34 - 2021
1Thúy Quỳnh dịch
Những học sinh cảm giác rằng mình thuộc về
ngôi trường của mình xu hướng hạnh phúc, tự
tin hơn và có kết quả học tập tốt hơn - theo như một
nghiên cứu được thực hiện bởi Học viện Giáo dục -
Đại học Luân Đôn2.
Cảm giác thuộc về là khi bạn tới một nơi mà nơi
đó cho bạn niềm tin rằng bạn phù hợp với nó
cảm thấy an toàn với chính bản thể con người
mình. Tuy nhiên số lượng những người trẻ cảm
thấy họ không thuộc về trường học của mình
đang ngày càng gia tăng, tương đương với tỉ lệ
học sinh bị đuổi học.
Bản tổng hợp được thực hiện bởi Giáo Kath-
ryn Riley cùng Tiến sĩ Tracey Allen và Tiến sĩ
Max Coates được Công đoàn Giáo dục Quốc
gia3 xuất bản. Nghiên cứu này đã kiểm nghiệm
về những thuyết đương thời cùng những tình
huống thực tiễn tại trường học và phát hiện rằng
sự tập trung về mặt chính sách lẫn hoạt động
thực tiễn dành cho một địa điểm và cảm giác
thuộc về nơi ấy giúp phát triển một cách tích cực
việc học tập và những kết quả tốt khác.
Bản tổng hợp4 đặt ra những câu hỏi về những
bước chuyển đổi sang hướng tiếp cận hành vi
với yếu tố thúc đẩy đến từ hình phạt. Kết quả
chỉ ra rằng: nhìn chung, một tập hợp những
bằng chứng ủng hộ cho sự tiếp cận tính hệ
1 Nguồn: https://www.ucl.ac.uk/ioe/news/2020/nov/
research-shows-sense-belonging-important-pupils-learn-
ing-and-behaviour
2 Học viện Giáo dục - Đại học Luân Đôn, tiếng Anh:
UCL Institute of Education (IOE), là một trường đào tạo sau
đại học được thành lập vào năm 1902 chuyên đào tạo giáo
viên và giáo dục hướng nghiệp
3 Công đoàn Giáo dục Quốc gia, tiếng Anh: National
Education Union (NEU), là một tổ chức công đoàn ở Vương
quốc Anh dành cho giáo viên phổ thông, giảng viên giáo dục
đại học, nhân viên hỗ trợ giáo dục và trợ giảng
4 Bản tổng hợp, bản gốc tiếng Anh: the review, chỉ
bài nghiên cứu tổng hợp của nhóm tác giả trong bài với tên
đầy đủ là “Place and belonging in school: why it matters
today”, tạm dịch: Những địa điểm và cảm giác thuộc về khi
tới trường: vì sao điều ấy quan trọng trong thời đại ngày nay
thống được cụ thể hóa theo từng hoàn cảnh
để hướng đến việc can thiệp hay xây dựng những
chiến lược cho vấn đề hành vi sự gắn tại
các trường học.
Những phương pháp nhằm kiến tạo cảm giác
thuộc về tại trường học được thể hiện bằng việc
liên kết với những điều như gia tăng động lực của
học sinh, cải thiện kết quả học tập, giảm thiểu
thời gian nghỉ học, tăng động lực và hiệu quả làm
việc đối với giáo viên và những kết quả xã hội tích
cực khác bao gồm cả sức khỏe và cảm giác hạnh
phúc.
Nghiên cứu cũng kết luận rằng khi trường học
là nơi cho người ta cảm giác thuộc về, những lợi
ích được sẽ dành cho cả giáo viên cũng như
học sinh.
Kathryn Riley, Giáo sư của ngành Giáo dục Thành
phố tại IOE nói rằng: “Với rất nhiều trẻ em
thanh niên ngày nay, gia đình và xã hội không có
tính chất cố định và trường học đại diện cho số ít
những yếu tố liên tục và ổn định trong cuộc sống
của họ. Đại dịch Covid-19 đã mang đến một làn
sóng bất ổn trên toàn cầu với những sự chia cắt
trong cả cộng đồng. Nó đồng thời cũng củng cố
tầm quan trọng của trường học với vai trò là nơi
đem lại cảm giác thuộc về.”
“Chính phủ có những phản ứng rời rạc đối với sự
gia tăng nhanh chóng của tỉ lệ trục xuất, đuổi học
và cảm giác không thuộc về trường học của mình
của người trẻ cùng sự ảnh hưởng của những điều
ấy tới cảm giác hạnh phúc, sức khỏe tâm lý và cơ
hội trong cuộc sống của họ. Việc công nhận rằng
có những tác động đối với mỗi cá nhân, gia đình
và với cả cộng đồng đã bị xóa bỏ.
“Trong bản tổng hợp, chúng tôi nhìn vào mối liên
hệ tích cực giữa cảm giác thuộc về ngôi trường
học sinh theo học với kết quả học tập đầu
ra. Chúng tôi muốn biết rằng điều gì là hiệu quả
7
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 34 - 2021
trong việc tạo ra sự khác biệt. Chúng tôi tìm thấy
ít những quy định quá khắt khe về hành vi dựa
trên nỗi lo lắng bị phát từ những việc như đuổi
học, trục xuất hay cô lập nhưng có nhiều những
niềm ham thích khi được học tập ở trường.”
“Mục tiêu hàng đầu phải là những mối quan hệ.
Những sự can thiệp đều cần có mục đích rõ ràng.
Mục đích tạo dựng cảm nhận về một nơi nào đó
với sự thuộc về và sự chủ động. Chúng tôi nhận
thấy rằng những hoạt động sự sắp xếp tham
gia của toàn trường thể giúp tạo ra sắc thái
cởi mở, chào đón và cảm giác thuộc về tại trường
cho tất cả chúng ta.”
“Covid-19 nên là một sự khích lệ cho hướng tiếp
cận có tính kết nối từ đó tập trung vào năng lực
và tiềm năng của việc ngôi trường trở thành nơi
ngập tràn sự chào đón và những cơ hội.”
“Về phía Chính phủ, đây là sự thay đổi trong nhận
thức và mục tiêu. Điều này liên quan tới việc thay
đổi yếu tố thúc đẩy từ việc trường học trách
nhiệm với cam kết có tính thỏa thuận rằng ‘đây
những kết quả cần phải đạt được đối với học
sinh” đến việc trở thành nguồn nỗ lực động viên
rằng “đây là nơi để giúp người trẻ hoàn thiện bản
thân và đóng góp cho xã hội.
“Chính phủ cần phát triển năng lực tại mỗi địa
phương và nuôi dưỡng những hoạt động lãnh
đạo công nhận tính đặc thù của hoàn cảnh
mỗi địa phương và những cách để kết nối những
trường học với cộng đồng.”
Kevin Courtney, Tổng Bí thư Công đoàn Giáo
dục Quốc gia5, nói rằng: “Vì chúng tôi đang điều
hành một năm học với đầy rẫy những sự không
chắc chắn cùng hoạt động đến trường chứa đựng
nhiều biến động nên hoạt động hỗ trợ cho những
thái độ học tập tích cực một thử thách lớn.
5 Tổng Bí thư Công đoàn Giáo dục Quốc gia, tiếng
Anh: Joint General Secretary of the National Education
Union
Chúng tôi nghĩ rằng không khi nào khác ngoài
năm học này, Chính phủ nên xem xét cân nhắc
bản tổng hợp này và hành động nhiều hơn để báo
hiệu rằng trường học nên năng lực tự chủ,
chủ động tập trung vào sự hạnh phúc và gắn kết
của mình.”
“Đội ngũ cán bộ cần nhiều thời gian và cơ hội để
phát triển những chiến lược bao quát áp dụng
cho từng ngôi trường với từng đặc điểm riêng
cùng việc ghi nhận sự hạnh phúc của giáo viên
được cho thấy rằng đã có sự chuyển đổi. Nghiên
cứu này cho thấy những lợi ích từ việc cho giáo
viên những khoảng thời gian để những phản
ánh mang tính chuyên môn và học tập từ chính
những bằng chứng trong nghiên cứu.
8Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 34 - 2021
Emiliana Vegas & Rebecca Winthrop
Minh Châu dịch
Bài luận này được trích từ tập báo có tựa “Tái
tưởng tượng nền kinh tế toàn cầu: Phục hồi
tăng trưởng kinh tế thế giới thời kỳ hậu Covid
-19”. Tập báo bao gồm 12 bài luận trình bày
những ý tưởng mới nhằm định hướng lại chính
sách định hình các cuộc tranh luận sau Đại
dịch Covid - 19.
Đặt vấn đề
Theo thống kê, ngay cả trước khi Covid -19 kh-
iến 1,5 tỉ học sinh bỏ học trên khắp thế giới vào
đầu năm 2020, phần đông đã đặt ra một vấn đề
toàn cầu rằng nhiều quốc gia trên thế giới không
cung cấp được một hệ thống giáo dục chất lượng
đủ để có thể phát triển các kỹ năng học sinh cần
để phát triển trong xã hội này. Thống kê cũng chỉ
ra rằng 90% trẻ em quốc gia thu nhập
thấp; 50% quốc gia có thu nhập trung bình
GIÁO DỤC TOÀN CẦU: GIÁO DỤC TOÀN CẦU:
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHUYỂN ĐỔI LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHUYỂN ĐỔI
HỆ THỐNG TRƯỜNG HỌCHỆ THỐNG TRƯỜNG HỌC
9
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 34 - 2021
30% tại các nước có thu nhập cao không nắm
vững các kỹ năng ở cấp trung học cơ sở, phục vụ
cho cuộc sống sau này. Có thể thấy, chính những
đứa trẻ nghèo nhất chính là những đứa trẻ chịu
nhiều gánh nặng nhất.
Một phân tích khác vào giữa tháng 4 năm 2020 -
trong giai đoạn đầu của đại dịch - cho thấy rằng
chưa đến 25% các nước thu nhập thấp có thể
cung cấp được một quy trình học tập từ xa, trong
khi gần 90% các nước có thu nhập cao trên thế
giới thì sẵn sàng với điều này.
Ngoài sự khác biệt về khả năng tiếp cận các thiết
bị học tập trực tuyến giữa các quốc gia khác
nhau, sự khác biệt giữa các khu vực trong một
quốc gia cũng cực kì đáng báo động. Ví dụ, trong
thời gian đóng cửa trường học do COVID-19, 1/10
trẻ em nghèo nhất ở Hoa Kỳ có ít hoặc không
khả năng tiếp cận với công nghệ để học tập.
Tuy nhiên, đối với một số học sinh trong các cộng
đồng giàu có , việc đi học trong thời kỳ đại dịch
thậm chí còn tuyệt hơn. Chúng được học tại
nhà cùng bạn với một gia được cha mẹ
thuê riêng. Ngoài ra, một số phụ huynh cũng kết
nối thông qua các nền tảng mạng hội để tạo
thành các nhóm học tập chỉ dành riêng để hướng
dẫn học tập cho con cái họ.
Mặc những trải nghiệm học tập đó thể
lợi cho nhóm học sinh này. Tuy nhiên, cũng
chính chúng đã rung lên hồi chuông báo động về
sự gia tăng vấn đề bất bình đẳng giáo dục trên
thế giới.
Ý tưởng
Điều đáng chú ý là COVID-19 đã giúp tăng cường
sự công nhận của công chúng về vai trò thiết
yếu của trường học trong xã hội và thể hiện lòng
biết ơn của phụ huynh đối với giáo viên và những
đóng góp của họ đối với hạnh phúc của học sinh.
Thật khó để tưởng tượng sẽ một thời điểm nào
khác trong lịch sử, vai trò của giáo dục đối với sự
thịnh vượng, ổn định về kinh tế, hội và chính
trị của các quốc gia lại được người dân hiểu
như vậy. Vì vậy, bây giờ là lúc để vạch ra một tầm
nhìn mới về phương pháp giáo dục từ cuộc khủng
hoảng toàn cầu này, từ đó giúp giảm bất bình
đẳng trong giáo dục.
Một hệ thống giáo dục công hòa nhập và mạnh
mẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi
xã hội trong cả ngắn hạn dài hạn. Hơn thế nữa,
đây còn hội giúp các trường học được hỗ
trợ đi tắt đón đầu.
Một trường học được hỗ trợ mà phục vụ tốt các
nhu cầu giáo dục của cả trẻ em và thanh thiếu
niên trường công lập được đặt tại trung tâm
của cộng đồng có thể tận dụng tốt nhất mối
quan hệ với đối tác nhằm giúp học sinh học phát
triển năng lực, kỹ năng. Thông qua đó các học
sinh thể đáp ứng được với các vấn đề ngoài
xã hội. Song song với đó, các trường học này sẽ
thường xuyên kiểm tra đánh giá kỹ năng của học
sinh, sau đó điều chỉnh phương pháp sao cho
đáp ứng đúng nhu cầu và mức độ của từng sinh
viên. Ngoài ra, các đối tác mới có thể bổ sung và
hỗ trợ giáo viên, đồng thời trợ giúp sự phát triển
vật chất và tinh thật cho trẻ.
Mặc dù tầm nhìn trên có phần tham vọng nhưng
không có nghĩa là nó không thực tế. COVID-19 là
thời điểm tưởng để ý tưởng trường học là trung
tâm của một cộng đồng giáo dục và hỗ trợ được
chú ý tới. Một số những thực hành nổi lên do đại
dịch như là việc trao quyền cho cha mẹ để họ hỗ
trợ việc học tập của con cái cũng nên được duy trì
sau khi đại dịch lắng xuống.
Con đường phía trước
Để đạt được tầm nhìn này, năm giải pháp được
các chuyên gia đề xuất có thể giúp tận dụng thời
điểm này để chuyển đổi hệ thống giáo dục (tập
trung từ giáo dục mầm non đến trung học cơ sở).
10 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 34 - 2021
Từ đó sẽ hướng đến mục tiêu đáp ứng tốt hơn
cho tất cả trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt với
những nhóm yếu thế nhất.
Đưa các trường công lập làm trọng tâm của hệ
thống giáo dục, xét đến vai trò của chúng trong
việc công bằng hóa cơ hội trên toàn xã hội
Mục tiêu của các trường công lập vốn là bắt buộc
phải cung cấp giáo dục cho tất cả học sinh, không
phân biệt gia cảnh và nhu cầu. Do đó, các trường
công có thể tập hợp được các cá nhân từ nhiều
hoàn cảnh gia đình khác nhau, tạo điều kiện để
chúng cùng lớn lên trong một hệ giá trị chung,
từ đó xây dựng một cộng đồng thống nhất và toàn
diện.
Trường học đóng vai trò quan trọng vào việc đào
tạo các kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh trước
khi tham gia vào thị trường lao động. Bên cạnh
đó, trường học còn đóng góp cho sự cân bằng
hội giáo dục giữa các nhân xuất thân
khác nhau, đồng thời giải quyết nhiều nhu cầu xã
hội khác nhau nhằm hỗ trợ cộng đồng, tôn giáo
và toàn bộ quốc gia đó. Trong khi các trường
lập cũng thể thực hiện đồng thời các nhiệm
vụ này, giáo dục công lập sẽ là một phương tiện
chính để thực hiện điều đó trên quy mô lớn.
Tập trung vào cốt lõi của giảng dạy - trọng tâm của
quá trình dạy và học
Sử dụng cốt lõi của giảng dạy - hay tập trung
vào sự tương tác giữa các nhà giáo dục, người
học và những tài liệu giáo dục để giúp cải thiện
quá trình học tập của học sinh. Phương pháp này
giúp xác định loại chiến lược và cải tiến mới cho
việc hỗ trợ quá trình học tập của trẻ. Thật vậy,
ngay cả khi chỉ sau một vài tháng thử nghiệm
trên toàn cầu về việc tiếp tục học tập trong bối
cảnh đại dịch, một số chiến lược hết sức tiềm
năng nếu được duy trì thì có thể đóng góp cho
trường học được hỗ trợ - trong đó sự tham
gia của các nhà giáo dục, học sinh và phụ huynh
thông qua một số hình thức công nghệ.
Triển khai công nghệ giáo dục để cung cấp năng
lượng cho trường học theo cách đáp ứng nhu cầu
dạy và học cũng như ngăn chặn công nghệ trở
thành phương tiện tốn kém.
Sau COVID-19, một điều chắc chắn: Các hệ
thống trường học được chuẩn bị tốt nhất cho việc
sử dụng hiệu quả công nghệ giáo dục sẽ có vị trí
tốt nhất để tiếp tục cung cấp chất lượng giáo dục
trong bối cảnh trường học đóng cửa.
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng công nghệ
giúp cải thiện quá trình học tập bằng cách hỗ trợ
các tương tác quan trọng trong cốt lõi của giảng
dạy thông qua việc
Mở rộng quy chất lượng giảng dạy (
dụ: các bài giảng được ghi lại với chất
lượng cao)
Hỗ trợ giảng dạy khác biệt (Ví dụ như việc
học tập với máy tính hay hoặc kèm trực
tiếp một - một)
Mở rộng cơ hội thực hành cho học sinh
Tăng cường sự tham gia của học sinh
(thông qua game hay video)
Xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn giữa giáo viên
và phụ huynh
Khi mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau giữa cha mẹ,
giáo viên, gia đình và nhà trường được thúc đẩy,
trẻ em sẽ có nhiều hơn để học tập và phát triển.
Có thể đạt được Điều này bằng cách mời các gia
đình trở thành đối tác trong quá trình học tập của
trẻ thông qua việc truyền truyền đạt thông tin
học tập của trẻ đến với các bậc cha mẹ.
COVID-19 là cơ hội để phụ huynh và gia đình hiểu
sâu hơn về kỹ năng liên quan đến việc giảng dạy,
đồng thời để giáo viên và nhà trường nhận ra cha
mẹ là một đối tác tiềm năng. Một khảo sát khác
cho thấy rằng các bậc cha mẹ rất quan tâm đến
việc tham gia và hỗ trợ quá trình học tập của con
trẻ. Điều này trái ngược với quan điểm bấy lâu
nay khi cho rằng cha mà ít cơ hội hoặc không có
11
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 34 - 2021
khả năng trong việc hỗ trợ quá trình học tập của
con họ.
Thực hành các nguyên tắc của khoa học cải tiến để
đánh giá, chỉnh sửa khóa học, học liệu và mở rộng
các phương pháp tiếp cận mới có thể giúp tăng
cường sức mạnh cho trường học qua thời gian.
Tốc độ và chiều sâu của sự thay đổi có nghĩa
việc sử dụng các nguyên tắc khoa học cải tiến
ngày càng trở nên quan trọng. Chúng ta cần áp
dụng tiếp cận thử sai để tìm hiểu xem cái nào thì
có hiệu quả, có hiệu quả cho ai, và dưới các điều
kiện nào. Các phương pháp nghiên cứu truyền
thống sẽ cần được bổ sung bởi tài liệu thời gian
thực, phản ánh, vòng phản hồi nhanh chỉnh
sửa khóa học. Vì vậy, cần chia sẻ những sự thay
đổi này để thúc đẩy quá trình đối với các nghiên
cứu truyền thống.
Việc áp dụng chiến lược mở rộng quy mô là một
thách thức đặc biệt, không chỉ đòi hỏi dữ liệu kịp
thời, hiểu biết thấu đáo về bối cảnh; không gian,
mà còn cả tâm thế sẵn sàng hành động và thực
hiện các thay đổi cho phù hợp.
12 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 34 - 2021
NHỮNG CHIẾN LƯỢC GIÚP NHỮNG NHỮNG CHIẾN LƯỢC GIÚP NHỮNG
GIÁO VIÊN MỚI PHÁT TRIỂNGIÁO VIÊN MỚI PHÁT TRIỂN
1Elaine Margarita Mendez | Minh Châu lược dịch
Lãnh đạo nhà trường thể giúp những giáo viên
mới thành công bằng cách thu thập những phản
hồi sau đó chia sẻ những nguồn lực phù hợp.
Những cuộc gặp gỡ nói chuyện bên ngoài cũng
một cách thức hay mà các lãnh đạo nhà trường
thể áp dụng để hỗ trợ các giáo viên mới.
1 Nguồn: https://www.edutopia.org/article/strate-
gies-help-new-teachers-thrive
Những giáo viên mới thường tràn đầy nhiệt huyết
và năng lượng trong công việc, song song với đó
họ cũng rất lo lắng khi bắt đầu áp dụng những
kiến thức trên giảng đường vào giảng dạy thực
tế. vậy, các lãnh đạo nhà trường thể giúp
giảm thiểu những mối lo này bằng cách gặp gỡ,
giao lưu thường xuyên với những giáo viên mới
vào nghề,cũng như cung cấp những nguồn lực
giảng dạy hỗ trợ cho họ.
13
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 34 - 2021
Bắt đầu bằng việc ghi nhận những phản hồi
Bước đầu tiên trong kế hoạch hỗ trợ những giáo
viên mới đó ghi nhận các phản hồi từ những
giáo viên mà bạn hướng dẫn. Cụ thể ở đây là cần
phải biết những nhu cầu của họ là gì hay những
yêu cầu của họ đối với công việc ra sao. Làm như
vậy không chỉ nâng cao tiếng nói của các giáo
viên xây dựng nên một môi trường học tập
chuyên nghiệp, còn cung cấp những thông
tin quan trọng để công việc quản trở nên dễ
dàng hơn.
Hơn thế nữa, bằng cách hỏi và lắng nghe nhu cầu
của những giáo viên mới giúp gia tăng sự thấu
hiểu lẫn nhau giữa lãnh đạo và giáo viên trẻ.
Thực tế, chính cách thức này là một động lực để
những giáo viên mới trách nhiệm hơn trong
công việc cũng như đóng góp những ý tưởng mới
trong công tác xây dựng môi trường học tập hiệu
quả.
Có nhiều công cụ hỗ trợ thực hiện việc thu nhận
thông tin, điển hình như Website Mentimeter -
trang web hỗ trợ thu thập phản hồi ẩn danh
thể hiện lại qua các đồ thị, biểu đồ rõ ràng và cụ
thể. Các lãnh đạo nhà trường có thể tham khảo
sử dụng những công cụ này phục vụ cho kế
hoạch của mình.
Những cơ hội phát triển khác biệt
Làm việc trong môi trường “lãnh đạo chuyển
đổi” - môi trường sự tôn trọng quan tâm
đến các nhu cầu sự khác biệt của các nhân
sự - là một điều kiện quan trọng giúp những giáo
viên trẻ có thể được đạt được và thậm chí vượt xa
hơn những mục tiêu mà họ đã đề ra.
Dưới đây là những chiến lược nhất quán với tinh
thần lãnh đạo chuyển đổi sẽ góp phần hỗ trợ các
giáo viên mới trên con đường phát triển sự ng-
hiệp:
Nghiên cứu sách chuyên môn
Đọc sách là một trong những phương pháp hiệu
quả nhất để hỗ trợ giáo viên mới trong công tác
chuyên môn. Dựa trên những phản hồi đã ghi
nhận được để lựa chọn những cuốn sách phù hợp
sau đó tổ chức các buổi trao đổi. Thông qua
việc thảo luận chủ đề cụ thể sẽ giúp xây dựng
một cộng đồng người học nhờ vào sự gắn kết với
việc đọc sách, tham gia các buổi trao đổi, tích
cực lắng nghe, cũng như đề xuất ý kiến, góp ý
cùng các giáo viên. Các buổi nghiên cứu sách
này có thể được tổ chức ở bất kỳ đâu và dưới bất
kỳ hình thức nào (online hay ofine) tùy vào điều
kiện của những người tham gia.
Các chỉ dẫn cho một buổi nghiên cứu sách thành
công:
Đọc trước nội dung cuốn sách
Đặt ra những câu hỏi cho từng chương
hoặc các điểm cần thảo luận trong phần
đọc
Lên kế hoạch thời gian cụ thể cho mỗi
buổi nghiên cứu
Trao tặng những phần quà nhỏ trong mỗi
buổi để gia tăng sự tương tác của những
người tham gia
Tạo những buổi trò chuyện tự nhiên
Tùy thuộc vào từng người ban tổ chức lựa
chọn hình thức và địa điểm tổ chức sao cho phù
hợp nhất. Nhưng trên hết vẫn giữ được mục tiêu
chính của buổi trò chuyện đó giúp các giáo viên
mới có thể hòa mình vào cộng đồng, làm quen và
giao lưu với các đồng nghiệp để học tập cũng như
trau dồi kỹ năng chuyên môn.
Cũng giống với các buổi nghiên cứu sách, các
buổi trò chuyện thể diễn ra theo bất kỳ hình
thức nào để thuận tiện nhất cho những người
tham dự.
14 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 34 - 2021
Xây dựng các công cụ hỗ trợ trực tuyến
Sự phát triển của các không gian an toàn sẽ tạo
cơ hội cho các giáo viên mới làm quen và học tập
lẫn nhau. Nhờ công nghệ cao những không
gian như vậy đã phát triển rất nhanh, đơn cử như
ứng dụng Google Classroom là một ứng dụng
được sử dụng rất nhiều trong công tác giảng dạy.
Khi sử dụng những công cụ này, các giáo viên
sẽ được cung cấp những thông tin hữu ích về
phương pháp giảng dạy tốt nhất. Mọi người cũng
thể đăng những câu hỏi liên quan hay chia
sẻ những thông tin hữu ích đến với những người
dùng khác..
Cuối cùng, với cách những lãnh đạo nhà
trường, việc tổ chức thực hiện hỗ trợ những
giáo viên mới là hết sức cần thiết. Thông qua
các buổi đọc sách, các giáo viên mới có thể tự tin
hơn trong việc bày tỏ những mối quan tâm của
họ về chủ đề cụ thể. Các buổi nói chuyện cởi mở
tạo cơ hội cho những giáo viên này hòa nhập với
môi trường mới cũng như là phát triển về chuyên
môn. Và dù bất kỳ chiến lược nào, lắng nghe
và thấu hiểu luôn là bước đầu của sự thành công.
15
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 34 - 2021
1Sarah D. Sparks | Duy Vũ dịch
Sau một năm đại dịch diễn ra, nhiều học sinh
đã phải trải qua nhiều điều tồi tệ: bệnh tật, cái
chết của những người mình thương yêu, sự bất
ổn trong tài chính gia đình, và sự mất kết nối với
bạn bè, trường học. những tác động này
thể ảnh hưởng đến tất cả trẻ em mọi độ tuổi,
nhưng một báo cáo được công bố bởi JAMA Net-
work Open cho rằng độ tuổi vị thành niên có thể
là đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi các vấn để
này trong lâu dài.
Signe Hald Andersen, một nhà nghiên cứu của
1 Nguồn:https://www.edweek.org/leadership/what-
student-age-groups-are-most-vulnerable-to-pandemic-re-
lated-trauma/2021/01
Tổ chức Rockwool (Đan Mạch), đã dùng dữ liệu
quản lý hành chính của Đan Mạch để có cái nhìn
về cuộc sống của hơn 605,000 người sinh từ năm
1987 đến năm 1995. Họ theo dõi số người có tuổi
thơ thiếu sự chăm sóc đầy đủ của gia đình có liên
quan thế nào đến những rắc rối ở độ tuổi trưởng
thành, bao gồm những đứa trẻ mồ côi, hoặc
một hoặc cả bố lẫn mẹ mất, ly hôn, đi tù, có vấn
đề về thần kinh, hoặc bố mẹ có một khoảng thời
gian dài thất nghiệp.
Gần 46% người được nghiên cứu thuộc ít nhất
một trong số các trường hợp kể trên, còn được
biết đến “trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu”
(adverse childhood experiences - ACEs), tuổi
17. Tất cả những biến cố đó làm tăng nguy
NHÓM TUỔI HỌC SINH NÀO DỄ BỊ ẢNH
HƯỞNG NHẤT BỞI CÁC TỔN THƯƠNG
TÂM LÝ ĐẾN TỪ ĐẠI DỊCH?
16 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 34 - 2021
khiến họ gặp phải các vấn đề ở tuổi 19, bao gồm
việc bỏ học, bỏ làm, trình độ học vấn thấp,
phạm tội hình sự hoặc mắc phải các bệnh tâm lý.
Có sự khác biệt rất lớn khi xét mức độ ảnh hưởng
của các biến cố tùy vào độ tuổi mà người đó gặp
biến cố. Đối với những đứa trẻ gặp phải các biến
cố gia đình khi chưa được 2 tuổi, chúng có nhiều
hơn 7.4% gặp phải các rắc rối độ tuổi thanh
niên so với những người không phải gặp các biến
cố đó. Nhưng khi phải đối mặt với các biến cố gia
đình ở độ tuổi vị thành niên, con số đó tăng lên
thành 43%. Và việc bị đưa vào các trại mồ côi có
mối liên hệ mật thiết với tuổi trưởng thành không
được mấy tốt đẹp sau này.
“Phát hiện [về sự khác biệt giữa các độ tuổi] này
đã phản ánh sự nhạy cảm của não bộ trẻ em
độ tuổi vị thành niên, góp phần chứng minh rằng
các tác động của các vấn đề gia đình trong độ
tuổi vị thành niên có ảnh hưởng lớn hơn đến sau
này so với việc gặp phải các vấn đề này ở độ tuổi
ấu thơ”, Andersen kết luận.
Điều đó không quá bất ngờ với Chad Syl-
vester, trợ giáo sư tâm thần học tại đại học
Y Washington ở St Louis, Mo., đồng thời một
chuyên gia về phát triển não bộ và bệnh rối loạn
lo âu.
“Nhiệm vụ phát triển trong giai đoạn này của đứa
trẻ chính là trở nên độc lập khỏi bố mẹ. ...Những
mối quan hệ hội trở thành một trong những
mối quan tâm lớn nhất của đứa trẻ đang độ
tuổi vị thành niên,” Sylvester cho biết. “Nỗi sợ
hãi các mối quan hệ xã hội tiêu cực, sợ việc thể
hiện, đây chính là lúc các vấn đề về rối loạn tâm
bắt đầu hình thành”. Một nửa số người mắc
các rối loạn lo âu xã hội thường khởi phát khi họ
khoảng 12 tuổi, ông lưu ý.
Có nghĩa là, học sinh THCS và THPT trong thời kỳ
đại dịch có thể đã đối mặt với các vấn đề gia đình
đúng lúc các em đang cần sự an toàn để có thể
độc lập, và phải cách ly xã hội đúng lúc các em
cần xây dựng cho mình một bản sắc xã hội. Học
tập từ xa càng làm cho việc người lớn nhận ra
các cảm xúc của các em trở nên khó khăn hơn,
cũng như không thể nhận ra sự khác biệt giữa sự
chán chường hay là sự mất kết nối vì các biến cố.
Sylvester gợi ý rằng khuyến khích các hoạt động
tương tác hội từ xa thể xoa dịu phần nào
cảm giác cô lập của học sinh; các buổi thảo luận
trong lớp học hay buổi trò chuyện vui vẻ giữa các
thành viên trong lớp được tổ chức qua các nền
tảng online sẽ tốt hơn không có bất kỳ tương
tác hội cả. Nhưng ông cũng cảnh báo: những
hoạt động xã hội trong không gian ảo không thể
nào cung cấp đầy đủ các điều kiện cho việc phát
triển xã hội và hỗ trợ tinh thần như là các kết nối
trực tiếp người - người. Trong khoảng thời gian
dài, tương tác ảo thậm chí còn làm trầm trọng
hơn sự lo âu của học sinh.
“Với một số trẻ, đặc biệt là trẻ dễ bị lo âu, sẽ có
một giai đoạn việc tương tác qua mạng
thể … khiến các em dễ tự cô lập mình hơn, như
tắt camera tránh; tuy nhiên, trong môi
trường lớp học thật, các em buộc phải hòa nhập
vào môi trường quanh mình,” ông nói. “Nếu càng
trốn tránh hội và càng chịu đựng với các vấn
đề lo âu, các vấn đề ấy sẽ càng kéo dài”.
Hiệp hội Giáo dục Trung cấp đề xuất giáo viên
nên giúp trẻ vị thành niên điều hòa stress trong
đại dịch như “hành trình của anh hùng,” dẫn
dắt các em vượt qua những thách thức phải đối
mặt và đưa ra những tấm gương cùng độ tuổi
trong lịch sử đã vượt qua các biến cố tương tự
như thế nào. Tổ chức khuyên các giáo viên tập
trung lớp học của mình vào các mục tiêu chung
sự kết nối, đồng thời giúp học sinh nhận ra
năng lực phát triển, bằng cách trở nên thành
thạo hơn trong việc sử dụng các nền tảng trực
tuyến và sắp xếp không gian làm việc.
Khi các quận đã bắt đầu lên kế hoạch cho học
sinh quay trở lại trường học, Sylvester khuyên
nên giúp học sinh thích nghi dần với việc quay trở
lại các lớp học cả ngày thông qua các hoạt động
trại hè hoặc một tuần lễ khởi động. Việc đó nhằm
đảo ngược các tác động xấu từ đại dịch thông qua
các hoạt động hội vui nhộn. Đồng thời đánh
giá tình trạng căng thẳng, lo âu và sang chấn do
đại dịch của học sinh.
17
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Quản lý giáo dục
Số 34 - 2021
Jennifer Blatz | Minh Khuê dịch
Chúng ta luôn luôn chấm điểm học sinh cả quãng
đời đi học của họ, nhưng liệu có bao giờ chúng ta
tự hỏi làm thế nào để chúng ta đánh giá đúng về
học sinh trong toàn bộ cộng đồng khi đề cập đến
những điều thực sự quan trọng, như thành quả
của học sinh? Điểm số nào xứng đáng cho các nỗ
lực của cộng đồng?
Hiện nay, sự chênh lệch chất lượng giáo dục hiện
hữu ở mọi nơi, từ những học sinh không thể thích
ứng với những lớp học trực tuyến do thiếu sự tiếp
cận với công nghệ, cho đến những học sinh với
hoàn cảnh gia đình khó khăn luôn luôn phải vật
lộn trang trải những nhu cầu bản cho cuộc
sống.
Đó chính là lý do vì sao, khi muốn duy trì sự công
bằng trong học tập, điểm số hợp nhất cho phần
lớn các trường học ở U.S đều là điểm F. Và đó là
tình trạng mà rất nhiều cơ sở giáo dục của chúng
ta rơi vào khi đại dịch COVID-19 đang làm lộ ra
những sự bất bình đẳng vốn trong hệ thống
giáo dục từ trước đến nay.
Tuy nhiên, một số cộng đồng đang cố gắng nỗ lực
tạo ra một thế giới mà ở đó tiềm năng của trẻ em
không bị đánh giá đóng khung bởi sự các yếu tố
chủng tộc, dân tộc, hay hoàn cảnh. Những cộng
đồng này tin rằng đương đầu với vấn đề bất bình
đẳng trong hệ thống giáo dục là một vấn đề phức
tạp hơn là chỉ cần đảm bảo tất cả được trang bị
tài khoản Zoom.
Mặc hệ thống giáo dục trong thời điểm hiện
tại còn nhiều thiếu sót, chúng ta luôn có một cơ
hội tuyệt vời để suy nghĩ lại về cách chúng ta
đánh giá sự tiến bộ của học sinh và cách sử dụng
dữ liệu theo thời gian thực để nhìn ra những bất
công trong giáo dục.
ĐÃ ĐẾN LÚC SUY NGHĨ LẠI VỀ CÁCH
CHÚNG TA ĐÁNH GIÁ SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC
SINH TRONG GIÁO DỤC
18 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 34 - 2021
Mặc dù chúng ta đã nỗ lực làm việc trong hàng
thập kỷ để tìm giải pháp xóa nhòa thu hẹp cái gọi
“khoảng cách thành tích” trong giáo dục, thì
khoảng cách đó trong các trường học hiện nay
vẫn lớn như thời điểm cách đây 50 năm trước.
Và chúng tôi tin rằng đại dịch COVID 19 sẽ làm
khoảng cách đó còn lớn hơn nữa. Tuy nhiên,
chúng ta thậm chí còn không thể biết được
khoảng cách đó sẽ rộng ra thêm bao nhiêu,
những phương pháp dữ liệu để thông tin
ta dựa vào trong suốt các thập kỷ qua để đánh
giá sự tiến bộ của học sinh - những bài kiểm tra
đánh giá chất lượng học sinh và cách cho điểm
truyền thống - thể không còn khả thi trong
năm nay (do đại dịch).
Thước đo đánh giá chính xác nhất về thế mạnh
của mỗi học sinh trong hệ thống các trường học
có lẽ chính là đánh giá sự thể hiện của học sinh
trong quá trình học tập khi họ bị đặt dưới nhiều
áp lực. Hãy xem những gì đã xảy ra ở phía Nam
California. Tại hạt Spartanburg, nhiều quận ở
hạt này đã áp dụng một mô hình cải tiến liên tục
(continuous improvement model) quyết định
thí điểm mô hình này trong năm học 2018-2019.
Họ thiết kế những bài đánh giá với chu ngắn
(một chu kỳ đánh giá trong diễn ra từ 5 đến 10
ngày. Những bài đánh giá này giúp ta liên tục
nhìn nhận được điều gì có hiệu quả nhất với học
sinh trong quá trình học tập.
Ngoài ra, họ cũng tập trung vào giải quyết những
rào cản giáo dục đến từ vấn nạn phân biệt chủng
tộc và sự nghèo khó bằng việc giải quyết triệt để
từng yếu tố, nguyên do cụ thể dẫn đến hai vấn
nạn trên. Và, thành quả của sự giải quyết này
chính là sự tiến bộ đáng kể ở học sinh trong bốn
trường học ở hạt Spartanburg, cụ thể đó là mức
tăng 60% trong năm 2019 về khả năng đọc hiểu
ở của học sinh.
Phương pháp cải tiến hợp tác thí điểm tại hạt Spar-
tanburg đã được công nhận bởi Strive Together
và đã được áp dụng ở khoảng 70 cộng đồng tính
từ năm 2015, bao gồm Central Texas, Salt Lake
City Northeld, Minnesota, với những thành
quả đáng chú ý. Có thể so sánh phương pháp cải
tiến độc đáo này giống như một lăng kính nhỏ và
lăng kính nhỏ này trang bị cho các nhà lãnh đạo
khả năng phân tích dữ liệu thông qua việc quan
sát hệ thống giáo dục qua lăng kính đó để từ đó
họ thể cải thiện xóa bỏ đi sự chênh lệch
trong giáo dục được nêu ở trên.
Bằng phương pháp này, mọi thách thức và cơ hội
có thể được nhìn rõ và giải quyết ngay khi chúng
phát sinh, chứ không phải là đợi tới khi tổng kết
cuối năm. Với dữ liệu luôn sẵn có trong tầm tay,
giáo viên trong các trường học có thể hỗ trợ học
sinh của mình sử dụng các dữ liệu thông tin
để giúp cho tất cả học sinh có thể tiếp cận giáo
dục.
Khi mọi trường học Northeld, Minnesota
đóng cửa vì đại dịch COVID 19, động thái của
cộng đồng tại Northeld Promise chính là tập
trung vào những học sinh đang có khả năng sẽ
bị bỏ lại phía sau trong hệ thống giáo dục. Cùng
với một trường học ở một quận địa phương khác,
Northeld Promise đã sử dụng Tableau, một nền
tảng phân tích dữ liệu ảo, để tạo ra một bản đồ
định vị những học sinh không có kết nối internet
cũng như những khu dân mật độ những
gia đình có hoàn cảnh nghèo khó để có thể giúp
đỡ những học sinh ở hai khu vực trên, xóa nhòa
sự chênh lệch trong giáo dục trong thời buổi đại
dịch hiện nay.
Các nhà giáo dục luôn cần những dữ liệu thông
tin có chu kỳ ngắn và thực tế mà có thể cung cấp
những hiểu biết kiến thức cho các giáo viên về
công cuộc củng cố hội được học tất cả trẻ
em. Họ cần loại dữ liệu có thể cung cấp cái
nhìn về những gì một đứa trẻ hiện đang trải qua
trong cuộc sống của mình. Điều này sẽ hỗ trợ
cho tiếp cận cá nhân hóa, cung cấp cho giáo viên
19
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 34 - 2021
học sinh những công cụ khi họ cần sử dụng
đến chúng.
Nhiều trường học các quận khác nhau cũng
đang xem xét lại cách tiếp cận với cách cho điểm
truyền thống A-F của mình trong đại dịch COVID
19, bởi phương thức và trải nghiệm học tập của
học sinh tại thời điểm này rất đa dạng và có
nhiều thay đổi. Ở Palo Alto, California, và Madi-
son, Wisconsin đã có nhiều phương pháp dạy học
và đánh giá khác nhau giúp giảm đi khoảng cách
giữa các học sinh trong chủng tộc những sự
chênh lệch khác.
Liên tục cải tiến chính là bản chất của khoa học
giải quyết vấn đề. Xác định những mục tiêu lớn
và chia nhỏ mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ
hơn để thể thường xuyên đánh giá chỉnh
sửa lại chúng khi cần thiết chính cách khoa
học vận hành.
Trẻ em hiện nay học được nhiều kiến thức hơn là
những thứ được dạy trên lớp. Bằng việc quan sát
cách cộng đồng phản ứng lại với các vấn đề hội
như phân biệt chủng tộc hay ứng phó với khủng
hoảng, chúng sẽ đánh giá được ai là người được
coi trọng trong xã hội này.
Chúng tôi biết hướng đi cải tiến liên tục này hiệu
quả. Phương pháp không hiệu quả chính khi
chúng ta luôn bám chặt vào hệ thống giáo dục
cũ mà gây bất lợi cho trẻ em. Những lý do như sợ
hãi khi thử một phương pháp hoặc thoải mái với
những thành quả ở thực tại không giúp chúng ta
củng cố sự công bằng trong kết quả học tập của
trẻ em.
Nếu chúng ta muốn thực sự những đánh giá
đúng cho học sinh, chúng ta phải bắt tay vào thực
hiện cải tiến ngay.
Câu chuyện về sự cải tiến liên tục được thực hiện
bởi The Hechinger Report, tổ chức tin tức độc lập,
phi lợi nhuận tập trung vào vấn đề bất bình đẳng
và đổi mới trong giáo dục.
20 Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Dạy thế nào
Số 34 - 2021
1Mặc dù bản sắc nghề nghiệp cá nhân và học sinh
của chúng ta phải đối diện với nhiều khó khăn
trong khoảng thời gian vừa qua. Nhưng nhờ vậy,
chúng ta cũng đã học được rất nhiều điều.
Shahidha Bari | LISA lược dịch
Vào cuối năm 2020, tôi nhận ra có hai loại người
trên thế giới: những người biết tới tính năng
“Touch-Up My Appearance” (một tính năng làm
đẹp trên ứng dụng Zoom) những người còn lại.
Trong trường hợp bạn chưa biết về tính năng lấy
nét và làm mềm trên Zoom, thì đó tính năng
1 Nguồn: https://www.chronicle.com/article/what-
weve-lost-in-a-year-of-virtual-teaching?cid=gen_sign_in
giúp “nịnh mắt” bằng cách làm hài hoà các góc
cạnh và chỉnh sửa nước da của bạn thật mịn
màng không tì vết, khéo léo đến mức chính
bản thân bạn người thân thể không nhận
ra bạn đang sử dụng hiệu ứng đó. Công bằng mà
nói, có quá nhiều điều mới cần học hỏi trong thời
gian này, nhưng tôi vẫn cảm thấy mình biết đến
chúng quá muộn.
Tương tự như những người khác, tôi bận rộn với
việc phải thích nghi với đại dịch Covid-19, học
cách giảng dạy trực tuyến cũng như giãn cách
xã hội. Tôi tự hỏi liệu những thay đổi chúng
ta bắt buộc phải thực hiện trong năm qua có gây
Những gì ta đã mất sau một năm
giảng dạy trực tuyến
21
Nội san Dạy học | Day-hoc.orgSố 34 - 2021
Góc nhìn
ảnh hưởng lâu dài lên hoạt động tại trường học
hay không và hy vọng rằng những thay đổi đó chỉ
là tạm thời. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng
bản chất công việc giảng dạy đã phần nào thay
đổi khi chúng ta còn đang bận rộn cố gắng vượt
qua những thách thức của năm vừa rồi.
Chẳng hạn, hãy thử coi xét về vấn đề trang phục
đi làm. Tôi đã từng viết một bài về chủ đề này
vào năm 2017, chế giễu sự kỳ vọng của chúng ta
vào nghề giáo chỉ ra rằng cách chúng ta ăn
mặc cũng thể hiện được những lo âu về địa vị, sự
bất bình đẳng thu nhập, và những mặt trái khác
trong cuộc sống tại trường học. Nhưng chẳng ai
thể tưởng tượng được rằng, chỉ ngay học kỳ
trước, tôi đã dành hầu hết thời gian để giảng dạy
các chuyên đề khi đang phòng khách, với đôi
chân trần cùng một chiếc áo len kết hợp vội vàng
với quần thể thao? Tôi cũng không thể dự đoán
được rằng sẽ một ngày học sinh của mình
Paris, Hong Kong Sydney phải tham gia bài
giảng của tôi theo múi giờ London từ phòng
ngủ của các em. Thật ngạc nhiên khi nhận ra bản
thân tôi đã nhanh chóng quen với việc nhìn học
sinh trong áo choàng hoặc thơ thẩn trong những
bộ đồ chấm bi.
Tất nhiên, tôi không trách học sinh của mình.
Trong thời gian cách ly, việc mặc quần áo thoải
mái không chỉ là một cảm nhận cơ thể, mà còn
một cảm giác an toàn, được nâng đỡ về mặt
tinh thần. Nhưng sự biến mất của những quy tắc
ăn mặc này trong thời gian dạy trực tuyến có vẻ
đã chỉ ra một điều khác: một thỏa thuận ngầm
rằng trong hoàn cảnh chưa từng này, chúng
ta có thể cho phép bản thân buông thả một chút.
Học sinh sẽ thông cảm nếu các giảng viên mặc
cùng một chiếc áo cho buổi chuyên đề của hôm
qua và hôm nay. Trên Zoom và Teams, chúng tôi
xắn tay áo một cách không chỉn chu, liên tục đẩy
kính và cùng nhau thở phào khi biết rằng tất cả
đều đang cùng cố gắng duy trì cuộc sống. Và có
lẽ, chúng ta cần áp dụng sự buông thả này – như
một cách để nhân từ với chính bản thân mình - ở
nơi làm việc bận rộn, áp lực cao và không vui vẻ,
không chỉ trong năm vừa rồi mà còn trong nhiều
thập kỷ tới đây.
Chúng ta nên khuyến khích sự đời thường hoá
trong công việc. Hãy thử xem qua một cuộc họp
trực tuyến thế này: Chúng ta đăng nhập từ nhà,
với đường truyền internet vấn đề, với lũ trẻ
cũng đang học tại nhà, với mấy con mèo cứ đòi
được âu yếm người đưa thư liên tục cửa.
Đột nhiên chúng tôi buộc phải nhìn thấy những
mặt khác trong cuộc sống của những đồng ng-
hiệp trước đây chưa từng được biết đến.
một bài học tôi nhận thấy từ các cuộc họp
“chuyên nghiệp” đầy hài hước đó - mà không chỉ
đơn giản là về cách chúng tôi nên khai thác công
nghệ như thế nào để tăng năng suất công việc.
Đó là bức màn giữa công việc và cuộc sống đã bị
phá bỏ. Bạn sẽ không bao giờ có thể quên được
hình ảnh giáo X trong chiếc quần đùi kẻ sọc
khi ông ấy đứng dậy trả lời ngay giữa cuộc họp.
Rồi từ đó, bạn có thể cũng hiểu rõ hơn về thế giới
ông ấy đang sống, những khuyết điểm của
giáo sư, và những niềm vui, bổn phận cũng như
những khó khăn thông thường mà chúng ta đều
phải chịu đựng.
Tôi thừa nhận rằng, sự nghiêm túc của tôi đã
biến mất hoàn toàn ngay khi học sinh nhìn thấy
con mèo quá khổ của tôi giẫm lên bàn phím.
Giáo viên chúng tôi luôn luôn biết một điều thế
này: Chúng tôi vẫn luôn dùng tay áo lau miệng
cho con mình trong lúc lao ra khỏi cửa, vội
trả tiền điện trong giờ nghỉ trưa và trốn các cuộc
họp để có thời gian uống nửa hộp sữa trên đường
về nhà. Chúng tôi luôn mang công việc về nhà,
chấm điểm vào cuối tuần viết bài vào các kỳ
nghỉ. Nói cách khác, công việc cuộc sống cá
nhân chưa bao giờ tách rời. Vì thế, sự sụp đổ hình
tượng “chuyên nghiệp” này không phải một
điều gì mới mẻ, nhưng là một huých tới một
22 Nội san Dạy học | Day-hoc.org Số 34 - 2021
Góc nhìn
ảo tưởng tập thể về hình ảnh công việc học thuật
của người giáo viên mà chúng tôi trân trọng.
Ảo tưởng này đến từ đâu? lẽ chính giáo viên
chúng tôi đã tự tạo ra nó – như một ‘thần thoại’
bắt đầu từ đại học tăng dần lên, biến thành
khao khát được xuất hiện với vẻ trang nghiêm
phù hợp với sự cao quý của nghề giáo. Nhưng
giống như mọi căn bệnh khác, nó phải được chữa
khỏi. Trước đại dịch, khái niệm hình ảnh hoàn
hảo trong chúng tôi là bản thân ăn mặc lịch sự đi
trong khuôn viên trường, theo sau là những sinh
viên với đầy sự ngưỡng mộ, hoặc là bản thân tách
biệt trong văn phòng đầy sách, chìm sâu vào suy
nghĩ. Nhưng giờ, giấc của chúng tôi hẳn
khiêm tốn hơn.
Tuy nhiên, thi thoảng chúng tôi vẫn sống theo
những tưởng tượng đó. Trong tâm trí tôi, ăn diện
cũng là một phần của công việc này. Hành động
đơn giản như đi giày và sắp xếp sách vở vào cặp
giúp một ngày của tôi được chuẩn bị tốt hơn, giúp
tôi thuyết phục bản thân rằng mình đang trong
trạng thái “chuyên nghiệp”. Những hành động
này không hề hời hợt. Trong bối cảnh cuộc sống
“công và tư” đồng nhất này, chúng ta có thể cảm
nhận được tầm quan trọng của việc sống theo
tưởng tượng kia. Bạn có nhớ làm thế nào mà
cà vạt cổ áo có thể giúp bạn thẳng lưng, cho
bạn biết tư thế cần thiết của cơ thể để thực hiện
công việc hay không? Trang phục nhắc nhở rằng
chúng ta đang làm việc; nếu không chúng,
chúng ta có thể rơi vào trạng thái buông thả.
Nhưng đại dịch là một cơ hội để chuyển vấn đề từ
nỗ lực cá nhân để đạt được bản sắc nghề nghiệp
sang nỗ lực thể chế để nhà trường hỗ trợ chúng
ta trong việc đó. Thay tự chăm sóc bản thân,
giờ chúng ta sẽ nói về nghĩa vụ của trường học
trong việc chăm sóc chúng ta và toàn thể nhân
viên trong trường. Điều này ý nghĩa trong
việc đạt được sự cân bằng giữa cuộc sống và
công việc? Tại sao chúng ta phải giấu những khó
khăn lo lắng của mình trong lớp ngụy trang
của thành tích tưởng như không cần sự nỗ lực?
Ban lãnh đạo luôn cho rằng chúng ta đơn giản
chỉ là những bộ não làm việc không biết mệt
mỏi, trong khi đó chúng ta phải làm việc quá giờ
luôn cảm thấy đói bởi không đủ thời gian để
chuẩn bị một bữa trưa đúng nghĩa.
Có rất nhiều điều khác cũng đã thay đổi. Với tôi,
điều quan trọng mối quan hệ của chúng tôi
với học sinh dường như đã khác sau quãng thời
gian dạy trực tuyến. Thật khó để sửa đổi các tài
liệu khóa học cũng như việc tập luyện giảng dạy
thông qua màn hình máy tính, nhưng tôi nhận
ra rằng học sinh đã vô cùng kiên nhẫn và thông
cảm cho sự kém cỏi của tôi trong lĩnh vực này.
“Cô đang tắt tiếng đó ạ!” học sinh của tôi nói, sau
đó ra hiệu cho tôi để kiểm tra lại âm thanh. “Cô
đã bao giờ bật và tắt nó liên tục chưa ạ?”, các em
ấy đã kiên nhẫn giúp tôi khi Powerpoint bị lỗi.
Việc giảng dạy, bản thân nó đã trở thành một việc
mang tính hợp tác hơn, trong đó, học sinh lấy
giáo trình mà tôi cung cấp chuyển nó sang các
hình thức, màu sắc và hình dạng trên bảng trắng
ảo mà các em có thể tự do sử dụng với các hình
ảnh, bình luận, đường liên kết và đương nhiên là
bao gồm cả các biểu tượng cảm xúc nữa.
Khó khăn trong việc này chính làm cách nào để
tránh những “tai nạn không đáng có” vô tình thu
được từ webcam khi đang giảng dạy. Như trường
hợp con mèo quá khổ của tôi giẫm lên bàn phím
và liên tục làm đổ chiếc cốc Bart Simpson. Hoặc
đơn giản chỉ tôi không thể thoát khỏi Zoom
một cách bình thường khi máy bị đơ. Tin tôi đi,
tôi đã cố gắng ngăn chặn những trường hợp trên
nhưng đều không đem lại kết quả gì.
Khi tắt màn hình máy tính và ngồi trong căn
phòng khách yên tĩnh, tôi cảm thấy vô cùng day
dứt. Tôi nhớ tất cả các giờ giảng dạy trên lớp, nhớ
lúc một học sinh rụt rè hỏi bài hay một học sinh
khác háo hức chào tôi ở hành lang lớp học. Bây
giờ, những hành lang đã trở nên im lặng và lớp
23
Nội san Dạy học | Day-hoc.orgSố 34 - 2021
Góc nhìn
học thì thật trống trải, tôi không khỏi cảm thấy
đau lòng. Trường học có thể không phải một
nơi luôn đẹp đẽ, nhưng nó được xây dựng để tạo
điều kiện cho các cuộc gặp ngẫu nhiên diễn ra
trong một không gian và thời gian nhất định.
Giảng dạy quá trình hòa nhập giữa con người
với không gian xung quanh. Đó là cách chúng
ta nhìn cả lớp để biết liệu học sinh có nhiệt tình
học hay chỉ miễn cưỡng, điều chỉnh khi chúng
ta cảm thấy khó hiểu, giảng lại khi chúng ta có
sự nhầm lẫn. Đó cũng việc sắp xếp lại bàn
làm việc, chia sẻ các bài luận và xem xét thiết bị
phòng thí nghiệm. Cơ thể chúng ta cũng dạy: Khi
chúng ta đứng trước học sinh, giải thích những
khái niệm trừu tượng và đáp lại sự tò mò của các
em, chúng ta đang trình bày cho học sinh một ý
tưởng về cách trở thành một người trưởng thành.
Mỗi việc chúng ta làm trong không gian đó đều
ảnh hưởng đến việc dạy và học. Mọi thứ có thể đã
thay đổi trong COVID-19 nhưng chắc chắn một
số điều vẫn tồn tại mãi, vẫn đáng để chúng ta níu
giữ khi trạng thái bình thường mới được thiết lập.
Tôi mong rằng một số thay đổi mà đại dịch mang
đến sẽ đem lại những kết quả lâu dài cho ngành
giáo dục. Nhưng có những nguyên tắc cơ bản mà
chúng ta không thể đánh mất. Tôi nghĩ ai cũng
nhớ đến những cốc cà phê được đặt rải rác trong
lớp học, những chiếc áo khoác treo lủng lẳng
phía sau ghế hay cách học sinh vội tìm
chỗ ngồi làm lộn xộn hết bàn ghế đã được sắp
xếp sẵn, nhớ bác bảo vệ kiên nhẫn chờ ở cửa khi
chúng ta lục tìm thẻ trong lớp và nhớ những cuốn
sách cần trả cho thư viện. tôi chắc ai cũng nhớ
rằng, trường học mới thực sự là nơi gặp gỡ của
các tâm hồn.
24 Nội san Dạy học | Day-hoc.org Số 34 - 2021
Góc nhìn
Hình 1: Mô hình “Nón kinh nghiệm” (The cone
of experience) của Edgar Dale là bản gốc, trong
đó đưa ra những phân loại mang tính so sánh
tương đối.
Hình 2: hình “Tháp học tập” (The learning
pyramid) của Viện Khoa học hành vi ứng dụng
bản phái sinh, trong đó gắn thêm nhiều con số
tỷ lệ phần trăm, Điều này khiến hình bị chỉ
trích phản đối khi những con số được thêm
vào một cách vô căn cứ và thiếu các nghiên cứu
kiểm chứng.
Năm 1946, nhà giáo dục người Mỹ, Edgar Dale đã
lần đầu giới thiệu mô hình “Nón kinh nghiệm” [1]
(The cone of experience), trong đó phân chia quá
trình hình thành kinh nghiệm theo nhiều tầng,
căn cứ trên mức độ trừu tượng của quá trình
tiếp xúc, hình thành từng kinh nghiệm cụ thể. Ví
dụ, việc đọc đơn thuần những ký tự là tầng có độ
mức độ trừu tượng cao nhất khiến chúng ta
phải tưởng tượng nhiều nhất. Với cùng một nội
dung, độ trừu tượng sẽ giảm bớt và mức độ tưởng
tượng cũng ít hơn khi chúng ta tiếp xúc thông tin
qua các tranh vẽ, ảnh chụp, đoạn phim, đi thực
tế, thao tác lại... Đối với việc tiếp thu thông tin
thông thường, quá trình đọc văn bản, xem tra-
“THÁP HỌC TẬP”
“NÓN KINH
NGHIỆM”
Đức Hoàng
25
Nội san Dạy học | Day-hoc.orgSố 34 - 2021
Cải tổ giáo dục
nh ảnh cũng đã đủ để người học đạt được mục
đích. Tuy nhiên với những kỹ năng cần được hình
thành sâu trong ý thức, chúng ta nên lựa chọn
những hoạt động như xem phim, triển lãm, điền
dã. Tương tự, các kỹ năng mang tính vận động,
hình thành thái độ cần được hình thành thông
qua những hoạt động như nhập vai, phỏng,
sáng chế…
Nối tiếp nghiên cứu của Edgar Dale, Viện Khoa
học hành vi ứng dụng (National Training Labora-
tory) đã mô tả sự tương quan trong quá trình hấp
thu kiến thức giữa các phương thức học tập khác
nhau. Theo đó, việc học từ bài giảng và đọc sách
thường khó đọng lại kiến thức nhất, trong khi
những phương thức trực quan, đòi hỏi sự tham
gia của người học lại có hiệu quả cao hơn. Đặc
biệt, người học sẽ thực sự làm chủ kiến thức khi
tiến hành giảng dạy hay truyền đạt lại cho người
khác. Tuy nhiên, các con số tỷ lệ phần trăm trong
mô hình này chỉ mang tính chất mô tả khái quát,
chứ không có ý nghĩa tuyệt đối. Thế nhưng, trong
nhiều chương trình tập huấn giáo viên, mô hình
“tháp học tập” (learning pyramid) lại được sử
dụng thường xuyên, với sự tin tưởng mặc nhiên
vào các con số tròn trĩnh từng tầng. Vào năm
2012, Letrud [2] - một nhà nghiên cứu tại Na Uy
đã chỉ trích mạnh mẽ mô hình “tháp học tập” của
Viện Khoa học hành vi ứng dụng, và yêu cầu Viện
rút lại mô hình này bởi nó dựa trên những con số
vô lý.
Đáp lại yêu cầu của Letrud, Viện Khoa học hành
vi ứng dụng đã phản hồi lại như sau:
“Xin cảm ơn sự quan tâm của bạn dành cho Viện
Khoa học hành vi ứng dụng. Chúng tôi vui lòng
phản hồi câu hỏi của bạn về “Tháp học tập”. Nó
đã được phát triển và sử dụng tại cơ sở của Viện ở
học xá Maine, Bethel vào đầu những năm 60, khi
Viện Khoa học hành vi ứng dụng vẫn còn là một
phần của Ban Giáo dục cho người trưởng thành,
Hiệp hội Giáo dục Quốc gia. Mặc dù chúng tôi tin
rằng mô hình là chính xác, chúng tôi không còn
lưu trữ, và không tìm ra được nghiên cứu nguyên
bản để minh chứng cho các con số.
Hàng tháng, chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi
tương tự và nhiều người đã cố gắng tìm kiếm
nghiên cứu nguyên bản rồi kết quả là trắng tay.
Chúng tôi biết rằng vào năm 1954, một hình tháp
đơn giản hơn với những thông số khác biệt đã
xuất hiện trang thứ 43 trong cuốn sách Au-
dio-Visual Methods in Teaching”, xuất bản bởi
Edgar Dale tại New York [3]. Thế nhưng, mô hình
đó rồi đã được điều chỉnh ghi công cho Viện
Khoa học hành vi ứng dụng”
Tài liệu tham khảo:
[1] Dale, E. (1946). The cone of experience. Au-
dio-visual methods in teaching, 1, 37-51.
[2] Letrud, K. (2012). A Rebuttal Of Ntl InstituteʼS
Learning Pyramid. Education, 133(1).
[3] Dale, E. (1954). Adio-visual methods in teach-
ing.
26 Nội san Dạy học | Day-hoc.org Số 34 - 2021
Cải tổ giáo dục
Việt Anh
The Foundations for Young Adult Success một
khuôn khổ phác thảo ra các yếu tố chính của
sự phát triển mà không thể thiếu cho sự thành
công của những người trẻ tuổi. Khuôn khổ này
tập trung vào kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái
độ mà những người trẻ tuổi cần có để thành công
trong học tập hay trong sự nghiệp, có được mối
quan hệ lành mạnh, trở thành những công dân
gắn bó và biết đưa ra những lựa chọn sáng suốt.
Phát triển bởi: Hiệp hội Đại học Chicago về Ng-
hiên cứu Trường học (UChi Chicago Consortium).
[30+ FRAMEWORKS GIÁO
DỤC] - KỲ 17: NỀN TẢNG CHO
SỰ THÀNH CÔNG CỦA NHỮNG
NGƯỜI TRẺ TUỔI
27
Nội san Dạy học | Day-hoc.orgSố 34 - 2021
Cải tổ giáo dục
Đây là một tổ chức nghiên cứu tập trung vào sự
thành công của học sinh và việc cải thiện trường
học.
Mục đích:
Tổng hợp các nghiên cứu, thực hành,
thuyết hiện để cung cấp một cái nhìn
toàn diện về các yếu tố phát triển thúc đẩy
sự thành công của những người trẻ tuổi.
Đưa ra hướng dẫn để các nhà thực hành,
các nhà hoạch định chính sách, các bậc
cha mẹ các nhà nghiên cứu làm việc
cùng nhau với mục tiêu cung cấp các kỹ
năng và kiến thức cần thiết cho sự thành
công của những người trẻ tuổi; và các đề
xuất được nhắm mục tiêu hỗ trợ mục tiêu
của nhóm
Độ tuổi: 3-5, 6-10, 11-14, 15-18 và 19-22
Áp dụng:
Trong trường học, ở nhà, ngoài giờ học.
Quan điểm phát triển:
Mỗi cá nhân có sự cơ hội phát triển và nhu
cầu riêng
Trẻ em cần những mối quan hệ nhất
quán, mang tính hỗ trợ để phát triển
tốt.
Để thành công, trẻ em phải hoạt động tích
cực trong cuộc sống của chính mình,
được ý thức mạnh mẽ về bản thân, biết
cách làm việc hiệu quả và biết thích nghi.
Người lớn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến
các năng lực cốt lõi này của trẻ.
Các phẩm chất những người trẻ tuổi
cần có để đạt được thành công sẽ nảy sinh
dần trong quá trình trưởng thành của trẻ.
Chẳng hạn như năng lực tự điều chỉnh,
đã hình thành khi còn ở trường mầm non.
Còn các yếu tố khác, chẳng hạn như phát
triển tư duy [mindset] lành mạnh, vẫn
chưa phát triển hoàn toàn cho đến những
năm trung học cơ sở.
Tài nguyên sẵn có:
Các tài liệu tóm tắt, đồ họa thông tin (info-
graphic), video và webinar được cung cấp
trên website.
Nguồn tham khảo:
- Nagaoka, J., Farrington, C. A., Ehrlich, S.B. &
Heath, R.D.. (2015). Foundations for young adult
success: A developmental framework.
https://consortium.uchicago.edu/publications/
foundations-young-adult-success-developmen-
tal-framework
#EdLab
#moingay1frameworkGiaoduc #LearnToLearn
#CultivatingEducationPractices
28 Nội san Dạy học | Day-hoc.org Số 34 - 2021
Cải tổ giáo dục
Ban Biên tập Lộn xộn
Hoàng Anh Đức
Nguyễn Linh Chi
Dương Phú Việt Anh | Hogwarts
Nguyễn Thúy Quỳnh | EdLab Asia
Đoàn Thị Phương Thục | EdLab Asia
Duy Vũ | Cùng học
Trịnh Minh Châu | Cùng học
LISA | Cùng học
Vũ Minh Khuê | EdLab Asia
Logo | Hà Dũng Hiệp
Chế bản | Quách Anh
Liên hệ: bientap@day-hoc.org
Nội san Dạy học | Day-hoc.org
Số 34 | tháng 04 - 2021
Ban Biên tập Lộn xộn
Học để Dạy,
và Dạy để Học
ResearchGate has not been able to resolve any citations for this publication.
ResearchGate has not been able to resolve any references for this publication.