ArticlePDF Available

Chương trình giáo dục tài chính quốc gia trong bối cảnh số hoá ngành Tài chính: Kinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam

Authors:
  • Academy of Finance, Vietnam

Abstract

Financial education, a factor bridging the supply and demand side of financial inclusion, plays a key role in enhancing the level of national financial literacy, promoting financial inclusion, and ensuring the stability of financial market. In Asia, while most countries have developed and implemented a financial education program at national level, the Vietnamese Government has not had an official national program to raise financial knowledge and financial literacy yet. In this study, the authors assess financial literacy and financial education in Vietnam, identifying the challenges to Financial Inclusion in case of no financial education program. Based on the lessons of other countries in building a national education program, the authors make some recommendations for planning Vietnamese financial education program towards the objective of promoting Financial Inclusion.
71
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 221- Tháng 10. 2020
Chương trình giáo dục tài chính quốc gia trong bối cảnh
số hoá ngành Tài chính: Kinh nghiệm và đề xuất cho
Việt Nam1
Trần Thanh Thu Đào Hồng Nhung
Ngày nhận: 03/12/2019
Ngày nhận bản sửa: 08/07/2020
Ngày duyệt đăng: 25/08/2020
Giáo dục tài chính, nhân tố được đánh giá là chiếc cầu nối giữa bên cung và bên
cầu của tài chính toàn diện, đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao mức độ am
hiểu tài chính quốc gia, thúc đẩy tài chính toàn diện, đảm bảo sự ổn định của thị
trường tài chính. Tại khu vực châu Á, phần lớn các nước đã xây dựng và triển khai
chương trình giáo dục tài chính quốc gia, trong khi Việt Nam vẫn chưa có. Trong
bài viết này, nhóm tác giả đánh giá thực trạng am hiểu tài chính và giáo dục tài
chính của Việt Nam, nhận diện những thách thức đối với tài chính toàn diện của
A national nancial education program in the context of nancial digital- A review and
recommendations for Vietnam
Abstract: Financial education, a factor bridging the supply and demand side of nancial inclusion,
plays a key role in enhancing the level of national nancial literacy, promoting nancial inclusion,
and ensuring the stability of nancial market. In Asia, while most countries have developed and
implemented a nancial education program at national level, the Vietnamese Government has not
had an ocial national program to raise nancial knowledge and nancial literacy yet. In this study,
the authors assess nancial literacy and nancial education in Vietnam, identifying the challenges to
Financial Inclusion in case of no nancial education program. Based on the lessons of other countries
in building a national education program, the authors make some recommendations for planning
Vietnamese nancial education program towards the objective of promoting Financial Inclusion.
Keywords: Financial Literacy, Financial Education program, Financial Inclusion, Financial Digital,
Vietnam
Thu Thanh Tran
Email: tranthanhthu308@gmail.com
Nhung Hong Dao
Email: nhungpttc@gmail.com
Organization of all: Faculty of Corporate Finance, Academy of Finance
1 Bài báo là một phần nội dung của Đề tài Nhà nước tại Bộ Khoa học Công nghệ “Giải pháp thúc đẩy tài chính toàn
diện tại Việt Nam” mã số KX.01.30/16-20 do PGS. TS. Chúc Anh Tú làm Chủ nhiệm đề tài.
Khoa Tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính
Chương trình giáo dục tài chính quốc gia trong bối cảnh số hoá ngành Tài chính: Kinh nghiệm và
đề xuất cho Việt Nam
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020
72
Việt Nam nếu thiếu hụt giáo dục tài chính. Trên cơ sở xem xét những bài học kinh
nghiệm trong việc xây dựng chương trình giáo dục tài chính quốc gia tại Nhật Bản
và Thái Lan, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất về chương trình giáo dục tài chính
quốc gia hướng đến mục tiêu thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam trong bối
cảnh số hóa ngành tài chính.
Từ khoá: Am hiểu tài chính, chương trình giáo dục tài chính, tài chính toàn diện,
số hoá tài chính
1. Giới thiệu
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
2007- 2008, tài chính toàn diện (Financial
Inclusion) đã trở thành vấn đề trọng tâm
trong các chương trình hành động xuyên
quốc gia nhằm đảm bảo một thị trường tài
chính ổn định và bền vững. Tháng 10/2013,
Ngân hàng Thế giới (World Bank-WB) đã
đưa ra mục tiêu đến năm 2020 mỗi người
trưởng thành phải có một tài khoản giao
dịch. Liên Hợp Quốc cũng đưa tài chính
toàn diện vào một trong số các giải pháp
để đạt mục tiêu phát triển bền vững đến
năm 2030. Các quốc gia ASEAN đã thành
lập Uỷ ban Công tác về tài chính toàn diện
(WC-FINC) từ năm 2016 với mục tiêu hợp
tác thúc đẩy tài chính toàn diện trên toàn
khu vực cũng như tại các quốc gia thành
viên. Tài chính toàn diện đã trở thành mục
tiêu tài chính quốc gia của rất nhiều nền
kinh tế. Tính đến năm 2017, 34 quốc
gia đã triển khai chiến lược tài chính toàn
diện, 29 quốc gia đang xây dựng chiến lược
(WB, 2017). Không nằm ngoài xu thế đó,
Chính phủ Việt Nam đã có những mục tiêu
chương trình hành động cụ thể nhằm
nâng cao tài chính toàn diện. Tại Quyết
định số 149/QĐ-TTg ngày 20/01/2020
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến
lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm
2025, định hướng đến năm 2030, tài chính
toàn diện là “việc mọi người dân và doanh
nghiệp được tiếp cận sử dụng các sản
phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận
tiện, phù hợp với nhu cầu, với chi phí hợp
lý, được cung cấp một cách có trách nhiệm
và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm
người nghèo, người thu nhập thấp, người
yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh
nghiệp siêu nhỏ”.
Đồng thời, những nỗ lực về việc rút ngắn
khoảng cách vùng miền trong tiếp cận tài
chính của Chính phủ được thấy rõ qua các
chương trình tín dụng cho nông nghiệp
nông thôn (Nghị định 55/2015/NĐ-CP),
Đề án xây dựng phát triển hệ thống tài
chính vi tại Việt Nam (Quyết định số
2195/QĐ-TTg). Đặc biệt, trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp lần thứ tư, số hoá
ngành dịch vụ tài chính đã mở ra cánh cửa
mới cho tài chính toàn diện khi cơ hội tiếp
cận các dịch vụ tài chính của người dân
doanh nghiệp được gia tăng nhờ công nghệ
số. Chính phủ cũng đã phê duyệt triển
khai nhiều chương trình thúc đẩy hoạt động
này, từ việc thúc đẩy thanh toán phi tiền
mặt đến tăng cường ứng dụng công nghệ số
vào khu vực dịch vụ công.
Tuy nhiên, việc tiếp cận các dịch vụ tài
chính ngân hàng của Việt Nam còn khá
nhiều khoảng trống, đặc biệt là khoảng
trống về kiến thức tài chính. Kết quả điều
tra của S&P năm 2014 cho thấy tỷ lệ dân
số trưởng thành có am hiểu về tài chính
chiếm 25%. Việt Nam đứng thứ 16/17
nước về am hiểu tài chính theo điều tra của
Master Card năm 2015. Năm 2016, theo
TRẦN THANH THU - ĐÀO HỒNG NHUNG
Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 73
ADBI OECD, điểm am hiểu tài chính
của Việt Nam là 11,6, thấp hơn nhiều nước
trong khu vực châu Á như Hong Kong
(14,5), Hàn Quốc (14,3), Thái Lan (12,8),
Malaysia (12,3). Lý do chính của tình trạng
này là do Việt Nam chưa có chiến lược
giáo dục tài chính quốc gia. Trong khi phần
lớn các nước trong khu vực như Thái Lan,
Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore
đã xây dựng và triển khai chiến lược giáo
dục tài chính quốc gia, hoạt động này tại
Việt Nam còn khá sơ khai và mang tính
chất tự phát là chính (Yoshino và cộng sự,
2015; Morgan và Trịnh, 2017; GIZ, 2018).
Việc ứng dụng khoa học công nghệ, đặc
biệt là công nghệ số vào ngành dịch vụ tài
chính sẽ mang đến cho người dùng những
hội tiêu dùng trải nghiệm mới, sản
phẩm đa dạng và đáp ứng được đòi hỏi đa
diện của người tiêu dùng. Song nó cũng
đặt ra những thách thức không nhỏ đối với
người dùng trong việc lựa chọn sản phẩm
dịch vụ phù hợp, bảo vệ quyền lợi ích
của mình trong không gian số. Trong bối
cảnh đó, giáo dục tài chính được xem
nhân tố đóng vai trò kép, xoá bỏ những rào
cản từ phía cầu đối với mục tiêu nâng cao
tài chính toàn diện kết nối yếu tố cung
với yếu tố cầu.
Trong khuôn khổ của bài viết này, nhóm tác
giả chỉ ra sự cần thiết của việc tăng cường
am hiểu tài chính và xây dựng chương trình
giáo dục tài chính quốc gia tại Việt Nam.
Trên sở làm rõ kinh nghiệm xây dựng
và triển khai chương trình giáo dục tài
chính tại một số nước trong khu vực, nhóm
tác giả đưa ra một số đề xuất về xây dựng
chương trình quốc gia về giáo dục tài chính
tại Việt Nam trong thời gian tới.
2. Thực trạng am hiểu tài chính và giáo
dục tài chính tại Việt Nam
Am hiểu tài chính một khái niệm nhiều
tầng nấc, phản ánh không chỉ kiến thức mà
còn là kỹ năng, thái độ, và hành vi thực tế.
Một khái niệm rộng hơn am hiểu tài chính,
được sử dụng rộng rãi hơn là năng lực hành
vi tài chính (nancial capability). Khái
niệm này được WB (2013) định nghĩa
khả năng nội tại của các cá nhân và hộ gia
đình trong việc đưa ra các quyết định tối ưu
về tài chính trong các điều kiện môi trường
kinh tế- xã hội. Việc đánh giá có thể được
thực hiện thông qua những câu hỏi khách
quan (objective questions) hoặc những câu
hỏi tự đánh giá (self evaluated questions).
Trong bảng hỏi điều tra của OECD/INFE
(2016) trên 30 quốc gia, am hiểu tài chính
được chia thành ba khía cạnh, gồm (i) kiến
thức tài chính, (ii) hành vi tài chính, và (iii)
thái độ đối với lập kế hoạch tài chính dài
hạn. Kiến thức tài chính giúp các nhân
so sánh các sản phẩm tài chính đưa ra
quyết định tài chính phù hợp toàn diện
về mặt thông tin. Hành vi tài chính phản
ánh sự lựa chọn của người tiêu dùng giữa
thực hiện hay không thực hiện các quyết
định tài chính. Hành vi tài chính tác
động đến tình hình tài chính sự an toàn
tài chính của cá nhân. Thái độ tài chính cho
biết khẩu vị thời gian cũng như mức độ sẵn
lòng lập kế hoạch tiết kiệm dài hạn. Điều
này thể thấy thông qua sự đối ngược
giữa hai quan điểm tiêu dùng “sống và chi
tiêu cho hiện tại” “tiết kiệm cho sự an
toàn trong tương lai”.
Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy
mức độ am hiểu tài chính của người dân
mức rất thấp so với các quốc gia trong
khu vực và trên thế giới. Thứ hạng của Việt
Nam theo Master Card Financial Literacy
giai đoạn 2013-2015 lần lượt là 12/16,
11/16, 16/17. Theo Đinh Thị Thanh Vân
& Nguyễn Thị Huệ (2017), năm 2013, chỉ
51% người đi vay từng nghe và hiểu về
Chương trình giáo dục tài chính quốc gia trong bối cảnh số hoá ngành Tài chính: Kinh nghiệm và
đề xuất cho Việt Nam
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020
74
thời hạn vay. Kết quả điều tra tại 7 trường
phổ thông TP Hồ Chí Minh năm 2012
2013 cho thấy chỉ 17,2% học sinh
biết cách tiết kiệm và chỉ sử dụng một phần
tiền, 8,8% tiêu toàn bộ số tiền có được
(Đinh Thị Vân Anh & Nguyễn Thị Huệ,
2017). Điều tra của OECD năm 2014 cho
thấy 33% người trả lời không thiết lập
ngân quỹ từ thu nhập quản lý chi tiêu.
Nghiên cứu của WB (2014) cho thấy chỉ
có 4,5% số người trưởng thành (từ 18 tuổi
trở lên) trình độ tiểu học tài khoản
tại ngân hàng; tín dụng phi chính thức
nguồn cung chính cho các nhân thu
nhập thấp, sống khu vực nông thôn,
trình độ học vấn thấp. Chỉ 30% doanh
nghiệp nhỏ vừa (SME) sử dụng tín
dụng chính thức. Những sản phẩm tín dụng
tiêu dùng như Home Credit còn mới đối
với thị trường. Kết quả điều tra năm 2013
của HomeCredit trên 1.000 hộ gia đình có
thu nhập trung bình ở khu vực thành thị
cho thấy 51% có kiến thức tốt về tín dụng
tiêu dùng, 42% kiến thức hạn chế,
7% không biết gì về tín dụng tiêu dùng (Le
Van Luyen & Nguyen Hong Hiep, 2017).
Có thể thấy điểm am hiểu tài chính của Việt
Nam thấp nhất trong khu vực, chỉ đứng trên
Cam-pu-chia thấp hơn rất nhiều so với
Hong Kong hay Hàn Quốc. Kết quả điều tra
sinh viên tại các trường đại học TP. Hồ Chí
Minh năm 2016 (OECD, 2016) cho thấy,
đến 47% sinh viên tự đánh giá mình không
bất kỳ kiến thức gì về tài chính. Đồng
thời, đối với những cá nhân có kinh nghiệm
làm việc trung bình 5 năm, điểm am hiểu tài
chính (ở mức độ căn bản) chỉ đạt 2,411/5.
Điều này cho thấy người trưởng thành Việt
Nam chưa có nhận thức đúng về tầm quan
trọng của am hiểu tài chính. Ngoại trừ sinh
viên hoặc những người đi làm trong lĩnh
vực, ngành nghề liên quan, khái niệm
tài chính và kiến thức kinh tế tài chính còn
tương đối xa lạ với bộ phận dân cư còn lại.
Nghiên cứu của Morgan & Trinh (2017)
cho thấy 59,4% số người được hỏi tại
khu vực thành thị của Nội TP. Hồ
Chí Minh cho rằng mình mức am hiểu
tài chính trung bình. Chỉ 13% tự đánh
giá mình ở mức khá cao. Kết quả này cũng
tương đồng với điều tra của Nguyễn (2016)
khi điểm cho am hiểu tài chính (ở cấp độ
cao) chỉ đạt 2,711/5 (Bảng 2).
Bên cạnh đó, tính ứng dụng kiến thức tài
chính vào thực tiễn còn thấp. Mặc những
chương trình giáo dục tài chính đã được
triển khai, song theo kết quả điều tra của
RoboCash Group năm 2019, đến 90%
Bảng 1. Mức am hiểu tài chính tại một số quốc gia châu Á*
Quốc gia Kiến thức Hành vi Thái độ Tổng
HongKong 5,8 6,0 2,7 14,5
Hàn Quốc 5,4 5,7 3,2 14,3
Thái Lan 3,9 5,8 3,1 12,8
Malaysia 3,6 5,7 3,0 12,3
Cam-pu-chia 3,5 5,2 2,8 11,5
Việt Nam 3,6 5,0 3,0 11,6
*Ghi chú: Kết quả điều tra dựa trên bảng hỏi của OECD (2016). Mẫu nghiên cứu là người trưởng
thành, trong đó: HongKong 1.000; Hàn Quốc 2.424; Thái Lan 10.000; Malaysia 2.889;
Cam-pu-chia 1.035 (chủ yếu thủ đô PnomPenh); Việt Nam 1.000 (chủ yếu Hà Nội & TP. HCM)
Nguồn: OECD (2016), Morgan & Trinh (2017)
TRẦN THANH THU - ĐÀO HỒNG NHUNG
Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 75
người sử dụng thương mại điện tử phải
đối mặt với việc thiếu hụt dòng tiền; 24%
số người được hỏi đánh giá mức hiểu biết
trung bình; nhưng đến 93% người Việt
Nam không hứng thú với việc cải thiện
tình hình (Dougn, 2019). Điều này đòi hỏi
những chương trình đào tạo nâng cao am
hiểu tài chính trong tương lai phải tính
thực tiễn và tạo động lực cho người dân.
Một số chương trình giáo dục tài chính tiêu
biểu trước năm 2015 phải kể đến là (Phạm
Mạnh Hùng, 2017):
Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP):
Chương trình giáo dục tài chính bắt đầu
năm 2007 và được tài trợ bởi City Group.
Chương trình hướng đến đối tượng là hộ
nghèo ở khu vực Nội và lân cận. Năm
2016, VBSP đào tạo tài chính cho chương
trình nuôi cá theo vùng tại Nam Á và Đông
Nam Á.
HSBC Việt Nam: Năm 2012, HSBC
Việt Nam giới thiệu chương trình giáo dục
tài chính gồm thư viện online với 10 nội
dung (tài chính cá nhân và tài chính doanh
nghiệp) và chương trình thí điểm ở trường
tiểu học với tên gọi “Junior Achievement
More than Money”.
Home Credit: Chương trình bắt đầu từ
năm 2013 và hợp tác với những trung tâm
mua sắm lớn. Đây chương trình vấn
tài chính với tên gọi “Think it through, sign
it wisely” dành cho vay tiêu dùng. Đại diện
của Home Credit cho biết những khách
hàng nữ từ 25~50 tuổi đủ điều kiện vay.
Những người tham quan thể tham gia
những thử thách về tài chính và giành phần
thưởng cũng như có thêm những thông tin
tài chính từ sổ tay tài chính.
Creative Wealth Vietnam: Đây
chương trình được điều hành bởi Creative
Wealth- Mỹ, dành cho trẻ em nhằm giúp
trẻ em được trách nhiệm cao nhất với
số tiền có được từ cha mẹ và họ hàng cũng
như hiểu cách sử dụng tiền.
VISA: Chương trình thực hành quản
tài chính tài trợ bởi VISA, hợp tác với Citi
Foundation, Công ty quan hệ công chúng
Ogilvy, và Trung ương Hội sinh viên Việt
Nam. Những video này được công khai
vào năm 2012 và nhận được hàng triệu
lượt xem (tại https://www.youtube.com/
watch?v=R55kRHo5Ba0&t=39s)
Sacombank: Nhận diện tầm quan trọng
của những kỹ năng tài chính dành cho đối
tượng trẻ em, Sacombank giới thiệu chương
trình giáo dục tài chính cho trẻ em. Nội dung
của chương trình tập trung vào việc trả lời
câu hỏi của giáo viên và cha mẹ về cách thức
quản lý tiền bạc hiện đại cho trẻ em.
Bảng 2. Mức độ am hiểu tài chính của người trưởng thành
Chỉ tiêu Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn
Điểm am hiểu tài chính căn bản 2,411 50 1,33
Điểm am hiểu tài chính cao cấp 2,711 7 0 2,25
Điểm am hiểu tài chính tích luỹ 5,12 12 0 3,3
Kinh nghiệm làm việc 4,86 36 0 8,41
Mức độ độc lập tài chính 73,95 100 0 28,82
Nguồn: Số liệu từ khảo sát trên 435 sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh, thực hiện bởi Nguyễn Thị Hải Yến
(2016)
Chương trình giáo dục tài chính quốc gia trong bối cảnh số hoá ngành Tài chính: Kinh nghiệm và
đề xuất cho Việt Nam
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020
76
Save the Children Citi Foundation:
Quỹ Save the Children và Citi Foundation
triển khai chương trình thí điểm tại các
trường trung học TP. Hồ Chí Minh trong
4 năm từ 2009~2013 với sự tham gia của
3.000 học sinh 300 cha mẹ. Nội dung
của chương trình là giúp học sinh biết cách
chi tiêu, giá trị thời gian của tiền, rủi ro, và
cách lập kế hoạch tài chính cá nhân.
Sự bùng nổ của Internet và mạng xã hội gần
đây đã cho phép các chương trình giáo dục
tài chính tại Việt Nam đa dạng về phương
thức, phong phú về nội dung và có sức ảnh
hưởng đến cộng đồng cao hơn. Đồng thời,
sự tham gia của các tổ chức tài chính như
ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty
bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư vào
hoạt động giáo dục tài chính ngày càng sâu
rộng, gắn liền với chiến dịch truyền thông
quảng bá sản phẩm, ngày hội nghề nghiệp,
hoặc các gameshow thực tế. Các trường
quốc tế tại Việt Nam với duy giáo dục
khai phóng đã những chương trình giáo
dục tài chính cho cả giáo viên học sinh
nhằm thay đổi hành vi tiêu dùng của học sinh
cũng như cha mẹ học sinh. Tiêu biểu phải kể
đến gameshow “Những đứa trẻ thông thái”
(VTV1) và “Tiền khéo tiền khôn” (VTV3),
chương trình hợp tác giữa Vụ truyền thông
NHNN phối hợp với VTV nhằm giáo dục
tài chính cho trẻ. Chương trình hướng đến
mục tiêu thay đổi hành vi, giảm chi phí xã
hội, đảm bảo an toàn, bảo mật và giảm thiểu
rủi ro cho người sử dụng dịch vụ tài chính
Việt Nam; hướng dẫn các dịch vụ thanh
toán, cách sử dụng thẻ, dịch vụ tiêu dùng cá
nhân, cung cấp thông tin.
Tháng 4/2018, Vinschool đưa chương trình
Giáo dục duy tài chính khởi nghiệp
cho học sinh phổ thông qua ký kết hợp tác
với JA và BK Holdings (tại https://vinschool.
edu.vn/news_event/vinschool-dua-giao-
duc-tu-duy-tai-chinh-va-khoi-nghiep-vao-
chuong-trinh-chinh-khoa-2/). Chương trình
gồm ba nội dung là kiến thức tài chính, kiến
thức kinh doanh tinh thần khởi nghiệp,
hướng nghiệp. Tập đoàn Bảo Việt cũng triển
khai chương trình truyền thông về bảo hiểm
nhân thọ nhằm thay đổi nhận thức của người
dân về sản phẩm bảo hiểm.
Một xu hướng mới nổi sự kết nối các
trí thức Việt Nam để hình thành các cộng
đồng hoặc các tổ chức phi lợi nhuận nhằm
nâng cao kiến thức tài chính cho người dân.
Micronance Vietnam (VMFWG) thuộc
Hiệp hội SMEs Việt Nam cung cấp những
khoá đào tạo về quản lý tài chính cho nông
dân, các hộ kinh doanh cá thể, SMEs. Đồng
thời, tổ chức này cũng kết nối các tổ chức
thành viên để liên tục cập nhật những kiến
thức hội đầu mới nhất cho các
nhà đầu tư. Vietnam Financial Literacy
Network (VietFinlit) một nhóm nghiên
cứu tài chính nhân với sự tham gia của
các học giả, nghiên cứu viên hàng đầu về
lĩnh vực này tại Việt Nam. Tổ chức này
cũng cung cấp các khoá đào tạo và phổ cập
kiến thức tài chính cho nhân doanh
nghiệp, chú trọng đến đối tượng sinh viên
SMEs (tại http://tccn.ueb.edu.vn/Page-
4/Su-menh.html).
Như vậy, thể thấy, mặc Chính phủ
chưa có những chính sách cụ thể về chương
trình giáo dục tài chính quốc gia, các
nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã tự kết nối
để cung cấp các chương trình nhằm nâng
cao mức độ am hiểu tài chính cho người
dân cũng như doanh nghiệp tại Việt Nam.
3. Số hoá ngành tài chính tại Việt Nam
và sự cần thiết của chương trình giáo
dục tài chính quốc gia
Số hoá ngành tài chính xu hướng đã
TRẦN THANH THU - ĐÀO HỒNG NHUNG
Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 77
đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới trong
vòng 10 năm trở lại đây với việc ứng dụng
công nghệ số như Blockchain, AI, IoT, và
điện toán đám mây vào lĩnh vực tài chính.
Kết quả của sự kết hợp này, cụ thể Fintech,
được kỳ vọng rằng sẽ tạo ra những thúc đẩy
to lớn đến thị trường tài chính nói chung và
tài chính toàn diện nói riêng. Những công
ty Fintech đầu tiên của Việt Nam xuất hiện
trong lĩnh vực thanh toán năm 2005 với
hai doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực
thanh toán là VNPay và Payoo. Tuy nhiên,
làn sóng Fintech tại Việt Nam chỉ thực sự
bùng nổ sau năm 2015 cùng với đề án đưa
Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo trong bối cảnh cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Những dấu mốc
quan trọng của Fintech thế giới và Việt
Nam được thể hiện ở Bảng 3.
Một số đặc điểm nổi bật của Fintech tại
Việt Nam1 gồm có:
1 Nội dung nghiên cứu này là quan điểm của nhóm tác
(i) Fintech Việt Nam bùng nổ và phát
triển cùng với làn sóng khởi nghiệp trong
khuôn khổ đề án quốc gia khởi nghiệp
của Chính phủ. Quyết định 844/QĐ-TTg
của Thủ tướng chính phủ chính thức phê
duyệt đề án xây dựng hệ sinh thái khởi
nghiệp tại Việt Nam, cùng với nỗ lực đưa
Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo là những tiền đề quan
trọng để nuôi dưỡng và phát triển Fintech
tại Việt Nam. Theo kết quả điều tra của
Fintechnews Singapore, có khoảng 60%
đến 70% số doanh nghiệp Fintech tại Việt
Nam là startups. Các doanh nghiệp này cấu
thành hệ sinh thái Fintech với những lĩnh
vực hoạt động khác nhau. Năm 2017, hệ
sinh thái khởi nghiệp Fintech 48 doanh
nghiệp, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực
thanh toán di động chuyển tiền. Đến
năm 2019, con số này tăng gấp 2,5 lần,
giả trên cơ sở phỏng vấn các công ty Fintech tại Hà Nội
Tp.Hồ Chí Minh từ tháng 9- 12/2019, kết hợp với
nội dung buổi hội thảo trong khuôn khổ Diễn đàn công
nghệ tài chính Việt Nam- FVF 2019 ngày 08/11/2019.
Bảng 3. Những dấu mốc quan trọng của Fintech thế giới và Việt Nam
Thời gian
Thế giới
Việt Nam
2000 Năm bắt đầu kỷ nguyên của
Fintech
2005 Thanh toán P2P
Ví điện tử
Điện toán đám mây
Thanh toán không tiếp xúc
Nền tảng thanh toán di động đầu tiên được giới
thiệu ở thị trường Việt Nam
2010 Giới thiệu Bitcoin và P2P
Quỹ cộng đồng
Công nghệ DLT
Tăng cường AI vào tài chính
Ngân hàng công nghệ
2011 giới thiệu ứng dụng quản lý tài sản cá nhân
đầu tiên
2013 giới thiệu quỹ gọi vốn cộng đồng đầu tiên,
POS, quản lý dữ liệu, công nghệ Blockchain
2014 lần đầu tiên có P2P và so sánh dữ liệu
2015 ngân hàng số đầu tiên được thành lập
2016 huy động vốn cho các startups Fintech như
Amigo, Payoo, Momo, VNPT E-Pay
2018 Trái phiếu Blockchain
Phát hành thẻ Apple
Blocktrack nhận giấy phép
hoạt động của ngân hàng
Tốc độ gia tăng của các sản phẩm tài chính
+12,8% của thanh toán di động
+ 31,2% của tài chính cá nhân
+35,9% của giải pháp tài chính doanh nghiệp
Nguồn: Báo cáo của IMF-World Bank (2018) và MBS (2018)
Chương trình giáo dục tài chính quốc gia trong bối cảnh số hoá ngành Tài chính: Kinh nghiệm và
đề xuất cho Việt Nam
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020
78
lên đến 110 doanh nghiệp, mở rộng sang
những lĩnh vực hoạt động như quản tài
sản hay gọi vốn cộng đồng. Đây là kết quả
của những cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù
dành cho Fintech, đặc biệt vai trò tiên
phong của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN) trong tiến trình số hoá ngành dịch
vụ tài chính ngân hàng.
(ii) Lĩnh vực hoạt động của các công ty
Fintech có sự dịch chuyển về cơ cấu, tiệm
cận dần với cơ cấu Fintech châu Á và
thế giới. Năm 2017, trong số 48 công ty
Fintech khởi nghiệp có 26 công ty cung cấp
dịch vụ thanh toán di động và chuyển tiền,
chiếm 50% số lượng các công ty Fintech.
Sang đến năm 2019, số lượng các công ty
thanh toán mặc dù vẫn tiếp tục tăng về mặt
số lượng song đã giảm đi đáng kể về mặt
tỷ trọng, chỉ còn chiếm 1/3 tổng số công
ty Fintech. Các công ty cung cấp dịch vụ
P2P và Blockchain, Crypto gia tăng mạnh
mẽ. Sự dịch chuyển này là do tác động của
Fintech thế giới và Fintech châu Á, đặc biệt
Fintech tại Singapore, nơi được coi là
điểm đến của các công ty Fintech toàn cầu.
(iii) Đã hình thành hệ sinh thái Fintech với
ba trụ cột chính là (1) các nhà cung cấp
dịch vụ Fintech; (2) các đối tượng sử dụng
sản phẩm dịch vụ Fintech; (3) các nhà đầu
tư cho Fintech. Đối với nhóm các nhà cung
cấp dịch vụ Fintech, thể nhận thấy vốn
xu hướng chính tại Việt Nam. Thứ nhất,
bên cung cấp dịch vụ là các công ty Fintech
thuần tuý. Tỷ lệ các công ty Fintech Việt
Nam tại VietFintech 2019 khoảng 46%.
Ngoài các quỹ đầu tư mạo hiểm truyền
thống như Vina Capital, Mekong Capital,
IDG, những thương vụ lớn trong năm 2019
cho thấy sự tham gia của các quỹ đầu
ngoại vào thị trường Việt Nam, điển hình
là Trusting Social- công ty khởi nghiệp
chuyên về đánh giá điểm tín dụng của Việt
Nam- đã huy động được 25 triệu USD
từ các nhà đầu tư Sequoia Capital, 500
Startups, BeeNext ngày 26/7/2019. Thứ
hai, Fintech được hình thành từ những ngân
hàng thương mại (NHTM) lớn. Số hoá các
dịch vụ tài chính ngân hàng là một đòi hỏi
Bảng 4. Hệ sinh thái khởi nghiệp Fintech tại Việt Nam giai đoạn 2017- 2019
Lĩnh vực cung cấp
Năm 2017
Năm 2019
2019/
2017
Thanh toán/chuyển tiền
+9
Quản lý TCCN
Quản lý tài sản
+9
Cho vay ngang hàng
+20
Quản lý dữ liệu/Xếp hạng tín dụng
+2
Gọi vốn cộng đồng
+2
Huy động vốn cho SME
+3
Blockchain/Crypto
+14
POS
+7
Công nghệ bảo hiểm
0
Tổng 48 100 110 100
Nguồn: Báo cáo của IMF-World Bank (2018) và MBS (2018)
TRẦN THANH THU - ĐÀO HỒNG NHUNG
Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 79
bắt buộc để tồn tại của các ngân hàng. Xu
hướng hợp tác giữa các công ty Fintech và
các ngân hàng ngày càng mạnh mẽ. Điển
hình nhất là Live Bank của NHTM cổ phần
Tiên Phong thể hiện sự hợp tác của ngân
hàng với công ty Fintech trong lĩnh vực
bán lẻ. Các NHTM cổ phần nhà nước lớn
như NHTM cổ phần Ngoại thương Việt
Nam, NHTM cổ phần Công thương Việt
Nam, NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam đã xây dựng hệ sinh thái Fintech
với hình ngân hàng số nhằm thay đổi
phương thức cung cấp các sản phẩm, nâng
cao trải nghiệm tính kinh tế cho người
sử dụng. Thứ ba, Fintech của các công ty
công nghệ hoặc các tập đoàn viễn thông
lớn. Những doanh nghiệp này tận dụng lợi
thế về hạ tầng viễn thông và công nghệ, đầu
tư mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh
vực tài chính nhằm đa dạng hoá hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Xu hướng
này cho thấy sự bao phủ của công nghệ số
trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh
vực tài chính. Thứ , Fintech được ứng
dụng trong những tập đoàn đa ngành nghề
đã có sẵn hệ sinh thái. Tiêu biểu nhất chính
VinGroup với VinID điểm quy đổi
được sử dụng tại toàn bộ đơn vị thuộc hệ
sinh thái của VinGroup.
Như vậy, sự bùng nổ và thâm nhập của
công nghệ số vào lĩnh vực tài chính sẽ xoá
đi những rào cản từ phía cung của tài chính
toàn diện. Điều này ý nghĩa to lớn với
nhóm thu nhập thấp, thiếu lịch sử tín
dụng, nhóm không đảm bảo năng lực gia
nhập thị trường dịch vụ tài chính, nhóm
sống những khu vực sự ngăn trở về
địa lý, phụ nữ... Tuy nhiên, FinTech có thể
làm giảm sút tài chính toàn diện thông qua
việc nới rộng sự bất bình đẳng trong tiếp
cận các dịch vụ tài chính của các chủ thể
trên thị trường (Ryu, 2018). Việc sử dụng
các dịch vụ tài chính có nền tảng kỹ thuật
số đòi hỏi người sử dụng phải có một mức
độ nhận thức nhất định về công nghệ cũng
như các dịch vụ được đề xuất. Đồng thời,
việc căn cứ vào những yếu tố phi tài chính
như trình độ học vấn, nghề nghiệp, khu vực
sinh sống, mục đích sử dụng của các công
ty cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra ưu thế cho
một bộ phận thị trường và tạo ra những rào
cản phi tiền tệ cho một bộ phận khác. Mặt
khác, việc đánh giá đưa ra thang điểm
dựa toàn bộ vào hệ thống số hoá sẽ dẫn đến
tình trạng người cần vốn không tiếp cận
được vốn và ngược lại, người không cần
vốn lại nhận được quá nhiều cơ hội tiếp cận
dịch vụ tài chính (Trần và cộng sự, 2019).
Đồng thời, việc cung cấp các thông tin
nhân lưu trữ dữ liệu giao dịch của các
dịch vụ tài chính FinTech khiến người sử
dụng phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn
thông tin, nguy cơ bị lừa đảo, hoặc sử dụng
các dịch vụ tài chính phi chính thức giả
mạo. Do phần lớn người sử dụng có tâm lý
né tránh và phòng ngừa rủi ro, việc sử dụng
FinTech như một nhân tố thúc đẩy mức độ
tiếp cận tài chính đòi hỏi sự hợp tác ba bên,
bên cung cấp dịch vụ, bên sử dụng dịch
vụ, và các nhà điều hành thị trường (Lê
Nguyễn, 2017; Lê, 2017; Đào và cộng sự,
2020). Sự bùng nổ của thông tin khiến mọi
chủ thể đối mặt với tình trạng quá tải thông
tin (overinformed) do giới hạn về mặt nhận
thức. Trong tình huống này, tính sẵn có của
thông tin làm tình trạng bất cân xứng thông
tin càng trở nên trầm trọng. Theo đó, mức
độ tiếp cận tài chính của các chủ thể bị sụt
giảm, đi kèm với nó là sự gia tăng của chi
phí quản lý điều hành (Ryu, 2018).
Như vậy, bên cạnh những kỳ vọng về tác
động tích cực của số hoá ngành tài chính
những rào cản tạo ra cho tài chính
toàn diện. Trong bối cảnh đó, cần thiết phải
có một chương trình giáo dục tài chính quốc
Chương trình giáo dục tài chính quốc gia trong bối cảnh số hoá ngành Tài chính: Kinh nghiệm và
đề xuất cho Việt Nam
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020
80
gia, bởi giáo dục tài chính được xem là nhân
tố có vai trò kép, thúc đẩy tài chính toàn diện
cũng như giảm bớt tác động tiêu cực của
Fintech (OECD, 2016; Yoshino và cộng sự,
2017; Ozili, 2018). Cụ thể như sau:
Một là, giảm bớt chi phí tìm kiếm thông tin,
tăng nhận thức về sự hiện hữu sản phẩm
trên thị trường, cho phép hiểu cặn kẽ về ưu
và nhược điểm của từng sản phẩm dịch vụ,
sự khác biệt giữa các sản phẩm chính thức
và phi chính thức, cách thức vận hành của
từng sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, người tiêu
dùng thể đưa ra những quyết định tài
chính tối ưu phù hợp với điều kiện của
chính họ. Đối với nhóm đối tượng bị loại
bỏ không đáp ứng những yêu cầu của
nhà cung cấp, thiếu thông tin cá nhân, hoặc
vấp phải những rào cản về địa lý, ngôn
ngữ, thể, giáo dục tài chính cũng giúp
gia tăng kiến thức tài chính, giúp họ tìm
kiếm sự trợ giúp, cho họ hiểu được rằng
họ được bảo vệ về mặt tài chính. Đối với
nhóm đối tượng đã có mức độ am hiểu nhất
định về tài chính, một chương trình giáo
dục tài chính phù hợp giúp nâng cao mức
độ am hiểu tài chính, bảo vệ họ khỏi những
rủi ro tiềm ẩn, cho phép họ sử dụng những
sản phẩm dịch vụ tài chính bậc cao. Đồng
thời, đây cũng là nhóm đối tượng then chốt
trong việc lan toả kiến thức và kỹ năng tài
chính đến những nhóm còn lại, đẩy nhanh
quá trình toàn diện hoá thị trường tài chính.
Hai là, giáo dục tài chính đối với chủ
doanh nghiệp, đội ngũ lãnh đạo, cũng như
người lao động tiền đề quan trọng để
đảm bảo tình hình tài chính doanh nghiệp
lành mạnh, duy trì tốc độ tăng trưởng ổn
định và sự phát triển trong tương lai (Trần,
2017). Đây là những tiền đề để các doanh
nghiệp này tiếp cận được các dịch vụ tín
dụng chính thức, giảm thiểu việc phụ thuộc
vào nguồn tín dụng đen.
Ba là, giáo dục tài chính chính là chiếc cầu
nối quan trọng xoá đi sự khác biệt về kiến
thức (knowledge gap) giữa bên cung ứng
sản phẩm và người tiêu dùng, đẩy mạnh quá
trình tiếp cận thông tin về sản phẩm dịch vụ,
từ đó gia tăng khả năng tiếp cận và sử dụng
dịch vụ. Giáo dục tài chính gia tăng hiệu quả
của các chương trình quảng cáo, các hoạt
động marketing, mức độ phủ rộng của thông
tin về sản phẩm đến thị trường. Sản phẩm
dịch vụ trong lĩnh vực tài chính tương
đối phức tạp so với những sản phẩm tiêu
dùng khác bởi chứa đựng rủi ro cao, sử
dụng nguồn lực, mất thời gian và công sức
(Nguyễn và Hoàng, 2017). Do vậy, hiểu biết
là yếu tố then chốt tác động đến nhận thức
của người tiêu dùng về sản phẩm và dịch vụ.
Giáo dục tài chính cho phép người tiêu dùng
nhận diện được nhu cầu an toàn tài chính,
đánh giá so sánh các sản phẩm dịch vụ,
lựa chọn ra quyết định, tin tưởng vào
ngân hàng các tổ chức tài chính. Thêm
vào đó, hiểu biết đúng và đầy đủ giúp người
tiêu dùng ra quyết định nhanh và chính xác.
Như vậy, giáo dục tài chính là nhân tố thúc
đẩy cầu và khuyến khích cung trong tài
chính toàn diện.
4. Kinh nghiệm xây dựng chương trình
giáo dục tài chính quốc gia tại một số
nước châu Á
(i) Chương trình giáo dục tài chính của
Nhật Bản
Nghiên cứu của Yoshino và cộng sự (2017)
chỉ ra rằng Nhật Bản là quốc gia châu Á rất
chú trọng đến giáo dục tài chính cho người
dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Chương trình giáo
dục tài chính được lồng ghép vào chương
trình phổ thông bắt đầu từ lớp 1 của cấp tiểu
học cho đến lớp 12 của cấp trung học. Hội
đồng trung ương về thông tin dịch vụ tài
chính (CCSFI), tài trợ bởi Ngân hàng Nhật
TRẦN THANH THU - ĐÀO HỒNG NHUNG
Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 81
Bản (Bank of Japan), tạo ra một ma trận
mục tiêu đầy tham vọng cho việc thực hiện
giáo dục tài chính cấp tiểu học trung
học. Những nội dung chính gồm có:
Lập kế hoạch tài chính trọn đời và quản
chi tiêu hộ gia đình, bao gồm quản
tiền và ra quyết định, tiết kiệm và sử dụng
hiệu quả các sản phẩm tài chính, hiểu tầm
quan trọng của lập kế hoạch đạt được
những kỹ năng về việc đó, hoặc dự phòng
cho tai nạn, thảm hoạ, hoặc ốm đau.
chế của tài chính và nền kinh tế, bao
gồm hiểu chức năng của tiền và tài chính,
chu kỳ kinh doanh, nhu cầu chính sách kinh
tế, và những vấn đề tài chính.
Quyền và rủi ro đối với người tiêu dùng,
phòng ngừa những vấn đề tài chính bao
gồm đạt được những kỹ năng căn bản cho
việc ra quyết định độc lập phù hợp để
sống tốt hơn, ngăn chặn những vấn đề liên
quan đến giao dịch tài chính và nợ nhiều.
Giáo dục nghề nghiệp, bao gồm hiểu tầm
quan trọng của công việc sự lựa chọn
nghề nghiệp.
Tuy nhiên, chương trình giáo dục tài chính
của Nhật Bản nhiều điểm hạn chế như
thiếu giáo viên kinh nghiệm, thiếu thời
gian, thiếu động lực cho học sinh. Chỉ
13% giáo viên tham gia giảng dạy kiến
thức về kinh tế kinh doanh. Đồng thời,
học sinh phổ thông cho rằng chương trình
quá khó hiểu và không có tính thực tiễn cao.
(ii) Chương trình giáo dục tài chính của
Thái Lan
Điểm nổi bật trong chương trình giáo
dục tài chính của Thái Lan sự đổi mới
trong kênh đào tạo và đẩy mạnh sự hợp
tác công trong chiến lược giáo dục tài
chính quốc gia (Nguyễn và Hoàng, 2016).
Khuyến khích sự tham gia của khối tư nhân
vào chiến lược giáo dục tài chính quốc gia
không chỉ giúp san sẻ gánh nặng xã hội với
Chính phủ mà còn tăng tính thực tiễn cho
nội dung đào tạo.
Các tổ chức tham gia vào chiến lược giáo
dục tài chính quốc gia của Thái Lan rất đa
dạng, gồm:
Các tổ chức tài chính chuyên nghiệp:
Tại khu vực nông thôn Ngân hàng
Nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp
(BAAC); tại khu vực thành thị là Ngân
hàng Tiết kiệm Chính phủ (GSB). Đây
hai tổ chức chuyên nghiệp thuộc Chính phủ
lớn nhất tại Thái Lan. BAAC tích hợp giáo
dục tài chính với phân phối các sản phẩm
ngân hàng thông qua chương trình như
“Người nông dân thông thái”. GSB đã triển
khai các chương trình giáo dục tài chính
dựa trên tiết kiệm, hướng đến trẻ em, thành
lập các ngân hàng học sinh được điều hành
bởi chính học sinh.
Ngân hàng thương mại: Các ngân hàng
thực hiện trách nhiệm xã hội của mình
thông qua việc cử các nhân viên đến đào
tạo cho các trường học hoặc cung cấp dịch
vụ lập kế hoạch tài chính cá nhân miễn phí
cho khách hàng.
Các cơ quan quản lý nhà nước, gồm Sở
Giao dịch chứng khoán và Uỷ ban Chứng
khoán Thái Lan, thiết kế chương trình xây
dựng thói quen tiết kiệm dài hạn cho học
sinh tiểu học trung học nhằm giúp các
em trở thành nhà đầu tư chứng khoán tiềm
năng. Chương trình nhà đầu tiềm năng
đã thu hút 7 triệu học sinh tham gia. Đồng
thời, các quan này còn cho phát sóng các
tập phim về đầu hoặc phát triển những
Chương trình giáo dục tài chính quốc gia trong bối cảnh số hoá ngành Tài chính: Kinh nghiệm và
đề xuất cho Việt Nam
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020
82
ứng dụng công nghệ để giáo dục kiến thức
đầu tư, cung cấp những công cụ như máy
tính nhân để học sinh thể tính toán
được tỷ suất sinh lời đơn giản của các
khoản đầu tư.
Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng tài
chính và các tổ chức xã hội và tổ chức phi
chính phủ: Các tổ chức như Viện nghiên
cứu châu Á Kennan, Quỹ nghiên cứu Thái
Lan, Quỹ Khom Loy và quỹ Step Ahead
đều cung cấp các khoá học tài chính cho
những người có thu nhập thấp và khó khăn.
Nguồn tài trợ từ chính phủ Thái Lan và các
tổ chức khác. Ngoài hình thức đào tạo căn
bản tại lớp học, có những tổ chức cung cấp
khoá đào tạo ngay cạnh bãi rác như Quỹ
Khom Loy, quỹ Kennan tại các khu ổ chuột
để đảm bảo giáo dục tài chính đến được
những nhóm yếu thế nhất trong xã hội. Vai
trò của chính quyền địa phương được thúc
đẩy thông qua việc khuyến khích chính
quyền thành lập các nhóm nghiên cứu
cộng đồng. Việc đo lường được thực hiện
thông qua bài kiểm tra trước sau khoá
đào tạo và thông qua kết quả của dự án thực
tế. Những học viên ưu tú sẽ trở thành giáo
viên và tiếp tục đào tạo tài chính cho cộng
đồng của mình.
Như vậy, một chương trình giáo dục tài
chính quốc gia phải làm rõ được bốn vấn đề
(i) Đối tượng của giáo dục tài chính ai?
(ii) Những nội dung gì cần cung cấp? (iii)
Cách thức cung cấp giáo dục tài chính
gì? (iv) Đánh giá chương trình giáo dục tài
chính như thế nào? Chương trình giáo dục
tài chính quốc gia đòi hỏi sự xuyên suốt
trong cuộc đời của mỗi cá nhân, sự hợp tác
của nhà nước với tư nhân, sự chung tay góp
sức của nhiều tổ chức, cá nhân nhằm tạo ra
một cộng đồng am hiểu tài chính, thái
độ đúng đắn với các quyết định tài chính cá
nhân, hướng đến an toàn tài chính.
5. Một số đề xuất về chương trình giáo
dục tài chính quốc gia trong bối cảnh số
hoá ngành tài chính ở Việt Nam
Qua đánh giá thực trạng am hiểu tài chính
và giáo dục tài chính tại Việt Nam, trên cơ
sở tham khảo bài học kinh nghiệm của một
số quốc gia, nhóm tác giả đưa ra một số
đề xuất về chương trình giáo dục tài chính
quốc gia như sau:
Ban hành khung khổ pháp lý cho giáo dục
tài chính quốc gia. Giáo dục tài chính phải
được luật hoá thành các văn bản cụ thể, phải
trở thành chủ trương chính thống của Chính
phủ để các chương trình triển khai sau đó
đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống.
Quy định quan chủ quản các quan
phối hợp thực hiện. thể phân quan
chủ quản và cơ quan phối hợp theo từng đối
tượng của chương trình giáo dục. Đối với
đối tượng là học sinh phổ thông và sinh viên
đại học, Bộ Giáo dục Đào tạo nên
quan chủ quản. Bộ Tài chính, UBCKNN,
NHNN, Bảo Việt,... là quan phối hợp.
Đối với đối tượng là doanh nghiệp, nên giao
cho Bộ Tài chính bởi đây là cơ quan quản lý
các chứng chỉ nghề nghiệp có liên quan. Đối
với đối tượng thuộc vùng nông thôn, miền
núi, nên giao cho Chính quyền địa phương
kết hợp cùng các tổ chức như Đoàn thanh
niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Quỹ tín
dụng nhân dân...
Nội dung chương trình phải được xây
dựng phù hợp với từng đối tượng. Thông
thường, nên phân loại dựa vào các tiêu chí
về nhân khẩu học như tuổi, giới tính, nghề
nghiệp, địa bàn sinh sống, thu nhập, trình
độ học vấn, mục tiêu tài chính.
Chuẩn bị nguồn lực cho chương trình giáo
dục tài chính quốc gia. Vốn là điều kiện tiên
TRẦN THANH THU - ĐÀO HỒNG NHUNG
Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 83
quyết và nên được huy động từ sự hỗ trợ của
ngân sách nhà nước cũng như các tổ chức
xã hội (trong và ngoài nước), từ các quỹ gọi
vốn cộng đồng, đóng góp của mạng lưới các
trí thức, các doanh nghiệp. Nguồn lực con
người thể đến từ nguồn lực chính thức
(đội ngũ giảng viên, doanh nhân, nhân viên
các tổ chức tài chính) hoặc phi chính thức
(người dân) để tăng tính lan toả và xây dựng
một cộng đồng hiểu biết tài chính.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào hình
thức cung cấp phổ cập kiến thức, đặc biệt
các ứng dụng trên điện thoại, trò chơi điện
tử, gameshow, các khoá đào tạo online,
hoặc các clips ngắn. Hiện đại hoá cách thức
cung cấp kiến thức sẽ tạo sự hứng thú và dễ
dàng khi tiếp cận cho cộng đồng. Đồng thời
giúp cho việc chia sẻ kiến thức trở nên dễ
dàng và nhanh chóng hơn.
Xây dựng bộ khung đánh giá am hiểu tài
chính cho cá nhân. Xây dựng cơ sở dữ liệu
quốc gia về am hiểu tài chính cá nhân cũng
như doanh nghiệp ■
Tài liệu tham khảo
1. Chúc Anh Tú (2020), ‘Giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam’, Đề tài Nhà nước tại Bộ Khoa học
Công nghệ mã số KX.01.30/16-20.
2. Dougn Dean (2019), ’90 percent of online customers in Vietnam face urgent shortage of money’, Vietnaminsider.
vn, https://vietnaminsider.vn/90-percent-of-online-customers-in-vietnam-face-urgent-shortages- of-money/.
3. Đào Hồng Nhung, Trần Thanh Thu, & Nguyễn Minh Tuấn (2020), ‘Tác động của Fintech đối với tài chính
toàn diện: Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia và một số khuyến nghị cho Việt Nam, Tạp chí Kinh tế & Phát
triển, số 276 tháng 6/2020, 41-48.
4. Đinh Thị Thanh Vân & Nguyễn Thị Huệ (2017), ‘Hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên Việt Nam’, Kỷ yếu
hội thảo quốc tế Thức đẩy tiếp cận tài chính tại Việt Nam Vol 1, Viện chiến lược ngân hàng & Vụ hợp tác quốc tế Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
5. GIZ (2018), ‘Financial Literacy and nancial inclusion in Vietnam: A way back and forth’, Study Report.
6. International Monetary Fund; World Bank (2018), ‘The Bali Fintech Agenda: Chapeau Paper (English)’,
Washington, D.C. : World Bank Group.
7. Le Van Luyen & Nguyen Hong Hiep (2017), ‘Promoting Financial Inclusion Through Financial Education in
Vietnam’, International Conference Proceedings, Promoting Financial Inclusion in Vietnam, Vol 2, SBV.
8. Le Thanh Tam (2017), ‘Fintech for Promoting Financial Inclusion in Vietnam: Fact Findings and policy.
implication’. International Conference Proceedings, Promoting Financial Inclusion in Vietnam, Vol 2, SBV.
9. Morgan, P.J., & Trinh, Q.L. (2017), ‘Determinants and impacts of Financial Literacy in Cambodia and Vietnam’,
ADBI Working paper No. 754
10. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Diễn đàn công nghệ tài chính Việt Nam (FVF) 2019, Hà Nội tháng 11/2019.
11. Nguyễn Đăng Tuệ & Hoàng Anh Tú (2016, ‘Mạng lưới cung cấp chương trình giáo dục tài chính tại Thái Lan và
kinh nghiệm cho Việt Nam’,Tạp chí khoa học Đại học Đồng Tháp, Số 18, 2-2016, 6-14.
12. Nguyen Hoai Nam & Hoang Phuong Dung (2017), ‘Explaining Financial Inclusion on Demand-Side Perspective:
The central role of nancial knowledge’. International Conference Proceedings, Promoting Financial Inclusion in
Vietnam, Vol 2, SBV.
13. OECD/INFE (2014). Progress Report on Financial Education. Paris: OECD.
14. OECD/INFE (2016), International Survey of Adult Financial Literacy Competencies. Paris: OECD.
15. Ozili P.K (2018). Impact of digital nance on nancial inclusion and stability. Borsa Istanbul Review 18-4 (2018) 329-340.
16. Phạm Mạnh Hùng (2017), ‘Financial Literacy in Vietnam: Situation and recommendation’, International
Conference Proceedings, Promoting Financial Inclusion in Vietnam, Vol 2, SBV.
17. Ryu, Hyun-Sun (2018), ‘Understanding Benet and Risk Framework of Fintech Adoption: Comparison of Early
Adopters and Late Adopters’, Proceedings of the 51st Hawaii International Conference on System Sciences, 3864–3873.
18. Standard and Poor Global Finlit Survey (2015).
19. Trần Thanh Thu, Đào Hồng Nhung & Nguyễn Thị Bảo Hiền (2019), ‘Fintech và tài chính toàn diện: Thúc đẩy hay
kiến tạo’, Hội thảo khoa học quốc gia về Thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam: Những vấn đề lý luận,
kinh nghiệm thực tiễn của các nước, Học viện Tài chính, Hà Nội.
20. Trần Thị Vân Anh (2017), ‘Đào tạo tài chính nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và
Chương trình giáo dục tài chính quốc gia trong bối cảnh số hoá ngành Tài chính: Kinh nghiệm và
đề xuất cho Việt Nam
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020
84
doanh nghiệp khởi nghiệp’, Kỷ yếu hội thảo quốc tế, Thúc đẩy tiếp cận tài chính tại Việt Nam, Tập 1, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
21. Vietnam Fintech Report 2018, Military Bank Security (MBS).
22. World Bank (2013), Global survey on consumer protection and nancial literacy.
23. World Bank’s Global Findex Data 2014; World Bank’s Global Findex Data 2017.
24. Yen Thi Hai Nguyen (2017), ‘Evaluate Financial Literacy of Vietnamese Students in Higher Education and Its
Determinants- The need of Financial Education’, Conference Papers – VEAM 2017.
25. Yoshino, Nayuki, Morgan, Peter, & Wignaraja, Ganeshan (2015), ‘Financial Education in Asia: Assessment and
Recommendations’, ADBI Working Paper Series No. 534.
26. Yoshino, Nayuki, Morgan, Peter, & Trinh, Q.L. (2017), ‘Financial Literacy in Japan: Determimants and Impacts’,
ADBI Working Paper 796.
27. http://tccn.ueb.edu.vn/Page-4/Su-menh.html;
28. https://www.youtube.com/watch?v=R55kRHo5Ba0&t=39s;
29. https://vinschool.edu.vn/news_event/vinschool-dua-giao-duc-tu-duy-tai-chinh-va-khoi-nghiep-vao-chuong-trinh-
chinh-khoa-2/;
30. https://www.ntechnews.org
(FEM) và hồi quy tác động ngẫu nhiên
(REM) các kiểm định để lựa chọn ra
phương pháp phù hợp nhất, kết quả nghiên
cứu cho thấy ảnh hưởng đáng kể của chất
lượng kiểm toán lên giá cổ phiếu của các
công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam từ
năm 2014 đến năm 2018. Nghiên cứu đã
chỉ ra quy mô, danh tiếng của công ty kiểm
toán và việc thay đổi kiểm toán viên trong
các cuộc kiểm toán ảnh hưởng lớn tới
biến động giá của cổ phiếu trên TTCK tại
Việt Nam được đo lường bởi chỉ số giá thị
trường trên mỗi cổ phiếu (MPS). Ngoài ra,
việc luân chuyển các công ty kiểm toán
cũng tác động đến giá thị trường mỗi
cổ phiếu. vậy, việc thay đổi kiểm toán
viên thường xuyên sẽ góp phần làm giảm
sự thân thiết của kiểm toán viên đối với
khách hàng kiểm toán, từ đó tăng thái độ
hoài nghi nghề nghiệp tính khách quan
độc lập trong số liệu của báo cáo kiểm
toán, dẫn đến thông tin tài chính chất
lượng hơn cho các nhà đầu tư. Mặt khác,
các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa
chọn các công ty kiểm toán có quy
uy tín lớn trên thị trường để thực hiện dịch
vụ kiểm toán. Các công ty kiểm toán cần
những chính sách nâng cao chất lượng
dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp mình
bằng cách nâng cao trình độ chuyên môn
của các kiểm toán viên. Các cơ quan quản
chức năng cũng cần đưa ra những biện
pháp giám sát chặt chẽ để nâng cao chất
lượng dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam
áp dụng các chế tài xử phạt có tính răn đe
để đảm bảo tính minh bạch, công bằng trên
thị trường chứng khoán.
Hạn chế của nghiên cứu chưa bao quát
các nhân tố, trong đó có mức độ chuyên sâu
về từng lĩnh vực ngành nghề của kiểm toán
viên như một thước đo quan trọng cho chất
lượng kiểm toán tới giá cổ phiếu trong các
doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Hạn
chế này sẽ là gợi ý cho các hướng nghiên
cứu tiếp theo trong tương lai ■
tiếp theo trang 70
... Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tài chính của SV trên địa bàn Thành phố Hà Nội của tác giả Trần Thanh Thu [14] tập trung nghiên cứu về chương trình giáo dục tài chính quốc gia trong bối cảnh số hóa ngành Tài chính, nhóm tác giả này đã chỉ ra rằng Việt Nam có chỉ số quan tâm và am hiểu kiến thức tài chính thấp hơn so với đại đa số các nước châu Á. ...
Article
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiểu biết và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân (TCCN) của sinh viên (SV) Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) thời kỳ chuyển đổi số. Khảo sát đã thu thập dữ liệu từ 207 SV của HIU tại tất cả các khóa học và khối ngành đào tạo. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết và kỹ năng quản lý TCCN của SV HIU, thứ tự như sau: nhân tố có mức ảnh hưởng cao nhất “Lớp học tài chính”, kế đến “Giáo dục gia đình và đi làm thêm”, “Câu lạc bộ về vấn đề quản lý TCCN”, “Kiến thức TCCN” và cuối cùng là “Chuyên ngành đào tạo”. Đồng thời các yếu tố về nhân khẩu học cũng cho thấy có sự khác biệt về hiểu biết và kỹ năng quản lý TCCN theo giới tính, khu vực lớn lên, nơi cư trú khi học đại học của SV HIU. Từ đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiểu biết và kỹ năng quản lý TCCN của sinh viên.
Article
Full-text available
Our paper extends the literature on the determinants and impacts of financial literacy by conducting the OECD/INFE survey in two relatively low-income Asian economies—Cambodia and Viet Nam—and analyzing the determinants of financial literacy and the effects of financial literacy on savings and financial inclusion. Generally, our study corroborates the findings of studies of other countries, but uncovers some differences as well. The main determinants of financial literacy are found to be educational level, income, age, and occupational status. Both financial literacy and general education levels are found to be positively and significantly related to savings behavior and financial inclusion, and these results generally hold even when correcting for possible endogeneity of financial literacy.
Article
Full-text available
This article provides a discussion on some issues associated with digital finance – an area which has not been critically addressed in the literature. Digital finance and financial inclusion has several benefits to financial services users, digital finance providers, governments and the economy; notwithstanding, a number of issues still persist which if addressed can make digital finance work better for individuals, businesses and governments. The digital finance issues discussed in this article are relevant for the on-going debate and country-level projects directed at greater financial inclusion via digital finance in developing and emerging economies.
Article
Full-text available
This paper assesses the case for promoting financial education in Asia. It argues that the benefits of investing in financial education can be substantial. Data are limited, but indicate low financial literacy scores for selected Asian countries. As economies develop, access to financial products and services will increase, but households and small and medium-sized enterprises need to be able to use the products and services wisely and effectively. More effective management of savings and investment can contribute to overall economic growth. Moreover, as societies age and fiscal resources become stretched, households will become increasingly responsible for their own retirement planning. Asia’s evolving experience suggests that more national surveys of financial literacy are needed and that coherent, tailored national strategies for financial education are essential for success.
Giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam', Đề tài Nhà nước tại Bộ Khoa học Công nghệ mã số KX.01
  • Anh Chúc
Chúc Anh Tú (2020), 'Giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam', Đề tài Nhà nước tại Bộ Khoa học Công nghệ mã số KX.01.30/16-20.
90 percent of online customers in Vietnam face urgent shortage of money
  • Dougn Dean
Dougn Dean (2019), '90 percent of online customers in Vietnam face urgent shortage of money', Vietnaminsider. vn, https://vietnaminsider.vn/90-percent-of-online-customers-in-vietnam-face-urgent-shortages-of-money/.
Financial Literacy and financial inclusion in Vietnam: A way back and forth
GIZ (2018), 'Financial Literacy and financial inclusion in Vietnam: A way back and forth', Study Report.
Fintech for Promoting Financial Inclusion in Vietnam: Fact Findings and policy
  • Le Thanh Tam
Le Thanh Tam (2017), 'Fintech for Promoting Financial Inclusion in Vietnam: Fact Findings and policy. implication'. International Conference Proceedings, Promoting Financial Inclusion in Vietnam, Vol 2, SBV.
Mạng lưới cung cấp chương trình giáo dục tài chính tại Thái Lan và kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Đăng Tuệ & Hoàng Anh Tú (2016, 'Mạng lưới cung cấp chương trình giáo dục tài chính tại Thái Lan và kinh nghiệm cho Việt Nam',Tạp chí khoa học Đại học Đồng Tháp, Số 18, 2-2016, 6-14.
Financial Literacy in Vietnam: Situation and recommendation
  • Hùng Phạm Mạnh
Phạm Mạnh Hùng (2017), 'Financial Literacy in Vietnam: Situation and recommendation', International Conference Proceedings, Promoting Financial Inclusion in Vietnam, Vol 2, SBV.
Understanding Benefit and Risk Framework of Fintech Adoption: Comparison of Early Adopters and Late Adopters
  • Hyun-Sun Ryu
Ryu, Hyun-Sun (2018), 'Understanding Benefit and Risk Framework of Fintech Adoption: Comparison of Early Adopters and Late Adopters', Proceedings of the 51st Hawaii International Conference on System Sciences, 3864-3873. 18. Standard and Poor Global Finlit Survey (2015).