Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi học sinh trung học phổ thông có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kì phát triển với nhiều biến động, nếu không được nhà trường, thầy cô và phụ huynh đồng hành, hỗ trợ trên các phương diện (như học tập, định hướng nghề nghiệp, quan hệ bạn bè, tương tác với thầy cô, cha mẹ…) thì học sinh ở lứa tuổi này thường phải đối diện
... [Show full abstract] với khó khăn tâm lý học đường. Nghiên cứu này sử dụng thang đo ứng phó dành cho trẻ vị thành niên để tìm hiểu thực trạng ứng phó của học sinh trung học phổ thông khi gặp khó khăn tâm lí học đường. Kết quả nghiên cứu khẳng định độ tin cậy và độ giá trị của thang đo, đồng thời chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm ứng phó và các biến nhân khẩu của học sinh.